Giáo án Tập đọc lớp 5 - Kì I

Giáo án Tập đọc lớp 5 - Kì I

Tuần 1

TẬP ĐỌC

THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I- MỤC TIÊU

 - Đọc đúng, diễn cảm.

 - Hiểu: Bác Hồ khuyên hs chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng HS sẽ kế tục sự nghiệp cha ông.

 - Kính yêu Bác Hồ.

II- CHUẨN BỊ

 Bảng phụ ghi câu:" Sau 80 năm.hoàn cầu"

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1- Giới thiệu chủ điểm, bài mới

 2- Luyện đọc

Chia 2 đoạn: +đoạn 1: 9 dòng đầu

 +đoạn 2: còn lại

Kết hợp sửa phát âm, giải nghĩa từ: nô lệ,

hoàn cầu, kiến thiết, cơ đồ

Luyện đọc câu: " Sau 80 năm.hoàn cầu"

GV đọc mẫu -Đọc nối tiếp theo đoạn

-Đọc theo cặp

-

Đọc cả bài

 

doc 20 trang Người đăng hang30 Lượt xem 440Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc lớp 5 - Kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 
Tập đọc
Thư gửi các học sinh
I- Mục tiêu
	- Đọc đúng, diễn cảm.
	- Hiểu: Bác Hồ khuyên hs chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng HS sẽ kế tục sự nghiệp cha ông.
	- Kính yêu Bác Hồ.
II- Chuẩn bị 
	Bảng phụ ghi câu:" Sau 80 năm...hoàn cầu"
III- Hoạt động dạy học
	1- Giới thiệu chủ điểm, bài mới
	2- Luyện đọc
Chia 2 đoạn: +đoạn 1: 9 dòng đầu
 +đoạn 2: còn lại
Kết hợp sửa phát âm, giải nghĩa từ: nô lệ, 
hoàn cầu, kiến thiết, cơ đồ
Luyện đọc câu: " Sau 80 năm...hoàn cầu"
GV đọc mẫu
-Đọc nối tiếp theo đoạn
-Đọc theo cặp
-
Đọc cả bài 
	3- Tìm hiểu bài 
Câu hỏi 1
Câu hỏi 2
Câu hỏi 3	
+ Đọc thầm đoạn 1	 
+ Đó là ngày khai trường đầu tiên sau độc lập
+ Từ đây các em được hưởng 1 nền giáo dục 
+ Đọc thầm đoạn 2
 Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại
Cố gắng siêng năng học hành, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn...
	4- Luyện đọc diễn cảm
Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 2
HS đọc nối tiếp theo cặp
Thi đọc diễn cảm đoạn 2, cả bài
Luyện đọc thuộc lòng: thi theo nhóm
	5- Củng cố, dặn dò
	HS nêu nội dung bức thư.
	Tiếp tục HTL, đọc trước bài: Quang cảnh làng mạc ngày 
	
Tập đọc 
Quang cảnh làng mạc ngày mùa
I- Mục tiêu
	- Đọc đúng, diễn cảm.
	- Hiểu: Bức tranh làng quê sinh động,trù phú vào ngày mùa; tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.
	- Giáo dục tình yêu quê hương cho HS .
II- Chuẩn bị
	Tranh ảnh về cảnh ngày mùa ở làng quê VN.
	Tranh trong SGK.
III- Hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
 2 HS đọc thuộc lòng đoạn văn yêu cầu trong bài "Thư gửi các HS"
	 Trả lời câu hỏi 1, 3.
	B- Bài mới: 
	1- Luyện đọc
Cho HS quan sát tranh trong SGK 
Chia 4 đoạn: đoạn 1: câu 1
 đoạn 2: tiếp đến"...lơ lửng"
 đoạn 3: tiếp đến"...đỏ chói"
 đoạn 4: còn lại.
Kết hợp sửa phát âm, giải nghĩa từ: lụi, kéo đá, chuỗi tràng hạt bồ đề, sương sa,...
Lưu ý ngắt nghỉ hơi hợp lí ở câu 2. 
GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn
- Luyện đọc theo cặp
- 1 HS đọc cả bài
	2- Tìm hiểu bài
Câu hỏi 1
Câu hỏi 2
 Giúp HS phân biệt được sắc thái của các từ gần nghĩa chỉ màu vàng- SGV trang52.
Câu hỏi 3:
- Những chi tiết nào về thời tiết làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động?
- Những chi tiết về con người? 
Câu hỏi 4: Tình cảm của tác giả với quê ?
- HS đọc lướt toàn bài:
 lúa- vàng xuộm nắng- vàng hoe
 xoan- vàng lịm lá chuối- vàng ối
 mía- vàng xọng rơm- vàng giòn,...
- HS nêu từ chỉ màu vàng và nêu cảm nhận của mình về từ đó
- HS đặt câu với 1 số từ
+ không có cảm giác héo tàn, hanh hao
+hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm
+ ngày không nắng, không mưa
+không ai tưởng đến ngày hay đêm...
+ cứ buông bát đũa là đi ngay...
- HS thảo luận.
	3- Luyên đọc diễn cảm
- 4HS đọc nối tiếp 4 đoạn, nêu giọng đọc phù hợp
	C- Củng cố, dăn dò:
Học tập cách quan sát tinh tế, cách dùng từ gợi cảm để viết văn miêu tả
Chuẩn bị bài "Nghìn năm văn hiến".
Tuần 2
Tập đọc
Nghìn năm văn hiến
I- Mục tiêu
	- Đọc đúng kiểu văn bản khoa học thường thức
	- Hiểu: Truyền thống khoa cử lâu đời của VN
	- Giáo dục ý thức học tập tốt cho HS, lòng tự hào về truyền thống hiếu học của dân tộc 
II- Chuẩn bị
	Bảng phụ viết 1 đoạn bảng thống kê
	Tranh ảnh về Văn Miếu- Quốc Tử Giám, các khoa thi ngày xưa.
III- Hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
 Đọc và trả lời câu hỏi bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
	- Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
	B- Bài mới:
	1- Luyện đọc
_ GV đọc mẫu
_ Chia 3 đoạn: đoạn 1: 6 dòng đầu
 đoạn 2: bảng thống kê
 đoạn 3: còn lại
- Kết hợp sửa lỗi phát âm, giải nghĩa từ:
 văn hiến, tiến sĩ, chứng tích
- HS theo dõi SGK 
- Quan sát ảnh Văn Miếu- Quốc Tử Giám.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Đọc theo cặp
- Đọc cả bài
	2- Tìm hiểu bài
Câu hỏi 1
Câu hỏi 2
Câu hỏi 3
GV sử dụng tài liệu tham khảo trong SGV để giúp HS hiểu rõ thêm về các khoa thi ngày trước.	 
- Đọc lướt đoạn 1, trả lời: Khách nước ngoài ngạc nhiên vì các mốc thời gian và các con số cho thấy truyền thống khoa bảng lâu đời của VN.
- Làm việc cá nhân
- Thảo luận nhóm đôi
	3- Luyện đọc lại
- Hướng dẫn giọng đọc phù hợp mỗi đoạn
- Hướng dẫn đọc kĩ đoạn 2: ngắt nghỉ hơi giữa các từ, cụm từ
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn
- HS luyện đọc theo cặp.
	C- Củng cố, dặn dò
	- Nhận xét tiết học 
	- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống coi trọng đạo học của dân tộc ta.	- Chuẩn bị bài: Sắc màu em yêu.
	______________________________________	
Tập đọc
Sắc màu em yêu
I- Mục tiêu
	- Đọc đúng, diễn cảm; thuộc lòng 1 số đoạn thơ.
	- Hiểu: Tình cảm của ban nhỏ với những săc màu, những con người và sự vât xung quanh, thể hiện tình yêu đất nước, quê hương.
	- Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, yêu 	quê hương. 
III- Hoạt động dạy học
	A- Kiểm tra bài cũ: đọc bài" Nghìn năm văn hiến" và trả lời câu hỏi 3-trang 16
	B- Bài mới:
	1- Luyện đọc
GV kết hợp sửa phát âm, giải nghĩa 1 số từ.
Chú ý các từ: màu, nắng, rực rỡ,...
GV đọc diễn cảm toàn bài
- 1 HS giỏi đọc cả bài
- Đọc nối tiếp theo khổ thơ
- Luyện đọc theo cặp
- 2 HS đọc toàn bài
	2- Tìm hiểu bài
- Bạn nhỏ yêu những màu săc nào?
- Mỗi sắc màu gợi ra những hình ảnh nào?
Vì sao bạn nhỏ yêu tất cả các màu sắc đó?
- Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với quê hương, đất nước?
-HS đọc thành tiếng, đọc thầm tưng khổ thơ, cả bài thơ, trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung
- tất cả các màu sắc
-đỏ-màu máu, cờ Tổ quốc, khăn quàng đội viên
+xanh- màu của đồng bằng
+vàng- màu lúa chín, hoa cúc, nắng,...
- Vì các sắc màu đều gắn với sự vât,con người bạn yêu quý
- Bạn nhỏ yêu quê hương, đất nước.
	3- Luyện đọc lại
- Nêu giọng đọc phù hợp ?
_giọng nhẹ nhàng , tình cảm; trải dài,tha thiết ở khổ thơ cuối.
- đọc tiếp nối theo khổ thơ
- thi đọc diễn cảm
- nhẩm HTL những khổ thơ mình thích
- thi đọc thuộc lòng theo nhóm.
	C- Củng cố, dặn dò
	- Yêu thiên nhiên, đất nước sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của những sự vật bình dị xung quanh	
- Chuẩn bị bài:"Lòng dân".	 _____________________________________	Tập đọc
lòng dân
I- Mục tiêu
 Biết đọc đúng một văn bản kịch.
 Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 của vở kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng	.
 Biết cách làm việc hợp tác.
II- Chuẩn bị
 Tranh minh hoạ trong sgk.
 Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn hs luyện đọc diễn cảm.
III- Hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
 HS đọc thuộc lòng bài thơ”Sắc màu em yêu”, trả lời câu hỏi 2,3/21.
	B- Bài mới:
	1- Luyện đọc
GV đọc diễn cảm trích đoạn kịch
Chia đoạn: đoạn 1: 8 dòng đầu
 đoạn 2: 7 dòng tiếp
 đoạn 3: còn lại
Kết hợp sửa phát âm, giải nghĩa từ (sgk/26)
1 hs đọc lời mở dầu giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian, tình huống diễn ra vở kịch
HS quan sát tranh minh hoạ những nhân vật trong màn kịch.
3hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn (3 lượt).
HS luyện đọc theo cặp.
1-2 hs đọc lại đoạn kịch.
	2- Tìm hiểu bài
GV chốt lại ý kiến đúng(chú ý tôn trọng ý kiến của hs ở câu hỏi 3)
HS làm việc nhóm 4: trao đổi về 3 câu hỏi trong sgk.
Đại diện 1 số nhóm phát biểu ý kiến, các nhóm khác bổ sung
	3- Luyện đọc diễn cảm
Hướng dẫn hs đọc phân vai
Treo bảng phụ, hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 1
Từng tốp hs 6 em tự phân vai và đọc diễn cảm đoạn kịch
	C- Củng cố, dặn dò
	Nêu nội dung chính của đoạn kịch?
	Tập dựng lại đoạn kịch, đọc trước phần 2 của vở kịch.
	______________________________________	 Tập đọc
 lòng dân (tiếp theo)
I- Mục tiêu
	Biết đọc đúng, diễn cảm phần tiếp của vở kịch
	Hiểu: tấm lòng son sắt của người dân Nam bộ đối với cách mạng.
II- Chuẩn bị
	Một vài đồ vật dùng để trang phục cho hs đóng kịch.
III- Hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
	HS phân vai đọc diễn cảm phần đầu vở kịch
	B- Bài mới:
	1- Luyện đọc
Chia đoạn: 7 dòng đầu- đoạn 1
 8 dòng tiếp - đoạn 2
 còn lại - đoạn 3
Lưu ý hs đọc đúng các từ địa phương
GV đọc diễn cảm toàn bộ phần tiếp theo của vở kịch 
1hs giỏi đọc phần tiếp của vở kịch
HS quan sát tranh minh hoạ những nhân vật trong phần tiếp của màn kịch.
3hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn (3 lượt).
HS luyện đọc theo cặp
	2- Tìm hiểu bài
GV nêu từng câu hỏi 
Chốt lại ý đúng, lưu ý câu 3 nói lên ý nghĩa của vở kịch
HS trả lời. Đối với câu hỏi 3, hs thảo luận nhóm đôi rồi đưa ra ý kiến
	3- Luyện đọc diễn cảm
GV hướng dẫn 1 tốp 5 hs đọc diễn cảm theo cách phân vai (đoạn 1) 
hs cả lớp theo dõi
Từng tốp hs đọc phân vai toàn bộ màn kịch
1 nhóm hs diễn lại vở kịch (lời thoại có thể sáng tạo)
	C- Củng cố, dặn dò
	Một hs nhắc lại nội dung vở kịch.Khuyến khích hs dựng lại vở kịch ở nhà.
	 Tập đọc
những con sếu bằng giấy
I- Mục tiêu
Đọc trôi chảy, lưu loát và diễn cảm
Hiểu: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống,khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
Yêu hoà bình.
II- Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk, tranh ảnh về thảm hoạ chiến tranh hạt nhân 
- Bảng phụ viết sẵn đoạn cần hd luyện đọc diễn cảm:”Khi Hi-rô-si-ma... sẽ khỏi bệnh.”
III- Hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
 2 nhóm phân vai đọc 2 đoạn của vở kịch “Lòng dân” và trả lời câu hỏi 3/26, 3/31
	B- Bài mới:
 *GV giới thiệu chủ điểm mới, bài mới. 
	1- Luyện đọc
Chia 4 đoạn như sgk
Hướng dẫn đọc đúng các danh từ riêng nước ngoài, các từ ngữ khó: ném, sếu, lâm bệnh nặng,
Kết hợp sửa phát âm, giải nghĩa từ 
GV đọc diễn cảm toàn bài. 
Một hs đọc toàn bài
Quan sát tranh, ảnh trong sgk/36,37.
HS đọc nối tiếp theo đoạn 
- Luyện đọc theo cặp 
	2- Tìm hiểu bài
Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài theo các câu hỏi trong sgk/37.
Bổ sung câu hỏi: Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?
Lưu ý: nhấn mạnh thảm hoạ nặng nề do bom nguyên tử gây ra và khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
HS đọc thầm và trả lời các câu hỏil. Riêng câu 4 và câu hỏi bổ sung, yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi rồi đưa ra ý kiến, lớp nhận xét, gv chốt lại các câu trả lời đúng
	3- Luyện đọc diễn cảm
Treo bảng phụ, hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 3
VD: Cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng / nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Nhưng Xa-da-cô chết / khi em mới gấp được 644 con.
HS đọc, nêu những từ cần nhấn giọng và cách ngắt nghỉ hơi biểu cảm
luyện đọc theo cặp 
Đọc diễn cảm nối tiếp cả bài.
Thi đọc diễn cảm cả bài. 
C/ Củng cố- dặn dò: Nêu nội dung chính của bài. 
Sưu tầm các bài thơ, bài hát về  ... ới nghệ sĩ?
hs đọc thầm đoạn 1, trả lời: vì thuỷ thủ trên tàu cướp hết tặng vật, đòi giết ông.
đọc đoạn 2, trả lời.
đọc lướt toàn bài, thảo luận nhóm đôi, phát biểu, thống nhất ý kiến:
+ cá heo biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ, biết cứu giúp nghệ sĩ khi ông nhảy xuống biển, cá heo là bạn tốt của người.
+ đám thuỷ thủ là người nhưng tham lam độc ác, không có tính người; đàn cá heo là loài vật nhưng thông minh, tốt bụng, biết cứu giúp người gặp nạn. 
	3- Luyện đọc diễn cảm
HD đọc đoạn 1,2:
 + đoạn 1: đọc chậm 2 câu đầu, nhanh dần ở những câu diễn tả tình huống nguy hiểm.
 + đoạn 2: giọng sảng khoái, thán phục cá heo, nhấn giọng ở các từ ngữ: đã nhầm, đàn cá heo, say sưa, nhanh hơn,
Đọc nối tiếp theo đoạn, nêu cách đọc diễn cảm.
Luyện đọc kĩ đoạn 1,2.
Đọc diễn cảm nối tiếp theo đoạn 
Đọc diễn cảm cả bài và trả lời câu hỏi của bạn về nội dung bài
	C- Củng cố, dặn dò
Ngoài câu chuyện trên, em còn biết thêm những câu chuyện thú vị nào về cá heo?
Nhắc lại ý nghĩa câu chuyện?
	______________________________________	Tập đọc
tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông đà
I- Mục tiêu
	Đọc đúng, trôi chảy, diễn cảm; thuộc lòng bài thơ.
	Hiểu: Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hoà quyện giữa con người với thiên nhiên.
II- Chuẩn bị
	Tranh ảnh về nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
III- Hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
HS đọc và trả lời câu hỏi bài “Những người bạn tốt”
	B- Bài mới:
	* Giới thiệu bài qua tranh ảnh về nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
1- Luyện đọc
Lưu ý hs cách ngắt nghỉ hơi ở thơ tự do: 
 Ngày mai/
 Chiếc đập lớn/ nối liền hai khối núi/
 Biển sẽ nằm bỡ ngỡ/ giữa cao nguyên/
 Sông Đà/ chia ánh sáng đi muôn ngả/
 Từ công trình thuỷ điện lớn/ đầu tiên//
Kết hợp sửa phát âm, giải nghĩa từ trong sgk và các từ: cao nguyên, trăng chơi vơi
GV đọc diễn cảm toàn bài. 
1 HS đọc cả bài, nhận xét về thể loại thơ 
- Đọc nối tiếp theo khổ thơ.
- Luyện đọc theo cặp 
- 1 HS đọc cả bài 
	2- Tìm hiểu bài
Câu hỏi 1/69
Câu hỏi 2
 gv giảng thêm về 2 hình ảnh đẹp: dòng trăng, biển nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên
Tâm trạng của tác giả?
 gv giúp hs hiểu: tác giả viết bài thơ khi công trình thuỷ điện đang xây dựng
hs đọc khổ thơ 2, trả lời:
+ công trường say ngủ
+ tháp khoanngẫm nghĩ
+ xe ủi, xe bennằm nghỉ
+ tiếng đàn ngân nga, dòng sông lấp loáng
hs trả lời theo cảm nhận riêng
- xúc động khi nghe tiếng đàn trong đêm trăng,
	3- Luyện đọc diễn cảm và HTL
Câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hoá? Tác dụng?
Cách đọc?
GV cùng hs nhận xét, cho điểm.
Các câu thơ có các từ ngữ: say ngủ, ngẫm nghĩ, sóng vai nhau nằm nghỉ, nằm, bỡ ngỡ, chia ánh sáng. Tác dụng: làm cho cảnh vật thêm sinh động, có hồn vì có những hoạt động, tâm trạng như con người
Nhấn giọng vào các từ ngữ trên và các từ ngữ gợi tả những hình ảnh đẹp. Ngắt nhịp thơ hợp lí, vừa rõ ý, vừa biểu cảm.
Đọc diễn cảm nối tiếp theo đoạn 
Đọc nhẩm bài để thuộc lòng
Đọc thuộc lòng nối tiếp theo cặp
Thi đọc thuộc lòng, trả lời câu hỏi của bạn
	C- Củng cố, dặn dò
	Liên hệ thực tế ngày nay với những điều tác giả tưởng tượng, mong muốn khi ngắm cảnh sông Đà vào đêm trăng ấy?
	Nêu ý nghĩa bài thơ?
	______________________________________	Tập đọc
kì diệu rừng xanh
I- Mục tiêu
	Đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm. 
	Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng
	Yêu thiên nhiên. 
II- Chuẩn bị
	Anh minh hoạ bài đọc trong sgk/75.
	Tranh ảnh về vẻ đẹp của rừng.
III- Hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
	HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi bài “Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà”
	B- Bài mới:
	* Giới thiệu bài qua tranh ảnh đã chuẩn bị.
	1- Luyện đọc
Chia bài làm 3 đoạn:
 + đoạn 1: từ đầu đến “lúp xúp dưới chân”
