Giáo án Tập làm văn 5 tuần 1 đến 10

Giáo án Tập làm văn 5 tuần 1 đến 10

Tiết 1: TẬP LÀM VĂN

CẤU TẠO BÀI VĂN TẢ CẢNH

I. MỤC TIÊU:

- Nắm được cấu tạo bài văn tả cảnh (mở bài , thân bài , kết bài) Chỉ rõ được cấu tạo 3 phần của bài Nắng Trưa (mục 111)

- Biết phân tích cấu tạo bài văn tả cảnh cụ thể.

- GDBVMT: Giáo dục HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên có tác dụng giáo dục bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bảng phụ ghi phần ghi nhớ cấu tạo của bài văn “Nắng trưa”

 

doc 37 trang Người đăng nkhien Lượt xem 9659Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập làm văn 5 tuần 1 đến 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1	Ngày dạy: / /
Tiết 1: 	 	TẬP LÀM VĂN
CẤU TẠO BÀI VĂN TẢ CẢNH 
I. MỤC TIÊU: 
- 	Nắm được cấu tạo bài văn tả cảnh (mở bài , thân bài , kết bài) Chỉ rõ được cấu tạo 3 phần của bài Nắng Trưa (mục 111) 
- 	Biết phân tích cấu tạo bài văn tả cảnh cụ thể. 
- 	GDBVMT: Giáo dục HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên có tác dụng giáo dục bảo vệ môi trường. 
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Bảng phụ ghi phần ghi nhớ cấu tạo của bài văn “Nắng trưa” 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1’
1. Ổn định :
4’
2. Bài cũ: 
- Kiểm tra sách vở.
- Giúp học sinh làm quen phương pháp học tập bộ môn.
32’
3. Dạy bài mới: 
1’
 Giới thiệu bài;
10’
 Hoạt động 1: 
- Phần nhận xét 
 Bài 1: giáo viên chốt lại: bài văn thông thường gồm 3 phần (MB, TB, KL).
- Học sinh đọc nội dung (yêu cầu và văn bản “Hoàng hôn trên sông Hương”
- Giải nghĩa từ:
+ Hoàng hôn: Thời gian cuối buổi chiều, mặt trời lặng ánh sáng yếu ớt và tắt dần.
+ Sông Hương: 1 dòng sông rất nên thơ của Huế.
- Học sinh đọc bài văn à đọc thầm, đọc lướt.
- Yêu cầu học sinh tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài
- Phân đoạn - Nêu nội dung từng đoạn.
- Nêu ý từng đoạn
Bài văn có 3 phần:
- Mở bài: Đặc điểm của Huế lúc hoàng hôn
- Thân bài: Sự thay đổi màu sắc của sông Hương và hoạt động của con người bên sông từ lúc hoàng hôn đến lúc Thành phố lên đèn.
- Kết bài: Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn. 
- Giáo viên chốt lại
Bài 2: Giáo viên chốt lại: có 2 cách miêu tả:
+ Tả theo thứ tự thời gian.
+ Tả theo từng bộ phận.
- 1 học sinh đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm yêu cầu. Cả lớp đọc lướt bài văn
- Yêu cầu học sinh nhận xét thứ tự của việc miêu tả trong bài văn
- “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”
- Học sinh lần lượt nêu thứ tự tả từng bộ phận cảnh của cảnh
- Giáo viên chốt lại
- Lớp nhận xét
- Giống: giới thiệu bao quát cảnh định tả à cụ thể
- Khác:
+ Thay đổi tả cảnh theo thời gian
+ Tả từng bộ phận của cảnh
Từng cặp học sinh trao đổi từng bài
- Yêu cầu học sinh nêu cụ thể thứ tự miêu tả trong 2 bài.
+ Hoàng hôn trên sông Hương: Đặc điểm chung của Huế à sự thay đổi màu sắc của sông (từ lúc bắt đầu đến lúc tối à Hoạt động của con người và sự thức dậy của Huế)
+ Quang cảnh làng mạc ngày mùa: Màu sắc boa trùm làng quê ngày mùa à màu vàng à tả các màu vàng khác nhau à thời tiết và con người trong ngày mùa.
