Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tiết 29: Buôn Chư Lênh đón cô giáo

Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tiết 29: Buôn Chư Lênh đón cô giáo

Tiết 29:Buôn Chư Lênh đón cô giáo

I. MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU.

1.Kĩ năng: Đọc trôi chảy,lưu loát, diễn cảm toàn bài văn, phát âm chính xác tên người dân tộc( Y Hoa, già Rok ), giọng đọc phù hợp với từng đoạn: Trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng; vui hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ, giọng kể đọc thong thả, chậm rãi.

2. Kiến thức: Hiểu được nội dung bài: Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo , biết trọng văn hóa, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

3.Thái độ: Giáo dục HS biết trọng cái chữ, phát huy truyền thống ham học hỏi để nâng cao hiểu biết góp phần chống đói nghèo lạc hậu.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. TRanh minh họa bài đọc SGK.

 Phiếu học tập cho câu 1,2 SGK.

 

doc 3 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 19/03/2022 Lượt xem 200Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tiết 29: Buôn Chư Lênh đón cô giáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tập đọc
Tiết 29:Buôn Chư Lênh đón cô giáo
I. Mục đích ,yêu cầu.
1.Kĩ năng: Đọc trôi chảy,lưu loát, diễn cảm toàn bài văn, phát âm chính xác tên người dân tộc( Y Hoa, già Rok ), giọng đọc phù hợp với từng đoạn: Trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng; vui hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ, giọng kể đọc thong thả, chậm rãi.
2. Kiến thức: Hiểu được nội dung bài: Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo , biết trọng văn hóa, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
3.Thái độ: Giáo dục HS biết trọng cái chữ, phát huy truyền thống ham học hỏi để nâng cao hiểu biết góp phần chống đói nghèo lạc hậu.
II.đồ dùng dạy học. tranh minh họa bài đọc SGK.
 Phiếu học tập cho câu 1,2 SGK.
III. các hoạt động dạy -học.
h đ của GV
h đ của HS
1 Kiểm tra bài cũ.
Y/c HS đọc thuộc lòng những khổ thơ trong bài Hạt gạo làng ta.
2. Bài mới. 
 a) Giới thiệu bài
- GV( Dùng tranh giới thiệu).
 b) Hướng dẫn HS luyện đọc .
- Y/c 1 em học giỏi đọc toàn bài và nêu cách đọc bài.
- GV hướng dẫn đọc: Đọc thong thả lời kể, nhấn giọng các từ ngữ miêu tả.Đọc đoạn đầu trang nghiêm, đoạn sau giọng vui, hồ hởi khi dân làng xem cô giáo viếtchữ.
- GV chia bài thành 3 đoạn: 
Đoạn 1- Từ đầu đến dành cho khách quý.
Đoạn 2- Tiếp đến sau khi chém nhát dao.
Đoạn 3: Còn lại.
- Mời 3 em nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.
- GV kết hợp sửa chữa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc chưa phù hợp với từng đoạn.
- Hướng dẫn ngắt câu văn dài: Mấy cô gái/ vừa lùi/ vừa trải những tấm lông thú/ thẳng tắp từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn.
 Buôn Chư Lênh / đã đón tiếp cô giáo đến mở trường / bằng nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý.
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn L2, GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ khó trong phần giải thích SGK.
-Y/c 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 3.
- Mời 1 em đọc cả bài.
-GV đọc mẫu toàn bài.
 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Y/c HS đọc thầm đoạn từ đầu đến sau khi chém nhát dao và trả lời câu 1, 2 SGK trong phiếu học tập.
- Gọi HS đại diện trả lời.
( Dùng tranh giảng thêm về nghi lễ đón tiếp cô giáo)
- Y/c HS nêu ý 1.
- Y/c HS đọc đoạn 3 và trả lời câu 3 SGK. 
- Mời 1 HS nêu câu hỏi số 4 SGK và tự trao đổi với nhau về nội dung câu này.
- GV bổ sung và nhấn mạnh: Tình cảm của người Tây Nguyên đối với cô giáo, với cái chữ thể hiện nguyện vọng thiết tha của người Tây Nguyên cho con em mình được học hành thoát khỏi đói nghèo lạc hậu, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.Họ khao khát được học chữ để hiểu biết thêm.
- Y/c HS nêu ý 2.
-Y/c HS nêu nội dung chính của bài.GV tóm ý ghi bảng.
 d) Hướng dẫn đọc diễn cảm.
-GV mời 3 HS đọc 3 phần và nêu lại cách đọc.
-Hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 3, đọc đúng giọng của già làng và mọi người...
- Chú ý thể hiện giọng thay đổi của già Rok: Câu đầu trang nghiêm, câu sau hồ hởi , vui vẻ. Giọng lũ làng: Vui vẻ, thích thú.
- Tổ chức cho HS đóng vai luyện đọc đoạn 3.
- GV và HS cùng nhận xét đánh giá và bình chọn tổ đọc hay .
3. Củng cố, dặn dò.
- Nêu nội dung ý nghĩa của bài.
- Liên hệ giáo dục: Các em ạ để thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, có cuộc sống ấm no hạnh phúc đó không chỉ là nguyện vọng của người dân tây nguyên mà là nguyện vọng của tất cả mọi người, vì thế đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm đến giáo duc, đầu tư nhiều cho giáo dục nhất là vùng sâu, vùng xa đã có nhiều ngôi trường cao tầng , có nhiều ngôi trường nội trú cho con em vùng sâu, vùnh xa được đến trường mở mang hiểu, nhận thức và nâng cao mức sống của mình.
- Còn các em sẽ phải học tập thế nào để chống đói nghèo lạc hậu?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Về ngôi nhà đang xây.
-3- 4 em đọc bài và kết hợp trả lời câu hỏi.
- lớp theo dõi.
- HS đọc nối tiếp ( mỗi em 1 đoạn), lớp nhận xét bạn đọc.
-HS đọc kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ khó trong sách.
- HS đọc theo cặp, đại diện vài em đọc bài.Lớp nhận xét bổ sung cách đọc từng đoạn.
- HS đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- HS theo dõi.
-HS làm việc theo cặp trên phiếu.Đại diện trả lời ,lớp nhận xét BS.
- 2 HS nêu( Người dân Tây Nguyên đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình)
- HS đọc đoạn còn lại và đại diện trả lời.
- Niềm háo hức chờ đợi cái chữ của dân làng.
- 2, 3 HS nêu, lớp nhận xét bổ sung.
-HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV, lớp theo dõi và nhận xét giọng đọc ,cách ngắt nghỉ và nhấn giọng của bạn.
- HS thi đọc giữa các tổ . Mỗi tổ cử đại diện tham gia 
- 3 HS nhắc lại.
- HS tự liên hệ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_5_tiet_29_buon_chu_lenh_don_co_giao.doc