Giáo án Tập đọc - Tiết 13: Những người bạn tốt

Giáo án Tập đọc - Tiết 13: Những người bạn tốt

I. Mục tiêu:

 - Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của chú cá heo với con người. (Trả lời câu hỏi 1, 2, 3)

 - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ động vật

II. Đồ dùng dạy – học:

 GV: SGK, bảng phụ

 HS: SGK, vở bài học

III. Các hoạt động dạy – học:

 1. Khởi động: (1’)

 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

 - Tiết trước chúng ta học bài gì?

 - Đọc lại bài văn và cho lời câu hỏi

 - Nhận xét, ghi điểm

 

doc 2 trang Người đăng huong21 Lượt xem 616Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc - Tiết 13: Những người bạn tốt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tập đọc
Tiết 13: NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
I. Mục tiêu:
	- Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của chú cá heo với con người. (Trả lời câu hỏi 1, 2, 3)
	- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ động vật
II. Đồ dùng dạy – học:
	GV: SGK, bảng phụ
	HS: SGK, vở bài học
III. Các hoạt động dạy – học:
	1. Khởi động: (1’)
	2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
	- Tiết trước chúng ta học bài gì?
	- Đọc lại bài văn và cho lời câu hỏi
	- Nhận xét, ghi điểm
	3. Bài mới:
	a. Giới thiệu bài: (1’) Quan sát hình SGK/63, hình vẽ gì? Con người và thiên nhiên luôn luôn gắn bó mật thiết với nhau. Đây cũng là chủ đề tiếp theo chúng ta tìm hiểu. Và bài đầu tiên chúng ta học nói lên tình cảm mật thiết đó qua bài “Những người bạn tốt”
	b. Các hoạt động dạy – học: (30’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Luyện đọc:
- Yêu cầu HS đọc bài
- GV chỉnh cách phát âm
- Giới thiệu về tranh SGK/64
- HS thảo luận nhóm chia đoạn cho bài
- Nhóm báo cáo
+ Đoạn 1: Từ đầuđất liền -> A-ri-ôn gặp nạn
+ Đoạn 2: Tiếpgiam ông lại -> Sự thông minh và tình cảm của cá heo đối với con người
+ Đoạn 3: Hai hôm sauA-ri-ôn -> A-ri-ôn được trả tự do
+ Đoạn 4: đoạn còn lại -> Tình cảm của con người đối với cá heo 
- HS và GV nhận xét
- HS đọc nối tiếp và tìm từ khó đọc (A-ri-ôn, Xi-xin, boong tàu, )
- Hướng dẫn HS cách đọc
- HS đọc nối tiếp và tìm từ khó hiểu (boong tàu, dong buồm, hành trình, sửng sốt)
- HS luyện đọc thầm nhóm 4
- HS thi đọc 
- Nhận xét tuyên dương nhóm đọc tốt
- HS đọc lại toàn bài 
HĐ2: Tìm hiểu bài
- Đọc thầm đoạn 1 và trả lời: Vì sao Nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? (Y)
-> Vì thủy thủ trên tàu nổi lòng tham, cướp hết tặng phẩm của ông, đòi giết ông.
- Đọc đoạn 2 và trả lời: Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời?
-> Khi A-ri-ôn hát giã biệt cuộc đời đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn khi ông nhảy xuống biển, đưa ông trở về đất liền
- Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào?
-> Biết thưởng thức tiếng hát, biết cứu người. Cá heo là người bạn tốt
- Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của thủy thủ và của đàn cá heo đối với A-ri-ôn?
-> Đám thủy thủ là người nhưng độc ác, tham lam, không có tính người. Đàn cá heo là loài vật nhưng thông minh, tốt bụng, biết cứu giúp người gặp nạn
- Đối với những người đi biển rất quý mến loài cá heo, thậm chí còn thờ cúng nữa.Các em còn biết gì về loài cá này?
- Loài cá này đang bị đánh bắt vô tội và do đó chúng ta cần phải bảo vệ loài cá thông minh này
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm
- GV dán đoạn cần đọc lên bảng
- GV đọc mẫu, lưu ý cách đọc đoạn 2 giọng sản khoái, thán phục cá heo. Nhấn mạnh từ: đã nhầm, đàn cá heo, say sưa thưởng thức, đã cứu, nhanh hơn, toàn bộ, không tin và không nghỉ hơi ở các từ ngữ nhưng, trở về đất liền
- HS đọc lại
- Thi đọc
- 2HS đọc
- HS lắng nghe và đọc lại
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS báo cáo
- HS nhận xét
- 4HS đọc. 
- HS đọc lại
- 4 HS đọc, 1HS giải thích
- HS đọc
- 2-3 nhóm
- HS vỗ tay
- 1HS đọc (K-G)
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS lắng nghe và trả lời
- HS quan sát 
- HS lắng nghe
- 2-3 HS thi đọc
- 2-3HS thi đọc
IV. Củng cố: (2’)
	- Hỏi tên bài?
	- Nội dung bài là gì?	
V. Hoạt động nối tiếp: (1’)
	- Nhận xét tiết học
	- Về xem lại bài và chuẩn bị bài cho tiết sau “Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà”

Tài liệu đính kèm:

  • doctdoc.doc