Giáo án Tập làm văn lớp 3 - Tiết 19 đến tiết 35

Giáo án Tập làm văn lớp 3 - Tiết 19 đến tiết 35

TẬP LÀM VĂN

 Tiết 19 : Nghe - kể: Chàng trai làng Phù Ủng

Sách giáo khoa trang 12.

Thời gian dự kiến: 40 phút

I/Mục đích, yêu cầu:

1/ Rèn kĩ năng nói:

- Nghe kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng. Nhớ nội dung chuyện, kể lại một cách tự nhiên

- 2/ Rèn kĩ năng viết: Viết lại câu trả lời choi câu hỏi b hoặc c, đúng nội dung, đúng ngữ pháp.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Bảng lớp viết sẵn các câu hỏi gợi ý kể chuyện ( bài tập 1 ).

- Tranh minh hoạ câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng.

III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động 1: Dạy bài mới.

1/ Giới thiệu bài.

Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học.

2/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập

a/ Bài tập 1:Một học sinh đọc yêu cầu của bài và các gợi ý. Cả lớp đọc thầm theo.

- Cả lớp đọc thầm gợi ý, quan sát tranh minh hoạ.

- Giáo viên kể chuyện.

- Giáo viên kể chuyện lần 2 dựa vào tranh. Nêu câu hỏi:

- Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi:

 a/Chàng trai ngồi bên vệ đường để đan sọt.

b/Chàng trai mãi mê ngồi đan sọt không nhận thấy kiệu của Trần Hưng Đạo đã đến. Quân mở đường giận giữ lấy giáo đâm vào đùi để chàng tỉnh ra, dời khỏi chỗ ngồi.

 

doc 19 trang Người đăng hang30 Lượt xem 515Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn lớp 3 - Tiết 19 đến tiết 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu ngày 9 tháng 1 năm 2009
TẬP LÀM VĂN
	Tiết 19 : 	Nghe - kể: Chàng trai làng Phù Ủng
Sách giáo khoa trang 12. 
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
1/ Rèn kĩ năng nói:
Nghe kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng. Nhớ nội dung chuyện, kể lại một cách tự nhiên
2/ Rèn kĩ năng viết: Viết lại câu trả lời choi câu hỏi b hoặc c, đúng nội dung, đúng ngữ pháp.
II/ Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết sẵn các câu hỏi gợi ý kể chuyện ( bài tập 1 ).
Tranh minh hoạ câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Dạy bài mới.
1/ Giới thiệu bài.
Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a/ Bài tập 1:Một học sinh đọc yêu cầu của bài và các gợi ý. Cả lớp đọc thầm theo.
Cả lớp đọc thầm gợi ý, quan sát tranh minh hoạ.
Giáo viên kể chuyện.
 Giáo viên kể chuyện lần 2 dựa vào tranh. Nêu câu hỏi:
Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi:
 a/Chàng trai ngồi bên vệ đường để đan sọt.
b/Chàng trai mãi mê ngồi đan sọt không nhận thấy kiệu của Trần Hưng Đạo đã đến. Quân mở đường giận giữ lấy giáo đâm vào đùi để chàng tỉnh ra, dời khỏi chỗ ngồi.
c/ Vì Trần Hưng Đạo mến trọng chàng trai giàu lòng yêu nước và có tài: mãi nghĩ việc nước đến nỗi giáo đâm chảy máu vẫn chẳng biết đau, nói rất trôi chảy về phép dùng binh.
Giáo viên kể lần 3. Học sinh theo dõi.
Một học sinh giỏi kể lại chuyện.
Từng cặp tập kể cho nhau nghe.
Bốn học sinh nhìn bảng đã viết các gợi ý, thi kể lại nội dung câu chuyện.
Cả lớp và Giáo viên nhận xét. Bình chọn người kể hay.
b/ Bài tập 2:
Học sinh đọc bài tập, và các gợi ý trong sách giáo khoa.
Giáo viên giúp học sinh hiểu đúng yêu cầu của bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào câu hỏi gợi ý trên bảng, viết câu trả lời cho câu hỏi a hoặc b.
.Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.Dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà tập kể lại câu chuyện
Nhận xét tiết học.
	 Thứ sáu, ngày 20 tháng 2 năm 2009
Môn: TẬP LÀM VĂN
	Tiết 23 Bài: 	Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật
Sách giáo khoa trang 48. 
hời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
1/ Rèn kĩ năng nói:
Biết kể lại rõ ràng, tự nhiên một buổi biểu diễn nghệ thuật đã được xem.
2/ Rèn kĩ năng viết: 
 - Dựa vào những điều vừa kể, viết được một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu ) kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật.
II/ Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết sẵn các câu hỏi gợi ý .
Một số tranh, ảnh về các loại hình nghệ thuật: kịch, chèo, hát, múa, xiếc, liên hoan văn nghệ của học sinh,...
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Dạy bài mới.
1/ Giới thiệu bài.
Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a/ Bài tập 1: Hãy kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.
Một học sinh đọc yêu cầu của bài và các gợi ý. Cả lớp đọc thầm theo.
Giáo viên nhắc học sinh: những gợi ý này chỉ là chỗ dựa. Các em có thể kể theo cách trả lời lần lượt từng câu hỏi gợi ý.
Mời 1 học sinh làm mẫu ( trả lời nhanh theo các gợi ý ).
 Mời một vài học sinh kể, giáo viên nhận xét nhanh lời kể của từng em để cả lớp rút kinh nghiệm.
b/ Bài tập 2: Dựa vào những điều đã kể, hãy viết một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu ) về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.
Học sinh đọc yêu cầu của bài.
Giáo viên nhắc học sinh viết lại những điều vừa kể sao cho rõ ràng, thành câu.
Học sinh viết bài. Giáo viên theo dõi, giúp đỡ.
Một số học sinh đọc bài. Giáo viên chấm điểm một số bài viết hay.
.Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
- Cả lớp bình chọn những bạn có bài nói, viết hay nhất.
Dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh bài viết ( nếu chưa viết xong ở lớp ).
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
Thứ sáu, ngày tháng năm 2009
TẬP LÀM VĂN
Tiết 25 Kể về lễ hội
Sách giáo khoa trang 64.
 Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
Rèn kĩ năng nói:
Dụa vào kết quả quan sát hai bức ảnh lễ hội ( chơi đu và đua thuyền ) trong SGK, học sinh chọn, kể lại được tự nhiên, dựng lại đúng và sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh.
II/ Đồ dùng dạy học:
Hai bức ảnh lễ hội/ sgk. Thêm một số tranh,ảnh thể hiện rõ hơn hai lễ hội trên.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/ Bài cũ: ktra bài tiết trước - nhận xét.
 * GTB:Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 2/ Dạy bài mới.
 * Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Một học sinh đọc yêu cầu của bài . Cả lớp đọc thầm theo.
Giáo viên viết lên bảng 2 câu hỏi:
+ Quang cảnh trong từng bức ảnh như thế nào?
+ Những người tham gia lễ hội đang làm gì?
Từng cặp học sinh quan sát hai tấm ảnh, trao đổi, bổ sung cho nhau, nói cho nhau nghe về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong từng ảnh.
Nhiều hs nối tiếp nhau thi giới thiệu quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội. Gv và cả lớp nhận xét, bình chọn người quan sát tinh, giới thiệu tự nhiên, hấp dẫn nhất.
+ Ảnh 1: Đây là cảnh một sân đình ở làng quê. Người người tấp nập trên sân với những bộ quần áo nhiều màu sắc. Lá cờ ngũ sắc của lễ hội treo ở vị trí trung tâm, khẩu hiệu đỏ Chúc mừng Năm Mới treo trước cửa đình. Nổi bật trên tấm ảnh là cảnh hai thanh niên đang chơi đu. Họ nắm chắc tay đu và đu rất bổng. Mọi người chăm chú ngước nhìn hai thanh niên, vẻ tán thưởng.
+ Ảnh 2: Đó là quang cảnh đua thuyền trên sông. Một chùm bóng bay to, nhiều màu được neo bên bờ càng làm tăng vẻ náo nức cho lễ hội. Trên mặt sông là hàng chục chiếc thuyền đua. Các tay đua đều là thanh niên khoẻ mạnh. Ai nấy cầm chắc tay chèo, gò lưng, dồn sức vào đôi tay để chèo thuyền. những chiếc thuyền lao đi vun vút,...
3/ Củng cố, nhận xét, dặn dò.
Dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà viết lại vào vở những điều mình vừa kể. Chuẩn bị bài sau: Kể về một ngày hội mà em biết.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: .
 ..
Thứ sáu ngày tháng năm 2009
TẬP LÀM VĂN
Tiết 26 Kể về một ngày hội
Sách giáo khoa trang 72.
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
Rèn kĩ năng nói:
Biết kể về một ngày hội theo các gợi ý - lời kể rõ ràng, tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.
Rèn kĩ năng viết: 
 - Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 5 câu.
II/ Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết sẵn những câu câu hỏi gợi ý của bài tập 1.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/ Bài cũ: ktra bài tiết trước - nhận xét.
 * GTB: Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2/ Bài mới:
 * Hướng dẫn học sinh kể.
Bài tập 1: ( kể miệng )
Một học sinh đọc yêu cầu và các gợi ý của bài . Cả lớp đọc thầm theo.
Vài học sinh phát biểu, trả lời câu hỏi: Em chọn kể về ngày hội nào?
Một học sinh giỏi kể mẫu, giáo viên nhận xét.
Một vài học sinh tiếp nối nhau thi kể. Cả lớp và giáo viên bình chọn bạn kể hay, hấp dẫn người nghe.
Bài tập 2: ( kể viết )
Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
Giáo viên lưu ý học sinh: Chỉ viết những điều các em vừa kể về những trò vui trong ngày hội, viết thành một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu.
Học sinh viết bài. Giáo viên giúp đỡ những học sinh yếu kém.
Một học sinh đọc bài viết, lớp và giáo viên nhận xét
 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
Dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh bài văn.
 Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: 
TUẦN 27 Thứ hai, ngày 	 tháng năm 2009
 Môn: TẬP ĐỌC KỂ CHUYỆN
Tiết 79+80 Bài: Ôn tập tiết 1+2
Sách giáo khoa trang.
Thời gian dự kiến: 80 phút
I/ Mục đích yêu cầu :
Kiểm tra đọc lấy điểm :
-Nội dung : Các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26.
- Kĩ năng đọc thành tiếng : Phát âm rõ , tốc độ tối thiểu 70 chữ trên 1 phút , biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu chấm câu và giữa các cụm từ.
- Kĩ năng đọc hiểu : Trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài học .
Ôn luyện về phép nhân hóa 
- Sử dụng phép nhân hóa trong kể chuyện để làm lời kể thêm sinh động.
II/ Đồ dùng dạy học :
-Phiếu ghi sẵn tên các bài tập từ tuần 16 đến tuần 26 ( túi bài đề kiểm tra ở các tiết 5,6,7 ).
- Tranh minh họa truyện kể ở bài tập 2 SGK.
III/ Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu tiết học và cách bắt thăm bài tập đọc.
2. Kiểm tra tập đọc.
-Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
-Gọi Hs đọc và trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi.
-Cho điểm trực tiếp từng HS .
-Chú ý : Tùy theo số lượng v2 chất lượng HS của lớp mà GV quyết định số lượng HS được kiểm tra đọc .Nội dung này sẽ được tiến hành trong các tiết 1, 2, 3, 4 của tuần này.
3. Ôn luyện về phép so sánh.
Bài 2: Hs làm bài tập trong vbt
4. Củng cố, dặn dò :
Nhận xét tiết học .
Dặn Hs về nhà kể lại chuyên cho gia đình nghe, luyện đọc để chuẩn bị cho các tiết sau.
 TIẾT 2
I/ Mục đích yêu cầu :
Kiểm tra đọc ( yêu cầu như tiết 1 )
Ôn luyện về phép nhân hóa : cách nhân hóa.
- Tìm đúng các từ ngữ chỉ đặc diểm hoạt đông dược dùng để nhân hóa.
II/ Đồ dùng dạy học :
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26.
bảng lớp chép bài thơ :Em thương.
4 tờ phiếu học tập có kẻ sẵn yêu cầu như phần lời giải .
III/ Các hoạt động dạy học
1 . Giới thiệu bài 
-Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng .
2 . Kiểm tra đọc 
Tiến hành tương tự như tiết 1
3. Ôn luyện về phép nhân hóa .
Bài 2
Gọi HS đọc yêu cầu 
GV đọc bài thơ : Em thương
Chú ý : giọng đọc tình cảm, thiết tha, trìu mến.
-Gọi HS đọc phần câu hỏi.
- Phát phiếu cho HS và yêu cầu HS làm việc theo nhóm. GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
-Gọi 2 nhóm lên bảng dán phiếu.
-Gọi HS nhận xét và các nhóm khác bổ sung nếu có ý kiến khác .
-Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 PHIẾU HỌC TẬP
 Các sự vật được nhân hóa
Các từ chỉ đặc điểm dùng để nhân hóa.
Các từ chỉ hoạt động được dùng để nhân hóa.
Làn gió
mồ côi
tìm, ngồi
Sợi nắng
gầy
run run, ngã
giống một người bạn ngồi trong vườn cây
giống một người gầy yếu
giống một bạn nhỏ mồ côi
Làn gió
 Sợi nắng
Tác giả bài thơ rất yêu thương , thông cảm với những đứa trẻ mồ côi , cô đơn, những người ốm yếu không nơi nương tựa.
Củng cố, dặn dò :
Nhận xét tiết học.
Dặn học sinh học thuộc bài thơ Em thươngvà chuẩn bị bài sau.
 Thứ ba, ngày 	 tháng năm 2009
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết 81 Bài: Ôn tập tiết 3
Sách giáo khoa trang.
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục đích yêu cầu :
- Kiểm tra đọc ( yêu cầu như tiết 1)
- Ôn luyện về trình bày báo cáo.
-Yêu cầu : Báo cáo đủ thông tin , trình bày rõ ràng, rành mạch, tự tin.
II/ Dồ dùng dạy học :
-Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26
-Bảng lớp viết sẵn nội dung báo cáo.
III/ Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệ ... 
