Giáo án Tập đọc - Tiết 1: Thư gửi các học sinh

Giáo án Tập đọc - Tiết 1: Thư gửi các học sinh

I.MỤC TIÊU :

 1.Đọc trôi chảy bức thư

¾ Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài.

¾ Biết đọc thư của Bác với giọng thân ái, xúc động, đầy hi vọng, tin tưởng.

 2.Hiểu các từ ngữ trong bài: tám mươi năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu.

Hiểu nội dung chính của bức thư: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe lời thầy, yêu bạn

 3.Học thuộc lòng một đoạn :Sau 80 năm các em

 4.GD HS làm theo lời Bác.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

¾ Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

¾ Bảng phụ viết sẵn đoạn thư HS cần đọc thuộc lòng.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 21 trang Người đăng huong21 Lượt xem 3939Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc - Tiết 1: Thư gửi các học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC
Tiết 1: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I.MỤC TIÊU :
	1.Đọc trôi chảy bức thư
Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài.
Biết đọc thư của Bác với giọng thân ái, xúc động, đầy hi vọng, tin tưởng.
	2.Hiểu các từ ngữ trong bài: tám mươi năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu...
Hiểu nội dung chính của bức thư: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe lời thầy, yêu bạn
	3.Học thuộc lòng một đoạn :Sau 80 năm các em
	4.GD HS làm theo lời Bác.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
Bảng phụ viết sẵn đoạn thư HS cần đọc thuộc lòng. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Giáo viên
Học sinh
Bài mới:
Giới thiệu:Trong môn Tiếng Việt lớp 5, các em sẽ được học về 5 chủ điểm:
—Việt Nam tổ quốc em
—Cánh chim hoà bình
—Con người với thiên nhiên
—Giữ lấy màu xanh
—Vì hạnh phúc ngày mai
Tiết học đầu tiên hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các em bài Thư gửi các học sinh. Nội dung thư thế nào? Bác Hồ đã khuyên nhủ, trông mong những gì ở các em học sinh? Để biết được điều đó, chúng ta cùng đi vào bài học.
2. Luyện đọc.
HS KG đọc cả bài một lượt:
Cần đọc với giọng thân ái, xúc động thể hiện tình cảm yêu quý của Bác, niềm tin tưởng và hi vọng của Bác vào học sinh.
Cần nhấn giọng ở những từ ngữ: khai trường, tưởng tượng, sung sướng, hơn nửa, hoàn toàn Việt Nam, hi sinh biết bao nhiêu đồng bào, nghĩ sao, xây dựng lại, trông mong, chờ đợi...
Ngắt giọng: Cần nghỉ một nhịp(/) ở dấu phẩy, hai nhịp (//) ở các dấu chấm câu.
* Học sinh đọc đoạn nối tiếp
GV chia đoạn: 3 đoạn 
* Đoạn 1: từ đầu đến... vậy các em nghĩ sao?
* Đoạn 2: tiếp theo đến... công học tập của các em.
* Đoạn 3: Còn lại: câu cuối bài.
— Cho HS đọc trơn từng đoạn nối tiếp.
— Hướng dẫn HS luyện đọc những từ ngữ đọc sai: tựu trường, sung sướng, nghĩ sao, kiến thiết...
* Hướng dẫn HS đọc cả bài
— GV tổ chức cho HS đọc cả bài, đọc thầm, giải nghĩa từ...
— GV có thể ghi lên bảng những từ ngữ HS lớp mình không hiểu mà SGK không giải nghĩa để giải nghĩa cho các em.
* GV đọc diễn các toàn bài
— Giọng đọc, ngắt giọng, nhấn giọng như đã hướng dẫn ở mục a.
3. Tìm hiểu
* Đọc và tìm hiểu nội dung đoạn 1
GV tổ chức cho HS đọc và tìm hiểu nội dung.
H:Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
* Đọc và tìm hiểu nội dung đoạn 2
H: Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
H:HS có nhiệm vụ gì trong công cuộc kiến thiết đất nước?
* Đọc và tìm hiểu nội dung đoạn 3
H:Cuối thư Bác chúc HS như thế nào?
H:Em hãy nêu nội dung bức thư?
3. Đọc diễn cảm 
— GV hướng dẫn HS giọng đọc (như đã hướng dẫn ở trên).
— Cho HS đánh dấu đoạn cần luyện đọc trong SGK.
Hoặc: GV đưa bảng phụ đã chép sẵn đoạn cần luyện đọc lên , GV gách dưới những từ ngữ cần nhấn giọng, cách ngắt đoạn...
*Đoạn 1: Luyện đọc từ Nhưng sung sướng hơn... đến ...các em nghĩ sao?
*Đoạn 2: Luyện đọc từ Sau 80 năm giời nô lệ...đến...của các em.
4. Hướng dẫn HS học thuộc lòng
—Học đoạn thư (từ Sau 80 năm giời nô lệ...đến...ở công học tập của các em).
—Cho HS thi đọc thuộc lòng đoạn thư.
—GV nhận xét và khen những HS đọc hay + thuộc bài nhanh.
B.Củng cố-dặn dò:
+Qua thư của Bác ,em thấy Bác có tình cảm gì với các em HS?Bác gửi gắm hi vọng gì vào các em HS?
Bác Hồ là người có rách nhiệm với đất nước,trách nhiệm GD trẻ em để tương lai đất nước tươi đẹp hơn.
—GV nhận xét tiết học.
—Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng đoạn thư.
Dặn HS về nhà đọc trước bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
—Học sinh lắng nghe.
HS lắng nghe
_ 1 HS KG đọc
— HS dùng viết chì đánh dấu đoạn theo hướng dẫn.
— HS nối tiếp nhau đọc đoạn.
— 1 – 2 HS đọc cả bài.
— Cả lớp đọc thầm trong SGK.
— Một vài em giải nghĩa từ trong SGK.
— HS lắng nghe.
—1 HS đọc thành tiếng đoạn 1.
— Cả lớp đọc thầm đoạn 1.
— Là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà sau khi ta giành được độc lập sau 80 năm làm nô lệ cho thực dân Pháp.
(Cách làm như đoạn 1)
—Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại, làm đất nước theo kịp các nước khác trên toàn cầu.
—HS phải cố gắng siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy yêu bạn, góp phần đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu.
—1 HS đọc to
— Cả lớp đọc thầm
— Bác chúc HS có 1 năm đầy vui vẻ và kết quả tốt đẹp.
*Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe lời thầy, yêu bạn
— HS dùng viết chì đánh dấu đoạn cần luyện đọc.
— HS nghe GV và luyện đọc.
— Nhiều HS luyện đọc diễn cảm.
— Từng cá nhân nhẩm thuộc lòng.
— Khoảng 2 —> 4 HS thi đọc.
— Lớp nhận xét.
_ HS trả lời
Rút kinh nghiệm:
.
====================***====================
CHÍNH TẢ
Tiết 1: NGHE VIẾT: VIỆT NAM THÂN YÊU
QUY TẮC VIẾT C/ K, G/ GH, NG/ NGH
I.MỤC TIÊU:
Nghe, viết đúng, trình bày đúng đoạn thơ Việt Nam thân yêu của Nguyễn Đình Thi.
Nắm vững quy tắc viết chính tả với c/ k, g/ gh, ng/ ngh
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	—Bút dạ + một số tờ phiếu ghi trước nội dung bài tập 2, 3 cho HS làm việc theo nhóm hoặc chơi trò chơi thi tiếp sức.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
A.Bài mới:
1. Giới thiệu:Để có đất nước Việt Nam tươi đẹp như ngày hôm nay, cha ông ta đã phải đổ biết bao mồ hôi, nước mắt, phải đổ biết bao xương máu. Giờ đây, đất nước ta có những biển rộng mênh mông, những dòng sông đỏ nặng phù sa, những cánh cò bay lả dập dờn...
 Đó là nội dung bài chính tả Việt Nam thân yêu của nhà thơ Nguyễn Đình Thi mà hôm nay các em được viết
Hướng dẫn viết chính tả:
HĐ 1: GV đọc toàn bài một lượt
—GV đọc thong thả, rõ ràng với giọng thiết tha, tự hào.
—Giới thiệu nội dung chính của bài chính tả. Bài thơ nói lên niềm tự hào của tác giả về truyền thống lao động cần cù, chịu thương, chịu khó, kiên cường bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Bài thơ còn ca ngợi đất nước Việt Nam tươi đẹp.
