TIẾT 37: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Dựng đoạn mở bài)
I- Mục đích, yêu cầu:
1. Củng cố kiến thức về đoạn mở bài.
2. Viết được đoạn mở bài cho bài văn tả người theo 2 kiểu trực tiếp và gián tiếp.
II- Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ hoặc một tờ phiếu viết kiến thức đã học về hai kiểu mở bài:
+ Mở bài trực tiếp: Giới thiệu trực tiếp người hay sự vật định tả.
+ Mở bài gián tiếp: Nói một việc khác, từ đó chuyển sang giới thiệu người định tả.
- Bút dạ và một vài tờ giấy khổ to để HS làm BT2.
III- Các hoạt động dạy - học:(40p)
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 1:
- Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của BT1 (HS1 đọc phần lệnh và đoạn mở bài a(Mba), HS 2 đọc đoạn mở bài b(MBb) và chú giải từ khó).
- HS đọc thầm lại hai đoạn văn, suy nghĩ, tiếp nối nhau phát biểu - chỉ ra sự khác nhau của hai cách Mba và MBb. GV nhận xét, kết luận:
+ Đoạn Mba - mở bài theo kiểu trực tiếp: giới thiệu trực tiếp người định tả (là người bà trong gia đình).
+ Đoạn MBb - mở bài theo kiểu gián tiếp: giới thiệu hoàn cảnh, sau đó mới giới thiệu người được tả (bác nông dân đang cày ruộng).
tuần 19 Tập làm văn tiết 37: Luyện tập tả người (Dựng đoạn mở bài) I- Mục đích, yêu cầu: 1. Củng cố kiến thức về đoạn mở bài. 2. Viết được đoạn mở bài cho bài văn tả người theo 2 kiểu trực tiếp và gián tiếp. II- Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ hoặc một tờ phiếu viết kiến thức đã học về hai kiểu mở bài: + Mở bài trực tiếp: Giới thiệu trực tiếp người hay sự vật định tả. + Mở bài gián tiếp: Nói một việc khác, từ đó chuyển sang giới thiệu người định tả. - Bút dạ và một vài tờ giấy khổ to để HS làm BT2. III- Các hoạt động dạy - học:(40p) 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp. 2. Hướng dẫn HS luyện tập: Bài tập 1: - Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của BT1 (HS1 đọc phần lệnh và đoạn mở bài a(Mba), HS 2 đọc đoạn mở bài b(MBb) và chú giải từ khó). - HS đọc thầm lại hai đoạn văn, suy nghĩ, tiếp nối nhau phát biểu - chỉ ra sự khác nhau của hai cách Mba và MBb. GV nhận xét, kết luận: + Đoạn Mba - mở bài theo kiểu trực tiếp: giới thiệu trực tiếp người định tả (là người bà trong gia đình). + Đoạn MBb - mở bài theo kiểu gián tiếp: giới thiệu hoàn cảnh, sau đó mới giới thiệu người được tả (bác nông dân đang cày ruộng). Bài tập 2: - Một HS đọc yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài, làm bài theo các bước sau: + Chọn đề văn để viết đoạn mở bài. Chú ý chọn đề nói về đối tượng mà em yêu thích, em có tình cảm, hiểu biết về người đó. + Suy nghĩ để hình thành ý cho đoạn mở bài. Cụ thể, cần trả lời các câu hỏi: Người em định tả là ai, tên là gì? Em có quan hệ với người ấy như thế nào? Em gặp gỡ, quen biết hoặc nhìn thấy người ấy trong dịp nào? ở đâu? Em kính trọng, yêu quý, ngưỡng mộ người ấy như thế nào? + Viết 2 đoạn mở bài cho đề văn đã chọn. GV nhắc HS: cần viết một mở bài theo kiểu trực tiếp, một mở bài theo kiểu gián tiếp. - Năm, bảy HS nói tên đề bài em chọn. - HS viết các đoạn mở bài. GV phát bút dạ và giấy khổ to cho 2 - 3 HS. - Nhiều HS tiếp nối nhau đọc đoạn viết. Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm đoạn viết hay. - GV mời những HS làm bài trên khổ giấy to, dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. Cả lớp và GV cùng phân tích để hoàn thiện các đoạn mở bài. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại kiến thức về 2 kiểu mở bài trong bài văn tả người. - GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS viết được những đoạn mở bài hay. Yêu cầu những HS viết đoạn MB chưa đạt về nhà hoàn chỉnh lại. Tập làm văn tiết 38: Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài) I- Mục đích, yêu cầu: 1. Củng cố kiến thức về dựng đoạn kết bài. 2. Viết được đoạn kết bài cho bài văn tả người theo 2 kiểu: mở rộng và không mở rộng. II- Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ hoặc một tờ phiếu viết kiến thức đã học (từ lớp 4) về hai kiểu kết bài: + Kết bài không mở rộng: nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người được tả. + Kết bài mở rộng: từ hình ảnh, hoạt động của người được tả, suy rộng ra các vấn đề khác. - Bút dạ và một vài tờ giấy khổ to để HS làm BT2, 3. III- Các hoạt động dạy - học:(40p) A- Kiểm tra bài cũ: HS đọc các đoạn mở bài (BT2, tiết TLV trước) đã được viết lại. B- Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp 2. Hướng dẫn HS luyện tập: Bài tập 1: - Một HS đọc nội dung BT1. - Cả lớp đọc thầm lại hai đoạn văn, suy nghĩ, trả lời câu hỏi. - HS tiếp nối nhau phát biểu - chỉ ra sự khác nhau của kết bài a (Kba) và kết bài b (KBb). GV nhận xét, kết luận: + Đoạn kết - kết bài theo kiểu không mở rộng: tiếp nối lời tả về bà, nhấn mạnh tình cảm với người được tả. + Đoạn kết -kết bài theo kiểu mở rộng: sau khi tả bác nông dân, nói lên tình cảm với bác, bình luận về vai trò của những người nông dân đối với XH. Bài tập 2: - Một hoặc hai HS đọc yêu cầu của BT và đọc lại 4 đề văn ở BT2 tiết luyện tập tả người (dựng đoạn mở bài). - GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài. - Năm, bảy HS nói tên đề bài mà các em chọn. - HS viết các đoạn kết bài. GV phát bút dạ và giấy khổ to cho 2 - 3 HS. - Nhiều HS tiếp nối nhau đọc đoạn viết. Mỗi em đều nói rõ đoạn kết bài của mình viết theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng. Cả lớp và GV nhận xét, góp ý. - GV mời những HS làm bài trên giấy, lên dán bài lên bảng lớp, trình bày kết qủa. Cả lớp và GV cùng phân tích, nhận xét đoạn viết. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại kiến thức về hai kiểu kết bài trong bài văn tả người. - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS viết đoạn kết bài chưa đạt về nhà hoàn chỉnh lại các đoạn viết; cả lớp chuẩn bị cho tiết TLV tuần 20. tuần 20 Tập làm văn tiết 39 : tả người (Kiểm tra viết) I- Mục đích, yêu cầu: HS viết được một bài văn tả người có bố cục rõ ràng; đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc. II- Đồ dùng dạy - học: - Giấy kiểm tra hoặc vở. - Một số tranh ảnh minh hoạ nội dung đề văn. VD: ảnh chụp một ca sĩ hoặc một nghệ sĩ hài đang biểu diễn. Tranh minh hoạ nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn; cô bé quàng khăn đỏ III- Các hoạt động dạy - học:(40p) 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2. Hướng dẫn HS làm bài: - GV mời 1 HS đọc 3 đề bài trong SGK: + Tả một ca sĩ đang biểu diễn. + Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích. + Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em đã học. - GV giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài: + Các em cần suy nghĩ để chọn được trong 3 đề bài đã cho 1 đề hợp nhất với mình. + Nếu chọn tả một ca sĩ thì chú ý tả ca sĩ đó đang biểu diễn. Nếu chọn tả một nghệ sĩ hài thì chú ý tả gây cười của nghệ sĩ đó. Nếu chọn tả một nhân vật trong truyện đã đọc thì phải hình dung, tưởng tượng rất cụ thể về nhân vật (hình dáng, khuôn mặt ) khi miêu tả. + Sau khi chọn đề bài, cần suy nghĩ để tìm ý, sắp xếp ý thành dàn ý. Dựa vào dàn ý đã xây dựng được, viết hoàn chỉnh bài văn tả người. - Một vài HS nói đề bài mình lựa chọn; nêu những điều mình chưa rõ, cần thầy (cô) giải thích (nếu có). (VD: Em chọn đề 1. Em sẽ tả ca sĩ Trọng Tấn đang biểu diễn./ Em chọn đề 2. Nghệ sĩ hài mà em yêu thích nhất là nghệ sĩ Quang Thắng./ Em chọn đề 3. Em rất thích nhân vật Gu-li-vơ trọng truyện Gu-li-vơ ở xứ sở tí hon - truyện ở sách Tiếng Việt 4. Em sẽ tưởng tượng và tả lại nhân vật Gu-li-vơ/) 3. HS làm bài . 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà đọc trước nội dung tiết TLV Lập chương trình hoạt động. Tập làm văn tiết 40: Lập chương trình hoạt động I- Mục đích, yêu cầu: 1. Dựa vào mẩu chuyện về một buổi sinh hoạt tập thể, biết lập chương trình hoạt động (CTHĐ) cho buổi sinh hoạt tập thể đó và cách lập CTHĐ nói chung. 2. Qua việc lập CTHĐ, rèn luyện óc tổ chức, tác phong làm việc khoa học, ý thức tập thể. II- Đồ dùng dạy - học: - Ba tấm bìa viết mẫu cấu tạo 3 phần của một CTHĐ. - Bút dạ và một số tờ giấy khổ to cho các nhóm lập CTHĐ. III- Các hoạt động dạy - học:(40p) Giới thiệu bài: Trực tiếp ( 2. Hướng dẫn HS luyện tập: Bài tập 1: - Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của BT1. Cả lớp theo dõi trong SGK. - GV giải nghĩa cho HS hiểu: việc bếp núc (việc chuẩn bị thức ăn, thức uống). - HS đọc thầm lại mẩu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi trong SGK. - GV hướng dẫn HS trả lời lần lượt các câu hỏi: I - Mục đích - Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì? (Chúc mừng các thầy, cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11; bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô.) HS trả lời xong câu hỏi a, GV gắn lên bảng tấm bìa 1: II- Phân công chuẩn bị - Để tổ chức buổi liên hoan, cần làm những việc gì? Lớp trưởng đã phân công như thế nào? HS trả lời xong câu hỏi b, GV gắn lên bảng tấm bìa 2: III- Chương trình cụ thể - Hãy thuật lại diễn biến của buổi liên hoan. HS trả lời xong câu hỏi c, GV gắn lên bảng tấm bìa 3: Bài tập 2: - Một HS đọc yêu cầu của BT2. Cả lớp theo dõi SGK. - GV giúp HS hiểu rõ yêu cầu của BT2: BT2 yêu cầu mỗi em đặt vị trí mình là lớp trưởng Thuỷ Minh, dựa theo câu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể kết hợp với tưởng tượng, phỏng đoán riêng, lập lại toàn bộ CTHĐ của buổi LHVN chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 trong câu chuyện (với đầy đủ 3 phần: Mục đích - Phân công chuẩn bị - Chương trình cụ thể). HS có thể bổ sung tiết mục văn nghệ không có trong câu chuyện. - GV chia lớp thành 5 - 6 nhóm; phát bút dạ và giấy cho các nhóm làm bài. Mỗi nhóm có thể cùng lập CTHĐ với đủ 3 phần. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét về nội dung, cách trình bày chương trình của từng nhóm. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại lợi ích của việc lập CTHĐ và cấu tạo 3 phần của một CTHĐ. - GV nhận xét tiết học; khen ngợi những HS và nhóm HS làm việc tốt; nhắc HS chuẩn bị nội dung cho tiết TLV Lập chương trình hoạt động, tuần 21. Tập làm văn Tiết 41 : Lập chương trình hoạt động I- Mục tiờu: Biết lập chương trình cho một hoạt động cụ thể. II- Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ viết sẵn: + Cấu tạo 3 phần của một CTHĐ + Tiêu chuẩn đánh giá CTHĐ - Bút dạ bảng nhúm để HS lập CTHĐ. III- Các hoạt động dạy - học:(40p) A- Kiểm tra bài cũ:(4’) HS nói lại tác dụng của việc lập CTHĐ và cấu tạo của CTHĐ. B- Dạy bài mới(36’) 1. Giới thiệu bài: Trong tiết học trước, dựa theo mẩu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể, các em đã luyện tập lập CTHĐ của buổi sinh hoạt trong câu chuyện đó. Trong tiết học này, các em sẽ tự lập chương trình cho những hoạt động khác. 2. Hướng dẫn HS lập chương trình hoạt động: a) Tìm hiểu yêu cầu của đề bài. - Một HS đọc to, rõ đề bài - GV nhắc HS lưu ý: Đây là một đề bài rất mở. Các em có thể lập CTHĐ cho 1 trong 5 hoạt động mà SGK đã nêu hoặc lập CTHĐ cho một hoạt động khác mà trường mình dự kiến sẽ tổ chức. VD: Một buổi cắm trại; một buổi ra quân của các công dân nhỏ tuổi giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ; - Cả lớp đọc thầm lại đề bài, suy nghĩ, lựa chọn hoạt động để lập chương trình. - Một số HS tiếp nối nhau nói tên hoạt động các em chọn để lập CTHĐ. - GV mở bảng phụ đã viết cấu tạo 3 phần của một CTHĐ, một HS nhìn bảng đọc lại. b) HS lập CTHĐ - HS tự lập CTHĐ vào vở hoặc VBT. GV phát bút dạ và giấy khổ to cho 4-5 HS (chọn những HS lập CTHĐ khác nhau). - GV nhắc HS nên viết vắn tắt ý chính, khi trình bày miệng mới nói thành câu. - GV dán phiếu ghi tiêu chuẩn đánh giá CTHĐ lên bảng. - Một số HS đọc kết quả làm bài. Những HS làm bài trên giấy trình bày. Cả lớp và GV nhận xét từng CTHĐ. - GV giữ lại trên bảng lớp CTHĐ viết tốt hơn cả cho cả lớp bổ sung, hoàn chỉnh. - Mỗi HS dựa theo góp ý chung của thầy cô và các bạn, tự chỉnh sửa CTHĐ của mình. GV mời 1 HS đọc lại CTHĐ sau khi đã sửa chữa, chấm điểm. - Cả lớp bình chọn người lập được bản ... ửa lỗi. Đổi bài, đổi phiếu cho bạn bên cạnh để rà soát lại. - GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc. c) Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay - GV đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo của HS. - HS trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn d) HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại cả bài văn. Cả lớp chuẩn bị cho tiết TLV tới. Tập làm văn Tiết 64 : Tả cảnh (Kiểm tra viết) I- Mục tiờu HS viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu, liên kết câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc. II- Đồ dùng dạy - học: - Dàn ý cho đề văn của mỗi HS (đã lập từ tiết trước). - Một số tranh ảnh (nếu có) gắn với các cảnh được gợi từ 4 đề văn. III- Các hoạt động dạy - học:(40p) 1. Giới thiệu bài: Bốn đề bài cảu tiết Viết bài văn tả cảnh hôm nay cũng là 4 đề của tiết Ôn tập về tả cảnh cuối tuần 31. Trong tiết học ở tuần trước, mỗi em đã lập dàn ý và trình bày miệng bài văn tả cảnh theo dàn ý. Tiết học này các em sẽ viết hoàn chỉnh bài văn. 2. Hướng dẫn HS làm bài: - Một HS đọc 4 đề bài trong SGK. - GV nhắc HS: + Nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập. Tuy nhiên, nếu muốn, các em vẫn có thể chọn một đề bài khác với sự lựa chọn ở tiết học trước. + Dù viết theo đề bài cũ, các em vẫn cần kiểm tra lại dàn ý, chỉnh sửa (nếu cần). Sau đó, dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn. 3. HS làm bài: 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà đọc trước bài Ôn tập về tả người để chọn đề bài, quan sát trước đối tượng các em sẽ miêu tả. Tập làm văn Tiết 65 : ễn tập về tả người I- Mục tiờu: 1. Ôn tập, củng cố kĩ năng lập dàn ý cho một bài văn tả người - một dàn ý đủ ba phần; các ý bắt nguồn từ quan sát và suy nghĩ chân thực của mỗi HS. 2. Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả người - trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin. II- Đồ dùng dạy - học: - Một tờ phiếu khổ to ghi sẵn 3 đề văn. - Bút dạ và 3 tờ giấy khổ to cho HS lập dàn ý 3 bài văn. III- Các hoạt động dạy - học:(40p) 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS luyện tập: Bài tập 1: - Chọn đề bài - Một HS đọc nội dung BT1 trong SGK. - GV dán lên bảng lớp tờ phiếu đã viết 3 đề bài, cùng HS phân tích từng đề - gạch chân những từ ngữ quan trọng: a) Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp. b) Tả một người ở địa phương em sinh sống (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng, ) c) Tả một người em mới gặp một l ần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc. - GV kiểm tra HS đã chuẩn bị như thế nào cho tiết học theo lời dặn của thầy (cô) (chọn đề bài, đối tượng quan sát, miêu tả); mời một số HS nói đề bài các em chọn. Lập dàn ý:- Một HS đọc gợi ý 1, 2 trong SGK. Cả lớp theo dõi. - GV nhắc HS: Dàn ý bài văn tả người cần xây dựng theo gợi ý trong SGK song các ý cụ thể phải thể hiện sự quan sát riêng của mỗi em, giúp các em có thể dựa vào dàn ý để tả người đó (trình bày miệng). - Dựa theo gợi ý 1, HS viết nhanh dàn ý bài văn. GV phát bút dạ và giấy cho 3 HS (chọn 3 em lập dàn ý cho 3 đề khác nhau). - Những HS lập dàn ý trên giấy dán bài lên bảng lớp, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh các dàn ý. - Mỗi HS tự sửa dàn ý bài viết của mình. Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của BT2; dựa vào dàn ý đã lập, từng em trình bày miệng bài văn tả người trong nhóm (tránh đọc dàn ý). GV nhắc HS cần nói theo sát dàn ý nói ngắn gọn, diễn đạt thành câu. - Đại diện các nhóm thi trình bày dàn ý bài văn trước lớp. - Sau khi mỗi HS trình bày, cả lớp trao đổi, thảo luận về cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày, diễn đạt; bình chọn người trình bày hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả người trong tiết TLV sau. Tập làm văn Tiết 66 : Tả người (Kiểm tra viết) I- Mục tiờu: HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc. II- Đồ dùng dạy - học: Dàn ý cho đề văn của mỗi HS (đã lập từ tiết trước) III- Các hoạt động dạy - học:(40p) 1. Giới thiệu bài: Trong tiết học trước, các em đã lập dàn ý và trình bày miệng một bài văn tả người. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ viết bài văn tả người theo dàn ý đã lập. 2. Hướng dẫn HS làm bài: - Một HS đọc 3 đề bài trong SGK. - GV nhắc HS: + Ba đề văn đã nêu là 3 đề của tiết lập dàn ý trước. Các em nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập. Tuy nhiên, nếu muốn, các em vẫn có thể thay đổi - chọn một đề bài khác với sựa lựa chọn ở tiết học trước. + Dù viết theo đề bài cũ, các em vẫn cần kiểm tra lại dàn ý, chỉnh sửa (nếu cần). Sau đó, dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn. 3. Hs làm bài: 4. Củng cố, dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết làm bài của học sinh và thông báo trả bài văn tả cảnh các em đã viết trong tiết học tới; bài văn tả người vừa viết sẽ được trả vào tiết 2, tuần 34. Tập làm văn Tiết 67 : Trả bài văn tả cảnh I- Mục tiờu: 1. HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cảnh theo 4 đề bài đã cho (tuần 32): bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn chi tiết, cách diễn đạt, trình bày. 2. Có ý thức tự đánh giá những thành công và hạn chế trong bài viết của mình. Biết sửa bài; viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn. II- Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ ghi 4 đề bài của tiết Kiểm tra viết (Tả cảnh) cuối tuần 32. Một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý cần chữa chung trước lớp - Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập hai (nếu có) hoặc phiếu để HS thống kê các lỗi trong bài làm của mình theo từng loại (lỗi chính tả - dùng từ - đặt câu - diễn đạt - ý) và sửa lỗi. III- Các hoạt động dạy - học:(40p) 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2. GV nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp: GV treo bảng phụ đã viết sẵn 4 đề bài của tiết Kiểm tra viết (Tả cảnh) (tuần 32); một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý a) Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp - Những ưu điểm chính. VD: + Xác định đề: đúng nội dung, yêu cầu (tả một ngày mới bắt đầu; tả một đêm trăng đẹp; tả trường em trước buổi học; tả một khu vui chơi, giải trí). + Bố cục (đủ 3 phần, hợp lí), ý (phong phú, mới, lạ), diễn đạt (mạch lạc, trong sáng). Nêu một vài ví dụ cụ thể kèm tên HS. - Những thiếu sót, hạn chế. Nêu một vài ví dụ, tránh nêu tên HS. b) Thông báo điểm số cụ thể 3. Hướng dẫn HS chữa bài: GV trả bài cyho từng HS. a) Hướng dẫn HS chữa lỗi chung - GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ. - Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp. - HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng. GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu (nếu sai). b) Hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của mình - Dựa theo gợi ý, HS xem lại bài viết của mình, tự đánh giá ưu, khuyết điểm của bài. c) Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài - GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc. d) Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay - GV đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo. - HS trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn. e) HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn - Mỗi HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn - viết lại đoạn mở bài, kết bài theo kiểu khác với đoạn đã viết hay viết lại một đoạn thân bài (đoạn tả một phần của cảnh hay toàn bộ quang cảnh). - Nhiều HS tiếp nối nhau đọc lại đoạn văn viết lại. GV chấm điểm đoạn viết của một số HS. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS làm bài tốt, những HS chữa bài tốt trên lớp. - Dặn những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn để nhận điểm cao hơn. Cả lớp luyện đọc lại các bài tập đọc; HTL để chuẩn bị tốt cho tuần ôn tập và kiểm tra cuối năm. Tập làm văn Tiết 68 : Trả bài văn tả người I- Mục tiờu: 1. HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người theo 3 đề đã cho (tuần 33): bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày. 2. Tự đánh giá được những thành công và hạn chế trong bài viết của mình. Biết sửa bài; viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn. II- Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ ghi ba đề bài của tiết Kiểm tra viết (Tả người); một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý cần chữa chung trước lớp. III- Các hoạt động dạy - học:(40p) 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2. Nhận xét kết quả bài viết của HS: GV mở bảng phụ đã viết ba đề bài của tiết Kiểm tra viết (Tả người); một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý a) Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp : Những ưu điểm chính: + Xác định đúng đề bài (tả cô giáo hoặc thầy giáo đã từng dạy dỗ em; tả một người ở địa phương em sinh sống; tả một người em mới gặp lần đầu nhưng đã để lại ấn tượng sâu sắc). + Bố cục (đầy đủ, hợp lý), ý (đủ, phong phú, mới lạ), diễn đạt (mạch lạc, trong sáng); trình tự miêu tả hợp lí. Những thiếu sót, hạn chế. b) Thông báo điểm số cụ thể 3. Hướng dẫn HS chữa bài: GV trả bài cho từng HS. a) Hướng dẫn HS chữa lỗi chung - GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ. - Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp. - HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng. GV chữa lại cho đúng (nếu sai). b) Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài - Hai HS tiếp nối nhau đọc nhiệm vụ 2 và 3 của tiết Trả bài văn tả người. - HS viết lại các lỗi và sửa lỗi trên VBT hoặc trên phiếu - các em đọc lời nhận xét của thầy (cô) giáo, đọc những chỗ thầy (cô) chỉ lỗi trong bài; phát hiện thêm lỗi trong bài làm của mình; viết lại các lỗi theo từng loại (lỗi chính tả, dùng từ, câu, diễn đạt ); sửa lỗi. Đổi bài, đổi phiếu cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc sửa lỗi. GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc. c) Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay - GV đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo. - HS trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn. d) HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn - Mỗi HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn. - HS tiếp nối nhau đọc lại đoạn văn viết lại. GV chấm điểm đoạn viết của một số HS. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết trả bài. Dặn HS chuẩn bị tốt cho tuần ôn tập và kiểm tra cuối năm.
Tài liệu đính kèm: