A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
1. Đọc thành tiếng :
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu, giữa các cụm từ. Nhấn giọng ở vị trí các từ gợi tả, gợi cảm.
Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện niềm xúc động của tác giả trước vẻ đẹp vừa hoang sơ, thơ mộng, vừa ấm cúng thân thương của bức tranh vùng cao.
2 . Đọc - Hiểu :
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài : nguyên sơ, vạt nương, triền, sương giá, áo chàm, nhạc ngựa, thung .
Hiểu nội dung bài : Ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên miền núi cao – nơi có thiên nhiên thơ mộng, khoáng đạt trong lành cùng những con người chịu thương chịu khó, hăng say lao động làm đẹp cho quê hương.
Thứ tư, ngày 21 tháng 10 năm 2009 TẬP ĐỌC TRƯỚC CỔNG TRỜI & A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 1. Đọc thành tiếng : Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu, giữa các cụm từ. Nhấn giọng ở vị trí các từ gợi tả, gợi cảm. Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện niềm xúc động của tác giả trước vẻ đẹp vừa hoang sơ, thơ mộng, vừa ấm cúng thân thương của bức tranh vùng cao. 2 . Đọc - Hiểu : Hiểu các từ ngữ khó trong bài : nguyên sơ, vạt nương, triền, sương giá, áo chàm, nhạc ngựa, thung. Hiểu nội dung bài : Ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên miền núi cao – nơi có thiên nhiên thơ mộng, khoáng đạt trong lành cùng những con người chịu thương chịu khó, hăng say lao động làm đẹp cho quê hương. 3. Thuộc lòng 1 số câu thơ hoăc đoạn thơ. B . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Ảnh về thiên nhiên vùng cao để giới thiệu bài. Ảnh về khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống của người vùng cao. Vidio clip minh hoạ nội dung bài thơ sau phần củng cố bài. C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : (40phút) Hoạt động dạy Hoạt động học I . Kiểm tra bài cũ : ( 5’) . - Đọc từng đoạn bài “Kì diệu rừng xanh” và trả lời các câu hỏi: + Em thích nhất cảnh vật nào trong rừng khộp ? vì sao ? + Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi”? + Bài văn cho em cảm nhận được diều gì? - Yêu cầu học sinh nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi. - Gv nhận xét ghi điểm cho từng học sinh. II . Dạy bài mới : ( 32’). 1.Giới thiệu: - Cho học sinh quan sát ảnh minh họa : + Ảnh chụp cảnh gì ? + Trong ảnh có những gì? + Em thấy cảnh ở đây như thế nào ? - Nước Việt Nam ở đâu cũng có cảnh đẹp, mỗi miền quê đều có mỗi cảnh sắc, vẻ đẹp riêng. Hôm trước, chúng ta đã cùng thưởng thức vẻ đẹp “kì diệu” của rừng xanh trong bài “kì diệu rừng xanh” của nhà văn Nguyễn Phan Hách. Hôm nay, chúng ta lại theo chân nhà thơ Nguyễn Đình Ánh lên thăm phong cảnh thiên nhiên và cuộc sống của nhân dân vùng cao, qua bài thơ “Trước cổng trời”. - 3 học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài và trả lời các câu hỏi. - Nhận xét. - Học sinh quan sát ảnh và trả lời theo ý mình. 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài . a. Luyện đọc : * Đọc toàn bài . - 1 gọi 1 học sinh khá đọc toàn bài. * Học sinh đọc đoạn nối tiếp. Đoạn 1 : Từ đầu đến “ trên mặt đất .” Đoạn 2 : Tiếp theo đến“như hơi khói” Đoạn 3 : : phần còn lại. - Cho học sinh đọc đoạn nối tiếp.(đọc 2 lần) + Sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ. + Giải nghĩa từ. * Cho học sinh đọc trong nhóm. * Học sinh đọc thể hiện . - Giáo viên nhận xét. * GV đọc diễn cảm toàn bài một lượt - 1 học sinh khá giỏi đọc toàn bộ bài thơ, cả lớp đọc thầm theo. - Học sinh dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK. - mỗi em đọc một đoạn - nguyên sơ, triền,vạt nương, sương giá, - Từng cặp học sinh luyện đọc (mỗi em đọc một đoạn, nối tiếp đọc hết cả bài). - 3 học sinh đọc nối tiếp cả bài - Hs theo dõi Gv đọc mẫu. - Giọng nhẹ nhàng thể hiện niềm xúc động của tác giả trước vẻ đẹp vừa hoang sơ, thơ mộng vừa ấm cúng thân thương của bức trang vùng cao. - Nhấn giọng ở những từ ngữ : ngút ngát, ngân nga , ngút ngàn, nguyên sơ, thực , mơ, vạt nương, nhạc ngựa rung, hoang dã, khắp ngả, gặt lúa, trồng rau, thấp thoáng, nhuộm xanh, ấm b . Tìm hiểu bài : - Yêu cầu học sinh giải thích nghĩa các từ ngữ : áo chàm, nhạc ngựa, thung. - Gv minh hoạ nghĩa từ bằng ảnh, vio clip cách nhuộm vải chàm. - Tổ chức cho hs trao đổi, tìm hiểu bài. *Nội dung thảo luận : + Vì sao địa điểm trong thơ được gọi là cổng trời ? (cho hs xem ảnh cổng trời) + Hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ ? + Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào ? Tại sao ? + Điều gì được khiến cho cánh rừng sương giá như ấm lên ? - Học sinh nối tiếp nhau giải thích theo ý hiểu : - 4 học sinh tạo thành 1 nhóm cùng nhau đọc thầm, trao đổi và trả lời các câu hỏi. - Học sinh nối tiếp nhau phát biểu theo ý mình: - Học sinh khác nhận xét, bổ sung - Giáo viên giảng thêm : Khung cảnh thiên nhiên ở vùng cao thật đẹp và thanh bình. Giữa cái giá lạnh của không khí, cánh rừng như ấm lên khi có hình ảnh con người . Mọi người ở đây đều tất bật, rộn ràng bởi công việc của mình, người Tày từ khắp ngả đi gặt lúa, trồng rau, những Giáy, người Dao đi tìm măng, hái nấm, tiếng nhạc ngựa vang lên suốt triền rừng, những vạt áo chàm nhuộm xanh của nắng chiều. - Hãy nêu nội dung chính của bài thơ. c . Đọc diễn cảm: - Gọi 1 học sinh đọc toàn bài. - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 2 : Giáo viên đọc mẫu. - Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp . - Học sinh nối tiếp nhau nêu. - Cả lớp thống nhất nội dung bài - 2 học sinh nhắc lại, cả lớp ghi nội dung chính vào vở. - cả lớp theo dõi, sau đó cùng trao đổi để tìm cách đọc đúng, đọc hay. - Theo dõi và tìm chỗ ngắt giọng, nhấn giọng. - Học sinh luyện đọc theo cặp. Nhìn ra xa ngút ngát Giữa ngút ngàn trái cây Bao sắc màu cỏ hoa Dọc vùng rừng nguyên sơ Con thác réo ngân nga Không biết thực hay mơ Đàn dê soi đáy suối Ráng chiều như hơi khói - Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm. (Tổ chức cho học sinh tự đánh giá). d. Đọc thuộc lòng. Tổ chức cho học sinh đọc thuộc lòng đoạn thơ hoặc những câu thơ mà em thích. - Giáo viên nhận xét, cho điểm. - 3 học sinh thi đọc diễn cảm (3 giám khảo chấm điểmvà 1 thư kí) - 3 học sinh đọc thuộc lòng đoạn thơ hoặc những câu thơ mình thích. III. Củng cố - dặn dò : 3’ Hãy nêu cảm nhận của em sau khi học bài thơ này ? Cho học sinh xem vio clip minh hoạ nội dung bài thơ “Trước cổng trời” Nhận xét tiết học. Về học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài Cái gì quý nhất ?
Tài liệu đính kèm: