Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tiết 15: Kì diệu rừng xanh

Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tiết 15: Kì diệu rừng xanh

KÌ DIỆU RỪNG XANH

 (NGUYỄN PHAN HÁCH)

I/ MỤC TIÊU.

- Đọc trôi chảy toàn bài với giọng tả nhẹ nhàng, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp rất lạ, những tình tiết bất ngờ thú vị của cảnh vật trong rừng, sự ngưỡng mộ của tác giả với vẻ đẹp kì diệu của rừng.

- Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng, tình cảm yêu mến ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kì diệu của rừng.

- Bài ca ngợi rừng xanh mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống, niềm hạnh phúc cho con người.

BVMT: Yêu quý và biết bảo vệ rừng.

 

doc 5 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 646Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tiết 15: Kì diệu rừng xanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
Kì diệu rừng xanh
 (nguyễn phan hách)
I/ Mục tiêu.
- Đọc trôi chảy toàn bài với giọng tả nhẹ nhàng, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp rất lạ, những tình tiết bất ngờ thú vị của cảnh vật trong rừng, sự ngưỡng mộ của tác giả với vẻ đẹp kì diệu của rừng.
- Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng, tình cảm yêu mến ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kì diệu của rừng.
- Bài ca ngợi rừng xanh mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống, niềm hạnh phúc cho con người.
BVMT: Yêu quý và biết bảo vệ rừng.
II/ Hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ:
- 2 HS đọc thuộc bài: Tiếng đàn ba- la- lai- ca trên sông Đà.
 + HS1 ? Em thích những hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?
 + HS2 ? Nêu nội dung chính của bài?
- Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
Treo tranh.
 ? Quan sát tranh và mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh?
 G: Đây là bức tranh chụp một góc khu rừng khộp ở miền Nam Tây Nguyên. Bức tranh này được chụp vào mùa mưa cho nên cây cối ở đây rất xanh tốt, nếu chụp vào mùa khô thì rừng rụng hết lá. Vậy để xem vẻ đẹp ở rừng có gì kì thú và nếu như có một lần nào đó các em được đi tham quan hay có dịp lên rừng các em mới thấy hết được vẻ đẹp thanh bình nơi đây. Bài học hôm nay sẽ đưa các em đến thăm khu rừng kì thú này nhé.
2/ Hướng dẫn luyện đọc 
- Một hs đọc toàn bài.
?Theo em bài này phân làm mấy đoạn?
- HS đọc nối tiếp 3 đoạn lần 1. GV sửa phát âm cho hs.
- 3 HS đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa các từ khó.
 Đ1: ? Em hiểu thế nào là lúp xúp? 
 ? Bạn nào biết ấm tích nghĩa là gì?
 ? Tân kì có nghĩa là gì?
Đ 2: ? Em biết gì về loài vượn bạc má?
 - Trong đoạn 2 có 2 câu dài (bảng phụ), em nào có thể nêu cách đọc cho cô?
 - Gọi 1 Hs đọc lại đoạn 2.
Đ 3 : ? Em biết gì về cây khộp?
 ? Con mang là con vật như thế nào?
- HS đọc nối tiếp theo nhóm 3 .
- GV đọc mẫu.
3. Tìm hiểu bài:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến dới chân.
+ Đoạn 2: tiếp theo đến nhìn theo.
+ Đoạn 3: Còn lại.
1 Hs đọc
3 đoạn
- ở liền nhau, thấp và sàn sàn như nhau.
ấm to bằng sứ, dùng để đựng nước uống.
Mới lạ.
Một loài vượn có chòm lông trắng như bông ở 2 má.
C1: Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ/ chuyền nhanh như tia chớp.
C2: Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp/ vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.
1 Hs đọc.
Cây thân gỗ thẳng, họ dầu, lá to và rụng sớm vào mùa khô.
( Con hoẵng) là loại thú rừng cùng họ với hươu, sừng bé có hai nhánh, lông màu vàng đỏ.
Thành lập nhóm 3 đọc nối tiếp trong nhóm.
Đọc tốt rồi bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu nội dung của bài.
Yêu cầu hs đọc lướt toàn bài.
 ? Tác giả đã miêu tả những sự vật nào của rừng?
Các sự vật đó được tác giả miêu tả như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung từng đoạn.
 * Đ 1: - Yêu cầu hs đọc thầm.
 ? Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì?
=> Ghi bảng: Mỗi chiếc nấm là một lâu đài; người khổng lồ lạc vào vương quốc tí hon.
? Vì sao những cây nấm gợi lên sự liên tưởng như vậy?
? Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?
* Gv giảng: Những liên tưởng ấy làm cho con người tưởng như đang sống trong một thế giới xa xưa của những câu chuyện cổ tích, thần thoại, thế giới của những ông vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử, thần tiên có phép màu biến hoá.
 ? Nội dung chính của đoạn 1 là gì?
- Nấm rừng, cây rừng, nắng trong rừng, các con thú, màu sắc của rừng, âm thanh của rừng.
