I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Nắm được cấu tạo của một bài văn tả cảnh. (Mở bài, Thân bài, Kết bài)
2. Từ đó biết phân tích cấu tạo của một bài văn tả cảnh cụ thể.
3. Mở rộng vốn từ, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, nhân cách cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- VBT TV5.
Tuần 1 Tiết 1: CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Nắm được cấu tạo của một bài văn tả cảnh. (Mở bài, Thân bài, Kết bài) 2. Từ đó biết phân tích cấu tạo của một bài văn tả cảnh cụ thể. 3. Mở rộng vốn từ, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, nhân cách cho HS. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - VBT TV5. - Bảng phụ viết sẵn Ghi nhớ, cấu tạo của bài Nắng trưa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra: (2’) - GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS. - HS kiểm tra lại mình đủ DCHT chưa. B. Bài mới: (36’) 1. Giới thiệu: (1’) Bài học hôm nay giúp các em nắm được cấu tạo của một bài văn tả cảnh. So sánh với các dạng bài TLV tả những đối tượng cụ thể (tả đồ vật, cây cối, con vật). Tả cảnh là 1 dạng bài khó hơn vì đối tượng tả là cả một quang cảnh nằm trong một không gian rộng lớn. Trong quang cảnh đó, có thể thấy không chỉ thiên nhiên mà cả con người, loài vật. Vì vậy, để viết được một bài văn tả cảnh, người viết phải biết quan sát đối tượng một cách bao quát, toàn diện. (HS lắng nghe). 2. Nhận xét: (20’) HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1: (10’) - GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT1. - GV giao nhiệm vụ: + Đọc bài Hoàng hôn trên sông Hương. Chia đoạn văn bản đó? Xác định nội dung từng đoạn? à GV nhận xét và chốt lại: - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm. (theo dõi SGK). - HS làm việc cá nhân trong VBT: Đọc thầm, chia đoạn và xác định nội dung. - Vài HS trình bày miệng. - Lớp nhận xét. - HS ghi kết quả vào VBT. Bài văn gồm có 3 phần và có 4 đoạn. Cụ thể: * Phần mở bài: Từ đầu đến yên tĩnh này: Giới thiệu đặc điểm của Huế lúc hoàng hôn. * Phần thân bài: Gồm 2 đoạn. + Đoạn 1: từ Mùa thu đến hai hàng cây: Sự thay đổi sắc màu của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn. + Đoạn 2: từ Phía bên sông đến cũng chấm dứt: Hoạt động của con người từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn. * Phần kết bài: Câu cuối của văn bản: Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn. HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2: (10’) - GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT2. - GV giao nhiệm vụ: + Em hãy đọc lướt bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa Tìm sự giống nhau và khác nhau về thứ tự miêu tả của 2 bài văn? Rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh? è GV chốt lại lời giải đúng: - 1 HS đọc to yêu cầu của BT2. – HS 2 bạn trao đổi với nhau. - HS phát biểu ý kiến. - HS Rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh – HS khác nhận xét. + Giống nhau: 2 bài đều giới thiệu bao quát quang cảnh định tả rồi đi vào tả cụ thể từng cảnh. (Bài Hoàng hôn trên sông Hương: Giới thiệu đặc điểm chung của Huế. Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa: Giới thiệu màu sắc bao trùm rồi mới tả cụ thể màu sắc của từng vật. + Khác nhau: Bài Hoàng hôn trên sông Hương: Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian (tả cảnh, người lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn, lên đèn). Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa: Tả từng bộ phận của cảnh. 3. Ghi nhớ: (4’) GV treo bảng phụ. - GV gọi HS đọc phần bài học SGK. - GV yêu cầu HS học thuộc lòng ghi nhớ. - 3 HS đọc lại ghi nhớ, cả lớp đọc thầm lại. - HS học thuộc lòng ghi nhớ. 4. Luyện tập: (10’) * Bài tập: Nhận xét cấu tạo của bài văn: - GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT. - GV giao việc: + Đọc bài Nắng trưa và Nhận xét cấu tạo của bài văn? à GV treo bảng phụ và nhận xét, chốt lại lời giải đúng: - 1HS đọc to, cả lớp theo dõi trong SGK. - 1 HS làm việc cá nhân vào VBT. - 3, 4HS trình bày kết quả. - HS khác nhận xét Bài văn gồm có 3 phần: * Phần mở bài: Từ đầu đến mặt đất: Lời nhận xét chung về nắng trưa. * Phần thân bài: Gồm 4 đoạn: Tả cảnh nắng trưa. + Đoạn 1: từ Buổi trưa đến lên mãi: Cảnh nắng trưa dữ dội. + Đoạn 2: từ Tiếng gì đến khép lại: Nắng trưa trong tiếng võng và câu hát ru em. + Đoạn 3: từ con gà đến lặng im: Muôn vật trong nắng. + Đoạn 4: từ ấy thế đến chưa xong: Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa. * Phần kết bài: Lời cảm thán: Tình thương yêu mẹ của con. C. Củng cố – dặn dò: (2’) - GV cho 1, 2 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ SGK. - GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt. - Học thuộc lòng ghi nhớ SGK. Chuẩn bị tốt VBT và xem trước bài tiếp theo. - GD: Các em cần có thói quen mở rộng vốn từ, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, nhân cách của mình. Tiết 2: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Từ việc phân tích cách quan sát và chọn lọc chi tiết rất đặc sắc của tác giả trong bàiBuổi sớm trên cánh đồng HS hiểu thế nào là quan sát và chọn lọc chi tiết trong một bài văn tả cảnh. 2. Biết trình bày rõ ràng về những điều đã thấy khi quan sát cảnh một buổi trong ngày. 3. Mở rộng vốn từ, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, nhân cách cho HS. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - VBT TV5. - Bảng phụ, tranh cảnh cánh đồng vào buổi sớm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra: (4’) - GV kiểm tra 2 HS. - GV nhận xét cho điểm. - HS1: nêu lại ghi nhớ. - HS2: phân tích cấu tạo bài Nắng trưa. - HS khác nhận xét. B. Bài mới: (34’) 1. Giới thiệu: (1’) Các em đã nắm được cấu tạo của một bài văn tả cảnh ở tiết học trước. Hôm nay, qua việc phân tích bài Buổi sớm trên cánh đồng, các em sẽ hiểu thế nào là quan sát và chọn lọc chi tiết trong một bài văn tả cảnh. (HS lắng nghe). 2. Luyện tập: (33’) HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1: (15’) - GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT1. - GV giao nhiệm vụ: + Đọc bài Buổi sớm trên cánh đồng. Tìm những sự vật được tác giả tả trong bài? Chỉ rõ tác giả đã dùng những giác quan nào để miêu tả? Tìm những chi tiết thể hiện sự quan sát tính tế của tác giả? à GV nhận xét và chốt lại: - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm. (theo dõi SGK). - HS làm việc cá nhân trong VBT. - Vài HS trình bày miệng. - Lớp nhận xét. - HS ghi kết quả vào VBT. a. Sự vật được tác giả tả: cánh đồng, bến tàu điện, đám mây, vòm trời, giọt sương, khăn quàng, tóc, sợi cỏ, gánh rau thơm, tía tô, những bẹ cải, hoa huệ trắng, bầy sáo b. Tác giả đã dùng những giác quan: Thị giác (mây xám đục, vực xanh vời vợi, khăn quàng đỏ, hoa huệ trắng muốt), xúc giác (mát lạnh, ướt lạnh) c. Chi tiết thể hiện sự quan sát tính tế: (3 câu) Giữa những ướt lạnh. HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2: (19’) - GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT2. - GV giao nhiệm vụ: + Lập dàn ý bài văn tả cảnh? - GV cho HS quan sát tranh. è GV nhận xét và khen những em quan sát chính xác, cách diễn đạt độc đáo, trình bày rõ ràng, biết lập dàn ý. - 1 HS đọc to yêu cầu của BT2. – HS 2 bạn trao đổi với nhau. - HS quan sát tranh. - Vài HS trình bày miệng. – HS khác nhận xét. C. Củng cố – dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt. - Hoàn chỉnh VBT và xem trước bài tiếp theo. - GD: Các em cần có thói quen mở rộng vốn từ, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, nhân cách của mình. Tuần 2 Tiết 3: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Từ những điều đã thấy khi quan sát cảnh một buổi trong ngày, biết lập dàn ý chi tiết tả cảnh đó. 2. Biết chuyển một phần trong dàn ý thành 1 đoạn văn tả cảnh. 3. Mở rộng vốn từ, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, nhân cách cho HS. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - VBT TV5. Những ghi chép của HS khi quan sát. - Bút dạ, phiếu khổ to. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra: (4’) - GV kiểm tra 2 HS. - GV nhận xét cho điểm. - 2HS: lần lượt đọc lại bài viết hoàn chỉnh của mình. - HS khác nhận xét. B. Bài mới: (34’) 1. Giới thiệu: (1’) Trong tiết học hôm nay, các em sẽ lập dàn ý chi tiết tả cảnh một buổi trong ngày từ những điều đã quan sát được. Sau đó các em tập chuyển một phần trong dàn ý thành 1 đoạn văn tả cảnh. (HS lắng nghe). 2. Luyện tập: (33’) HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1: (14’) - GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT1. - GV giao nhiệm vụ: + Đọc bài Rừng trưa và chiều tối. Tìm những hình ảnh em thích trong mỗi bài và giải thích? à GV nhận xét miễng là nêu được lí do hợp lí vì sao mình thích là được. - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm. (theo dõi SGK). - HS làm việc cá nhân trong VBT. - Vài HS đọc và trình bày miệng chi tiết mình thích và nêu lí do mình thích. - Lớp nhận xét. - HS ghi kết quả vào VBT. HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2: (19’) - GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT2. - GV giao nhiệm vụ: + Dựa vào dàn ý đã lập ở tiết 2. Chọn viết 1 đoạn văn cho phần thân bài dựa vào kết quả đã quan sát được? - GV lưu ý: cần giới thiệu tả cảnh ở đâu? Cảnh đó vào buổi nào trong ngày? è GV nhận xét về cách viết, về nội dung đoạn văn các em đã trình bày, khen những em viết đoạn văn hay. - 1 HS đọc to yêu cầu của BT2. – HS làm bài cá nhân trong VBT. - Vài HS đọc đoạn văn mình đã viết. - Vài HS trình bày miệng. – HS khác nhận xét. C. Củng cố – dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt. - Về nhà hoàn chỉnh dàn ý và đoạn văn đã viết ở lớp trong VBT và xem trước bài tiếp theo. - GD: Các em cần có thói quen mở rộng vốn từ, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, nhân cách của mình. Tiết 4: LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. T ... quan điểm riêng; dùng từ, đặt câu đúng, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. 2. Mở rộng vốn từ, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, nhân cách cho HS. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV viết sẵn 3 đề SGK lên bảng. Một số tranh ảnh phục vụ đề bài. - HS xem lại các bài. Giấy kiểm tra. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra: (1’) - GV nhắc nhở HS khi làm bài. - HS nghe. B. Bài mới: (37’) 1. Giới thiệu: (1’) Ở tiết trước các em đã lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật. Trong tiết học hôm này, các em sẽ làm 1 bài kiểm tra viết về 1 bài văn tả đồ vật hoàn chỉnh. (HS lắng nghe). 2. Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra: (3’) GV ghi bảng 5 đề SGK. - GV nêu yêu cầu: Các em đọc kĩ một số đề thầy đã ghi trên bảng và chọn đề nào em thấy mình có thể viết tốt nhất. Khi đã chọn phải tập trung làm không có thay đổi. - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm 5 đề và chọn 1 trong 5 đề đó để viết. HS làm bài: (33’) - GV tạo điều kiện yên tĩnh cho HS làm bài. - GV nhắc HS cách trình bày, chú ý cách viết tên riêng, cách dùng từ, đặt câu. - GV thu bài cuối giờ. - Cả lớp làm bài trên giấy kiểm tra. - HS nộp bài. C. Củng cố – dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết làm bài của HS. - Về nhà xem trước bài tiếp theo. - GD: Các em cần có thói quen mở rộng vốn từ, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, nhân cách của mình. Tuần 33 Tiết 65: ÔN TẬP VỀ TẢ NGƯỜI I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Nắm được cách tả hoạt động con người (các đoạn của bài văn, nội dung chính của từng đoạn, các chi tiết tả hoạt động). 2. Viết được một đoạn văn (chân thật) tả hoạt động của một người em thường gặp. (trọng tâm) 3. Mở rộng vốn từ, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, nhân cách cho HS. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - VBT TV5. Những ghi chép HS đã chuẩn bị. - Bút dạ, phiếu khổ to. Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra: (4’) - GV kiểm tra 2 HS. - GV nhận xét cho điểm. - 2HS: lần lượt đọc lại biêb bản đã tập ghi ở tuần trước. - HS khác nhận xét. B. Bài mới: (34’) 1. Giới thiệu: (1’) Trong tiết TLV trước đây, các em đã được luyện tập tả ngoại hình của 1 người. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tiếp tục luyện tập tả người dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có để viết một đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến. (HS lắng nghe). 2. Luyện tập: (33’) HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1: (16’) - GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT1. - GV giao nhiệm vụ: + Các em cho biết bài văn có mấy đoạn? Mỗi đoạn từ đâu đến đâu? Nội dung chính từng đoạn? Ghi lại những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm trong bài? à GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm. - HS làm việc cá nhân trong VBT. - HS trình bày miệng bài làm của mình. - Lớp nhận xét. - HS ghi kết quả vào VBT. a. Bài văn chia thành 3 đoạn. + Đoạn 1: Từ đầu đến loang ra mãi. + Đoạn 2: vá áo ấy. + Đoạn 2: Còn lại. b. Nội dung: + Đoạn 1: Tả hoạt động và ngoại hình của bác Tâm khi bác đang vá đường. + Đoạn 2: Tả kết quả lao động của bác Tâm – mảng đường được vá rất đep, rất khéo. - HS dùng bút đánh dấu đoạn trong SGK. - HS dùng bút gạch dưới câu mở đoạn trong SGK. + Đoạn 3: Tả hoạt động và ngoại hình của bác Tâm khi bác vá đường xong, đứng lên ngắm kết quả lao động của mình. c/ Những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm: Tay phải cầm búa nhịp nhàng; Bác đứng lên vươn vai mấy cái liền. HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2: (17’) à GV nhận xét và khen HS viết đoạn văn đúng chủ đề, viết hay. Tiến hành tương tự BT1. - HS trình bày miệng bài làm của mình. - Lớp nhận xét. C. Củng cố – dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt. - Về nhà hoàn chỉnh đoạn văn tả hoạt động của người mà em yêu mến trong VBT và xem trước bài tiếp theo. - GD: Các em cần có thói quen mở rộng vốn từ, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, nhân cách của mình. Tiết 66: KIỂM TRA VIẾT (Tả người) I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Dựa trên kết quả của các tiết TLV trước tả người đã học, HS viết được 1 bài văn tả người hoàn chỉnh. 2. Mở rộng vốn từ, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, nhân cách cho HS. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - HS xem lại các bài. - GV viết sẵn 4 đề SGK lên bảng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra: (1’) - GV nhắc nhở HS khi làm bài. - HS nghe. B. Bài mới: (37’) 1. Giới thiệu: (1’) Trong tiết học hôm này, các em sẽ làm 1 bài kiểm tra viết về 1 bài văn tả người hoàn chỉnh. (HS lắng nghe). 2. Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra: (3’) GV ghi bảng 4 đề SGK. - GV nêu yêu cầu: Đây là lần đầu tiên các em viết 1 bài văn hoàn chỉnh tả người, vì vậy các em đọc kĩ một số đề thầy đã ghi trên bảng và chọn đề nào em thấy mình có thể viết tốt nhất. Khi đã chọn phải tập trung làm không có thay đổi. - GV giải đáp những thắc mắc của HS (nếu có). - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm 4 đề và chọn 1 trong 4 đề đó để viết. HS làm bài: (33’) - GV tạo điều kiện yên tĩnh cho HS làm bài. - GV thu bài cuối giờ. - Cả lớp làm bài trên giấy kiểm tra. - HS nộp bài. C. Củng cố – dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết làm bài của HS. - Về nhà xem trước bài tiếp theo. - GD: Các em cần có thói quen mở rộng vốn từ, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, nhân cách của mình. Tuần 34 Tiết 67: KIỂM TRA VIẾT (Tả người) I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Dựa trên kết quả của các tiết TLV trước tả người đã học, HS viết được 1 bài văn tả người hoàn chỉnh. 