- Vài hs khá kể 1 lần.
- HS thi kể trước lớp.
- Lớp và gv nhận xét, bình chọn bạn có giọng kể tốt nhất.
-GV và lớp nhận xét , chốt lời giải đúng.
3/ Hoạt động 3: Viết lại một tin thể thao
- GV nhắc hs: Tin cần thông báo phải lài một tinh thể thao chính xác.
- HS viết bài.
- HS đọc các mẩu tin đã viết.
 Lớp và GV nhận xét.
* Củng cố dặn dò:
-Yêu cầu những hs viết chưa xong về nhà hoàn thành bài viết.
- Nhận xét tiết học.
 Thú Sáu ,ngày 3 tháng 4 năm 2009 
 TẬP LÀM VĂN
 Tiết 29 : Viết về một trận thi đấu thể thao
Sách giáo khoa trang.96
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục đích yêu cầu:
- Rèn kỹ năng viết: Dựa vào bài làm miệng ở tuần trước, hs viết được một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu kể về một trận thi đấu thể thao mà em đã có dịp xem.Bài viết đủ ý, diễn đạt rõ ràng, thành câu.
II/Đồ dùng dạy học:
-Bảng lớp viết sẵn 6 câu hỏi gợi ý bài tập 1.
III/ Các hoạt động dạy học :
 1/Hoạt động 1: Kiểm tra kể về một trận thi đấu thể thao.
- Hai, ba hs kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã có dịp xem. 
- GV nhận xét.
 2/ Hoạt động 2: HS viết bài.
GV nhắc hs:
+ Cần xem lại những câu hỏi gợi ý ở bài tấp.
+ Viết đủ ý, diễn đạt rõ ràng, thành câu.
+ Nên viết vào nháp ý chính trước khi viết vào vở.
- HS viết bài.
- HS tiếp nối nhau đọc bài viết, gv chấm, chữa nhanh một số bài cho điểm, nhận xét.
* Củng cố dặn dò:
-Yêu cầu những hs viết chưa xong về nhà hoàn thành bài viết.
- Nhận xét tiết học.
 Thú Sáu ,ngày 10 tháng 4 năm 2009 
 TẬP LÀM VĂN
	Tiết 30 : Viết thư
Sách giáo khoa trang 105.
 Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
Rèn kĩ năng viết:
Biết viết một bức ngắn cho một bạn nhỏ nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.
 - Lá thư trình bày đúng thể thức; đủ ý; dùng từ đặt câu đúng; thể hiện tình cảm với người nhận thư.
II/ Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết sẵn những câu gợi ý viết thư.
Bảng phụ viết trình tự lá thư
Phong bì, tem, giấy rời để viết thư.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Dạy bài mới.
1/ Giới thiệu bài.
Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2/ Hướng dẫn học sinh viết thư
Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập . Cả lớp đọc thầm theo.
Vài học sinh phát biểu, giải thích yêu cầu của bài tập theo gợi ý. Giáo viên chốt lại: 
+ Có thể viết thư cho một bạn nhỏ nước ngoài mà em biết qua đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, phim ảnh, hoặc qua các bài đọc giúp em hiểu thêm về nước bạn. Người bạn nước ngoài này cũng có thể là người bạn trong tưởng tượng của em. Cần nói rõ bạn đó người nước nào. Nói được tên của bạn thì càng tốt.
Nội dung thư phải thể hiện:
+ Mong muốn làm quen với bạn.
+ Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới cùng chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung : Trái đất
Giáo viên mở bảng phụ viết hình thức trình bày lá thư cho 1 học sinh đọc:
+ Dòng đầu thư ( Ghi rõ nơi viết, ngày, tháng, năm )
+ Lời xưng hô.
+ Nội dung thư: Làm quen, thăm hỏi, bày tỏ tình thân ái. Lời chúc, hứa hẹn.
+ Cuối thư: Lời chào, chữ kí và tên
Học sinh viết thư vào giấy rời.
Học sinh tiếp nối nhau đọc thư. Giáo viên châm một vài bài viết hay.
Học sinh viết phong bì thư, dán tem, đặt lá thư vào phong bì thư.
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
Dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh lá thư.
 Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: 
 .
Tiết 31 	 Thứ sáu ngày 20 tháng 4 năm 2007
TẬP LÀM VĂN
Thảo luận về bảo vệ môi trường
Sách giáo khoa trang 112. Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
Rèn kĩ năng nói:
Biết cùng các bạn trong nhóm tổ chức cuộc họp trao đổi về chủ đề: Em làm gì để bỏ vệ môi trường?, bày tỏ được ý kiến của riêng mình.
Rèn kĩ năng viết:
 - Viết được một đoạn văn ngắn, thuật lại gọn, rõ, đầy đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
II/ Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp ghi 2 câu hỏi gợi ý để học sinh trao đổi trong cuộc họp.
Bảng phụ viết trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp.
Tranh ảnh đẹp về cây hoa, về cảnh quan thiên nhiên. Tranh, ảnh về môi trường bị ô nhiễm, huỷ hoại.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Dạy bài mới.
1/ Giới thiệu bài.
Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2/ Hướng dẫn học sinh làm bài.
Bài tập 1: Tổ chức cuộc họp trao đổi ý kiến về câu hỏi sau: “ Em cần làm gì để bảo vệ môi trường”.
Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập . Cả lớp đọc thầm theo.
Giáo viên nhắc học sinh chú ý: Cần nắm vững trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp. 1 học sinh đọc 5 bước tổ chức cuộc họp.
Chia nhóm, nhóm trưởng điều khiển cuộc họp, học sinh trao đổi, phát biểu. Một em trong nhóm ghi nhanh ý kiến của các bạn. Giáo viên theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
Hai, ba nhóm thi tổ chức cuộc họp.
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm tổ chức cuộc họp có hiệu quả nhất.
Bài tập 2: Viết một đoạn văn ngắn thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm em về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. Giáo viên nhắc học sinh:Các em đã trao đổi trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. Hãy nhớ và thuật lại các ý kiến trong cuộc họp ấy.
Học sinh làm bài vào vở bài tập.
Học sinh lần lượt đọc đoạn văn. Cả lớp và giáo viên nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
Dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà quan sát thêm và nói chuyện với người thân về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
Chuẩn bị bài sau: Kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
 Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
Tiết 32 	 TẬP LÀM VĂN
Nói, viết về bảo vệ môi trường
Sách giáo khoa trang 120. 
Thời gian dự kiến: phút
I/Mục đích, yêu cầu:
Rèn kĩ năng nói:
Biết kể lại một việc làm để bảo vệ môi trường theo trình tự hợp lí. Lời kể tự nhiên.
Rèn kĩ năng viết:
 - Viết được một đoạn văn ngắn ( từ 7 đến 10 câu ) kể lại việc làm trên. Bài viết hợp lí, diễn đạt rõ ràng.
II/ Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp ghi các gợi ý về cách kể.
Tranh ảnh về các việc làm để bảo vệ môi trường hoặc về tình trạng môi trường.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1 Baøi cuõ: ktra baøi tieát tröôùc – nhaän xeùt
2: Dạy bài mới.
 Giới thiệu bài.
Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 Hướng dẫn học sinh làm bài.
Bài tập 1: Kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập . Cả lớp đọc thầm theo.
Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường.
Học sinh nói tên đề tài mình chọn kể. Các em có thể bổ sung tên những việc làm khác có ý nghĩa bảo vệ môi trường.
Học sinh chia nhóm nhỏ, kể cho nhau nghe việc tốt có ý nghĩa bảo vệ môi trường mình đã làm.
Vài học sinh thi kể trước lớp.
Bài tập 2: Viết một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu ) kể lại việc làm trên.
Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. Giáo viên nhắc học sinh: Các em đã kể về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. Hãy ghi lại lời kể đó.
Học sinh làm bài vào vở bài tập.
Học sinh lần lượt đọc bài viết của mình. 
Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn những bạn viết bài hay nhất.
 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
Dặn dò: Kể lại câu chuyện cho người thân nghe. 
 Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: 
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tiết 33 Bài: Ghi cheùp soå tay.
Sách giáo khoa trang:130
Thời gian: 35 phút	 
 I/ Muïc tieâu:
Kieán thöùc: Giuùp Hs: Hs đoïc baøi baùo “Aloâ, Ñoâ-reâ-mon thaàn ñoàng ñaây!”. Hieåu noäi dung, naém ñöôïc yù chính trong caùc caâu traû lôøi cuûa Ñoâ-reâ-mon .
b) Kyõ naêng: 
- Bieát ghi vaøo soå tay nhöõng yù chính trong caùc caâu traû lôøi cuûa Ñoâ-reâ-mon.
c) Thaùi ñoä: 
- Giaùo duïc Hs bieát reøn chöõ, giöõ vôû.
 II/ Chuaån bò:	
 * GV: Baûng lôùp vieát caùc caâu hoûi gôïi yù. Tranh aûnh minh hoïa.
 * HS: Vôû, buùt.
 III/ Caùc hoaït ñoäng:
*Hoạt động 1 :
1/ Baøi cuõ: Keå laïi moät vieäc toát em ñaõ laøm ñeå baûo veä moâi tröôøng.
- Gv goïi 2 Hs ñoïc laïi baøi vieát cuûa mình. Gv nhaän xeùt.
/Giôùi thieäu vaø neâu vaán ñeà.
* Hoaït ñoäng 2 : Höôùng daãn Hs laøm baøi.
Baøi 1.Gv môøi Hs ñoïc yeâu caàu cuûa baøi.
- Gv môøi 1Hs ñoïc caø baøi “ Aloâ,Ñoâ-reâ-mon”.Hai Hs ñoïc theo caùch phaân vai.
- Gv nhaän xeùt.
*Hoaït ñoäng 3 :: Giuùp Hs bieát ghi vaøo soå tay nhöõng yù chính trong caùc caâu traû lôøi cuûa Ñoâ-reâ-mon.
- Gv yeâu caàu Hs ñoïc yeâu caàu ñeà baøi.- Gv môøi 2 Hs ñoïc thaønh tieáng hoûi ñaùp ôû muïc a.- Gv môøi 2 Hs ñoïc thaønh tieáng hoûi ñaùp ôû muïc b.- Gv nhaän xeùt.
- Yeâu caàu caû lôùp laøm vaøo vôû
Ví duï: Nhöõng loaøi ñoäng vaät coù nguy cô tuyeät chuûng ôû Vieät Nam: soùi ñoû, coù, gaáu choù, gaáu ngöïa, hoå, baùo hoa mai, teâ giaùc,  caùc loaøi thöïc vaät quyù hieám ôû Vieät Nam: traàm höông, traéc, kô-nia, saâm ngoïc linh, tam thaát,
 Caùc loaøi ñoäng vaät quyù hieám treân theá giôùi: chim keàn keàn ôû Mó coøn 70 con, caù heo xanh Nam Cöïc coøn 500 con, gaáu Trung Quoác coøn khoaûng 700 con.
- Gv môøi moät soá Hs ñoïc tröôùc lôùp keát quaû ghi cheùp nhöõng yù chính trong caâu traû lôøi cuûa Mon . 
* Toång keát – daën doø.Veà nhaø taäp keå laïi chuyeän.
Chuaån bò baøi: Vöôn tôùi caùc vì sao.
Nhaän xeùt tieát hoïc
Môn: TẬP LÀM VĂN
	Tiết 34 :Bài: 	Nghe - kể: Vươn tới các vì sao
Sách giáo khoa trang: . 
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
1/ Rèn kĩ năng nói:
Nghe kể lại câu chuyện Vươn tới các vì sao. Nhớ nội dung chuyện, kể lại một cách tự nhiên
2/ Rèn kĩ năng viết: Viết lại câu trả lời choi câu hỏi b hoặc c, đúng nội dung, đúng ngữ pháp.
II/ Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết sẵn các câu hỏi gợi ý kể chuyện ( bài tập 1 ).
Tranh minh hoạ câu chuyện Vươn tới các vì sao
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Dạy bài mới.
1/ Giới thiệu bài.
Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a/ Bài tập 1:Một học sinh đọc yêu cầu của bài và các gợi ý. Cả lớp đọc thầm theo.
Cả lớp đọc thầm gợi ý, quan sát tranh minh hoạ.
Giáo viên kể chuyện.
 Giáo viên kể chuyện lần 2 dựa vào tranh. Nêu câu hỏi:
Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi:
Giáo viên kể lần 3. Học sinh theo dõi.
Một học sinh giỏi kể lại chuyện.
Từng cặp tập kể cho nhau nghe.
Bốn học sinh nhìn bảng đã viết các gợi ý, thi kể lại nội dung câu chuyện.
Cả lớp và Giáo viên nhận xét. Bình chọn người kể hay.
b/ Bài tập 2:
Học sinh đọc bài tập, và các gợi ý trong sách giáo khoa.
Giáo viên giúp học sinh hiểu đúng yêu cầu của bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào câu hỏi gợi ý trên bảng, viết câu trả lời cho câu hỏi a hoặc b.
.Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.Dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà tập kể lại câu chuyện
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTẬP LÀM VĂN TUẦN 19-.doc