- Tác giả đã liên đây như một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tác giả tưởng mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.
- Vì hình dáng cây nấm rất đặc biệt nó giống như ngôi nhà có vòm mái tròn trong những bức tranh truyện cổ.
- Cảnh vật trong rừng trở nên đẹp hơn, vẻ đẹp lãng mạn, sinh động, thần kì của truyện cổ tích.
*ý 1: Thành phố nấm trong mắt tác giả.
*Đ 2: Những cây nấm tác giả liên tưởng rất sống động, lí thú. Vậy còn muông thú được tác giả miêu tả như thế nào? Chúng ta đọc lướt đoạn 2; 3.
? Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào?
? Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho rừng?
 Giảng: Loài muông thú trong rừng làm cảnh rừng trở nên sống động, đầy bất ngờ và kì thú.
? Nội dung chính của đoạn 2 là gì?
*Đ 3: Không chỉ muông thú trong bài được tác giả miêu tả sinh động mà màu sắc trong rừng được tác giả miêu tả cũng rất đẹp. Chúng ta đọc thầm đoạn 3, thảo luận cặp đôi: 
? Vì sao rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi?
- Con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Chồn sóc vút qua không kịp đưa mắt nhìn. Con mang vàng ăn cỏ non, những chiếc chân vàng giẫm lên trên thảm lá vàng.
- Sự xuất hiện thoắt ẩn thoắt hiện của muông thú làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy bất ngờ và những điều kì thú.
* ý 2: Dáng vẻ nhanh nhẹn, tinh nghịch đáng yêu của muông thú.
- Vì có sự hoà quyện rất nhiều sắc vàng trong một không gian rộng lớn.
? Em hiểu thế nào là vàng rợi ? 
Giảng: Màu sắc trong rừng được tác giả miêu tả rất đẹp. Đó là màu vàng ngời sáng, rực rỡ, đều khắp và đẹp mắt. Rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi là do sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng trong một không gian rộng lớn, lá vàng như cảnh mùa thu ở trên cây và rải thành thảm dưới gốc, những con mang có màu lông vàng, nắng cũng rực vàng,tất cả tạo nên một giang sơn vàng rợi.
? ý chính của đoạn là gì?
?Đọc lướt lại bài và nêu cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên?
? Bài ca ngợi điều gì về rừng xanh?
- Yêu cầu hs nhắc lại.
4, Đọc diễn cảm:
? Nêu giọng đọc của bài?
- 3 hs đọc nối tiếp lại bài văn.
- GV treo bảng phụ đoạn cần luyện đọc: Đoạn 2
 ? Nêu cách đọc đoạn?
- Một học sinh nêu cách đọc và đọc đoạn 2: Đọc nhanh hơn ở những câu miêu tả hình ảnh thoắt ẩn thoắt hiện của muông thú.
- Các nhóm thi đọc diễn cảm đoạn 2.( Nhóm đôi)
- Gọi 3 Hs thi đọc trước lớp. 
- 1 Hs đọc bài.
- Nhận xét ghi điểm.
C. Củng cố.
? Trong bài câu văn nào đã sử dụng biện pháp nghệ thuật liên tưởng?
? Bài văn ca ngợi điều gì?
 * Liên hệ: Chúng ta ở MC thuộc khu vực miền Đông nên có rất nhiều rừng, có rừng ngập mặn ở Hải Yên, Hải Hòa, Bình Ngọc, Trà Cổ.., có cả rừng đồi trọc ở Bắc Sơn, Hải Sơn,Hiện nay Đảng và Chính phủ rất quan tâm đến việc trồng rừng ở các địa phương và MC của chúng ta cũng đang thực hiện việc trồng rừng ngập mặn ở Hải Hòa, Trà Cổ,phủ xanh đồi trọc ở Bắc Sơn, Hải Sơn,. Việc làm đó rất có ý nghĩa bởi vì rừng ko chỉ mang lại vẻ đẹp cho con người mà rừng còn có vai trò vô cùng quan trọng như chúng ta đã tìm hiểu ở môn địa lí. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng?
- Không chỉ bản thân có những việc làm yêu quý, bảo vệ rừng mà phải biết tuyên truyền cho những người khác cùng thực hiện nữa các em ạ.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà.
+ Rừng khộp lá úa vàng như cảnh mùa thu ( Lá vàng trên cây, thảm lá vàng dưới gốc, những con mang màu vàng lẫn trong sắc vàng của lá khộp, sắc nắng cũng dịu vàng nơi nơi) 
- là vàng ngời sáng, rực rỡ rất đẹp.
* ý 3: Giang sơn vàng rợi của rừng khộp
- Vẻ đẹp của khu rừng được tác giả tả thật kì diệu.
- Tác giả miêu tả thật khéo khi miêu tả vẻ đẹp của rừng.
- Tác giả là người yêu rừng đến kì lạ thì mới có thể quan sát và miêu tả như vậy.
- Đại ý của bài: Rừng xanh mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống. Tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kì thú của rừng. 
- Đọc giọng miêu tả phù hợp với những liên tưởng bất ngờ thú vị. Đoạn 1 khoan thai thể hiện thái độ ngưỡng mộ. Đ 2: đọc hơi nhanh ở những câu miêu tả hình ảnh thoắt ẩn thoắt hiện. Đ 3 : đọc thong thả ở những câu miêu tả cánh rừng mênh mông.
- Học sinh đọc diễn cảm trong nhóm 
bàn.
Mỗi chiếc nấm..dưới chân.
- 1 Hs nhắc lại đại ý.
Không đốt rừng bừa bãi, không chặt phá rừng, trồng cây gây rừng,.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_5_tiet_15_ki_dieu_rung_xanh.doc