Giáo án Tập đọc - Vũ Thị Hương

Giáo án Tập đọc - Vũ Thị Hương

I. Mục đích yêu cầu :

- Đọc trôi chảy lưu loát , đọc đúng các từ ngữ , câu trong bài .

- Hiểu các từ ngữ . Nắm được Nội dung Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn. HS sẽ kế tục sự nghiệp của ông cha, xây dựng thành công nước Việt Nam

- Học thuộc lòng bài thơ.

II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ trong SGK. Bảng phụ viết đoạn học thuộc lòng

III. Các hoạt động dạy – học

 

doc 76 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1405Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc - Vũ Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: Thứ hai ngày 4 tháng 9 năm 2006
Chào cờ
Tập trung dưới cờ
	 ----------------------------------------------
Tập đọc
Thư gửi các học sinh
I. Mục đích yêu cầu :
- Đọc trôi chảy lưu loát , đọc đúng các từ ngữ , câu trong bài . 
- Hiểu các từ ngữ . Nắm được Nội dung Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn. HS sẽ kế tục sự nghiệp của ông cha, xây dựng thành công nước Việt Nam 
- Học thuộc lòng bài thơ.
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ trong SGK. Bảng phụ viết đoạn học thuộc lòng
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiểm tra sách vở của HS ( 3 phút )
Dạy bài mới ( 37 phút )
Giới thiệu bài 
Dùng tranh trong SGK để giới thiệu 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a, Luyện đọc
GV chia đoạn bài chia 2 đoạn 
Đ1: Từ đầu các em nghĩ sao
Đ2: còn lại 
GV đọc mẫu lần 1
b, Tìm hiểu bài (GV hỏỉ)
1.Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
2.Sau cách mạng tháng Tám nhiệm vụ của toàn dân là gì ?
3.HS có trách nhiệm NTN trong công kiến thiết đất nước?
Hướng dẫn HS rút ra nội dung bài 
c.Hướng dẫn HS đọc diễn cảm(SGV/40)
Chọn đoạn : Đoạn 2
Treo bảng viết đoạn 2.GV đọc mẫu 
d, Hướng dẫn HS học thuộc lòng 
3.Củng cố dặn dò: Về học bài , chuẩn bị
bài sau 
HS nghe
Luyện đọc. 1HS đọc toàn bài 
L1 : 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn – Phát âm 
L2 : 2 HS đọc nối tiếp, nêu chú giải
L3 : Đọc theo cặp
HS đọc thầm Đoạn 1 trả lời câu hỏi 1
- Ngày khai trường đầu tiên đô hộ 
- Các em được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn VN
- HS đọc to đoạn 2 trả lời câu hỏi 2,3
Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên ta để lại
- HS phải siêng năng học tập ngoan ngoãn nghe thầy yêu bạn
- HS đọc nội dung ( SGV trang37)
HS đọc diễn cảm chú ý nhấn giọng và ngắt nhịp theo sự HD của GV
HS nhẩm học thuộc phần cần HTL.
Thi đọc diễn cảm kết hợp HTL
Đọc bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa
Thứ tư ngày 6 tháng 9 năm 2006
Tập đọc:
 Quang cảnh làng mạc ngày mùa
I. Mục tiêu
- Đọc lưu loát trôi chảy , đọc đúng các từ khó , đọc diễn cảm 
- Hiểu được các từ ngữ ; phân biệt được sắc thái các từ đồng nghĩa
- Nắm được nội dung bài : Miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh làng quê thật đẹp sinh động và trù phú 
II. Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ trong SGK
- Sưu tầm thêm những bức ảnh có màu sắc về quang cảnh ở làng quê vào ngày mùa
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiểm tra bài cũ ( 3 phút )
B . Dạy bài mới ( 37 phút )
1, Giới thiệu bài ( Trực tiếp )
2, Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài
a, Luyện đọc: Chia đoạn : 4 đoạn 
Đ1 : Mùa đông khác nhau
Đ2 : Tiếp theo  bồ đề treo lơ lửng.
Đ3 : Tiếp theo  mấy quả ớt đổ chói.
Đ4 : Còn lại 
*GV đọc mẫu lần 1
b, Tìm hiểu bài ( Gv hỏi)
1, Kể tên sự vật trong bài và từ chỉ màu vàng đó.
2.Chọn một từ chỉ màu trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì ?
3.Chi tiết nào về thời tiết và con ngườiđã làm cho bức tranh thêm đẹp và sinh động?
4, Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
HD rút ra nội dung, GV gắn bảng
C, Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
Treo bảng phụ. GV đọc mẫu
4 Củng cố dặn dò : Chuẩn bị bài sau
HS đọc đoạn 2 trong bài: Thư gửi các HS 
Luyện đọc
*1 HS đọc toàn bài
* Đọc nối tiếp đoạn
L1: 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn
Phát hiện từ khó đọc HS đọc lại 
L2 : 4 HS đọc nối tiếp từng đoạn kết hợp với giải thích từ chú giải
- HS đọc thầm ( hoặc đọc lướt) và trả lời
Lúa – vàng xuộm, nắng – vàng hoe
VD lúa: vàng xuộm – màu vàng đậm . Lúa vàng xuộm là lúa đã chín.(SGV/52)
- Quang cảnh không héo tàn... Trời không nắng không mưa
- Không ai tưởng đến ngày hay đêm, cứ mải miết gặt
- Tác giả rất yêu quê hương 
 HS đọc nội dung: SGV/ 50
HS đọc diễn cảm theo HD của GV
HS thi đọc diễn cảm trước lớp
Bình chọn bạn đọc hay nhất 
 Nghìn năm văn hiến 
	--------------------------------------------------------------------
Mĩ thuật: Giáo viên chuyên dạy
Tuần 2: Thứ hai ngày 11 tháng 9 năm 2006
Chào cờ: Tập trung dưới cờ
------------------------------------------------
Tập đọc
Nghìn năm văn hiến
I. Mục tiêu
- Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
- Hiểu Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời . Đó là một bằng chứng về nềnvăn hiến lâu đời của nước ta
- HS yêu thích văn chương Việt Nam
II. Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiểm tra bài cũ
Dạy bài mới
1,Giới thiệu bài 
 GV dùng tranh ảnh về Quốc Tử Giám để giới thiệu bài
2, HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a, Luyện đọc . Chia đoạn : 3 đoạn 
Đ1: Từ đầu  Lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ, cụ thể như sau.
Đ2 : Bảng thống kê. Đ3 : Phần còn lại.
*GV đọc mẫu lần 1
b, Tìm hiểu bài ( GV hỏi)
1, Đến thăm Văn Miếu khách nước ngoài ngạc nhiên điều gì ?
2, Triều đại nào TC nhiều khoa thi nhất ?
- Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất ?
3, Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hoá VN?
HD HS rút ra nội dung bài. GV chốt ý Ghi bảng c. Luyện đọc lại 
HD HS chọn đoạn tiêu biểu để đọc 
YC ngắt nghỉ hơi giữa các từ , cụm từ 
GV đọc mẫu lần 2
3, Củng cố dặn dò . Về chuẩn bị bài sau
2 HS đọc bài : Quang cảnh làng mạc ngày mùa
* Luyện đọc
- 1 HS đọc toàn bài. HS đọc nối tiếp đoạn 
L1: 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn 
Phát hiện từ khó đọc HD HS đọc 
L2: HS đọc từng đoạn kết hợp giải thích 
L3: HS đọc theo cặp 
* Tìm hiểu bài 
+ Năm 1075 nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ.Tổ chức 185 khoa thi - đỗ 3000 tiến sĩ 
+Triều Lê-104 khoa thi, Triều Lê-1780 tiến sĩ 
+Người VN có truyền thống coi trọng đạo học. VN có nền văn hiến lâu đời. 
HS rút ra Nội dung, nhắc lại
Nội dung : Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời  ( SGK/ 62) 
* Đọc lại bài. Đọc nối tiếp theo hàng dọc
Thi đọc hay Bình chọn bạn đọc hay nhất 
Đọc bài : Sắc màu em yêu 
 Thứ tư ngày 13 tháng 9 năm 2006
Tập đọc:
sắc màu em yêu
I. Mục tiêu
- Đọc trôi chảy bài thơ, đọc diễn cảm bài thơ
- Hiểu nội dung ý nghĩa bài thơ. Học thuộc lòng bài thơ
- HS yêu những sắc màu xung quanh em 
II. Chuẩn bị
Tranh ảnh minh hoạ về màu sắc nói đến trong bài. Bảng phụ ghi câu luyện đọc 
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiểm tra bài cũ ( 3 phút )
B.Dạy bài mới ( 37 phút )
1.Giới thiệu bài 
2, Hướng dẫn HS luyện đọc tìm hiểu bài
a, Luyện đọc
* Gv đọc mẫu lần 1
b, Tìm hiểu bài: HD HS tìm hiểu bài
1, Bạn nhỏ yêu mà sắc nào ?
Vì sao các bạn yêu tất cả các màu sắc đó?
2, Mỗi màu sắc gợi những hình ảnh nào ?
GVchốt ý đúng
3, Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với quê hương đất nước?
GV gắn bảng nội dung ( SGV/74)
c.Hướng dẫn HS đọc diễn cảm- HTL
HD HS đọc đúng giọng bài thơ, nhấn giọng ngắt nhịp (SGV/75)
GV đọc mẫu lần 2
4, củng cố dặn dò
Về học bài, chuẩn bị bài sau
 Đọc bài : Nghìn năm văn hiến- trả lời câu hỏi sau bài học 
* Luyện đọc 
1HS đọc toàn bài
L1: 8 HS đọc nối tiếp 8 khổ thơ - P. âm
L2 HS đọc kết hợp giải thích từ chú giải
* Tìm hiểu bài. HS đọc thầm 
Vì sắc màu đều gắn với sự vật con người bạn yêu quý
HS tự nêu
HS nhận xét bổ sung
Bạn nhỏ yêu toàn bộ sắc màu trên quê hương, đất nước
HS rút ra nội dung bài – HS đọc lại
Nội dung ( ý nghĩa ) : Tình cảm của bạn nhỏ với những sắc màu, những con người và sự vật xung quanh,
- HS chọn đoạn. Đọc diễn cảm ĐTL. 
- HS đọc theo cặp.HS nhẩm thuộc bài thơ 
- Thi đọc trước lớp.Bình chọn bạn đọchay
Đọc vở kịch Lòng dân 
	-------------------------------------------------------
Mĩ thuật: Giáo viên chuyên dạy
Tuần 3: Thứ hai ngày 18 tháng 9 năm 2006
Chào cờ: Tập trung dưới cờ
----------------------------------------------------
Tập đọc
 	 lòng dân
I. Mục đích yêu cầu
- Đọc đúng văn bản kịch, đọc đúng ngữ điệu, đọc phân vai, đọc diễn cảm
- Hiểu nội dung ý nghĩa vở kịch : Ca ngợi dì Năm dũng cảm , mưu trí trong chiến đấu để lừa giặc cứu cách mạng.
- Giáo dục học sinh yêu quê hương, đất nước.
II. Chuẩn bị
-Tranh ảnh SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn đọc diễn cảm 
III. các hoạt động dạy – học 
A.Kiểm tra bài cũ( 3 Phút ) : Gọi đọc bài Sắc màu em yêu. Trả lời câu hỏi SGK
B.Dạy bài mới ( 37 phút )
1 Giới thiệu bài : Trực tiếp ( SGV/83)
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a.Luyện đọc: 1HS đọc cả bài 
– Chia đoạn : 3 đoạn Đ1 từ đầu thằng này là con
 Đ2 tiếp rục rịch tao bắn. Đ3 còn lại 
*HS quan sát tranh trong SGK. HS đọc nối tiếp theo đoạn – luyện phát âm .
- HS đọc nối tiếp kết hợp giải thích từ. HS đọc theo cặp ( đọc theo nhân vật)
- GV đọc mẫu
b. Tìm hiểu bài . HS thảo luận nhóm trả lời
1, Chú cán bộ gặp điều gì nguy hiểm? (Bị bọn giặc đuổi, chạy vào nhà dì Năm)
2, Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?
- Đưa áo khoác, ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, làm như chú là chồng dì
3, Chi tiết nào trong vở kịch làm em thích thú nhất ? vì sao?
- Chi tiết cuối phần 1 vì đây là mâu thuẫn kịch lên tới đỉnh điểm. HS đưa ra ý kiến, - GV chốt ý. HS rút ra nội dung bài . GV ghi bảng - HS nhắc lại 
Nội dung ( ý nghĩa ) P1: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. 
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- Thể hiện đúng tình cảm thái độ nhân vật, tình huống kịch
VD : cai : hống hách, xấc xược
Dì Năm : Ban đầu tự nhiên , sau giả vờ than vãn, nghẹn ngào
An : giọng đứa trẻ đang khóc 
HS đọc theo phân vai ( dẫn chuyện , Dì Năm, An, chú cán bộ, lính , cai)
Luyện đọc nhóm. Thi đọc diễn cảm theo nhóm phân vai. Bình chọn nhóm đọc tốt.
3.Củng cố dặn dò: Về nhà đọc lại hoặc dựng lại vở kịch trên theo nhóm
Thứ tư ngày 20 tháng 9 năm 2006
Tập đọc
 	 lòng dân ( tiếp theo)
I. Mục đích , yêu cầu
- HS đọc đúng phần tiếp theo của vở kịch, đọc đúng giọng nhân vật, đọc diễn cảm
- Hiểu nội dung ở kịch: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa bọn giặc, cứu cán bộ cách mạng.
- Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn.
II. Chuẩn bị: Tranh ảnh minh hoạ, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy – học
A.Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )
 Gọi 2 nhóm HS đọc phần 1 vở kịch Lòng dân
B.Dạy bài mới ( 37 phút )
1, Giới thiệu bài : Trực tiếp
2, Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
a.Luyện đọc. HS giỏi đọc phần 2 vở kịch . HS quan sát tranh các nhân vật trong vở kịch
- Chia đoạn : 3 đoạn Đ1 : từ đầu  chú toan đi cai cản lại
 Đ2 : tiếp . Chưa thấy. Đ3 : còn lại
L1 : 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn – luyện phát âm ( nếu có )
L2 : 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn – giải thích từ khó
L3 : HS đọc theo cặp
- GV đọc mẫu 
 b. Tìm hiểu bài: HS  ... àm theo nhóm.
- Gọi học sinh trình bày, cả lớp nhận xét, chốt ý đúng.
Kiểu câu Ai thế nào?
 Thànhphần
Đặc điểm
Chủ ngữ
Vị ngữ
Câu hỏi
Ai (cái gì, con gì)?
Thế nào?
Cấu tạo
- Danh từ (cụm danh từ)
- Đại từ
- Tính từ (cụm tính từ)
- Động từ (cụm động từ)
Kiểu câu Ai là gì?
 Thànhphần
Đặc điểm
Chủ ngữ
Vị ngữ
Câu hỏi
Ai (cái gì, con gì)?
- Là gì(là ai, là con gì)?
Cấu tạo
- Danh từ (cụm danh từ)
- Là + danh từ (cụm danh từ)
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài giờ sau.
 Thứ ba ngày tháng năm 2007
Tiếng việt
 ôn tập Tiết 2
I. Mục đích, yêu cầu:
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu.
- Biết lập bảng tổng kết về các loại trạng ngữ để củng cố, khắc sâu kién thức về trạng ngữ.
- Giáo dục học sinh ý thức học tốt bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập, bảng phụ
III. Hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ : (3p) Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Dạy bài mới: (37p)
A. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
B. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
Bài tập 1:
- Cho từng học sinh lên bốc thăm chọn bài và chuẩn bị bài khoảng 1-2 phút
- Học sinh đọc bài theo yêu cầu ghi trong phiếu.
- GV đặt câu hỏi về đoạn hoặc bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm, nhận xét. Em nào không đạt yêu cầu để kiểm tra lại ở tiết học sau.
Bài tập 2: 
- HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài tập 2. 
- GV hỏi lại kiến thức cũ các em đã học ở lớp 4.
- Học sinh làm theo nhóm.
- Gọi học sinh trình bày, cả lớp nhận xét, chốt ý đúng.
Các loại trạng ngữ
Câu hỏi
Ví dụ
Trạng ngữ chỉ nơi chốn
- ở đâu?
- Ngoài đường, xe cộ đi lại như mắc cửi.
Trạng ngữ chỉ thời gian
- Khi nào?
- Mấy giờ?
- Sáng sớm tinh mơ, nông dân đã ra đồng.
- Đúng 8 giờ sáng, chúng tôi bắt đầu lên đường.
Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
- Vì sao?
- Nhờ đâu?
- Tại đâu?
- Vì vắng tiếng cười, họ buồn chán khủng khiếp.
- Nhờ chăm chỉ, chỉ 3 tháng sau Lan đã vượt lên đầu lớp.
- Tại Hoa biếng học mà tổ chẳng được khen.
Trạng ngữ chỉ mục đích
- Để làm gì?
- Vì cái gì?
- Để đỡ nhức mắt, người làm việc máy tính cứ 45 phút phải nghỉ giải lao.
- Vì Tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng.
Trạng ngữ chỉ phương tiện
- Bằng cái gì?
- Với cái gì?
- Bằng một giọng rất nhỏ nhẹ, chân tình, Hà khuyên bạn nên chăm học.
- Với đôi bàn tay khéo léo, Dũng đã nặn được một con trâu đất y như thật.
3. Củng cố, dặn dò: Giáo viên nhận xét giờ học.
 Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài giờ sau.
Tiếng việt
 ôn tập Tiết 3
I. Mục đích, yêu cầu:
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu.
- Củng cố kĩ năng lập bảng thống kê về tình hình phát triển giáo dục tiểu học ở nước ta. Từ đó biết rút ra những nhận xét đúng.
- Giáo dục học sinh ý thức học tốt bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập, bảng phụ
III. Hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ : (3p) Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Dạy bài mới: (37p)
A. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
B. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
Bài tập 1:
- Cho từng học sinh lên bốc thăm chọn bài và chuẩn bị bài khoảng 1-2 phút
- Học sinh đọc bài theo yêu cầu ghi trong phiếu.
- GV đặt câu hỏi về đoạn hoặc bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm, nhận xét. Em nào không đạt yêu cầu để kiểm tra lại ở tiết học sau.
Bài tập 2: 
- HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài tập 2. GV hỏi HS một số kiến thức liên quan đến bài tập.
- Học sinh làm theo nhóm.
- Gọi học sinh trình bày, cả lớp nhận xét, chốt ý đúng.
Thống kê tình hình phát triển giáo dục tiểu học Việt Nam
(từ năm học 2000 – 2001 đến 2004 – 2005)
Năm học
Số trường
Số học sinh 
Số giáo vien
Tỉ lệ HS dân tộc thiểu số
2000 - 2001
13 859
9 741 100
355 900
15,2%
2001 - 2002
13 903
9 315 300
359 900
15,8%
2002 - 2003
14 163
8 815 700
363 100
16,7%
2003 - 2004
14 346
8 346 000
366 200
17,7%
2004 - 2005
14 518
7 744 800
362 400
19,1%
Bài tập 3: Học sinh đọc bài tập và làm bài miệng.
 Giáo viên cùng cả lớp nhận xét chốt ý đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài giờ sau.
 Thứ tư ngày tháng năm 2007
Tiếng việt
 ôn tập Tiết 4
I. Mục đích, yêu cầu:
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu.
- Củng cố kĩ năng lập bảng thống kê về tình hình phát triển giáo dục tiểu học ở nước ta. Từ đó biết rút ra những nhận xét đúng.
- Giáo dục học sinh ý thức học tốt bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phấn màu.
III. Hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ : (3p) Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Dạy bài mới: (37p)
A. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
B. Hướng dẫn học sinh luyện tập.
- Học sinh đọc bài tập.
- Cả lớp đọc bài Cuộc họp của chữ viết, trả lời câu hỏi:
+ Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì?
Bàn việc giúp đỡ bạn Hoàng. Bạn này không biết dùng dấu chấm câu nên đã viết những câu văn kì quặc.
+ Cuộc họp đề ra cách gì để giúp đỡ bạn Hoàng?
Giao cho anh Dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi Hoàng định chấm câu.
- Học sinh nêu cấu tạo của một biên bản. 
- Cho học sinh phát biểu ý kiến.
1.Biên bản là văn bản ghi lại nội dung một cuộc họp hoặc một sự việc đã diễn ra để làm bằng chứng.
2.Nội dung biên bản thường gồm ba phần:
a/ Phần mở đầu ghi quốc hiệu, tiêu ngữ (hoặc tên tổ chức), tên biên bản.
b/ Phần chính ghi thời gian, địa điểm, thành phần có mặt, nội dung sự việc.
c/ Phần kết thúc ghi tên, chữ kí của những người có trách nhiệm.
- GV cùng cả lớp trao đổi nhanh, thống nhất mẫu biên bản cuộc họp của chữ viết.
- GV treo bảng phụ mẫu biên bản.
- Cho học sinh làm vào vở.
- GV quan sát và nhắc nhở học sinh khi viết cần bám sát bài Cuộc họp của chữ viết.
- Gọi học sinh trình bày biên bản của mình.
- GV nhận xét, chấm điểm một số biên bản.
- Cả lớp bình chọn thư kí viết biên bản giỏi nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những học sinh viết biên bản hay nhất.
- Dặn học sinh về nhà luyện đọc để giờ sau kiểm tra.
Tiếng việt
 ôn tập Tiết 5
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu.
- Hiểu bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ, cảm nhận được vẻ đẹp của những chi tiết, hình ảnh sống động ; biết miêu tả một hình ảnh trong bài thơ.
- Giáo dục học sinh ý thức học tốt bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập, bảng phụ
III. Hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ : (3p) Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Dạy bài mới: (37p)
A. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
B. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
Bài tập 1:
- Cho từng học sinh lên bốc thăm chọn bài và chuẩn bị bài khoảng 1-2 phút
- Học sinh đọc bài theo yêu cầu ghi trong phiếu.
- GV đặt câu hỏi về đoạn hoặc bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm, nhận xét. Em nào không đạt yêu cầu để kiểm tra lại ở tiết học sau.
Bài tập 2: 
 - Học sinh nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài.
 - Cả lớp đọc thầm bài thơ. GV nhắc lại cách miêu tả hình ảnh.
 - Một HS đọc những câu thơ gợi ra những hình ảnh rất sống động về trẻ em.
 - Một HS đọc những câu thơ tả cảnh buổi chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển.
 - HS trao đổi nhóm và trả lời.
 - Các nhóm trình bày ý kiến.
* HS trả lời câu hỏi 1: Tuổi thơ đứa bé da nâu, Tóc khét nắng màu râu bắp, Thả bò những ngọn đồi vòng quanh tiếng hát, Nắm cơm khoai ăn với cá chuồn. Những hình ảnh đó gợi cho em nhớ lại những ngày em cùng ba mẹ đi nghỉ mát ở biển. Em đã gặp những bạn nhỏ đi chăn bò
* HS trả lời câu hỏi 2: Tác giả tả cảnh chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển bằng cảm nhận của nhiều giác quan:
 	+ Bằng mắt để thấy hoa xương rồng chói đỏ, những đứa bé da nâu
 	+ Bằng tai để nghe thấy tiếng hát của những đứa bé thả bò, nghe thấy lời ru, nghe thấy tiếng đập đuôi của những con bò đang nhai lại cỏ.
 	+ Bằng mũi để ngửi thấy mùi rơm nồng len lỏi giữa con mơ.
- GV nhận xét, khen ngợi và động viên những học sinh cảm nhận được những cái hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những học sinhhọc tập tốt.
- Dặn học sinh về nhà luyện đọc để giờ sau kiểm tra.
Tiếng việt
 ôn tập Tiết 6
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS được nghe – viết đúng chính tả 11 dòng đầu của bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ.
- Củng cố kĩ năng viết đoạn văn tả người, tả cảnh dựa vào hiểu biết của em và những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ.
- Giáo dục học sinh ý thức học tốt bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập, bảng phụ
III. Hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ : (3p) Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Dạy bài mới: (37p)
A .Giới thiệu bài: Trực tiếp.
B. Nghe – viết.
- Giáo viên đọc 11 dòng đầu bài thơ. HS nghe và theo dõi SGK.
- Học sinh đọc thầm 11 dòng thơ.
- GV nhắc cácc em chú ý cách trình bày bài thơ thể tự do.
- Học sinh gấp SGK, GV đọc bài cho HS viết.
- GV đọc soát lỗi.
- Thu chấm một số bài và nêu nhận xét chung.
C. Bài tập 2
 - HS đọc yêu cầu của bài.
 - GV cùng HS phân tích đề, gạch chân những từ ngữ quan trọng, xác định đúng yêu cầu của đề bài.
 - Dựa vào hiểu biết của em và những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ “ Trẻ con ở Sơn Mỹ” hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu theo một trong những đề sau:
	a/ Tả một đám trẻ đang chơi đùa hoặc đang chăn trâu, chăn bò.
	 b/ Tả một buổi chiều tối hoặc một đêm yên tĩnh ở vùng biển hoặc một làng quê.
 - HS suy nghĩ chọn đề tài gần gũi với mình.
 - Cho nhiều học sinh nối tiếp nhau đọc đề tài mình chọn.
 - Cho học sinh viết đoạn văn ngắn.
 - GV quan sát nhắc nhở học sinh viết bài.
 - HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn mình viết.	
 - Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm, bình chọn người viết bài hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những học sinh học tập tốt.
- Dặn học sinh về nhà luyện đọc để giờ sau kiểm tra.
 Thứ sáu ngày tháng năm 2007
Tiếng việt
ôn tập Tiết 7
Kiểm tra
I. Mục đích, yêu cầu
- Học sinh được kiểm tra những kiến thức mà các em đã học về đọc – hiểu và làm bài tập luyện từ và câu.
- Học sinh làm bài đúng, chính xác, 
- Giáo dục học sinh ý thức học tốt bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học : 
Đề kiểm tra, học sinh ôn bài.
III. Hoạt động dạy học :
Đề chung toàn khối.
Tiếng việt
ôn tập Tiết 8
Kiểm tra
I. Mục đích, yêu cầu
- Học sinh được kiểm tra những kiến thức mà các em đã học về văn tả cảnh, tả người, tả đồ vật...
- Học sinh làm bài đúng, chính xác, 
- Giáo dục học sinh ý thức học tốt bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học : 
Đề kiểm tra, học sinh ôn bài.
III. Hoạt động dạy học :
Đề chung toàn khối.

Tài liệu đính kèm:

  • doctap doc.doc