—Luyện viết những từ học sinh dễ viết sai: dập dờn, Trường Sơn, nhuộm bùn...
—Nhắc HS quan sát cách trình bày bài thơ theo thể lục bát.
HĐ 2: GV đọc cho HS viết
— GV nhắc HS về tư thế ngồi viết.
— GV đọc từng dòng cho HS viết. Mỗi dòng thơ đọc 1 đến 2 lượt.
— Uốn nắn, nhắc nhở những HS ngồi viết sai tư thế.
HĐ 3: chấm, chữa bài
— GV đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi.
— GV chấm 5 — 7 bài.
— GV nhận xét chung về ưu, khuyết của các bài chính tả đã chấm.
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 2
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
GV giao việc: Các em có việc như sau:
Một là cho tiếng bắt đầu bằng ng hoặc ngh để điền vào chỗ ghi số 1 trong bài văn sao cho đúng.
Hai là: Chọn tiếng bắt đầu bằng g hoặc gh để điền vào bài ghi số 2 trong bài văn.
Ba là: Chọn tiếng bắt đầu bằng c hoặc k để điền vào chỗ gho số 3.
Tổ chức cho HS làm bài:
GV dắn BT2 (đã chuẩn bị trước) lên bảng, chia nhóm, đặt tên nhóm.
GV nêu cách chơi: Mỗi nhóm 3 em. 3 em trong nhóm nối tiếp nhau, mỗi em điền một tiếng vào con số đã ghi sao cho đúng, lần lượt như vậy cho đến hết bài. Thời gian là 2’, tính từ khi có lệnh.
— Tổ chức cho HS trình bày kết quả.
— GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
Thứ tự các số 1 được điền như sau: ngày, ngát, ngữ, nghỉ, ngày. 
Thứ tự các số 2 được điền như sau: ghi, gái 
Thứ tự các số 3 được điền như sau: có, của, của, kiên, kỉ
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 3
— GV giao việc: Các em có 3 việc cụ thể:
Một là: phải chỉ rõ đứng trước i, e, ê thì phải viết k hay c ?
Hai là: Đứng trước i, e, ê hải viết g hay gh?
Ba là: Đứng trước i, e, ê phải viết ng hay ngh?
— Tổ chức cho HS làm bài
—Cho HS trình bày kết quả
— GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Đứng trước i, e, ê viết là k. Đứng trước các âm còn lại viết là c.
Đứng trước i, e, ê viết là gh. Đứng trước các âm còn lại viết là g.
Đứng trước i, e, ê viết là ngh. Đứng trước các âm còn lại viết là ng.
Củng cố – dặn dò:
— GV nhận xét tiết học.
— Yêu cầu những HS làm sai bài tập, nhớ về nhà làm lại.
— Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau.
— HS lắng nghe
—HS lắng nghe cách đọc.
—Chú ý nội dung chính của bài.
—Luyện viết những chữ dễ viết sai.
—Quan sát cách trình bày bài thơ.
—HS viết chính tả.
— HS tự phát hiện lỗi và sửa mỗi (ghi ra lề trang vở(tập))
—Từng cặp HS đổi tập cho nhau để sửa lỗi.
— HS lắng nghe để rút kinh nghiệm.
— 1 HS đọc to, cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa.
— HS nhận việc.
— Cho HS làm bài theo hình thức trò chơi tiếp sức. GV cho 3 nhóm lên thi.
— 3 nhóm lên thi tiếp sức
— Cả lớp quan sát, nhận xét kết quả của 3 nhóm.
— HS chép lời giải đúng.
— 1hs đọc to, cả lớp đọc thầm.
— HS lắng nghe GV giao việc.
— HS làm bài cá nhân hoặc nhóm.
— Lớp nhận xét.
— HS chép lời giải đúng vào VBT.
Rút kinh nghiệm 
..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Tiết 1: TỪ ĐỒNG NGHĨA
I.MỤC TIÊU:
Giúp HS hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn.
Biết vận dụng những hiểu biết để có thể làm các bài tập thực hành về từ đồng nghĩa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn văn của BT1.
	— Bút dạ + 2, 3 tờ giấy phiếu phô tô các bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
Bài mới:
1.Giới thiệu:Trong viết văn, các em còn hay bị lặp từ vì các em chưa biết chọn từ đồng nghĩa để thay thế cho từ đã viết. Để giúp các em viết văn sinh động, hấp dẫn hơn, trong tiết học hôm ...  bài làm.
— GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
Sự giống nhau: 2 bài đều giới thiệu bao quát cảnh định tả rồi đi vào tả cụ thể từng cảnh. Cụ thể:
+ Bài Hoàng hôn trên sông Hương nêu đặc điểm chung của Huế rồi tả từng cảnh.
+ Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa giới thiệu màu sắc báo trùm rồi mới tả cụ thể màu sắc của từng vật.
Sự khác nhau: 
+ Bài Hoàng hôn trên sông Hương tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian cụ thể: tả cảnh người, từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn, lên đèn.
+ Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa tả từng bộ phận của cảnh.
— Cho HS rút ra nhận xét về cấu tạo bài văn tả cảnh
— GV chốt lại ý đúng.
— Cho HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK
— Cho HS sử dụng kết luận vừa rút ra trong 2 bài văn vừa so sánh.
Hướng dẫn HS làm bài tập
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập
— GV giao việc:
Các em đọc thầm bài Nằng trưa.
Nhận xét cấu tạo của bài văn.
— Cho HS làm bài.
— Cho HS trình bày kết quả.
— GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. Bài văn gồm 3 phần:
Phần mở bài: (câu văn đầu) Lờinhậ xét chung về nắng trưa.
Phần thân bài: Tả cảnh nắng trưa: 4 đoạn
+ Đoạn 1: từ buổi trưa đến lên mãi: Cảnh nắng trưa dữ dội.
+ Đoạn 2: tiếp theo đến khép lại: Nắng trưa trong tiếng võng và câu hát ru em.
+ Đoạn 3: tiếp theo đấn lặng im: Muôn vật trong nắng.
+ Đoạn 4: tiếp theo đến chưa xong: Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa.
Phần kết bài: Lời cảm thán: tình thương yêu của mẹ con.
__ Trước vẻ đẹp của thiên nhiên các em phải làm gì?
B. Củng cố – Dặn dò:
— Cho HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trng SGK
— Dặn HS về nhà học thuộc lòng phần Ghi nhớ.
— Dặn HS về nhà chuẩn bị tốt bài tập.
— HS lắng nghe.
— HS đọc
— HS nhận việc
— HS làm việc cá nhân: đọc thầm văn bản + chia đoạn + xác định nội dung.
— Một số HS phát biểu.
— Lớp nhận xét.
— HS ghi kết quả vào vở bài tập (VBT).
_ HS trả lời
— HS đọc
— HS nhận việc.
— HS làm việc cá nhân (hoặc trao đổi theo cặp)
— Một số HS trình bày hoặc đại diện các cặp lên trình bày.
— Lớp nhận xét.
— 1 đến 2 HS phát biểu
— 3 HS đọc phần Ghi nhớ
— 2 HS nhắc lại kết luận đã rút ra khi so sánh hai bài văn.
— 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
— HS nhận việc
— HS làm bài cá nhân.
— 3 đến 4 HS trình bày kết quả.
— Lớp nhận xét.
— HS chép kết quả đúng vào vở (hoặc VBT).
— 1 đến 2 HS nhắc lại.
— HS ghi lại nội dung cô dặn về nhà thực hiện.
__ HS trả lời
Rút kinh nghiệm:
.
====================***====================
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Tiết 2: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I.MỤC TIÊU:
Tìm được nhiều từ đồng nghĩa với những từ chỉ màu sắc.
Cảm nhận được sự khác nhau giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn, từ đó biết cân nhắc, lựa chọn từ thích hợp với câu, đoạn văn cụ thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Bút dạ + bảng phụ hoặc phiếu phô tô nội dung BT1 + BT3
	— Một vài trang từ điển được phô tô.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
Kiểm tra bài cũ: Từ đồng nghĩa
— Cho 2 HS kiểm tra.
HS 1:
H: Thế nào là từ đồng nghĩa? Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn? Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn?
HS 2: Làm lại BT2 (phần luyện tập) của tiết Luyện từ và câu trước đó.
— GV nhận xét chung.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Để giúp các em khắc sâu kiến thức về từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn, trong tiết học hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em vận dụng những kiến thức đã học về từ đồng nghĩa để làm các bài tập.
Hướng dẫn HS làm bài;
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT1
— Cho HS đọc yêu cầu BT1
— GV giao việc: Bài tập cho 4 từ xanh, đỏ, trắng, đen. Nhiệm vụ của các em là tìm từ đồng nghĩa với 4 từ đó.
— Cho HS làm bài theo nhóm. GV chia nhóm đặt tên, phát phiếu phô tô cô pi + bút dạ.
— Cho HS trình bày kết quả bài làm.
— GV nhận xét và chốt lại những từ đúng.
a/ Những từ đồng nghĩa với từ chỉ màu xanh: xanh biếc, xanh tươi, xanh um, xanh thắm, xanh lơ...
b/ Đồng nghĩa với từ chỉ màu đỏ: đỏ chói, đỏ chót, đỏ hoe, đỏ hỏn, đỏ thắm...
c/Các từ đồng nghĩa với từ chỉ màu đen: đen láy, đen sì, đen kịt, đen ngòm...
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm BT2
— Cho HS đọc yêu cầu BT2
— GV giao việc: Các em chọn một trong các từ vừa tìm được và đặt câu với từ đó.
— Cho HS làm bài
— Cho HS trình bày kết quả.
— GV nhận xét + khẳng định những câu các em đã đặt đúng, đặt hay (cần chọn 4 câu tiêu biểu cho 4 màu).
HĐ 3: Hướng dẫn HS làm BT3
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
— GV giao việc: Các em:
Đọc lại đoạn văn
Dùng viết chì gạch những từ cho trong ngoặc đơn mà theo em là sai, chỉ giữ lại từ theo em là đúng.
— Cho HS làm bài
— Cho HS trình bày kết quả.
— GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. Các từ đúng cần để lại lần lượt là: điên cuồng, tung lên, nhô lên, sáng rực, gầm vang, lao vút, chọc thủng, hối hả.
Củng cố- Dặn dò:
— GV nhận xét tiết học
— Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở BT3
— dặn HS về nhà xem trước bài tuần 2.
HS G:
—Từ đồng nghĩa là những từ cùng chỉ một sự vật, hoạt động, trạng thái hay tính chất.
— Đồng nghĩa hoàn toàn là những từ có nghĩa giống nhau, có thể thay thế cho nhau.
—Đồng nghĩa không hoàn toàn là có nghĩa giống nhau không hoàn toàn, không thay thế cho nhau trong những văn cảnh cụ thể.
— HSK lên bảng làm.
— HS lắng nghe
— 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
— HS nhận việc, lắng nghe
— HS làm việc theo nhóm, cử bạn viết nhanh viết từ tìm được vào phiếu
— Đại diện các nhóm dán phiếu đã làm lên bảng.
— Lớp nhận xét.
— 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
— HS chú ý lắng nghe.
— HS làm bài cá nhân( HSKG đặt câu với 2 từ).
— Một số HS đọc câu mình đặt.
— Lớp nhận xét 
— HS nào đặt sai nhớ sửa.
— HS đọc yêu cầu + đọc đoạn văn Cá hồi vượt thác. Cả lớp đọc thầm.
— HS làm bà cá nhân hoặc nhóm.
— Các cá nhân trình bày hoặc đại diện nhóm lên trình bày.
— Lớp nhận xét. 
Rút kinh nghiệm:
.
====================***====================
TẬP LÀM VĂN:
Tiết 2: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
(MỘT BUỔI TRONG NGÀY)
I. MỤC TIÊU:
Từ việc phân tích các quan sát và chọn lọc chi tiết rất đặc sắc của tác giả trong bài Buổi sớm trên cánh đồng, HS hiểu thế nào là quan sát và chọc lọc chi tiết trong một bài văn tả cảnh.
Biết trình bày rõ ràng những điều đã thấy khi quan sát một buổi trong ngày.
GD HS tình yêu thiên nhiên, quê hương , đất nước; từ đó biết BVMT.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Bảng phụ + tranh ảnh cánh đồng vào buổi sớm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
Kiểm tra bài cũ:Tả cảnh
— Kiểm tra 2 HS
HS 1: Em hãy nhắc lại nội dung cần ghi nhớ tiết tập làm văn trước.
HS 2: Phân tích câu tạo của bài Nắng trưa.
— GV nhận xét 
Bài mới:
1.Giới thiệu bài:Các em đã nắm được cấu tạo của một bài văn tả cảnh qua tiết học tập làm văn trước. Hôm nay, qua việc phân tích bài Buổi sớm trên cánh đồng, các em sẽ hiểu thế nào là quan sát và chọn lọc chi tiết trong một bài văn tả cảnh.
 2.Tìm hiểu bài:
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT1
— Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 
— GV giao việc:
Các em đọc đoạn văn Buổi sớm trên cánh đồng.
Tìm trong đoạn trích những sự vật được tác giả tả trong buổi sớm mùa thu.
Chỉ rõ tác giả dùng giác quan nào để miêu tả?
Tìm được chi tiết trong bài thể hiện sự quan sát của tác giả rất tinh tế.
— Cho HS làm bài
— Cho HS trình bày kết quả.
— GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.
a/ Những sự vật được tả: cánh đồng, bến tàu điện, đám mây, vòm trơi, giọt sương, khăn quàng, tóc, sợi cỏ, gánh rau thơm, tía tô, những bẹ cải, hoa huệ trắng, bầy sáo...
b/ Tác giả quan sát bằng những giác quan: thị giác (mây xám đục, vực xanh vời vợi, khăn quàng đỏ, hoa huệ trắng muốt...) xúc giác (mát lạnh, ướt lạnh...)
c/Chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả : câu 3
__ Qua bài Buổi sớm trên cánh đồng em có cảm nhận gì về MTTN?
__ TRước vẻ đẹp đó các em phải làm gì?
3. Hướng dẫn HS làm BTập
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm BT2
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
— GV giao việc:Các em phải nhớ lại những gì đã quan sát được cảnh một cánh đồng, trên nương rẫy, đường phố... vào một buổi sáng (hoặc trưa chiều, rồi ghi lại những gì các em đã quan sát được) và lập dàn ý.
— Cho HS quan sát một vài tranh ảnh về cánh đồng, nương rẫy, công viên, đường phố mà giáo viên đã chuẩn bị trước.
— Cho HS làm bài.
— Cho HS trainh bày kết quả.
— GV nhận xét + khen những HS quan sát chính xác, cách diễn đạt độc đáo, cách trình bày rõ ràng, biết lập dàn ý.
Củng cố – Dặn dò:
— GV nhận xét tiết học 
— Yêu cầu HS về nhà hoàn thành kết quả quan sát, viết vào vở, tập dàn ý một cảnh HS đã chọn.
— Chuẩn bị cho tiết tập làm văn tới.
— 1 HSTB nhắc lại.
— 1 HS phân tích cấu tạo bài Nắng trưa: gồm 3 phần...
— HS lắng nghe.
— 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm yêu cầu + đoạn văn.
— HS nhận việc.
— HS làm bài cá nhân hoặc nhóm.
— Các cá nhân hoặc đại diện nhóm lên trình bày.
— Lớp nhận xét.
— HS dùng viết chì gạch dưới chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả 
__ HS trả lơi.
__ BVMT
— 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
— HS nhận việc.
— HS quan sát tranh ảnh.
— HS có thể đem nội dung mình đã quan sát được quan sát được ở nhà sắp xếp lại, có thể ghi lại những gì đã quan sát được và lập dàn ý.
— Một số em trình bày.
— Lớp nhận xét 
Rút kinh nghiệm:
.
====================***====================

Tài liệu đính kèm:

  • docTV.doc