- Sự giống nhau: đều giới thiệu bao quát cảnh định tả à tả cụ thể từng cảnh để minh họa cho nhận xét chung.
- Sự khác nhau: 
- Bài “Hoàng hôn trên sông Hương” tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
- Bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” tả từng bộ phận của cảnh. 
- Giáo viên chốt lại .
- Học sinh rút ra nhận xét về cấu tạo của hai bài văn
8’
 Hoạt động 2: 
- Hoạt động cá nhân 
- Phần ghi nhớ 
Lần lượt học sinh đọc phần ghi nhớ
10’
 Hoạt động 3:
- Hoạt động cá nhân
- Phần luyện tập
+ Nhận xét cấu tạo của bài văn “ Nắng trưa”
- 2 học sinh đọc yêu cầu bài văn
- Học sinh làm cá nhân.
- Mở bài (Câu đầu): Nhận xét chung về nắng trưa
- Thân bài: Tả cảnh nắng trưa:
- Đoạn 1: Cảnh nắng trưa dữ dội
- Đoạn 2: Nắng trưa trong tiếng võng và tiếng hát ru em
- Đoạn 3: Muôn vật trong nắng
- Đoạn 4: Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa 
- Kết bài: Lời cảm thán “Thương mẹ biết ba nhiêu, mẹ ơi” (Kết bài mở rộng)
- Giáo viên nhận xét chốt lại ;Qua tìm hiểu cấu tạo của bài văn tả cảnh .Hoàng hôn trên sông Hương .Bài Nắng trưa Cả hai bài đều có nội dung giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh vật mà còn cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên ,có tác dụng giáo dục BVMT 
2’
 Hoạt động 4: Củng cố
Học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ
1’
 4. Tổng kết - dặn dò
- Học sinh ghi nhớ
- Làm bài 2
- Chuẩn bị: Luyện tập tả cảnh 
- Nhận xét tiết học
Ngày dạy: / /
Tiết 2: 	 	 LÀM VĂN 
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH 
I. MỤC TIÊU: 
 Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng ( BTI )
- 	Từ việc phân tích cách quan sát tinh tế của các tác giả trong đoạn văn “Buổi sớm trên cánh đồng” , học sinh hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong một bài văn tả cảnh.
Ngữ liệu dùng để luyện tập bài ( Buổi sáng trên cánh đồng ) giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên có tác dụng giáo dục BVMT .
- 	Biết lập dàn y bài văn tả cảnh một buổi trong ngày (BT 2 )và trình bày theo dàn ý những điều đã quan sát .
- 	Giáo dục học sinh lòng yêu thích cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo. 
II. CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên:Giấy khổ to bút dạ,Tranh ảnh ,vườn cây ,công viên
- Học sinh: Những ghi chép kết quả quan sát 1 cảnh đã chọn. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1’
1. Ổn định:
4’
2. Bài cũ: Cấu tạo của bài văn tả cảnh.
 Y / C HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ tiết học trước và trả lời câu hỏi 
- Học sinh nhắc lại các kiến thức cần ghi nhớ,1 học sinh nêu lại cấu tạo bài “Nắng trưa”
- Giáo viên nhận xét 
30’
3. Dạy bài mới: 
1’’
 Giới thiệu bài : Luyện tập tả cảnh.
10’
 Hoạt động 1: - Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Gọi HS đọc bài tập 1
-HS đọc lại yêu cầu đề 
-HS đọc thầm đoạn văn “Buổi sớm trên cánh đồng “
+ Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu ?
- Tả cánh đồng buổi sớm :vòm trời, những giọt mưa, những gánh rau , 
+ Tác giả quan sát cảnh vật bằng những giác quan nào ?
- Bằng cảm giác của làn da( xúc giác), mắt ( thị giác )
+ Tìm 1 chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả ? Tại sao em thích chi tiết đó ?
- HS tìm chi tiết bất kì 
- Giáo viên chốt lại: Qua bài văn Buổi sớm trên cánh đồng Các em đã nêu được nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài, hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả cảnh giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên có tác dụng BVMT .
15’
 Hoạt động 2: Luyện tập
 Bài 2: Gọi HS đọc đề bài
- Một học sinh đọc yêu cầu đề bài 
Đề bài yêu cầu gì ?
Cho HS nêu 1 số kết quả đã quan sát đã chuẩn bị trước
-Lập dàn ý một bài văn miêu tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều ) trong vườn cây ( hay trong công viên trên đường phố hay trên cánh đồng nương rẫy)
-Học sinh giới thiệu những tranh vẽ về cảnh vườn cây, công viên, nương rẫy
- Học sinh ghi chép lại kết quả quan sát (ý) 
-GV chấm điểm những dàn ý tốt
- Học sinh nối tiếp nhau trình bày
GV chốt lại bằng cách mời HS làm bài tốt nhất trên giấy khổ to dàn ý lên bảng lớp trình bày kết quả cả lớp và GV nhận xét bổ sung 
- Lớp đánh giá và tự sửa lại dàn ý của mình
2’
 Hoạt động 3: Củng cố
Dàn ý bài văn tả cảnh gồm mấy phần ?
- HS nêu
1’
 4 . Tổng kết - dặn dò 
- Hoàn chỉnh kết quả quan sát, viết vào vở 
- Lập dàn ý tả cảnh em đã chọn
- Chuẩn bị: Luyện tập tả cảnh
- Nhận xét tiết học
TUẦN 2	Ngày dạy: / /
Tiết 3 : 
 	 	 TẬP LÀM VĂN	 
 LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
1 MỤC TIÊU :
- Phát hiện những hình ảnh đẹp trong 2 bài văn tả cảnh (Rừng trưa, Chiều tối) 
- Dựa vào dàn ý bái văn tả cảnh một buổi trong ngày đã lập trong tiết học trước ,viết một đoạn văn có các chi tiết và hình ảnh đẹp ,hợp lý ( BT2 )
-Biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày.
- GDBVMT: Ngữ liệu để luyện tập (bài rừng trưa, chiều tối) giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên 
II. CHUẨN BỊ :
- 	GV : Tranh 
- HS : Quan sát của học sinh đã ghi chép khi quan sát cảnh trong ngày. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
1.Ổn định 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: Luyện tập tả cảnh.
-Y/ C HS trình bày dàn ý thể hiện kết quả quan sát cảnh một buổi trong ngày đã cho về nhả ở tiết TLV trước 
- Kiểm tra 2 học sinh đọc kết quả quan sát 
 Giáo viên nhận xét 
30’
3. Dạy bài mới: 
1’
 Giới thiệu bài: Luyện tập tả cảnh 
12’
 Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
 Bài 1: 
-GV giới thiệu tranh, ảnh Y/ C HS đọc BT1.
Lần lượt học sinh đọc nối tiếp nhau 2 bài: “Rừng trưa”, “Chiều tối”.
-Tìm những hình ảnh đẹp mà mình thích trong mỗi bài văn “Rừng trưa “ và “Chiều tối “
-HS nêu hình ảnh đẹp mà em thích và nêu rõ lí do tại sao thích 
- Giáo viên khen ngợi HS và chốt lại .Hình ảnh:Thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trời chẳng khác gì những cây nến khổng lồ đầu lá rủ phất phơ .Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngã sang màu úa ..mặt trời Trong những bụi cây rậm rạp Bóng tối mọi vật . Trong im vắng thân cành. Tác giả quan sát ,so sánh ,nhân hoá cảnh vật ,màu sắc hình ảnh đẹp trong bài văn Rừng trưa,Chiều tối giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên,có tác dụng giáo dục BVMT.
12’
 Bài 2: 
- Dựa vào dàn ý đã lập ở tuần 1, em hãy viết đoạn văn tả cảnh một buổi sáng(hoặc trưa, chiều) trong vườn cây ( hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy )
- 2 học sinh chỉ rõ em chọn phần nào trong dàn ý để viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài. Khuyến khích học sinh chọn phần thân bài để viết. 
- Cả lớp lắng nghe - nhận xét hoặc bổ sung, góp ý hoàn chỉnh dàn ý của bạn. 
Y / C HS tự làm bài Cho vài HS đã viết hoàn chỉnh đọc đoạn văn Cả lớp và bổ sung 
- Lần lượt từng học sinh đọc đoạn văn đã viết hoàn chỉnh. 
- Giáo viên nhận xét cho điểm 
- Mỗi học sinh tự sửa lại dàn ý. 
4’
 Hoạt động 2: Củng cố 
-Dựa vào dàn ý viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.
- Cả lớp chọn bạn đã viết đoạn văn hay. 
- Nêu điểm hay 
1’
 4 . Tổng kết - dặn dò: 
- Hoàn chỉnh bài viết và đoạn văn 
- Chuẩn bị bài về nhà: “Ghi lại kết quả quan sát sau cơn mưa” 
- Nhận xét tiết học 
 Ngày dạy: / /
Tiết 4 : 	TẬPLÀM VĂN	 
LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ 
I.MỤC TIÊU 
- Nhận biết được bảng số liệu thống kê Hiểu cách trình bày số liệu thống kê dưới 2 hình thức : nêu số liệu và trình bày bảng (BT1 )
- Thống kê được số liệu HS theo mẫu ( BT2 ). 
- GDKNS 
-Thu thập, xử lí thông tin.
-Hợp tác(cùng tìm kiếm số liệu, thông tin).
-Thuyết trình kết quả tự tin.
-Xác định giá trị
II CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ viết sẵn lời giải các bài tập 2, 3
III. CAC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1’
1. Ổn định:
4’
2. Bài cũ: Luyện tập tạ cảnh.
 Y/ C HS đọc đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày đã viết lại hoàn chỉnh .
- Học sinh đọc đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày. 
- Giáo viên nhận xét. 
30’’
3. Dạy bài mới: 
1’
 Giới thiệu bài “Luyện tập làm bào cáo thống kê” 
13’
 Hoạt động 1
 Bài 1: Gọi HS đọc BT1 
 Đề bài yêu cầu gì ?
- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc to đề bài .và nêu yêu cầu
- Nhìn bảng thống kê bài: “Nghìn năm văn hiến”. 
- Học sinh lần lượt trả lời. 
- Cả lớp nhận xét. 
- Giáo viên chốt lại. 
a) Nhắc lại số liệu thố ...  chọn đoạn văn giàu hình ảnh, cảm xúc chân thực. 
- Giáo viên đánh giá
- Lớp nhận xét, phân tích 
1’
 4 ‘Tổng kết - dặn dò: 
- Về nhà hoàn chỉnh đoạn văn, viết vào vở
- Chuẩn bị: Luyện tập tả cảnh: Dựng đoạn mở bài - Kết luận. 
- Nhận xét tiết học. 
Ngày dạy: / /
Tiết 16 : 	TẬP LÀM VĂN	 
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
DỰNG ĐOẠN MỞ BÀI – KẾT BÀI
I. Mục tiêu: 
-Nhận biết và nêu được cách viết 2 kiểu mở bài: MBTT, MBGT(BT1) 
-Phân biệt đươc 2 cách kết bài: KBMR, KBKMR(BT2); viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp, đoạn kết bài kiểu mở rộng chi bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương (BT3) 
- Giáo dục học sinh lòng yêu mến cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bài soạn
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
33’
1’
14’
 14’
5’
1’
1 ổn định ; 
2. Bài cũ: 
2, 3 học sinh đọc đoạn văn.
Giáo viên nhận xét.
Dạy bài mới: 
 Giới thiệu bài : Luyện tập tả cảnh Dựng đoạn mở bài –kết bài.
	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức về mở đoạn, đoạn kết bài trong bài văn tả cảnh (qua các đoạn tả con đường).
 Bài 1:
Giáo viên nhân xét 
 Bài 2:
Yêu cầu học sinh nêu những điểm giống và khác.
Giáo viên chốt lại.
	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập xây dựng đoạn Mở bài (gián tiếp) đoạn kết bài (mở rộng) cho bài tả cảnh thiên nhiên ở địa phương.
 Bài 3:
Gợi ý cho học sinh Mở bài theo kiểu gián tiếp và kết bài theo kiểu mở rộng .
Từ nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng giới thiệu cảnh đẹp địa phương.
Từ một đặc điểm đặc sắc nhất để giới thiệu cảnh đẹp sẽ tả.
Từ cảm xúc về kỉ niệm giới thiệu cảnh sẽ tả Kết bài theo dạng mở rộng.
Đi lại ý của mở bài để đi nêu cảm xúc, ý nghĩ riêng.
	Hoạt động 3: Củng cố.
Học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ.
Giới thiệu HS nhiều đoạn văn giúp HS nhận biết: Mở bài gián tiếp -Kết bài mở rộng.
 4 . Tổng kết - dặn dò: 
- Viết bài vào vở.
- Chuẩn bị: “Luyện tập thuyết trình, tranh luận”.
-Nhận xét tiết học. 
Học sinh lần lượt đọc nối tiếp yêu cầu bài tập – Cả lớp đọc thầm.
1 học sinh đọc đoạn Mở bài a: 1 học sinh đọc đoạn Mở bài b.
+ a – Mở bài trực tiếp.
+ b – Mở bài gián tiếp.
- Học sinh nhận xét: 
 + Cách a: Giới thiệu ngay con đường sẽ tả.
 + Cách b: Nêu kỷ niệm đối với quê hương, sau đó giới thiệu con đường thân thiết.
- Học sinh đọc yêu cầu – Nối tiếp đọc.
Học sinh so sánh nét khác và giống của 2 đoạn kết bài.
Học sinh thảo luận nhóm.
 Đều nói đến tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết đối với con đường.
Khẳng định con đường là tình bạn.
Nêu tình cảm đối với con đường – Ca ngợi công ơn của các cô chú công nhân vệ sinh hành động thiết thực.
Hoạt động lớp, cá nhân.
1 học sinh đọc yêu cầu, chọn cảnh.
Học sinh làm bài.
Học sinh lần lượt đọc đoạn Mở bài, kết bài.
Cả lớp nhận xét.
+ Cách mở bài gián tiếp.
+ kết bài mở rộng.
- Học sinh nhận xét.
TUẦN 9	Ngày dạy: / /
Tiết 17 : 	 TẬP LÀM VĂN	
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH TRANH LUẬN
I. Mục tiêu: 
- Nêu được lý lẽ, dẫn chứng và bước đầu biết diễn đạt gãy gọn, rõ ràng trong thuyết trình, tranh luận một vấn đề đơn giản
	- Giáo dục học sinh thái độ bình tĩnh, tự tin, tôn trọng người khác khi tranh luận.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bảng phụ viết sẵn bài 3a.
+ HS: Giấy khổ A 4.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
33’
14’
14’
5’
1’
1. ổn định : 
2. Bài cũ: 
- Cho học sinh đọc đoạn Mở bài, Kết bài.
Giáo viên nhận xét cho điểm.
3. Dạy bài mới:
 Giới thiệu bài ; Luyện tập thuyết trình tranh luận 
	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nắm được cách thuyết trình tranh luận về một vấn đề đơn giản gần gũi với lứa tuổi học sinh qua việc đưa những lý lẽ dẫn chứng cụ thể có sức thuyết phục.
 Bài 1:
 Giáo viên hướng dẫn cả lớp trao đổi ý kiến theo câu hỏi bài 1.
Giáo viên chốt lại.
 Bài 2:
 Giáo viên hướng dẫn để học sinh rõ “lý lẽ” và dẫn chứng.
Giáo viên nhận xét bổ sung.
	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nắm được cách sắp xếp các điều kiện thuyết trình tranh luận về một vấn đề.
 Bài 3:
Giáo viên chốt lại.
Giáo viên nhận xét cách trình bày của từng em đại diện rèn luyện uốn nắn thêm.
	Hoạt động 3: Củng cố.
Giáo viên nhận xét.
 4.Tổng kết - dặn dò: 
Học sinh tự viết bài 3a vào vở.
Chuẩn bị: “Luyện tập thuyết trình, tranh luận (tt) ”.
Nhận xét tiết học. 
- Hát 
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
Cả lớp đọc thầm bài tập đọc “Cái gì quý nhất?”.
Tổ chức thảo luận nhóm.
Mỗi bạn trong nhóm thảo luận.
Đại diện nhóm trình bày theo ba ý song song.
Dán lên bảng.
Cử 1 bạn đại diện từng nhóm trình bày phần lập luận của thầy.
Các nhóm khác nhận xét.
Học sinh đọc yêu cầu bài.
Mỗi nhóm cử 1 bạn tranh luận.
Lần lượt 1 bạn đại diện từng nhóm trình bày ý kiến tranh luận.
-Cả lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh đọc yêu cầu bài.
Tổ chức nhóm.
Các nhóm làm việc.
Lần lượt đại diện nhóm trình bày.
-Nhắc lại những lưu ý khi thuyết trình.
-Bình chọn bài thuyết trình hay.
- Nhận xét.
Ngày dạy: / /
Tiết 18 : 	TẬP LÀM VĂN	
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH TRANH LUẬN
I. Mục tiêu: 
	- Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ, dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản (BT 1, BT2). 
	- Giáo dục học sinh biết vận dụng lý lẽ và hiểu biết để thuyết trình, tranh luận một cách rõ ràng, có sức thuyết phục .
 - GDBVMT: Liên hệ về sự cần thiết và ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống con người qua bài tập 1
 - GDKNS:
 -Thể hiện sự tự tin(nêu được những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục; diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh, tự tin).
-Lắng nghe tích cực (lắng nghe, tôn trọng người cùng tranh luận).
-Hợp tác (hợp tác luyện tập thuyết trình tranh luận).
II. Chuẩn bị: 
+ GV:
+ HS: Giấy khổ A 4.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
37’
12’
18’
7’
1’
1 Ổn định : 
2. Bài cũ: 
3. Dạy bài mới: Giới thiệu bài ;Luyện tập thuyết trình tranh luận.
	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh biết dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẫu chuyện (có nội dung tranh luận) để mở rộng lý lẽ dẫn chứng thuyết trình tranh luận với các bạn về vấn đề môi trường gần gũi với các bạn.
 Bài 1:
Yêu cầu học sinh nêu thuyết trình tranh luận là gì?
+ Truyện có những nhân vật nào?
+ Vấn đề tranh luận là gì?
+ Ý kiến của từng nhân vật?
+ Ý kiến của em như thế nào?
- GDKNS: Thể hiện sự tự tin(nêu được những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục; diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh, tự tin).
-Lắng nghe tích cực (lắng nghe, tôn trọng người cùng tranh luận).
- Treo bảng ghi ý kiến của từng nhân vật
-GDBVMT: Mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận cùng các bạn dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẫu chuyện nói về đất, nước,không khí vá ánh sáng.
Giáo viên chốt lại.
	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh bước đầu trình bày ý kiến của mình một cách rõ ràng có khả năng thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết có cả trăng và đèn tượng trưng cho bài ca dao: “Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng”. 
 Bài 2:
- Gợi ý: Học sinh cần chú ý nội dung thuyết trình hơn là tranh luận.
- Nêu tình huống.
- GDKNS: Thể hiện sự tự tin(nêu được những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục; diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh, tự tin).
-Lắng nghe tích cực (lắng nghe, tôn trọng người cùng tranh luận).
	Hoạt động 3: Củng cố.
Thi đua tranh luận: “Học thầy không tày học bạn.”
 4 . Tổng kết - dặn dò: 
-Khen ngợi những bạn nói năng lưu loát.
-Chuẩn bị: “Ôn tập”.
-Nhận xét tiết học. 
Hoạt động nhóm.
1 học sinh đọc yêu cầu bài 1.
Cả lớp đọc thầm.
 Đất , Nước, Không khí, Ánh sáng.
 Cái gì cần nhất cho cây xanh.
Ai cũng cho mình là quan trọng.
Cả 4 đều quan trọng, thiếu 1 trong 4, cây xanh không phát triển được.
-Tổ chức nhóm: Mỗi em đóng một vai (Suy nghĩ, mở rộng, phát triển lý lẽ và dẫn chứng ghi vào vở nháp ® tranh luận.
- Mỗi nhóm thực hiện mỗi nhân vật diễn đạt đúng phần tranh luận của mình (Có thể phản bác ý kiến của nhân vật khác) ® thuyết trình.
- Cả lớp nhận xét: thuyết trình: tự nhiên, sôi nổi – sức thuyết phục.
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh trình bày thuyết trình ý kiến của mình một cách khách quan để khôi phục sự cần thiết của cả trăng và đèn.
Trong quá trình thuyết trình nên đưa ra lý lẽ: Nếu chỉ có trăng thì chuyện gì sẽ xảy ra – hay chỉ có ánh sáng đèn thì nhân loại có cuộc sống như thế nào? Vì sao cả hai đều cần?
Hoạt động lớp.
Mỗi dãy đưa một ý kiến thuyết phục để bảo vệ quan điểm.
TUẦN 10	Ngày dạy: / /
Tiết 19 : 	TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ 
I. Mục tiêu: 
- Ôn lại các bài văn miêu tả đã học trong ba chủ điểm: Việt Nam – Tổ Quốc em: Cánh chim hòa bình; Con người với thiên nhiên.
	 - Rèn học sinh biết cách lập dàn ý (Mở bài – Thân bài – Kết luận). Xác định đúng trọng tâm và miêu tả có thứ tự. Xác định cách viết bài văn, đoạn văn.
- Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, đất nước và say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
33’
8’
20’
5’
1’
1. ổn định ; 
2. Bài cũ: 
Giáo viên chấm điểm vở.
3. Dạy bài mới: 
 Giới thiệu bài; Ôn tập văn miêu tả 
	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn lại các bài văn miêu tả đã học.
-Giáo viên cho học sinh đọc nội dung trong SGK.
- Yêu cầu học sinh đọc lại các bài tập đọc.
+ Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
+ Kì diệu rừng xanh.
+ Đất Cà Mau
	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết cách lập dàn ý (Mở bài – Thân bài – Kết luận), xác định đúng trọng tâm và miêu tả có thứ tự, xác định cách viết bài văn, đoạn văn.
- Yêu cầu học sinh lập dàn ý tả cảnh đẹp quê hương em.
- Giáo viên chốt lại.
- Viết 1 đoạn văn mà em chọn dựa vào dàn ý.
• Giáo viên chốt lại.
• Yêu cầu học sinh viết cả bài dựa vào dàn ý vừa lập.
	Hoạt động 3: Củng cố.
 4 . Tổng kết - dặn dò: 
GV nhận xét.
Làm hoàn chỉnh yêu cầu 3.
Chuẩn bị: “Kiểm tra”.
Nhận xét tiết học. 
Học sinh đọc bài 3a.
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân.
1 học sinh đọc nội dung bài 1.
Lập dàn ý.
Học sinh sửa bài (Phần thân bài có mấy đoạn).
1 học sinh đọc nội dung bài 2.
Lập dàn ý.
Học sinh sửa bài (Phần thân bài có mấy đoạn, ý từng đoạn).
1 học sinh đọc nội dung bài 3.
Lập dàn ý.
Học sinh sửa bài (Phần thân bái có mấy đoạn).
Hoạt động cá nhân.
Học sinh phân tích đề.
+ Xác định thể loại
+ Trọng tâm.
+ Hình thức viết.
-Học sinh đọc yêu cầu.
-Học sinh phân tích đề.
-HS làm bài 
Đọc đoạn văn hay.
Phân tích ý sáng tạo.
Ngày dạy: / /
Tiết 20 : 	 TẬP LÀM VĂN	 
KIỂM TRA GIỮA KÌ I
DUYỆT CỦA TỔ CM 	 DUYỆT CỦA BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TLV T1-10.doc