Giáo án Tập làm văn 5 - Ngô Thị Mỹ Truyển

Giáo án Tập làm văn 5 - Ngô Thị Mỹ Truyển

TUẦN 1

BÀI 1: CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH

 I. Mục tiêu:

Giúp HS:

- Hiểu được cấu tạo của bài văn tả cảnh gồm: mở bài, thân bài, kết bài và yêu cầu của từng phần

- Phân tích được cấu tạo của một bài văn cụ thể

- Bước đầu biết cách quan sát một cảnh vaät

 II. Đồ dùng dạy học

- Giấy khổ to, bút dạ

- Phần ghi nhớ viết sẵn bảng phụ

 III. Các hoạt động dạy học

A. Dạy bài mới

 Giới thiệu bài

H: Theo em bài văn tả cảnh gồm mấy phần? là những phần nào?

- HS nêu suy nghĩ, dựa vào bài văn đã học: bài văn tả cảnh gồm có 3 phần là mở bài, thân bài, kết bài

GV: Bài văn tả cảnh có cấu tạo giống hay khác bài văn chúng ta đã học? Mỗi phần của bài văn có nhiệm vụ gì ? các em cùng tìm hiểu ví dụ.

 

doc 23 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 279Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập làm văn 5 - Ngô Thị Mỹ Truyển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1	Thứ năm ngày 3/9/2009
BÀI 1: CAÁU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH
 I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Hiểu được cấu tạo của bài văn tả cảnh gồm: mở bài, thân bài, kết bài và yêu cầu của từng phần
- Phân tích được cấu tạo của một bài văn cụ thể
- Bước đầu biết cách quan sát một cảnh vaät
 II. Đồ dùng dạy học
- Giấy khổ to, bút dạ
- Phần ghi nhớ viết sẵn bảng phụ
 III. Các hoạt động dạy học
A. Dạy bài mới
 Giới thiệu bài
H: Theo em bài văn tả cảnh gồm mấy phần? là những phần nào?
- HS nêu suy nghĩ, dựa vào bài văn đã học: bài văn tả cảnh gồm có 3 phần là mở bài, thân bài, kết bài
GV: Bài văn tả cảnh có cấu tạo giống hay khác bài văn chúng ta đã học? Mỗi phần của bài văn có nhiệm vụ gì ? các em cùng tìm hiểu ví dụ.
 Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ.
 Bài 1 : Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài
H: Hoàng hôn là thời điểm nào trong ngày?
- Hoàng hôn là thời gian cuối buổi chiều , khi mặt trời mới lặn.
GV: Sông Hương là dòng sông thơ mộng, hiền hoà chảy qua thành phố Huế. Chúng ta cùng tìm hiểu xem tác giả đã quan sát dòng sông theo trình tự nào? Cách quan sát ấy có gì hay?
- Yêu cầu HS thảo luận nhỏm trao đổi về mở bài, thân bài, kết bài. Sau đó xác định các đoạn văn của mỗi phần và nội dung của đoạn văn đó.
- 4 HS 1 nhóm thảo luận, viết câu trả lời ra giấy nháp
- GV yêu cầu nhóm trình bày
- Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ xung. Nhận xét nhóm trả lời đúng 
- Các nhóm trình bày kết quả và đọc phiếu của mình, nhóm khác bổ xung.
- Bài văn có có 3 phần :
+ Mở bài( Đoạn 1): cuối buổi chiều....
yên tĩnh này: Lúc hoàng hôn, Huế đặc biệt yên tĩnh.
+ Thân bài( đoạn 2,3) Mùa thu... chấm dứt:: Sự thay đổi sắc màu của sông Hương từ lúc hoàng hôn đến lúc lên đèn.
- Hoàng hôn trên sông hương đẹp nhờ môi trường thiên nhiên tạo nên chúng ta cần gìn giữ và bảo vệ là BVMT
+ Kết bài: Huế thức dậy ....ban đầu của nó: sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
H: Em có nhận xét gì về phần thân bài của bài văn?
- Thân bài của đoạn văn có 2 đoạn. Đó là :
+ Đoạn 2: tả sự thay đổi màu sắc của Sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hônđến lúc tối hẳn.
+ Đoạn 3: Tả hoạt động của con người bên bờ sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.
 Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu hoạt động theo nhóm
+ Đọc bài văn Quang cảnh làng mạc ngày mùa và Hoàng hôn trên sông Hương. 
+ Xác định thứ tự miêu tả trong mỗi bài
+ So sánh thứ tự miêu tả của hai bài văn với nhau.
- Các nhóm lên bảng trình bày
- GV nhận xét bổ xung
 KL lời giải đúng: 
 + Giống nhau: Cùng nêu nhận xét, giới thiệu chung về cảnh vật rồi miêu tả cho nhận xét ấy.
 + Khác nhau: 
- Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa . tả tả từng bộ phận của cảnh theo thứ tự:
 . Giới thiệu màu sắc bao trùm làng quê ngày mùa là màu vàng
 . Tả các màu vàng rất khác nhau của cảnh của vật.
 . Tả thời tiết hoạt động của con người.
- Bài Hoàng hôn trên sông Hương tả sự thay đổi của cảnh theo thời gianvới thứ tự:
 . nêu nhận xét chung về sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn.
 . Tả sự thay đổi màu sắc và sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn.
 . tả hoạt động của con người bên bờ sông , trên mặt sông lúc bắt đầu hoàng hôn đến khi thành phố lên đèn.
 . tả sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
 H: Qua ví dụ trên em thấy:
+ Bài văn tả cảnh gồm có những phần nào?
+ Bài văn tả cảnh gồm có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài
 + Nhiệm vụ chính của từng phần trong bài văn tả cảnh là gì?
+ Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả
+ Thân bài: tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thứ tự thời gian để minh hoạ cho nhận xét ở mở bài.
+ Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
Ghi nhớ : Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 2: Luyện tập
- Gọi hS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập
- HS thảo luận theo cặp với hướng dẫn sau; 
+ Đọc kỹ bài văn Nắng trưa
 + Xác định từng phần của bài văn
 + Tìm nội dung chính của từng phần.
+ xác định trình tự miêu tả của bài văn: mỗi đoạn của phần thân bài và nội dung từng đoạn.
- Gọi 1 nhóm dán phiếu lên bảng trình bày kết quả
 KL: Bài Nắng trưa gồm có 3 phần:
 + Mở bài: Nắng cứ như.... xuống mặy đát: nêu nhận xét chung về nắng trưa
 + Thân bài: Buổi trưa ngồi trong nhà...... thửa ruộng chưa xong : cảnh vật trong nắng trưa 
 Thân bài có 4 đoạn 
- Đoạn 1: Buổi trưa ngồi... bốc lên mãi: hơi đất trong nắng trưa dữ dội
- Đoạn 2: Tiếng gì...... mi mắt khép lại: Tiếng võng đưa và câu hát ru em trong nắng trưa
- Đoạn 3: con gà nào ..... cũng im lặng: Cây cối và con vật trong nắng trưa.
- Đoạn 4: ấy thế mà....chưa xong: Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa.
+ Kết bài: Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!: Cảm nghĩ về người mẹ.
Để làm giảm nắng trưa ôi bức chúng ta cần bảo vệ môi trường thiên nhiên tạo về rừng, cây cối chính là chúng ta BVMT
 B. Củng cố- dặn dò
H: bài văn tả cảnh có cấu tạo như thế nào?
- Nhận xét câu trả lời của HS
- Dặn HS về học thuộc ghi nhớ
Rút kinh nghiệm:
Thứ bảy ngày 5/9/2009
BÀI 2: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
 I. Mục tiêu 
Giúp HS :Nhận biết được cách quan sát của nhà văn trong đoạn văn Buổi sớm trên cánh đồng.
- Hiểu được thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả cảnh
- Lập được dàn ý bài văn tả cảnh từ những điều quan sát được và trình bày theo dàn ý
 II. Đồ dùng dạy- học
- HS sưu tầm tranh ảnh về vườn cây, công viên, đường phố, cánh đồng
- Giấy khổ to, bút dạ
 III. Các hoạt động dạy- học
A. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 GS lên bảng 
H: hãy nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh?
H: nêu cấu tạo bài văn Nắng trưa
- GV nhận xét, đánh giá
B. Dạy bài mới
Giới thiệu bài
- Kiểm tra kết quả quan sát cảnh một buổi trong ngày của HS
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị bài của các bạn 
- GV: để chuẩn bị viết tốt bài văn tả cảnh, hôm nay các em thực hành luyện tập về quan sát cảnh, lập dàn ts cho bài văn trả cảnh
Hoạt động 1: Giúp HS Hiểu được thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả cảnh
 Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp
GV hướng dẫn giúp đỡ HS gặp khó khăn, Yêu cầu HS ghi lại ý chính trong câu hỏi
- Gọi HS trình bày 
H: Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu?
- Tả cánh đồng buổi sớm, đám mây, vòm trời, những giọt mưa, những sợi cỏ, nhữnggánh rau, những bó hoa huệ của người bán hàng, bầy sáo liệng trên cánh đồng, mặt trời mọc
H: Tác giả đã quan sát sự vật bằng các giác quan nào?
- Tác giả quan sát bằng xúc giác( cảm giác của làn da): thấy sớm đầu thu mát lạnh, một vài mưa loáng thoáng rơi trên khăn và tóc, những sợi cỏ đẫm nước làm ướt lạnh bàn chân
Bàng thị giác( mắt) thấy đám mây xám đục, vòm trời xanh vòi vọi, vài giọt mưa....
H: tìm 1 chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả ?
- Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xoã ngang vai của Thuỷ...
GV nhận xét
KL: Tác giả lựa chọn chi tiết tả cảnh rất đặc sắc và sử dụng nhiều giác quan để cảm nhận vẻ riêng của từng cảnh vật.
Để có 1 bài văn hay chúng ta phải biết cách quan sát cảm nhận sự vật bằng nhiều
giác quan: xúc giác, thính giác, thị giác và đôi khi là cả sự liên tưởng. Để chuẩn bị
cho làm văn tốt chúng ta cùng tiến hành lập dàn ý bài văn tả cảnh
 Hoạt động 2: Giúp HS lập được dàn ý bài văn tả cảnh từ những điều quan sát được và trình bày theo dàn ý
 Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Gọi HS đọc kết quả quan sát cảnh một buổi trong ngày 
- Nhận xét khen ngợi những HS có ý thức chuẩn bị bài, quan sát tốt
- HS làm bài cá nhân
 Gợi ý: mở bài: Em tả cảnh gì ở đâu? vào thời gian nào? lí do em chọn cảnh vật để miêu tả là gì?
 Thân bài: tả nét nổi bật của cảnh vật
 Tả theo thời gian
 tả theo trình tự từng bộ phận
- GV chọn bài làm tốt đẻ trình bày mẫu
 C. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học 
- Chuẩn bị bài sau
Rút kinh nghiệm:
	TUẦN 2	
Thứ tư ngày 9/9/2009
BÀI 3: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
 I. Mục tiêu
- Phát hiện được những hình ảnh đẹp trong bài văn rừng trưa và chiều tối
- Hiểu được cách quan sát dùng từ khi miêu tả cảnh của nhà văn
- viết được đoạn văn miêu tả một buổi tối trong ngày dựa vào dàn ý đã lập. Yêu cầu tả cảnh vật chân thật, tự nhiên, sinh động.
 II. Đồ dùng dạy học
- Giấy khổ to, bút dạ
- HS chuẩn bị dàn ý bài văn tả một buổi trong ngày
III. Các hoạt động dạy- học
A. kiểm tra bài cũ
- 2 HS đọc dàn ý bài văn tả một buổi chiều trong ngày
- GV nhận xét cho điểm
 B. Dạy bài mới
 Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã lập dàn ý cho bài văn tả cảnh một buổi trong ngày. chúng ta cùng đọc 2 bài văn Rừng trưa và Chiều tối để thấy được nghệ thuật quan sát cách dùng từ để miêu tả cảnh vật của nhà văn, từ đó học tập để viết được một đoạn văn tả cảnh của mình
 Hoạt động 1: Hiểu được cách quan sát dùng từ khi miêu tả cảnh của nhà văn
Bài 1: 
Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp
 + Đọc kĩ bài văn
 + Gạch chân dưới những hình ảnh em thích.
 - Gọi HS trình bày
- GV nhận xét 
- Hình ảnh: 
Những thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ . Tác giả quan sát rất kĩ để so sánh cây tràm thân trắng như cây nến
- Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy 1 mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới ánh mặt trời. Tác giả quan sát tinh tế để thấy lá tràm 
đang bắt đầu ngả sang màu vàng úa giữa đám lá xanh rờn, dưới ánh nắng mặt trời , lá tràm thơm ngát
 * Qua những hình ảnh đẹp trong bài văn rừng trưa và chiều tối cho ta thấy MT thiên nhiên rất đẹp vì vậy chúng ta cần BVMT
- Hoạt động 2: viết được đoạn văn miêu tả một buổi tối trong ngày 
Bài 2: HS đọc yêu cầu
- HS giới thiệu cảnh mình định tả
+ Em tả cảnh buổi sáng ở bản em
+ Em tả cảnh buổi chiều ở quê em
+ Em tả cảnh buổi trưa ..
- 3 HS làm vào giấy khổ to các em khác làm vào vở
- 3 HS trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét
- GV nhận xét , cho điểm
 C. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn, quan sát một cơn mưa và ghi lại
Rút kinh nghiệm:
Thứ sáu ngày 11/9/2009
BÀI 4: LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
 I. mục tiêu
- HS hiểu cách trình bày các số liệu thống kê và tác dụng của các số liệu thống kê: giúp thấy rõ kết quả, so sánh được các kết quả.
- Lập bảng thống kê theo kiểu biểu bảng về số liệu của từng tổ HS trong lớp.
 II. Đồ dùng dạy học
- Bảng số liệu thống kê bài Nghìn năm văn hiến viết sẵn trên bảng lớp
- Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2
 III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày
- Nhận xét cho điểm
 B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài
H: Bài  ... độc màu da cam đã phá huỷ hơn hai triệu héc ta rừng, làm xói mòn và khô cằn đất, diệt chủng nhiều loại muông thú, gây ra những bệnh nguy hiểm cho người nhiễm độc và con cái họ như ung thư, nứt cột sống, thần kinh, tiểu đường, sinh quái thai, dị tật bẩm sinh...Hiện cả nước có 70 000 người lớn, từ 200 000 đến 300 000 trẻ em là nạn nhân của chất độc màu da cam.
H: Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam?
+ chúng ta cần động viên, thăm hỏi giúp đỡ về vật chất, sáng tác thơ, truyện, vẽ.. để động viên họ
H: ở địa phương em có người nhiễm chất độc màu da cam không? Em thấy cuộc sống của họ ra sao?
H: Em đã từng biết và tham gia phong trào nào để giúp đỡ hay ủng hộ các nạn nhân chất độc màu da cam?
Hoạt động 2: Biết cách viết một lá đơn có nội dung theo đúng yêu cầu
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập
H: Hãy đọc tên đơn em sẽ viết?
 H: Mục Nơi nhận đơn em viết những gì?
H: Phần lí do viết đơn em viết những gì?
- Yêu cầu HS viết đơn
- TReo bảng phụ viết sẵn mẫu đơn 
- Gọi 5 HS đọc đơn đã hoàn thành
- Nhận xét bài của HS 
C. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.	
 Rút kinh nghiệm:
Thứ sáu ngày 9/10/2009
BÀI 12: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
 I. Mục tiêu
 1. Thông qua những đoạn văn hay học được cách quan sát khi tả cảnh sông nước.
 2. Biết ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý cho bài văn tả một cảnh sông nước cụ thể.
 II. Đồ dùng dạy học
 Tranh ảnh minh hoạ cảnh sông nước: biển, sông, hồ, đầm...
III. Các hoạt động dạy học	
 A. Kiểm tra bài cũ
- KT sự chuẩn bị của HS cho tiết học này ( quan sát và ghi lại kết quả quan sát một cảnh sông nước)
 B. Bài mới
Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
 Hoạt động 1: Thông qua những đoạn văn hay HS học được cách quan sát khi tả cảnh sông nước.
Bài tập 1
- Gọi HS đọc yêu cầu nội dung bài tập
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi
và trả lời các câu hỏi trong bài 
 H: Nhà văn Vũ Tú Nam đã miêu tả cảnh sông nước nào?
+Nhà văn đã miêu tả cảnh biển
H: Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?
+ Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc màu của trời mây
H: Câu văn nào cho em biết điều đó?
+ Câu văn:" Biển luôn thay đổi màu sắc tuỳ theo sắc mây trời"
H: Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào?
+ Tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển khi: Bầu trời xanh thẳm, bầu trời rải mây trắng nhạt, bầu trời âm u mây mưa, bầu trời ầm ầm dộng gió.
H: Tác giả đã sử dụng những màu sắc nào khi miêu tả?
+ Tác giả đã sử dụng những màu sắc xanh thẳm, thẳm xanh, trắng nhạt, xám xịt, đục ngầu.
H: Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị nào?
+ khi quan sát biển, tá giả liên tưởng đén sự thay đổi tâm trạng của con người: biển như một con người biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu gắt gỏng.
H: Theo em liên tưởng có nghĩa là gì?
+ Liên tưởng là từ hình ảnh này nghĩ đến hình ảnh khác.
 Đoạn văn b: 
H: Nhà văn Đoàn Giỏi miêu tả cảnh sông nước nào? Nhà văn miêu tả con kênh
H: con kênh được quan sát ở những thời điểm nào trong ngày?
+ Con kênh được quan sát từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc chiều tối.
H: Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào?
+ Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh bằng thị giác.
H: Tác giả miêu tả những đặc điểm nào của con kênh?
+ Tác giả miêu tả: ánh sáng chiếu xuống dòng kênh như đổ lửa, bốn phía chân trời chống huyếch chống hoác, buổi sáng con kênh phơn phớt màu đào, giữa trưa, hoá thành dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt, về chiều biến thành một con suối lửa.
H: Việc sử dụng nghệ thuật liên tưởng có tác dụng gì?
-Làm cho người đọc hình dung được con kênh mặt trời,làm cho nó sinh động hơn.
Hoạt động 2: Biết ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý cho bài văn tả một cảnh sông nước cụ thể.
 Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS đọc kết quả quan sát một cảnh sông nước đã chuẩn bị từ trước.
- Nhận xét bài làm của HS và cho điểm
C. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học
- Dặn HS về sửa lại bài và hoàn thiện dàn ý bài văn tả cảnh sông nước.	
Rút kinh nghiệm:
TUẦN 7 Thứ sáu ngày 9/10/2009
	BÀI 13: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
 I. Mục tiêu
- Hiểu quan hệ về nội dung giữa các câu trong một đoạn, biết cách viết câu mở đoạn .
- Xác định được cấu tạo một bài văn tả cảnh.
 II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh minh hoạ Vịnh hạ Long trong SGK. 
- giấy phiếu khổ to ghi lời giải của bài tập 1 .
 III. Các hoạt động dạy học	
 A. Kiểm tra bài cũ
- Thu chấm dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước của 3 HS
- GV nhận xét bài làm của HS 
 B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Luyện tập tả cảnh
- Hoạt động 1: Xác định được cấu tạo một bài văn tả cảnh.
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài tập
- Tổ chức HS thảo luận nhóm
- HS đọc đoạn văn Vịnh Hạ Long 
H: Xác định phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên
+ Mở bài: Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai của đất nước VN.
+ Thân bài: Cái đẹp của Hạ long....theo gió ngân lên vang vọng.
+ Kết bài: Núi non, sông nước ....mãi mãi giữ gìn.
H: Phần thân bài gồm có mấy đoạn? mỗi đoạn miêu tả những gì?
- Phần thân bài gồm 3 đoạn:
+ Đ1: tả sự kì vĩ của thiên nhiên trên Hạ Long
+ Đ2: tả vẻ duyên dáng của vịnh Hạ Long
+ Đ3: tả nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người của Hạ Long qua mỗi mùa.
H: Những câu văn in đậm có vai trò gì trong mỗi đoạn và cả bài?
* Qua những hình ảnh đẹp trong bài văn Vịnh Hạ Long cho ta thấy MT thiên nhiên rất đẹp vì vậy chúng ta cần BVMT
- Hoạt động 2: Hiểu quan hệ về nội dung giữa các câu trong một đoạn, biết cách viết câu mở đoạn .
Bài tập 2: 
-Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 2 để chọn câu mở đoạn cho mỗi đoạn văn
- Những câu văn in đậm là câu mở đầu của mỗi đoạn, câu mở đoạn nêu ý bao trùm cả đoạn. với cả bài mỗi câu văn nêu một đặc điểm của cảnh vật được tả, đồng thời liên kết các đoạn trong bài với nhau.
- Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh
+ Đ1: Câu mở đoạn b Vì câu mở giới thiệu được cả một vùng núi cao và rừng dày của Tây Nguyên được nhắc đến trong bài
+ Đ2: Câu mở đoạn c Vì có quan hệ từ nối tiếp nối 2 đoạn . Giới thiệu đặc điểm của địa hình Tây Nguyên 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn văn đã hoàn chỉnh.
Đ1: Tây nguyên có núi cao chất ngất, có rừng cây đại ngàn. Phần phía Nam ...in dấu chân người.
Đ2: Nhưng Tây Nguyên....Trên những ngọn đồi.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS tự làm bài
- Gọi 2 HS viết vào giấy khổ to dán lên bảng.
- 3 HS dưới lớp đọc câu mở đoạn của mình.
- GV nhận xét sửa chữa bổ xung 
 C. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học 
- Dặn HS về nhà đọc và viết câu mở đoạn chưa đạt yêu cầu và viết một đoạn văn miêu tả về sông nước.	
Rút kinh nghiệm:
BÀI 14: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu
Dựa trên kết quả quan sát một cảnh sông nước, dàn ý đã lập và hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cảnh sông nước, HS bíêt chuyển một phần của dàn ý 
thành đoạn văn, thể hiện rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả, nét nổi bật của cảnh, cảm xúc của người tả.
II. Đồ dùng dạy- học
- Dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của từng HS
- Một số bài văn hay tả cảnh sông nước.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
H: Neâu vai troø cuûa caâu môû ñoaïn trong moãi ñoaïn vaên vaø trong baøi vaên?
- HS ñoc caâu môû ñoaïn cuûa em ôû baøi 3 tieát tröôùc.
- Nhận xét ghi điểm
B. Bài mới: Giới thiệu bài
Các em đã lập được dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả cảnh sông nước. Phần thân bài của đoạn văn tả cảnh sẽ có nhiều đoạn văn. Hôm nay, các em cùng thực hành viết một đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả cảnh sông nước.
Hoạt động 1: GV giuùp HS tìm hiểu đề.
GV kieåm tra daøn yù baøi vaên mieâu taû caûnh soâng nöôùc tieát tröôùc.
- HS ñoïc ñeà baøi, GV cheùp baøi leân baûng.
- HS neâu troïng taâm cuûa ñeà, GV gaïch chaân töø quan troïng: moät ñoaïn vaên, caûnh soâng nöôùc.
- GV cho 2 HS neâu laïi daøn baøi tieát tröôùc.
- Moät vaøi HS noùi ñoaïn choïn ñeå chuyeån thaønh ñoaïn vaên hoaøn chænh.
- HS laøm baøi cuûa mình.
Hoạt động 2: HS döïa vaøo daøn yù vieát ñöôïc ñoaïn vaên mieâu taû caûnh soâng nöôùc.
* GV löu yù HS:
+ Phaàn thaân baøi coù theå goàm nhieàu ñoaïn, moãi ñoaïn taû moät ñaëc ñieåm hoaëc moät boä phaän cuûa caûnh. Neân choïn moät phaàn tieâu bieåu thuoäc thaân baøi ñeå vieát moät ñoaïn vaên.
+ Trong moãi ñoaïn thöôøng coù moät caâu vaên neâu yù bao truøm toaøn ñoaïn.
+ Caùc caâu trong ñoaïn phaûi cuøng laøm noåi baät ñaëc ñieåm cuûa caûnh vaø theå hieän ñöôïc caûm xuùc cuûa ngöôøi vieát.
- GV chaám moät soá baøi nhaän xeùt.
- Moät soá HS ñoïc ñoaïn vaên cuûa mình.
- GV cuøng HS caû lôùp nhaän xeùt.
- Bình choïn baïn vieát ñoaïn vaên taû caûnh soâng nöôùc hay nhaát, coù nhieàu yù moeùi vaø saùng taïo nhaát.
- GV nhận xét bổ xung cho điểm những HS đạt yêu cầu.	
C. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học
- Dặn HS tiếp tục hoàn thiện bài và ghi lại một cảnh đẹp ở địa phương em.
Rút kinh nghiệm:
BÀI 15: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu
1. Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương.
 2. Biết chuyển một phần trong dàn ý đã lập thành đoạn văn hoàn chỉnh : Thể hiện rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả, nét đặc sắc của cảnh, cảm xúc của người tả đối với cảnh.
 II. Đồ dùng dạy học
- Một số tranh ảnh minh hoạ cảnh đẹp của đất nước 
- Bút dạ và một vài tờ giấy khổ to để HS lập dàn ý trên giấy trình bày trước lớp Bảng phụ ghi vắn tắt những gợi ý cho HS lập dàn bài
III. Các hoạt động dạy học	
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh sông nước
- Nhận xét, cho điểm HS 
- Nhận xét việc chuẩn bị bài của HS 
B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài 
 Trong tiết học hôm nay, trên cơ sở những kết quả quan sát đã có, các em sẽ lập dàn bài cho bài văn tả cảnh đẹp ở địa phương. Sau đó chuyển một phần trong dàn ý thành đoạn văn hoàn chỉnh.
Hoạt động 1: Giuùp HS Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương.
Bài tập 1
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- GV cùng HS XD dàn ý chung cho bài văn bằng hệ thống câu hỏi.
- GV ghi câu trả lời của HS lên bảng
H: Phần mở bài em cần nêu được những gì?
- Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp định tả, địa điểm của cảnh đẹp đó, giới thiệu được thời gian địa điểm mà mình quan sát
- H: hãy nêu nội dung chính của thân bài?
- Thân bài: tả những đặc điểm nổi bật của cảnh đẹp, những chi tiết làm cho cảnh đẹp trở lên gần giũ, hấp dẫn người đọc
- Các chi tiết miêu tả được sắp xếp theo trình tự: từ xa đến gần, từ cao xuống thấp..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_lam_van_5_ngo_thi_my_truyen.doc