Giáo án Tập đọc lớp 5 - Tiết học 50: Cửa sông

Giáo án Tập đọc lớp 5 - Tiết học 50: Cửa sông

CỬA SÔNG.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Hiểu các từ ngữ khó trong bài, hiểu nội dung, ý nghĩa bài thơ.

2. Kĩ năng: - Đọc trôi chảy diễn văn bài thơ với giọng đọc nhẹ nhàng tha thiết, trầm lắng, chứa chan tình cảm.

 - Học thuộc lòng bài thơ.

3. Thái độ: - Qua hình ảnh cửa sông tác giả ngợi ca tình cảm thuỷ chung, thiết tha biết ơn cội nguồn.

II. Chuẩn bị:

+ GV: Tranh minh hoạ trong SGK, tranh ảnh về phong cảnh cửa sông. Bảng phụ ghi sẵn văn luyện đọc cho học sinh.

+ HS: SGK, tranh ảnh sưu tầm.

 

doc 4 trang Người đăng hang30 Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc lớp 5 - Tiết học 50: Cửa sông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC: 	 Tiết 50.... 	
CỬA SÔNG. 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Hiểu các từ ngữ khó trong bài, hiểu nội dung, ý nghĩa bài thơ.
2. Kĩ năng: 	- Đọc trôi chảy diễn văn bài thơ với giọng đọc nhẹ nhàng tha thiết, trầm lắng, chứa chan tình cảm.
	- Học thuộc lòng bài thơ.
3. Thái độ: 	- Qua hình ảnh cửa sông tác giả ngợi ca tình cảm thuỷ chung, thiết tha biết ơn cội nguồn.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh minh hoạ trong SGK, tranh ảnh về phong cảnh cửa sông. Bảng phụ ghi sẵn văn luyện đọc cho học sinh.
+ HS: SGK, tranh ảnh sưu tầm.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Phong cảnh đền Hùng.
Giáo viên gọi 2 – 3 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
	  Tìm từ ngữ miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng?
	  Những cảnh vật nào ở đền Hùng gợi nhớ về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc?
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
Cửa sông.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Yêu cầu học sinh đọc bài thơ.
Giáo viên nhắc học sinh chú ý đọc ngắt giọng đúng nhịp thơ trong bài.
VD: Là cửa/ nhưng không/ then khoá/ cũng không/ khép lại bao giờ/ phát âm đúng các từ ngữ học sinh còn hay lẫn lộn.
VD: Then khoá, mênh mông, cần mẫn, nước lợ, sông sâu, tôm rảo, lấp loá 
Gọi học sinh đọc từ ngữ chú giải.
Giáo viên giúp học sinh hiểu các từ này.
Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ: giọng nhẹ nhàng, tha thiết, trầm lắng.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cả lớp cùng trao đổi, trả lời các câu hỏi.
Tìm biện pháp chơi chữ trong khổ thơ đầu.
Nhờ biện pháp chơi chữ, tác giả nói được điều gì về cửu sông?
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc khổ thơ 2 – 5 và trả lời câu hỏi.
Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào?
* Giáo viên chốt: Cửa sông là nơi gia nhau giữa sông và biển. Nơi ấy tôm cá tụ hội, nơi những chiếc thuyền câu lấp và đêm trăng, nơi con tàu kéo còi giã từ đất liền và nơi để tiễn người ra khơi.
Yêu cầu học sinh đọc khổ thơ cuối.
Giáo viên đặt câu hỏi:
	  Tìm biện pháp nhân hoá trong khổ thơ cuối?
	  Bằng biện pháp nhân hoá, tác giả đã nói điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc toàn bài thơ và nêu câu hỏi:
	  Cách sắp xếp ý trong bài thơ có đặc sắc?
Giáo viên chốt: Trong bài thơ, ở từng khổ thơ là sự xen kẻ các câu thơ một cách hài hoà, sự bố trí nội dung của từng khổ thơ đã giúp ta thấy rõ sự trải rộng mênh mông dẫn dắt người đọc để rồi cùng kết lại bằng hình ảnh khép lại nhẹ nhàng, tha thiết.
Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để trao đổi tìm nội dung chính của bài thơ.
v	Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. 
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc của bài thơ, xác lập kỹ thuật đọc: giọng đọc, nhấn giọng, ngắt nhịp.
	Nơi biển/ tìm về với đất/
	Bằng/ con sóng nhớ/ bạc đầu
	Chất muối/ hoà trong vị ngọt
	Thành vùng nước lợ nông sâu//
Cho học sinh các tổ, nhóm, cá nhân thi đua đọc diễn cảm.
Hướng dẫn học sinh đọc thuộc lòng bài thơ.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu đại ý.
Giáo viên nhận xét.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Nghĩa thầy trò”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh lắng nghe.
Học sinh trả lời.
Hoạt động lớp, cá nhân.
1 học sinh khá giỏi đọc bài thơ.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ.
Học sinh đọc đúng các từ luyện đọc.
1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm, học sinh có thể nêu thêm từ ngữ các em chưa hiểu (nếu có).
1 – 2 học sinh đọc cả bài.
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh đọc thầm khổ thơ 1, trả lời câu hỏi.
Tác giả dựa vào “Cửa sông” để chơi chữ: cửa sông cũng là cửa nhưng không có then, có khoá như cửa bình thường.
Tác giả đã giới thiệu hình ảnh một cửa sông thân quen và độc đáo.
Cả lớp đọc thầm.
1 học sinh đọc – Cả lớp suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Học sinh phát biểu.
Dự kiến: Cửa sông là nơi giữ lại phù sa được bồi đắp bãi bồi, nơi nước ngọt chảy vào biển rộng, nơi biển cả tìm về với đất liền, nơi sông và biển hoà lẫn vào nhau.
1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm lại.
Học sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Dự kiến: Cửa sông “giáp mặt” với biển rộng, lá xanh “bỗng nhớ một vùng nước non.
	  Tác giả muốn gửi lòng mình vào cội nguồn, không quên cội nguồn, nơi đã sinh ra và trưởng thành.
1 học sinh đọc cả bài thơ, cả lớp đọc thầm và phát triển.
Dự kiến: Bài thơ là sự xen giữ những câu thơ, được sắp xếp theo kiểu trong đó ra ở khổ thơ đầu và khép lại ở khổ thơ cuối.
Học sinh các nhóm thảo luận, tìm nội dung chính của bài.
Dự kiến: Qua hình ảnh cửa sông tác giả ngợi ca tình cảm thuỷ chung thiết tha biết ơn cội nguồn.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Nhiều học sinh luyện đọc khổ thơ.
Học sinh thi đua đọc diễn cảm.
Học sinh đọc thuộc lòng từng đoạn, cả bài.
Học sinh trả lời.
Học sinh nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docTĐ 50.doc