Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 16, 17 - Phạm Thị Tố Tâm

Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 16, 17 - Phạm Thị Tố Tâm

TIẾT 31

THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Đọc diẽn cảm bài văn, giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi,thể hiện thái độ cảm phục lòng nhân aí, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông.

2. Kĩ năng: - Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu, nhân cách cao thượng của danh y Hải Thượng Lãn Ông. ( trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).

3. Thái độ: - Kính trọng và biết ơn người tài giỏi, giáo dục lòng nhân ái.

II. CHUẨN BỊ:

+ GV: Bảng phụ.

+ HS: SGK.

 

docx 10 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 18/03/2022 Lượt xem 173Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 16, 17 - Phạm Thị Tố Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 7 tháng 12 năm 2009
TUẦN 16
TIẾT 31 	
THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:	- Đọc diẽn cảm bài văn, giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi,thể hiện thái độ cảm phục lòng nhân aí, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông.
2. Kĩ năng: 	- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu, nhân cách cao thượng của danh y Hải Thượng Lãn Ông. ( trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).
3. Thái độ:	- Kính trọng và biết ơn người tài giỏi, giáo dục lòng nhân ái.
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: Bảng phụ.
+ HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
4’
1’
30’
6’
15’
6’
3’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ:
Học sinh hỏi về nội dung – Học sinh trả lời.
Giáo viên nhận xét cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
 4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
Luyện đọc.
Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng đoạn.
Rèn học sinh phát âm đúng. Ngắt nghỉ câu đúng.
Bài chia làm mấy đoạn.
Giáo viên đọc mẫu.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 .
Giáo viên giao câu hỏi yêu cầu học sinh trao đổi thảo luận nhóm.
	+ Câu 1: Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài 
- GV chốt 
- Yêu cầu HS nêu ý 1
 + Câu 2 : Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ ?
- GV chốt 
- Yêu cầu HS nêu ý 2
- Giáo viên chốt: tranh vẽ phóng to.
 Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3.
	+ Câu 3: Vì sao cơ thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi?
 + Câu 4: Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào ?
- Chốt.
Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 3.
	- Giáo viên cho học sinh thảo luận rút đại ý bài?
v	Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. 
Hướng dẫn đọc diễn cảm.
Đọc mẫu.
Học sinh luyện đọc diễn cảm.
Lớp nhận xét.
Giáo viên nhận xét.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Đọc diễn cảm toàn bài (2 học sinh đọc) ® ghi điểm.
Qua bài này chúng ta rút ra điều gì?
5. Tổng kết - dặn dò: 
Rèn đọc diễn cảm.
Chuẩn bị: “Thầy cúng đi bệnh viện”.
Nhận xét tiết học. 
Hát 
Học sinh lần lượt đọc bài.
Học sinh đọc đoạn và trả lời theo câu hỏi từng đoạn.
Hoạt động lớp.
1 học sinh khá đọc.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh phát âm từ khó, câu, đoạn.
Lần lượt học sinh đọc nối tiếp các đoạn.
+ Đoạn 1: “Từ đầu cho thêm gạo củi”.
+ Đoạn 2: “ càng nghĩ càng hối hận”.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
Học sinh đọc phần chú giải.
Hoạt động nhóm, cá nhân.
Học sinh đọc đoạn 1 và 2.
Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đọc từng phần để trả lời câu hỏi.
- Ông tự đến thăm, tận tụy chăm sóc người bệnh , không ngại khổ, ngại bẩn, không lấy tiền mà còn cho họ gạo, củi 
- Ông tự buộc tội mình về cái chết của người bệnh không phải do ông gây ra 
® ông là người có lương tâm và trách nhiệm .
Học sinh đọc đoạn 3.
	+ Dự kiến: Ông được được tiến cử chức quan trông coi việc chữa bệnh cho vua nhưng ông đều khéo từ chối. 
+ Dự kiến:
Lãn Ông không màng danh lợi chỉ chăm chăm làm việc nghĩa.
Công danh rồi sẽ trôi đi chỉ có tấm lòng nhân nghĩa là còn mãi.
Công danh chẳng đáng coi trọng, tấm lòng nhân nghĩa mới đáng quý, phải giữ, không thay đổi.
+ Dự kiến.
Thầy thuốc yêu thương bệnh nhân như mẹ yêu thương, lo lắng cho con.
Các nhóm lần lượt trình bày.
Các nhóm nhận xét.
· Đại ý: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu, nhân cách cao thượng của danh y Hải Thượng Lãn Ông.
Hoạt động nhóm, cá nhân.
Giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện thái độ thán phục tấm lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông.
Chú ý nhấn giọng các từ: nhà nghèo, không có tiền, ân cần, cho thêm, không ngại khổ, 
Lần lượt học sinh đọc diễn cảm cả bài.
Học sinh thi đọc diễn cảm.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày dạy: 9 tháng 12 năm 2009
TIẾT 32 	
 THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:	- Biết đọc diễn cảm bài văn.	
-Đọc lưu trôi trôi chảy với giọng kể chậm rãi, linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện.
2. Kĩ năng: 	- Hiểu nội dung câu chuyện : Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái, khuyên mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh không mê tín, dị đoan, phải dựa vào khoa học
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: Bảng phụ.. 
+ HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
4’
1’
30’
6’
15’
 5’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Lần lượt học sinh đọc bài.
Giáo viên nhận xét cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, trực quan.
Luyện đọc.
Rèn học sinh phát âm đúng. Ngắt nghỉ câu đúng.
Bài chia làm mấy đoạn.
Giáo viên đọc mẫu.
Giúp học sinh giải nghĩa thêm từ.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1.
Giáo viên giao câu hỏi yêu cầu học sinh trao đổi thảo luận nhóm.
+ Câu 1: Cụ Ún làm nghề gì? Cụ là thầy cúng có tiếng như thế nào?
Giáo viên chốt.
Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 1.
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2.
+ Câu 2: Khi mắc bệnh, cụ Ún đã tự chữa bằng cách nào? Kết quả ra sao?
Giáo viên chốt.
Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 2.
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3.
+ Câu 3: Vì sao bị sỏi thận mà cụ Ún không chịu mổ, trốn bệnh viện về nhà?
Giáo viên chốt lại.
Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 3.
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 4.
+ Câu 4: Nhờ đâu cụ Ún khỏi bệnh? Câu nói cuối bài giúp em hiểu cụ Ún đã thay đổi cách nghĩ như thế nào?
Chốt lại.
Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 4.
Đại ý:
Nhận xét, ghi điểm.
Cho học sinh thảo luận nhóm rút đại ý.
v	Hoạt động 3: Rèn học sinh đọc diễn cảm. 
.Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
Rèn đọc diễn cảm.
Giáo viên đọc mẫu.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Đọc diễn cảm toàn bài.
Qua bài này ta rút ra bài học gì? (tránh mê tín nên dựa vào khoa học).
5. Tổng kết - dặn dò: 
Rèn đọc diễn cảm.
Chuẩn bị: “Ôn tập”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi theo từng đoạn.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh khá đọc.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh phát âm từ khó, câu, đoạn.
Lần lượt học sinh đọc nối tiếp các đoạn.
+ Đoạn 1: 3 câu đầu.
+ Câu 2: 3câu tiếp.
+ Đoạn 3: “Thấy cha không lui”.
+ Đoạn 4: phần còn lại.
Đọc phần chú giải.
Hoạt động nhóm, cá nhân.
Học sinh đọc đoạn 1.
Nhón trưởng yêu cầu các bạn đọc từng phần để trả lời câu hỏi.
Dự kiến: Cụ Ún làm nghề thầy cúng – Nghề lâu năm được dân bản rất tin – đuổi tà ma cho bệnh nhân tôn cụ làm thầy – theo học nghề của cụ.
Cụ Ún là thầy cúng được dân bản tin tưởng.
Học sinh đọc đoạn 2.
Dự kiến: Khi mắc bệnh cụ cho học trò cúng bái cho mình, kết quả bệnh không thuyên giảm.
Sự mê tín đã đưa đến bệnh ngày càng nặng hơn.
Học sinh đọc đoạn 3.
Dự kiến: Cụ sợ mổ – trốn viện – không tín bác sĩ – người Kinh bắt được con ma người Thái.
Càng mê tín hơn trốn viện.
Đọc đoạn 4.
Đại ý: Phê phán những cách làm, cách nghĩ lạc hậu, mê tín dị đoan. Giúp mọi người hiểu cúng bái không thể chữa lành bệnh cho con người. Chỉ có khoa học và bệnh viện làm được điều đó.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
- Học sinh đọc diễn cảm, nhấn mạnh ở các từ: đau quặn, thuyên giảm, quằn quại, nói mãi, nể lời, dứt khoát 
Lần lượt học sinh đọc diễn cảm bài thơ.
Học sinh thi đọc diễn cảm.
Đại ý: Phê phán những cách làm, cách nghĩ lạc hậu, mê tín dị đoan. Giúp mọi người hiểu cúng bái không thể chữa lành bệnh cho con người. Chỉ có khoa học và bệnh viện làm được điều đó.
Ngày dạy: 14 tháng 12 năm 2009
TUẦN 17
TIẾT 33 	
NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 	- Biết đọc diễn cảm bài văn.
2. Kĩ năng:	- Đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn với giọng hào hứng
- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. ( trả lời được các câu hỏi SGK)
3. Thái độ: 	- Khâm phục người dân với tinh thần dám nghĩ dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, đem lại lợi ích cho quê hương .
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: Bảng phụ..
+ HS: Bài soạn.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
1. Khởi động: 
Hát 
4’
2. Bài cũ: “Thầy cúng đi bệnh viện”
- GV nhận xét và cho điểm 
- Học sinh TLCH
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
- Giáo viên giới thiệu 
“Bài đọc Ngu Công xã Trịnh Tường sẽ cho các em biết về một người dân tộc Dao tài giỏi, không những biết cách làm giàu cho bản thân mình mà còn biết làm cho cả thôn từ nghèo đói vươn lên thành thôn có mức sống khá" .
- Học sinh lắng nghe 
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
8’
* Hoạt động 1: Luyện đọc từ Trịnh Tường, Bát xát, ngoằn ngoèo, Phàn Phù Lìn, Phìn Ngoan
- Hoạt động lớp 
- Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc trơn từng đoạn. 
- Học sinh gạch dưới từ có âm tr - s 
- Sửa lỗi đọc cho học sinh. 
- Lần lượt học sinh đọc từ câu 
Ÿ Đọc toàn bài, nêu xuất xứ. 
- Yêu cầu học sinh phân đoạn
- Đoạn 1: “Từ đầu...trồng lúa”
- Đoạn 2 : “ Con nước nhỏ  trước nữa”
- Đoạn 3 : Còn lại
8’
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Nêu câu hỏi :
- HS đọc đoạn 1
+ Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn ?
-ông lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước, cùng vợ con .
Ÿ Chốt lại - ghi bảng từ ngữ 
- Giải nghĩa từ: Ngu Công 
- Đọc SGK
- Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 1 
- Thảo luận nhóm đôi
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2 
- Học sinh đọc đoạn 2 
- Giáo viên hỏi: 
+ Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào ?
- Họ trồng lúa nước; không làm nương, không phá rừng, cả thôn không còn hộ đói .
- Giải nghĩa: cao sản
- Phát biểu 
Ÿ Chốt lại 
- Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 2 
- Rèn đọc diễn cảm và thuộc đoạn 2 
- Tự nêu theo ý độc lập 
Ÿ Chốt lại đọc mẫu đoạn 2 
- Nêu giọng đọc đoạn 2 - nhấn mạnh từ - ngắt câu 
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3 
+ Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước ?
- Ông hướng dẫ bà con trồng cây thảo quả 
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
- Muốn sống có hạnh phúc, ấm no, con người phải dám nghĩ dám làm 
- Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 3
- Phát biểu 
- GV yêu cầu HS rút nội dung bài văn 
- Đại ý : Ca ngợi tinh thần dám nghĩ dám làm của ông Lìn đã thay đổi tập quán của một vùng. Nhờ vậy mà đã làm cuộc sống từ nghèo đói trở nên ấm no, hạnh phúc .
8’
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
-Hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm một đoạn thư (đoạn 2)
- 2, 3 học sinh 
- Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm đoạn thư theo cặp 
- Nhận xét cách đọc 
- Theo dõi , uốn nắn 
- 4, 5 học sinh thi đọc diễn cảm 
_Nhận xét
- HS nhận xét cách đọc của bạn 
5’
* Hoạt động 4: Hướng dẫn HS học thuộc lòng 
_HS nhẩm học thuộc câu văn đã chỉ định HTL
1’
* Hoạt động 5: Củng cố 
- Hoạt động lớp 
- Câu chuyện giúp em có suy nghĩ gì? 
- Thi đua 2 dãy: Chọn đọc diễn cảm 1 đoạn em thích nhất 
- Học sinh đọc 
Ÿ Nhận xét, tuyên dương 
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Đọc diễn cảm lại bài 
- Chuẩn bị: “Ca dao về lao động sản xuất”
- Nhận xét tiết học. 
Ngày dạy: 16 yháng 12 năm 2009
TIẾT 34 	
CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - HS hiểu ý nghĩa của các bài ca dao: Lao động vất vả trên đồng ruộng của người nông dân đã đem lại cho họ cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người. ( trả lời được các câu hỏi SGK). 
2. Kĩ năng:- Đọc trôi chảy, diễn cảm các bài ca dao (thể lục bát) -Thuộc lòng 2, 3 bài ca dao.
3. Thái độ: - Ca ngợi tinh thần lao động cần cù của người nông dân .
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: Bảng phụ.
+ HS: SGK.
III . Các hoạt động :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
1. Khởi động: 
Hát 
4’
2. Bài cũ: “Ngu Công xã Trịnh Tường ”.
- GV nhận xét và cho điểm. 
- Học sinh TLCH
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
- Khai thác tranh minh họa để giới thiệu bài. 
- Lắng nghe.
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
7’
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Hoạt động lớp. 
- Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc trơn từng đoạn. 
- Lần lượt học sinh đọc từ câu. 
- Sửa lỗi đọc cho học sinh. 
Ÿ Đọc diễn cảm toàn bài
8’
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- GV nêu câu hỏi :
+ Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân trong sản xuất ?
+ Nỗi vất vả : Cày đồng buổi trưa, mồ hôi ruộng cày, bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần 
+ Sự lo lắng :  trông nhiều bề : .
+ Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân ?
+ Công lênh chẳng quản lâu đâu, ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng 
+ Tìm những câu ứng với mỗi nội dung ( a, b , c )
 a) Khuyên nông dân chăm chỉ cày cấy.
“Ai ơi .. bấy nhiêu “
b) Thể hiện quyết tâm trong lao động sản xuất.
“Trông cho . tấm lòng “
c) Nhắc người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo. 
“ Ai ơi . muôn phần”
-Yêu cầu HS rút nội dung bài văn. 
- Đại ý : Ca ngợi công việc vất vả, khó nhọc trên đồng ruộng của người nông dân và khuyên mọi người hãy trân trọng, nhớ ơn những người đã làm ra hạt gạo nuôi sống cả xã hội .
10’
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
_Hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm một đoạn thư (đoạn 2)
- 2, 3 học sinh 
- Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm đoạn thư theo cặp 
- Nhận xét cách đọc 
- Theo dõi , uốn nắn 
- 4, 5 học sinh thi đọc diễn cảm 
_Nhận xét
- Nhận xét cách đọc của bạn 
4’
* Hoạt động 4: Hướng dẫn HS học thuộc lòng 
_Nhẩm học thuộc câu văn đã chỉ định HTL
1’
* Hoạt động 5: Củng cố 
- Hoạt động lớp 
- Thi đua 2 dãy: Chọn đọc diễn cảm 1 đoạn em thích nhất 
- Học sinh đọc 
Ÿ Nhận xét, tuyên dương 
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Ôn tập ( Tiết 1)”
- Nhận xét tiết học. 
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tap_doc_lop_5_tuan_16_17_pham_thi_to_tam.docx