 + đoạn 2: tiếp đến “ đưa mắt nhìn theo”
 + đoạn 3: còn lại. 
Kết hợp sửa phát âm, giải nghĩa từ :
 + giải nghĩa từ “rừng khộp” bằng ảnh sgk, giải nghĩa thêm các từ đền đài, miếu mạo, cung điện 
 + đọc đúng: loanh quanh, nấm, rực lên, trên lưng nó, vàng rợi,
 + ngắt nghỉ hơi đúng: 
Tôi có cảm giác/ mình là một người khổng lồ/ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon.
Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp/ 
đang ăn cỏ non. 
GV đọc diễn cảm toàn bài. 
1 HS đọc cả bài 
Đọc nối tiếp theo đoạn 
Luyện đọc theo cặp 
- 1-2 HS đọc cả bài 
	2- Tìm hiểu bài
Chẻ nhỏ câu hỏi 1,2
Câu hỏi 3,4
+ giải nghĩa từ vàng rợi, giang sơn
+ tôn trọng ý cảm nhận của hs
Nêu ý chính của mỗi đoạn?
hs đọc thầm đoạn 1,2 để trả lời
đọc thầm đoạn 3, đọc lướt cả bài, trao đổi với các bạn cùng bàn rồi phát biểu ý kiến- lớp NX.
+ đoạn 1: sự liên tưởng của tác giả trước những cây nấm rừng.
+ đoạn 2: hoạt động của các loài thú trong rừng.
+ đoạn 3: vẻ đẹp thơ mộng của rừng khộp.
	3- Luyện đọc diễn cảm
Yêu cầu hs qua việc hiểu nội dung từng đoạn hãy so sánh, phân biệt cách đọc của các đoạn
3 hs đọc nối tiếp 3 đoạn
+ đoạn 1: đọc khoan thai, thể hiện thái độ ngỡ ngàng, ngưỡng mộ.
+ đoạn 2: đọc nhanh hơn ở những câu miêu tả hình ảnh thoắt ẩn, thoắt hiện của muông thú.
+ đoạn 3:đọc thong thả ở những câu cuối.
Luyện đọc kĩ đoạn 3.
Đọc nối tiếp theo đoạn 
Thi đọc diễn cảm cả bài.
	C- Củng cố, dặn dò
	Nêu đại ý của bài?
	Học tập cách viết văn miêu tả: quan sát bằng nhiều giác quan kết hợp với liên tưởng, tả cảnh kết hợp với tả hoạt động, dùng từ ngữ chính xác, giàu hình ảnh,
	______________________________________	Tập đọc
trước cổng trời
I- Mục tiêu
	Đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm. Thuộc lòng những câu thơ mình thích.
	Hiểu: Ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên miền núi cao- nơi có thiên nhiên thơ mộng, khoáng đạt, trong lành cùng những con người chịu thương chịu khó, hăng say lao động làm đẹp cho quê hương.
	Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
II- Chuẩn bị
	Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk.
	Tranh ảnh về khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống của người vùng cao.
III- Hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
	HS đọc và trả lời câu hỏi bài “Kì diệu rừng xanh”
	B- Bài mới:
	*Giới thiệu bài: “Cổng trời” là nơi nào và tại sao lại có tên như vậy?
	1- Luyện đọc
Chia bài làm 3 đoạn:
 + đoạn 1: từ đầu đến “mặt đất”
 + đoạn 2: tiếp đến “ hơi khói”
 + đoạn 3: còn lại. 
Kết hợp sửa phát âm, ngắt nhịp thơ, giải nghĩa từ 
 chú ý đọc đúng: soi đáy suối, vạt nương, ngập lòng thung, Tày, giữa rừng sương giá, 
 ngắt nhịp thơ 2/3 và3/2
 giải nghĩa thêm từ áo chàm, nhạc ngựa, thung
GV đọc diễn cảm toàn bài.
1 HS đọc cả bài 
Đọc nối tiếp theo đoạn 
- Luyện đọc theo cặp 
1 HS đọc cả bài 
	2- Tìm hiểu bài
Vì sao gọi là “cổng trời”?
Câu hỏi 2
 lưu ý: hs miêu tả lại cảnh vật bằng ngôn ngữ của mình, có thể không theo thứ tự
Câu hỏi 3
Thay câu hỏi 4 bằng câu hỏi: Bức tranh trong bài thơ nếu thiếu vắng hình ảnh con người sẽ thế nào?
hs đọc khổ thơ 1, trả lời: vì đó là một đèo cao giữa 2 vách đá, từ đó có thể nhìn thấy cả một khoảng trời tạo cảm giác như đó là cổng để đi lên trời.
+ hs TB: miêu tả lần lượt từng hình ảnh thơ
+ hs K,G: miêu tả theo cảm nhận
3- Luyện đọc diễn cảm và HTL
Luyện đọc kĩ đoạn 2
HS đọc toàn bài, nêu giọng đọc thích hợp
Đọc nối tiếp theo đoạn 
HS đọc nhẩm thuộc lòng những câu thơ mình thích.
Thi đọc TL
	C- Củng cố, dặn dò
	Nêu đại ý bài thơ?
	Chuẩn bị bài sau: “Cái gì quý nhất”
	______________________________________	
Tập đọc
cái gì quý nhất
I- Mục tiêu
	Đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm. 
	Nắm được vấn đề tranh luận và ý khẳng định trong bài: Người lao động là quý nhất.
	Kính trọng người lao động.
II- Chuẩn bị
	Tranh minh hoạ bài đọc.
III- Hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
	HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi bài “Trước cổng trời”
	B- Bài mới:
	1- Luyện đọc
Chia bài làm 3 đoạn:
 + đoạn 1: từ đầu đến “sống được không”
 + đoạn 2: tiếp đến “ phân giải”
 + đoạn 3: còn lại. 
Kết hợp sửa phát âm, giải nghĩa từ 
GV đọc diễn cảm toàn bài. 
1 HS đọc cả bài 
Đọc nối tiếp theo đoạn 
- Luyện đọc theo cặp 
- 1 HS đọc cả bài .
	2- Tìm hiểu bài
Hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài theo các câu hỏi trong sgv/183
 Giải nghĩa thêm từ: “vô vị”(với nghĩa trong bài)
HS đọc từng đoạn, đọc lướt cả bài, trả lời câu hỏi. Lưu ý cách trả lời: không đọc lại các từ ngữ trong sgk mà cần phải tóm tắt và khái quát thành ý chính.
	3- Luyện đọc diễn cảm
Nhận xét về cách trình bày câu đối thoại, so sánh với các bài khác?
Chú ý phân biệt lời kể với lời nhân vật.
Nêu sự khác nhau về giọng đọc lời các nhân vật?
Đọc nối tiếp theo đoạn 
Lời nhân vật được viết cùng dòng với lời dẫn chuyện, sau dấu 2 chấm và trong ngoặc kép.
+ lời 3 hs: tranh luận sôi nổi
+ lời thầy giáo: ôn tồn, chân tình, giàu sức thuyết phục
HS luyện đọc phân vai.
	C- Củng cố, dặn dò
	Nhắc hs ghi nhớ cách nêu lí lẽ, thuyết phục nhười khác khi tranh luận của các nhân vật trong truyện để thực hành thuyết trình, tranh luận trong tiết TLV tới.
	______________________________________	tập đọc
đất cà mau
I- Mục tiêu
	 Đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm. 
	Hiểu: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau
	Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước.
II- Chuẩn bị
	Bản đồ VN, tranh ảnh về Cà Mau.
III- Hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
	HS đọc và trả lời câu hỏi bài “Cái gì quý nhất”	
	B- Bài mới:
	* Giới thiệu bài qua bản đồ, tranh ảnh.
	1- Luyện đọc và tìm hiểu bài
GV đọc diễn cảm toàn bài. 
Chia đoạn như sgk
Hướng dẫn hs luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ khó ở mỗi đoạn.
GV chốt lại các ý kiến của hs, hình thành dàn ý của bài đọc:
 + Sự khắc nghiệt của khí hậu ở Cà Mau
 + Cây cối, nhà cửa ở Cà Mau
 + Người Cà Mau kiên cường. 
HS luyện đọc trước lớp, đọc trong nhóm từng đoạn và trả lời câu hỏi 1,2,3 tương ứng 3 đoạn, nêu ý chính của mỗi đoạn bằng cách đặt tên cho mỗi đoạn.
Chú ý đọc đúng các từ ngữ:
sớm nắng chiều mưa, rất phũ, rạn nứt, nẻ, hằng hà sa số, nung đúc, lưu truyền
	3- Luyện đọc diễn cảm
Hướng dẫn hs đọc nhấn giọng ở các từ ngữ làm nổi bật nội dung chính của mỗi đoạn
Đọc nối tiếp theo đoạn, nêu cách đọc diễn cảm từng đoạn
Luyện đọc theo cặp 
- 1 số HS đọc cả bài, lớp nhận xét
	C- Củng cố, dặn dò
	Nêu ý nghĩa của bài.
	Nhắc hs chuẩn bị ôn tập giữa học kì I
	______________________________________	 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tap doc L5.doc