Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 11 đến tuần 14 - Trần Thế Khanh

Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 11 đến tuần 14 - Trần Thế Khanh

TUẦN 11 Tiết 21CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ

I.MỤC TIÊU

* Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ như : khoái, ngọ nguậy, nhọn hoắt, săm soi,

* Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.

* Đọc diễn cảm toàn bài văn, phân biệt lời của từng nhân vật.(Bé` Thu :hồn nhiên;ông :hiền từ)

* Hiểu nội dung bài : Tình cảm yêu quí thiên nhiên của hai ông cháu. (trả lời câu hỏi SGK)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa trang 102 SGK.

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

 

doc 17 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 256Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 11 đến tuần 14 - Trần Thế Khanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 Tiết 21 Ngày dạy : 
CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ
I.MỤC TIÊU
* Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ như : khoái, ngọ nguậy, nhọn hoắt, săm soi,
* Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
* Đọc diễn cảm toàn bài văn, phân biệt lời của từng nhân vật.(Bé` Thu :hồn nhiên;ông :hiền từ)
* Hiểu nội dung bài : Tình cảm yêu quí thiên nhiên của hai ông cháu. (trả lời câu hỏi SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa trang 102 SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
2ph
1.Ổn định
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt) GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS .
- Gọi HS đọc phần chú giải.
-- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu toàn bài với giọng nhẹ nhàng : giọng bé Thu hồn nhiên, nhí nhảnh; giọng ông hiền từ, chậm rãi. Nhấn giọng các từ ngữ : khoái, rủ rỉ, ngọ nguậy, bé xíu, nhọn hoắt, đỏ hồng, đất lành chim đậu,
b) Tìm hiểu bài
- GV chia HS thành nhóm thảo luận các câu hỏi.
- Mời 1 HS lên điều khiển lớp trao đổi, tìm hiểu bài. GV chỉ kết luận hoặc giảng giải thêm nếu cần.
1. Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
2. Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật?
(GV ghi bảng các từ ngữ Cây quỳnh; cây hoa ti gôn; cây hoa giấy; cây đa Aán Độ).
- Bạn Thu chưa vui điều gì?
3. Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
4. Em hiểu “Đất lành chi đậu” là như thế nào? 
- Em có nhận xét gì về hai ông cháu bé Thu?
- Hãy nêu nội dung chính của bài văn?
C
) Đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3
+ Treo bảng phụ có đoạn 3.
+ GV đọc mẫu.
+ Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
- Tổ chức cho HS đọc theo vai.
- Nhận xét, khen ngợi HS đọc đúng lời nhân vật.
4. Củng cố- dặn dò.
- Về đọc lại bài và chuẩn bị bài Tiếng vọng. 
Nhận xét: 
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS đọc bài theo trình tự :
+ HS1 : Bé Thu  loài cây.
+ HS2 : Cây quỳnh  không phải là vườn.
+ HS3 : Một sớm . Hả cháu?
- 1 HS đọc.
- - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS theo dõi.
- Đọc thầm, trao đổi, trả lời từng câu hỏi trong SGK.
- 1 HS khá diều khiển lớp trao đổi, trả lời câu hỏi.
- Để được ngắm nhìn cây cối, nghe ông giảng về từng loại cây ở ban công.
- Cây quỳnh lá dày, giữ được nước; cây ti gôn thò những cái râu theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu; cây hoa giấy bị vòi hoa ti gôn quấn nhiều vòng; cây đa Aán Độ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xòe những cái lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra những những búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng.
- Thu chưa vui ví bạn Hằng ở nhà dưới bảo ban công nhà Thu không phài là vườn.
- Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.
- Đất lành chim đậu có nghĩa là nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có con người đến sinh sống, làm ăn.
- Hai ông cháu bé Thu rất yêu thiên nhiên, cây cối, chim chóc.
- Tình cảm yêu quí thiên nhiên của hai ông cháu. Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- 3 đến 5 HS thi đọc, cả lớp bình chọn ban đọc hay nhất.
+ HS1 : người dẫn chuyện.
+ HS2 : bé Thu.
+ HS3 : ông.
Rút kinh nghiệm :
TUẦN 11 Tiết 22 Ngày dạy : 
TIẾNG VỌNG
I.MỤC TIÊU
* Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ như : chim sẻ nhỏ, tổ cũ, cơn bão,giấc ngủ,
* Đọc diễn cảm toàn bài thơ ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
* - Hiểu được : Đừng vô tình trước những sinh linh bé` nhỏ trong thế giới quanh ta.
 - Hiểu nội dung bài : Tâm trạng ân hận, day dứt của tác giả vì sự vô tâm đã gây nên cái chết của chú chim sẻ nhỏ.(trả lời được các câu hỏi 1,3,4)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa trang 108 SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
2ph
1.Ổn định
2. Bài cũ
- Gọi 2 HS đọc tiếp nối từng đoạn bài chuyện một khu vườn nhỏ và trả lời câu hỏi:
+ Em thích nhất loài cây nào ở ban công nhà bé Thu? Vì sao?
+ Nội dung chính của bài văn là gì?
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt) GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS .
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu toàn bài với giọng nhẹ nhàng, trầm buồn, bộc lộ cảm xúc day dứt, xót thương, ân hận trước cái chết thương tâm của chú chim sẻ nhỏ. 
b) Tìm hiểu bài
- GV chia HS thành nhóm thảo luận các câu hỏi.
- Mời 1 HS lên điều khiển lớp trao đổi, tìm hiểu bài. GV chỉ kết luận hoặc giảng giải thêm nếu cần.
1. Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh đáng thương nào?
2. Vì sao tác giả băn khoăn, day dứtvề cái chết của chim sẻ?
- giảng : Tác giả ân hận vì một chút ích kỉ, một chút lười biếng, sợ bị lạnh, vô tình đã gây ra cái chết của chim sẻ.
3. Những hình ảnh nào đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả?
- Hãy nêu nội dung chính của bài thơ?
c) Đọc diễn cảm.
- Gọi 2 HS đọc tiếp nối toàn bài.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 1 :
+ Treo bảng phụ có đoạn 1.
+ GV đọc mẫu.
+ Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
4. Củng cố- dặn dò.
- Về học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài Mùa thảo quả. 
Nhận xét: 
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc to, rõ trước lớp.
- HS đọc bài theo trình tự :
+ HS1 : Con chim sẻ  chẳng ra đời.
+ HS2 : Đêm đêm  trên ngàn.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS theo dõi.
- Đọc thầm, trao đổi, trả lời từng câu hỏi trong SGK.
- 1 HS khá diều khiển lớp trao đổi, trả lời câu hỏi.
- Nó chết trong cơn bão gần về sáng, xác nó lạnh ngắt và bị một con mèo tha đi. Nó chết đi để lại trong tổ những quả trứng . không có mẹ ấp ủ những chú chim non mãi mãi chẳng ra đời.
- Vì tác giả nghe tiếng con chim đập cửa trong cơn bảo, nhưng nằm trong chăn ấm , không muốn bị lạnh nên tác giả không mở cửa cho chim sẻ tránh mưa.
- Hình ảnh : những quả trứng không có mẹ ấp ủ. Những quả trứng đêm đêm lăn vào giấc ngủcủa tác giả như đá lở trên núi.
- Cái chết của chim sẻ nhỏ.
- Sự ân hận muộn mằn
- Tâm trạng ân hận, day dứt của tác giả vì sự vô tâm đã gây nên cái chết của chú chim sẻ nhỏ.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- 3 đến 5 HS thi đọc, cả lớp bình chọn bạ đọc hay nhất.
Rút kinh nghiệm :
TUẦN 12 Tiết 23 Ngày dạy : 
MÙA THẢO QUẢ
I.MỤC TIÊU
* Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ như : thảo quả, lướt thướt, quyến, ủ ấp, lặng lẽ, mạnh mẽ,
* Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả vẻ đẹp hấp dẫn, hương thơm ngất ngây, sự phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả.
* Đọc diễn cảm toàn bài ,nhấn mạnh các từ ngữ tả hình ảnh ,màu sắc,mùi vị của thảo quả.
* Hiểu các từ khó trong bài : thảo quả, Đản Khao, Chin San, sầm uất, tầng rừng thấp.
* Hiểu nội dung bài :Vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa trang 113 SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
2ph
1.Ổn định
2. Bài cũ
- Gọi 3 HS đọc tiếp nối từng đoạn bài Tiếng vọng và trả lời câu hỏi.
+ Vì sao tác giả lại day dứt về cái chết của con chim sẻ?
+ Hình ảnh nào để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả?
+ Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì?
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt) GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS .
- Gọi HS đọc phần chú giải.
-- GV đọc mẫu toàn bài với giọng nhẹ nhàng thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả.
- Nhấn giọng ở những từ ngữ: lướt thướt, quyến, ngọt lựng, thơm nồng, đậm, ủ ấp, chín nục, ngây ngất, kì lạ,
b) Tìm hiểu bài
- GV chia HS thành nhóm thảo luận các câu hỏi.
- Mời 1 HS lên điều khiển lớp trao đổi, tìm hiểu bài. GV chỉ kết luận hoặc giảng giải thêm nếu cần.
1. Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào? Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?
Giảng : Các từ hương, thơm được lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh mùi hương đặc biệt của thảo quả.
2. Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh.
3. Hoa thảo quả nảy ra ở đâu? Khi thảo quả chín rừng có gì đẹp? 
- Hãy nêu nội dung chính của bài thơ?
c) Đọc diễn cảm.
- Gọi 3 HS đọc tiếp nối toàn bài.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3:
+ Treo bảng phụ có đoạn 3.
+ GV đọc mẫu.
+ Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
4. Củng cố- dặn dò.
- Về đọc lại bài và chuẩn bị bài Hành trình của bầy ong.
Nhận xét: 
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc thành tiếng trước ... ø đê điều.
- 1 HS đọc chú giải.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc(2 vòng)
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS theo dõi.
- Cùng tìm hiểu bài theo nhóm.
+ Nguyên nhân : do chiến tranh, do quai đê, do làm đầm nuôi tôm làm một phần rừng ngập mặn bị mất đi.
+ Hậu quả : Lá chắn bào vệ đê điều không còn, đê điểu bị xói lở, bị vỡ.
- Vì các tỉnh nầy làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để mọi người dân hiểu rõ tác dụng của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều.
+ Các tỉnh : Minh Hải, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng,.
- Bảo vệ vững chắc đê biển, tăng thu nhập cho người dân nhờ sản lượng hài sàn nhiều, các loài chim nước trở nên phong phú.
-Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá, thành tích phục hồi rừng ngập mặn những năm qua, tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
- Theo dõi và nêu giọng đọc.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- 3 HS thi đọc, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
Rút kinh nghiệm :
TUẦN 14 Tiết 27 Ngày dạy : 
CHUỖI NGỌC LAM
I.MỤC TIÊU
* Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ như : Pi-e, ngửng đầu, Gioan, rạng rỡ, Nô-en, chuỗi, giáo đường,
* Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm.
*Đọc diễn cảm bài văn ,biết phân biệt lời kể và lời các nhân vật ,thể hiện được tính cách nhân vật.
* Hiểu nội dung bài : Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. (trả lời được các câu hỏi 1,3,4)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa trang 132 SGK.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
31ph
2ph
1.Ổn định
2. Bài cũ
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn bài Trồng rừng ngập mặn và nêu ý chính mỗi đoạn.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt) GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS .
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- GV đọc mẫu toàn bài với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng.
b) Tìm hiểu bài
Phần 1 : Gọi 2 HS đọc phần 1 và nêu nội dung chính.
- Yêu cầu HS đọc theo cặp phần 1.
- Gọi 1 HS đọc phần 1
- Cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi :
1. Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?
Em có đủ tiền để mua chuỗi ngọc không? Vì sao em biết điều đó?
+ Thái độ của chú Pi-e lúc đó thế nào?
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm phần 1 theo vai.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- Nhận xét, khen ngợi những HS đọc hay.
Phần 2
Gọi 3 HS đọc tiếp nối phần 2.
- Gọi HS nêu ý chính phần 2.
- Gọi HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 HS đọc phần 2 trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
+ Chị của cô bé tìm gặp Pi-e để làm gì?
+ Vì sao Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?
+ Chuỗi ngọc đó có ý nghĩa gì đối với chú Pi-e?
+ Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?
Giảng : Ba nhân vật trong truyện đều nhân hậu, tốt bụng. Người chị đã nuôi em từ khi mẹ mất. Em bé yêu chị, mang hết số tiền để dành mua quà tặng chị. Chú pi-e tốt bụng muốn mang lại niềm vui cho hai chị em đã gở mảnh giấy ghi giá tiền Những con người ấy thật nhân hậu đáng để chúng ta học tập.
- Tổ chức cho HS đọc phần 2 theo vai.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảmphần 2.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
- Hãy nêu nội dung chính của bài .
4. Củng cố- dặn dò.
- Gọi 4 HS đọc toàn truyện theo vai 
- Nhận xét HS đọc bài.
 Về tập đọc lại bài và chuẩn bị bài Hạt gạo làng ta.
Nhận xét: 
-3 HS đọc bài .
- HS đọc bài theo trình tự :
+ HS1 : Chiều hôm ấy  yêu quí.
+ HS2 : Ngày lễ Nô-en  tràn trề.
- 1 HS đọc chú giải.
- HS theo dõi.
- 2 HS đọc phần 1 và nêu : phần 1 là cuộc đối thoại giữa chú Pi-e và Gioan.
- HS luyện đọc theo cặp.
+ Đoạn 1 : Từ đầu  cho cháu. 
+ Đoạn 2 : Pi-e ngạc nhiên  đừng đánh rơi nhé.
+ Đoạn 3 : Cô bé  yêu quí.
- 1 HS đọc phần 1. 
- Để tặng chị nhân ngày Nô-en.Đó là người chị đã thay mẹ nuôi em từ khi mẹ mất.Cô bé không có đủ tiền để mua.Cô mở khăn tay, đổ lên bàn một nắm xu. Dó là tiền em đập con heo đất.
- Chú Pi-e trầm ngâm nhìn cô bé và lặng lẽ gỡ mảnh giấy ghi giá tiền.
- HS đọc diễn cảm theo vai.
- 2 nhóm HS thi đọc diễn cảm.
- 3 HS nối tiếp đọc theo trình tự :
+ HS 1 : Ngày lễ Nô-en phải,
+ HS 2 : Thưa  số tiền em có.
+ HS 3 : Hai người .. hi vọng tràn trề.
- cuộc đối thoại giữa Pi-e và chị cô bé.
- HS luyện đọc theo cặp (2 lượt).
- 1 HS đọc .
+ Để hỏi xem có phải Gioan đã mua chuỗi ngọc ở đây không? Chuỗi ngọc có phải thật không? Pi-e bán với giá bao nhiêu?
+ Vì em đã mua chuỗi ngọc bằng tất cà số tiền em có.
+ Đây là chuỗi ngọc chú Pi-e để dành tặng vợ chưa cưới của mình, nhưng cô đã mất vì một tai nạn giao thông.
+ Các nhân vật trong bài đều là những người tốt, có tấm lòng nhân hậu. Họ biết sống vì nhau, mang lại hạnh phúc cho nhau.
-3 HS tạo thành nhóm đọc theo vai.
- 2 nhóm HS tham gia thi đọc.
- Ca ngợi ba nhân vật là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.
- HS đọc bài.
Rút kinh nghiệm :. 
TUẦN 14 Tiết 28 Ngày dạy : 
HẠT GẠO LÀNG TA
I.MỤC TIÊU
* Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ như : khẩu súng, băng đạn, chống hạn, quang trành, tiền tuyến,
* Đọc trôi chảy toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ,khổ thơ. 
* Đọc diễn cảm toàn bài thơ với giọng nhẹ nhàng,tình cảm.
 * Hiểu nội dung bài : Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương vớituyền tuyến trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. (trả lời được các câu hỏi SGK)
 * HTL 2-3 khổ thơ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa trang 139 SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
30ph
2ph
1.Ổn định
2. Bài cũ
- Gọi 2 HS đọc tiếp nối từng phần bài Chuỗi ngọc lam và trả lời câu hỏi.
+ Em nghĩ gì về những nhân vậttrong câu chuyện nầy?
+ Nội dung bài văn là gì?
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi 5 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ (2 lượt) GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. (chú ý : giữa các dòng thơ nghỉ hơi như một dấu phẩy).
- Đọc vắt giữa các dòng thơ sau :
+ Có vị phù sa
 Của sông Kinh Thầy
+ Những trưa tháng sáu
 Nước như ai nấu
 Chết cả cá cờ
+ Ngắt rõ giữa hai câu thơ :
 Cua ngoi lên bờ
 Mẹ em xuống cấy.
- Gọi HS đọc phần chú giải .
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu toàn bài với giọng tình cảm
Nhấn giọng ở những từ ngữ : có, ngọt bùi đắng cay, chết cả cá cờ, vàng, hạt vàng làng ta
b) Tìm hiểu bài
- GV chia HS thành nhóm thảo luận các câu hỏi.
- GV nêu từng câu hỏi, gọi đại diện HS phát biểu, yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- 1. Đọc khổ thơ 1, em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì?
2. Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
Giảng : để diễn tả nỗi khó nhọc của mẹ, tác giả đã vẽ lên hai hình ảnh trái ngựoc nhau : cua sợ nước nóng phải ngoi lên bờ tìm chỗ mát thì mẹ phải bước chân xuống ruộng để cấy. Hính ảnh ấy nói lên sự vất vả của người nông dân không quản nắng mưa, lăn lộn trên đồng để làm ra hạt gạo.
3. Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo?
4. Vì sao tác giả nói hạt gạo là hạt vàng?
- Hãy nêu nội dung chính của bài thơ?
c) Đọc diễn cảmvà học thuộc lòng.
- Gọi 5 HS đọc tiếp nối toàn bài. HS cả lớp tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm khổ thơ 2
+ Treo bảng phụ có viết đoạn thơ.
+ GV đọc mẫu.
+ Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho HS học thuộc lòng từng khổ thơ.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
4. Củng cố- dặn dò.
- Về học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
Nhận xét: 
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS đọc bài theo trình tự :Mỗi HS một khổ thơ.
+ HS 1 : Hạt gạo đắng cay
+ HS 2 : Hạt gạo  xuống cấy
+ HS 3 : Hạt gạo  giao thông
+ HS 4 : Hạt gạo  quyết đất
+ HS 5 : Hạt gạo  làng ta.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS theo dõi.
- Đọc thầm, trao đổi, trả lời từng câu hỏi trong SGK theo nhóm.
- Mỗi câu hỏi 1 HS nêu ý kiến, HS khác bổ sung.
- Hạt gạo được làm nên từ vị phù sa, nước trong hồ, công lao của mẹ.
- Những hình ảnh nói lên nỗi vất vả của người nông dân :Giọt mồ hôi sa, những trưa tháng sáu, nước như ai nấu, chết cả cá cờ, cua ngoi lên bờ, mẹ em xuống cấy
- Các bạn thiếu nhi đã cùng mọi người tát nước chống hạn, bắt sâu cho lúa, gánh phân bón cho lúa.
- Vì hạt gạo rất quí, làm nên nhờ công sức của bao người.
- Hạt gạo được làm nên từ mồ hôi, công sức của cha mẹ, của các bạn thiếu nhi là tấm lòng của hậu phương góp phần vào chiến thắng của tuyền tuyến trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- 5 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng, 1 HS nêu ý kiến về giọng đọc.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- 3 HS thi đọc, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
- 5 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng từng khổ thơ (2 lượt).
- 2 HS đọc thuộc lòng toàn bài.
Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_5_tuan_11_den_tuan_14_tran_the_khanh.doc