2. Mở rộng vốn từ, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, nhân cách cho HS. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - HS xem lại các bài. - GV viết sẵn 4 đề SGK lên bảng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra: (1’) - GV nhắc nhở HS khi làm bài. - HS nghe. B. Bài mới: (37’) 1. Giới thiệu: (1’) Trong tiết học hôm này, các em sẽ làm 1 bài kiểm tra viết về 1 bài văn tả người hoàn chỉnh. (HS lắng nghe). 2. Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra: (3’) GV ghi bảng 4 đề SGK. - GV nêu yêu cầu: Đây là lần đầu tiên các em viết 1 bài văn hoàn chỉnh tả người, vì vậy các em đọc kĩ một số đề thầy đã ghi trên bảng và chọn đề nào em thấy mình có thể viết tốt nhất. Khi đã chọn phải tập trung làm không có thay đổi. - GV giải đáp những thắc mắc của HS (nếu có). - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm 4 đề và chọn 1 trong 4 đề đó để viết. HS làm bài: (33’) - GV tạo điều kiện yên tĩnh cho HS làm bài. - GV thu bài cuối giờ. - Cả lớp làm bài trên giấy kiểm tra. - HS nộp bài. C. Củng cố – dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết làm bài của HS. - Về nhà xem trước bài tiếp theo. - GD: Các em cần có thói quen mở rộng vốn từ, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, nhân cách của mình. Tiết 68: TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Hướng dẫn HS rút kinh nghiệm về bài kiểm tra TLV (tả một em bé, một người thân, một người bạn hoặc một người lao động): viết đúng thể loại văn miêu tả; bố cục rõ ràng, trình tự miêu tả hợp lí; tả có trọng tâm; diễn đạt rõ ý; câu văn có hình ảnh và bộc lộ cảm xúc tự nhiên chân thực, viết đúng chính tả và trình bày sạch sẽ. 2. Giúp HS rèn kĩ năng phát hiện và sửa lỗi chung, biết tự sửa lỗi. Học tập bài văn tốt và tự viết lại bài kiểm tra cho hay hơn. 3. Mở rộng vốn từ, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, nhân cách cho HS. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ viết sẵn các lỗi HS mắc phải. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra: (2’) - GV phát bài kiểm tra và giới thiệu bài. - HS nhận bài. B. Bài mới: (36’) 1. Giới thiệu: (1’) Hôm nay các em cùng rút kinh nghiệm bài văn tả người qua việc sửa lỗi bài làm của mình. (HS lắng nghe). 2. Nhận xét chung: (5’) - GV viết đề kiểm tra lên bảng. (Cả 4 đề) + Đề bài thuộc thể loại gì? + Kiểu bài ra sao? (Tránh tả sang cảnh sinh hoạt) - GV nhận xét kết quả bài làm: + Ưu điểm: Về nội dung: Về hình thức trình bày: + Hạn chế: Về nội dung: Về hình thức trình bày: - GV đưa dẫn chứng cụ thể về lỗi, tránh nói chung chung, tránh nêu tên. - GV đọc vài đoạn văn hay, bài văn cho HS học tập. - GV thông báo điểm cụ thể của từng HS. - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm. + Miêu tả. + Tả người. - HS lắng nghe để rút kinh nghiệm khi làm bài. 3. Chữa lỗi: (30’) HĐ1: Hướng dẫn chữa lỗi chung: (14’) - GV cho HS chữa lỗi. - GV đưa bảng phụ viết những lỗi sai lên. - GV nhận xét và chốt lại ý đúng. - HS làm việc cá nhân: Đọc lời phê của GV, xem kĩ những chỗ mắc lỗi, viết vào phiếu các lỗi. - HS lên chữa từng loại lỗi. - Lớp nhận xét, bổ sung. HĐ2: Cho HS viết lại đoạn văn: (16’) - GV giao việc: Hãy chọn 1 đoạn văn trong bài viết lại vào VBT cho hay hơn? è GV chọn 1 đoạn của HS đọc cho cả lớp nghe. - HS chọn đoạn văn và viết lại đoạn văn đó hay hơn vào trong VBT. - HS nghe bài của bạn vừa viết lại. C. Củng cố – dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS làm bài tốt. - Về nhà hoàn chỉnh bài vào VBT nếu chưa đạt và ôn tập chuẩn bị thi HKI. Tuần 35 Tiết 69, 70 Xem trong Giáo án môn Tập đọc. SOẠN XONG MÔN TLV.
Tài liệu đính kèm: