Giáo án Tập đọc lớp 5 (cả năm)

Giáo án Tập đọc lớp 5 (cả năm)

Tuần 1

Tiết 1

Thư gửi các học sinh

I. Mục đích, yêu cầu

 1. Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ: Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

 * Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.

 2. Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.

 3. Học thuộc lòng đoạn Sau 80 năm. công học tập của các em.

 4. Kính trọng v vng lời Bc dạy

II. Đồ dùng dạy học

 - Tranh trang 4 SGK.

 - Bảng phụ ghi đoạn thư HS cần học thuộc.

 

doc 213 trang Người đăng hang30 Lượt xem 494Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc lớp 5 (cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 22 tháng 08 năm 2011
VIỆT NAM – TỔ QUỐC EM 3
-------
Tuần 1
Tiết 1
Thư gửi các học sinh
I. Mục đích, yêu cầu
	1. Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ: Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. 
	* Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.
	2. Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
	3. Học thuộc lòng đoạn Sau 80 năm... công học tập của các em.
	4. Kính trọng và vâng lời Bác dạy
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh trang 4 SGK.
	- Bảng phụ ghi đoạn thư HS cần học thuộc.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
 GV giới thiệu sơ lược về nội dung môn học và yêu cầu chuẩn bị cho giờ học.
3. Bài mới
- Giới thiệu 
 + Yêu cầu quan sát tranh trang 3 SGK và cho biết trong tranh vẽ gì? Những hình ảnh các em vừa nêu đã minh hoạ cho chủ điểm Việt Nam - Tổ quốc em. 
 + Nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Bác hồ gửi HS cả nước một bức thư. Các em sẽ hiểu nội dung bức thư qua bài Thư gửi các học sinh.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) Luyện đọc
- Yêu cầu hai HS khá giỏi đọc toàn bài.
- Yêu cầu tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài:
 + Đoạn 1: Từ đầu đến ... Vậy các em nghĩ sao?
 + Đoạn 2: Phần còn lại.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm đồng thời giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó ở phần chú giải cùng với từ: giời, giở đi.
- Yêu cầu đọc theo cặp.
- Yêu cầu một HS đọc toàn bài.
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng thân ái, thiết tha, hi vọng, tin tưởng.
 b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 1, từng cặp thảo luận và trả lời câu hỏi: 
 1/ Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác ?
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi:
 2/ Sau cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
 3/ Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
- Hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học.
 c) Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Treo bảng phụ ghi đoạn: Sau 80 năm giời  nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều .
- Đọc mẫu.
- Yêu cầu đọc theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
 d) Hướng dẫn học thuộc lòng
- Yêu cầu HS đọc nhẩm để thuộc đoạn văn ghi trên bảng phụ.
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng trước lớp.
- Nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
- Trải qua mấy mươi năm, giờ đây đất nước chúng ta đã được bạn bè năm châu biết đến, đó là một đất nước Việt Nam năng động, thanh bình và trên đà phát triển.
5. Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Học thuộc lòng đoạn thư.
- Chuẩn bị bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
- Hát vui.
+ Quan sát và tiếp nối nhau phát biểu.
- Nhắc tựa bài.
- HS được chỉ định đọc bài.
- HS được chỉ định tiếp nối nhau đọc.
- Đọc thầm chú giải và tìm hiểu nghĩa từ mới, khó.
- Hai bạn ngồi cùng bàn đọc.
- HS đọc toàn bài.
- Lắng nghe.
- Từng cặp thảo luận và trả lời.
- Tiếp nối nhau trả lời.
(- Đĩ là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, ngày khai trường ở nước Việt Nam độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đơ hộ.
 + Từ ngày khai trường này, các em HS bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hồn tồn Việt Nam.)
+ Xây dựng lại cơ đồ, làm cho nước nhà theo kịp các nước khác trên hồn cầu.
+ Cố gắng, siêng học, nghe thầy, yêu bạn, làm cho đất nước tiến đến đài vinh quang, sánh vai các cường quốc năm châu 
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Quan sát.
- Lắng nghe.
- Đọc theo cặp.
- Xung phong thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn.
- Đọc nhẩm đoạn văn.
- Xung phong thi đọc.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
Thứ tư ngày 24 tháng 08 năm 2011
Tiết 2
Quang cảnh làng mạc ngày mùa
I. Mục đích, yêu cầu
	1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài, nhấn giọng ở những từ ngữ tả màu vàng của cảnh vật.
	* Đọc diễn cảm được toàn bài.
	2. Hiểu nội dung bài văn
	- Nêu được tác dụng gợi tả của những từ ngữ chỉ màu vàng.
	- Nắm được nội dung chính: Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh thật đẹp, sinh động và trù phú, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả với quê hương.
	- Tự hào về vẽ đẹp của quê hương
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh hoạ.
	- Bảng phụ ghi đoạn : Màu lúa chín dưới đồng  một màu rơm vàng mới.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu đọc thuộc lòng đoạn văn đã qui định và trả lời câu hỏi có nội dung sau bài Thư gửi các học sinh.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
- Giới thiệu: Bằng lời văn đặc sắc, nhà văn Tô Hoài đã vẽ lên một bức tranh làng quê Việt Nam vào những ngày mùa thật sinh động qua bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
 a) Luyện đọc
- Yêu cầu hai HS tiếp nối nhau đọc toàn bài.
- Cho xem tranh minh hoạ.
- Yêu cầu từng nhóm 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 phần:
 + Phần 1: Câu mở đầu
 + Phần 2: Có lẽ treo lơ lửng.
 + Phần 3: Từng chiếc lá mít  đỏ chói.
 + Phần 4: Tất cả  ra đồng ngay.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải thích từ khó.
- Luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu HS đọc lại toàn bài.
- Đọc diễn cảm, nhấn giọng những từ ngữ tả màu vàng rất khác nhau của cảnh vật.
 b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu đọc lướt, đọc thầm bài văn và lần lượt trả lời từng câu hỏi:
 + Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó ?
 + Chọn một từ trong bài chỉ màu vàng và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì?
 + Những chi tiết nào về thời tiết, con người làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động?
 + Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
- Nhận xét, chốt lại: Bằng nghệ thuật quan sát rất tinh tế, cách dùng từ gợi cảm, chính xác và đầy sáng tạo,tác giả đã vẽ lên bằng lời một bức tranh làng quê vào ngày mùa toàn màu vàng với vẻ đẹp đặc sắc và sống động. Bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả với con người, với quê hương.
- Hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học.
 c) Đọc diễn cảm
- Yêu cầu tiếp nối nhau đọc toàn bài.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Treo bảng phụ và đọc mẫu.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
- Với sự quan sát tinh tế, cách dùng từ gợi cảm, tác giả đã cho chúng ta thấy quang cảnh làng quê thật sinh động, trù phú.
5. Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Luyện đọc ở nhà.
- Chuẩn bị bài Nghìn năm văn hiến.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Nhắc tựa bài.
- Hai HS đọc tiếp nối.
- Quan sát tranh.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Đọc thầm phần chú giải.
- Hai bạn ngồi cạnh đọc tiếp nối.
- HS được chỉ định đọc.
- Lắng nghe.
- Tham khảo và tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
+ HS khá, giỏi trả lời.
-lúa- vàng xuộm,-tàu lá chuối – vàng ối 
-nắng - vàng hoe,-bụi lúa – vàng xọng 
- xoan - vàng lịm, - rơm thóc – vàng giòn 
+ vàng xuộm: vàng đậm: lúa vàng xuộm đã chín 
+ vàng hoe: màu vàng nhạt, tươi, ánh lên, nắng vàng hoe giữa mùa đông là nắng đẹp, không gay gắt, nóng bức 
+ Quang cảnh không có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhẹ nhẹ. Ngày không nắng không mưa 
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Chú ý nghe.
- Quan sát và lắng nghe.
- Từng cặp đọc.
- Xung phong thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, bình chọn.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
Tuần 2 Thứ hai ngày 29 tháng 08 năm 2011
Tiết 3
Nghìn năm văn hiến
I. MuÏc đích, yêu cầu
	1. Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
	2. Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh hoạ.
	- Bảng phụ ghi Bảng thống kê.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu đọc một đoạn và trả lời câu hỏi có nội dung vừa đọc sau bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới 
- Giới thiệu: Đất nước ta có một nền văn hiến từ lâu đời. Bài Nghìn năm văn hiến sẽ đưa các em đến với Văn Miếu-Quốc Tử Giám một địa danh nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội, một chứng tích về nền văn hiến lâu đời của dân tộc ta. 
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) Luyện đọc
- Đọc mẫu
- Cho xem tranh.
- Yêu cầu từng nhóm 3 HS đọc nối tiếp theo 3 đoạn:
 + Đoạn 1: Đến thăm  cụ thể như sau.
 + Đoạn 2: Bảng thống kê.
 + Đoạn 3: Phần còn lại.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ mới, khó.
- Luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài.
 b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu đọc, thảo luận và trả lời câu hỏi:
 + Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì?
 + Hãy đọc và phân tích số liệu bảng thống kê theo các mục sau:
 . Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?
 . Triều đạ ... 
- Nhận xét, bổ sung.
Tiết 3
I/ Mục đích, yêu cầu
	1. Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 120 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 5-7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
	* Đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.
	2. Lập bảng thống kê và nhận xét về bảng thống kê theo yêu cầu của BT2, BT3.
II/ Đồ dùng dạy học
	- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 15 tuần sách Tiếng Việt 5, tập hai để HS bốc thăm.
	- Một số phiếu kẻ bảng thống kê ở BT 2. 
	- Phiếu phô tô nội dung BT 3. 
III/ Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3/ Bài mới 
- Giới thiệu: Các em sẽ tiếp tục được ôn tập củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt trong tuần này.
- Ghi bảng tựa bài.
* Bài tập 1
- Yêu cầu 3 HS lên bốc thăm chọn bài và xem bài đã chọn.
- Yêu cầu lần lượt từng HS đã bốc thăm lên đọc bài và trả lời câu hỏi có nội dung vừa đọc.
- Nhận xét, ghi điểm.
* Bài tập 2
- Yêu cầu 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung BT2.
- Hướng dẫn HS làm bài: Để lập được bảng thống kê hoàn chỉnh, cần kẻ bảng thống kê và điền số liệu vào bảng.
 + Kẻ số cột dọc dựa vào các mặt được thống kê.
 + Kẻ số hàng ngang dựa vào số năm học.
 + Điền số liệu vào từng ô trống. 
- Yêu cầu suy nghĩ và thực hiện theo cặp, phát phiếu cho 3 cặp thực hiện.
- Yêu cầu trình bày kết quả.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Bài tập 3
- Yêu cầu đọc nội dung BT.
- Hướng dẫn: Để chọn được phương án trả lời đúng, phải xem bảng thống kê đã lập, gạch chân các ý trả lời đúng trong VBT, phát phiếu cho 3 HS thực hiện.
- Yêu cầu trình bày kết quả.
- Nhận xét, sửa chữa.
4/ Củng cố
 Qua ôn tập củng cố, các em sẽ nắm vững kiến thức đã học về cách lập bảng thống kê. Từ đó, các em sẽ vận dụng vào thực tế cuộc sống.
5/ Dặn dò
- Nhận xét tiết học. 
- Xem lại cách lập biên bản cuộc họp chuẩn bị cho bài tiếp theo.
- Hát vui.
- Nhắc tựa bài.
- HS được chỉ định bốc thăm, chọn bài.
- Lần lượt từng HS đã bốc thăm thực hiện.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý.
- Trao đổi và thực hiện theo cặp.
- Tiếp nối nhau trình bày, HS làm phiếu dán lên bảng và trình bày.
- Nhận xét, bình chọn.
- HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
- Tiếp nối nhau trình bày, HS làm phiếu dán lên bảng và trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
Tiết 4
I/ Mục đích, yêu cầu
	Lập được biên bản cuộc họp (theo yêu cầu ôn tập) đúng thể thức, đầy đủ nội dung cần thiết.
II/ Đồ dùng dạy học
	- VBT Tiếng Việt 5, tập hai.
	- Bảng phụ ghi mẫu biên bản cuộc họp.
	- Bảng nhóm.
III/ Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3/ Bài mới 
- Giới thiệu: Các em sẽ tiếp tục được ôn tập củng cố kĩ năng lập biên bản cuộc họp trong tiết ôn tập này. 
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn luyện tập 
- Gọi HS đọc nội dung bài tập.
- Nêu câu hỏi gợi ý: 
 + Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì?
 + Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng tiến bộ?
 + Nêu cấu tạo của một biên bản.
- Gợi ý để lớp trao đổi nhanh và thống nhất mẫu biên bản cuộc họp của chữ viết.
- Treo bảng phụ ghi mẫu biên bản.
- Hướng dẫn: Khi viết, cần bám sát bài Cuộc họp của chữ viết và tưởng tượng mình là một chữ cái hoặc một dấu câu làm thư kí cuộc họp, viết biên bản cuộc họp.
- Yêu cầu viết biên bản vào VBT, phát bảng nhóm cho 3 HS thực hiện. 
- Yêu cầu trình bày biên bản.
- Nhận xét, giúp HS hoàn chỉnh biên bản.
4/ Củng cố
 Qua ôn tập củng cố, các em sẽ viết được những biên bản cuộc họp. 
5/ Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Hoàn chỉnh biên bản chưa đạt ở nhà.
- Các em chưa kiểm tra hoặc kiểm tra chưa đạt xem lại bài để được kiểm tra trong tiết sau.
- Hát vui.
- Nhắc tựa bài.
- HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý nghe và suy nghĩ để phát biểu.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- 1 HS đọc to.
- Chú ý.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Tiếp nối nhau trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
Tiết 5
I/ Mục đích, yêu cầu
1. Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 120 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 5-7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
* Đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.
2. Đọc bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ, tìm được những hình ảnh sống động trong bài thơ.
* Cảm nhận được vẻ đẹp của một số hình ảnh trong bài thơ; miêu tả được một trong những hình ảnh vừa tìm được.
II/ Đồ dùng dạy học
	- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 15 tuần sách Tiếng Việt 5, tập hai để HS bốc thăm.
- Bảng nhóm. 
III/ Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3/ Bài mới 
- Giới thiệu: Các em sẽ tiếp tục được ôn tập củng cố kiến thức đọc và về kĩ năng miêu tả trong tiết ôn tập này.
- Ghi bảng tựa bài.
* Bài tập 1
- Yêu cầu các HS chưa kiểm tra hoặc kiểm tra chưa đạt lên bốc thăm chọn bài và xem bài đã chọn.
- Yêu cầu lần lượt từng HS đã bốc thăm lên đọc bài và trả lời câu hỏi có nội dung vừa đọc.
- Nhận xét, ghi điểm.
* Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Giải thích: Sơn Mỹ là một xã thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, có thôn Mỹ Lai - nơi đã xảy ra vụ tàn sát Mỹ Lai mà các em đã biết qua bài KC Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai.
- Lưu ý HS: miêu tả hình ảnh là nói tưởng tượng suy nghĩ mà hình ảnh thơ đó gợi ra cho các em.
- Yêu cầu đọc những câu thơ gợi ra những hình ảnh rất sống động về trẻ em.
- Yêu cầu đọc những câu thơ tả cảnh buổi chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển.
- Yêu cầu đọc kĩ từng câu hỏi và chọn một hình ảnh mình thích nhất trong bài thơ để miêu tả hình ảnh đó.
- Yêu cầu lần lượt trả lời từng câu hỏi:
 + Bài thơ gợi ra những hình ảnh sống động về trẻ em. Hãy miêu tả một hình ảnh mà em thích nhất.
 + Tác giả quan sát buổi chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển bằng những giác quan nào? Hãy nêu một hình ảnh hoặc chi tiết mà em thích trong bức tranh phong cảnh ấy.
- Nhận xét, sửa chữa
4/ Củng cố
 Qua ôn tập củng cố, các em sẽ cảm nhận những hình ảnh, chi tiết trong bài thơ cũng như biết miêu tả một hình ảnh trong bài thơ mình đã đọc.
5/ Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- HTL những hình ảnh thơ mà em thích trong bài Trẻ con ở Mỹ Sơn.
- Chuẩn bị trước nội dung tiết 3.
- Hát vui.
- Nhắc tựa bài.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- HS bốc thăm trình bày.
- HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý.
- Tiếp nối nhau đọc từ Tóc bết đầy ... Nắm cơm khoai ăn với cá chuồn
- Tiếp nối nhau đọc đoạn từ Hoa xương rồng đến hết.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Tiếp nối phát biểu.
- Nhận xét, bổ sung.
Tiết 6
I/ Mục đích, yêu cầu
1. Nghe - viết đúng chính tả 11 dòng đầu của bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ, tốc độ viết khoảng 15 chữ/ 15 phút, trình bày đúng thể thơ tự do.
2. Viết đoạn văn khoảng 5 câu (dựa vào nội dung và những hình ảnh gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ).
II/ Đồ dùng dạy học
	- Bảng lớp viết hai đề bài.
	- VBT.
III/ Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3/ Bài mới 
- Giới thiệu: Các em sẽ được nghe để viết đúng chính tả 11 dòng đầu của bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ và được củng cố kĩ năng viết đoạn văn tả người, tả cảnh. 
- Ghi bảng tựa bài.
* Nghe - viết
- Đọc bài 11 dòng đầu của bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ.
- Lưu ý HS cách trình bày thể thơ tự do và các từ ngữ dễ viết sai.
- Đọc từng dòng thơ cho HS viết.
- Đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi.
- Chấm 3 vở và yêu cầu soát lỗi theo cặp.
- Nhận xét và chữa lỗi phổ biến.
* Bài tập 2 
- Yêu cầu đọc nội dung BT 2. 
- Viết bảng hai đề bài, gạch chân những từ ngữ quan trọng và hướng dẫn HS phân tích đề:
 a) Tả một đám trẻ đang chơi đùa hoặc đang chăn trâu, chăn bò.
 b) Tả một buổi chiều tối hoặc một đêm yên tĩnh ở vùng biển hoặc ở một làng quê.
 + Dựa vào hiểu biết của em và những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ để viết một đoạn văn khoảng 5 câu theo 1 trong 2 đề bài đã cho.
 + Nên chọn đề tài gần gũi với mình.
- Yêu cầu giới thiệu đề tài đã chọn.
- Yêu cầu viết đoạn văn vào vở.
- Yêu cầu trình bày bài viết.
- Nhận xét, giúp hoàn chỉnh đoạn văn đã viết. 
4/ Củng cố
 Qua ôn tập củng cố, các em sẽ nắm vững kiến thức đã học viết đoạn văn miêu tả.
5/ Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài học để chuẩn bị kiểm tra.
- Hát vui.
- Nhắc tựa bài.
- Chú ý nghe và theo dõi trong SGK.
- Chú ý.
- Viết chính tả vào vở.
- Nghe và tự soát lỗi.
- Soát lỗi theo cặp
- Chú ý và chữa vào vở.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Chú ý.
- Tiếp nối nhau giới thiệu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Tiếp nối nhau trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
Tiết 7 + 8
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
*****
Ngày 12/05/2011

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tap doc lop 5.doc