Giáo án Tập làm văn lớp 4 (bổ sung)

Giáo án Tập làm văn lớp 4 (bổ sung)

Tiếng Việt (bổ sung)

Rèn Tập làm văn

LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.

- Biết cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian.

- Có ý thức dùng từ hay, viết câu văn trau chuốt, giàu hình ảnh, đúng ngữ pháp, chính tả.

- Giáo dục HS ham học văn.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ truyện ở Vương quốc Tương Lai trang 70,71 SGK.

- Bảng phụ ghi sẵn cách chuyển thể một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể.

- Bảng phụ ghi sẵn bảng so sánh 2 cách kể chuyện.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. KIỂM TRA BÀI CŨ

- Gọi 2 HS lên bảng kể kại câu chuyện mà em thích nhất.

- Gọi HS nhận xét xem câu chuyện bạn kể đã đúng trình tự thời gian chưa? Lời kể của bạn như thế nào?

- Nhận xét cho điểm HS.

2. GIỚI THIỆU BÀI MỚI

- GV nêu cầu và nhiệm vụ tiết học.

 

doc 29 trang Người đăng hang30 Lượt xem 324Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập làm văn lớp 4 (bổ sung)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng Việt (bổ sung)
Rèn Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện
I- Mục đích yêu cầu
- Củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
- Biết cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian.
- Có ý thức dùng từ hay, viết câu văn trau chuốt, giàu hình ảnh, đúng ngữ pháp, chính tả.
- Giáo dục HS ham học văn.
II- Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ truyện ở Vương quốc Tương Lai trang 70,71 SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn cách chuyển thể một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể.
- Bảng phụ ghi sẵn bảng so sánh 2 cách kể chuyện.
III- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng kể kại câu chuyện mà em thích nhất.
- Gọi HS nhận xét xem câu chuyện bạn kể đã đúng trình tự thời gian chưa? Lời kể của bạn như thế nào?
- Nhận xét cho điểm HS.
2. giới thiệu Bài mới
- GV nêu cầu và nhiệm vụ tiết học.
3. Hướng dẫn làm bài tập
	Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc.
+ Câu chuyện Trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể?
+ Câu chuyện Trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp của các nhân vật với nhau.
- Gọi 1 HS giỏi kể mẫu lời thoại giữa Tin- tin và em bé thứ nhất.
- Một hôm Tin-tin và Mi-tin đến thăm công xưởng xanh. Hai bạn thấy một em bé đang mang một cỗ máy có đôi cánh xanh. Tin-tin ngạc nhiên hỏi:
- Cậu làm gì với đôi cánh xanh ấy?
Em bé trả lời:
- Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên trái đất.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Treo bảng phụ đã viết sẵn cách chuyển lời thoại thành lời kể.
- 2 HS đọc từng cách, cả lớp đọc thầm.
- Treo tranh minh hoạ truyện ở Vương quốc Tương lai. Yêu cầu HS kể chuỵên theo cặp theo trình tự thời gian.
- Quan sát tranh, 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, sửa chữa cho nhau.
- Tổ chức cho HS thi kể từng màn.
- 4 đến 6 HS thi kể.
- Gọi HS nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu.
- Nhận xét, cho điểm HS.
	Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 2 HS đọc.
+ Trong truyện ở Vương quốc Tương lai hai bạn Tin-tin và Mi-tin có đi thăm cùng nhau không?
+ Tin-tin và Mi-tin đi thăm công xưởng xanh và khu vườn kì diệu cùng nhau.
+ Hai bạn đi thăm nơi nào trước, nơi nào sau?
+ Hai bạn đi thăm công xưởng xanh trước, khu vườn kì diệu sau.
- Giáo viên kết luận.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu HS kể chuỵên theo cặp. Giáo viên đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, nhận xét, bổ sung cho nhau. Mỗi HS kể về một nhân vật Tin-tin hay Mi-tin.
- Tổ chức cho HS thi kể từng nhân vật.
- 4 đến 6 HS thi kể.
- Gọi HS nhận xét nội dung truyện đã theo đúng trình tự không gian chưa? Bạn kể đã hấp dẫn, sáng tạo chưa?
- Nhận xét về câu chuyện và lời bạn kể.
- Nhận xét, cho điểm HS.
	Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc.
- Treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc, trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Đọc, trao đổi và trả lời câu hỏi.
Kể theo trình tự thời gian
Kể theo trình tự không gian
- Mở đầu đoạn 1: Trước hết, hai bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh.
- Mở đầu đoạn 2: Rời công xưởng xanh Tin-tin và Mi-tin đến khu vườn kì diệu.
- Mở đầu đoạn 1: Mi-tin đến khu vườn kì diệu.
- Mở đầu đoạn 2: Trong khi Mi-tin ở khu vườn kì diệu thì Tin-tin đến công xưởng xanh.
+ Về trình tự sắp xếp?
+ Có thể kể đoạn trong công xưởng xanh trước đoạn trong khu vườn kì diệu sau và ngược lại.
+ Về từ ngữ nối hai đoạn?
+ Từ ngữ nối được thay đổi bằng các từ ngữ chỉ địa điểm.
4. Củng cố dặn dò
+ Có những cách nào để phát triển câu chuyện?
+ Những cách đó có gì khác nhau?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại một màn theo hai cách vừa học.
Tiếng Việt (bổ sung)
Ôn tập
I- Mục đích yêu cầu
	Giúp HS:
- Xác định được các tiếng trong đoạn văn theo mô hình âm tiết đã học.
- Tìm được từ đơn, từ ghép, danh từ, động từ, tính từ trong các câu văn, đoạn văn.
II- đồ dùng dạy học
- Bảng lớp viết sẵn đoạn văn.
- Phiếu kẻ sẵn và bút dạ.
Iii- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2HS trả lời: Vai trò của mình trong cách trao đổi để có sức thuyết phục đạt mục đích đề ra?
- GV nhận xét + cho điểm.
2. Giới thiệu bài
- GV nêu y/c của tiết ôn.
3. Luyện tập
	Bài 1
+ Cảnh đẹp của đất nước được quan sát ở vị trí nào?
- HS đọc đoạn văn.
- Từ trên cao xuống.
+ Những cảnh của đất nước hiện ra cho em biết điều gì về ĐN ta?
- Rất thanh bình, hiền hoà.
Bài 2
- HS đọc y/c
- 2HS đọc thành tiếng.
- Phát phiếu đôi cho HS.
- Lớp thảo luận.
- Đại diện nhận xét và bổ sung: nhóm trình bày.
- GV nhận xét + bổ sung.
	Bài 3
- HS đọc y/c
+ Thế nào là từ đơn? Cho VD.
+ Thế nào là từ láy? Cho VD.
+ Thế nào là từ ghép? Cho VD.
- Giáo viên y/c HS tìm các loại từ.
- Học sinh T L nhóm đôi tìm từ.
- Giáo viên nhận xét + bổ sung.
	Bài 4
- Học sinh đọc y/c.
+ Thế nào là DT? Cho VD.
+ Là từ chỉ gồm 1 tiếng.
VD: ăn ...
+ Là từ phối hợp những tiếng có âm và vần giống nhau.
VD: Long lanh, lao xao....
+ Là từ được ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau.
VD: dãy núi, ngôi nhà....
- 4 HS lên bảng viết.
- Mỗi loại từ 1 từ.
+ Là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm, đvị,....)
VD: HS, mây, bầu trời...
+ Thế nào là ĐT? Cho VD.
- Giáo viên y/c HS thảo luận nhóm đôi tìm từ.
- Giáo viên nhận xét + bổ sung.
+ Là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
VD: ăn, ngủ, nghỉ...
- Gọi HS lên bảng viết: các ĐT + DT tìm được.
4. Củng cố - dặn dò
- Giáo viên tóm tắt ND bài.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà soạn T 7 + 8 chuẩn bị kiểm tra.
Tiếng Việt (bổ sung)
Rèn Tập làm văn
Kể chuyện (Kiểm tra viết)
I- Mục đích yêu cầu
- Học sinh thực hành viết một bài văn kể chuyện sau giai đoạn học về văn kể chuyện. Bài viết đáp ứng với yêu cầu của đề bài: có nhân vật, sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc).
- Lời kể tự nhiên, chân thật. Diễn đạt thành câu, dùng từ hay, giàu trí tưởng tượng và sáng tạo.
- Giáo dục ý thức ham học văn.
II- Đồ dùng dạy học
- Giấy, bút làm bài kiểm tra.
- Bảng lớp viết đề bài, dàn ý vắn tắt của một bài văn kể chuyện.
Iii- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra giấy bút của HS.
2. Thực hành viết
- Giáo viên có thể sử dụng 3 đề gợi ý trang 124 SGK để làm đề bài kiểm tra hoặc dựa theo những đề bài đó, ra đề khác cho HS. Khi ra đề cần chú ý những điểm sau.
+ Ra 3 đề để HS lựa chọn khi viết bài.
+ Đề 1 là đề mở.
+ Nội dung yêu cầu của đề bài cần gắn với các chủ điểm đã học từ đầu năm. (Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ, Có chí thì nên).
+ Về hình thức và yêu cầu của đề bài nên gắn với những kiến thức tập làm văn đã học. (Ví dụ: Các cách mở bài, kết bài).
Một số đề ví dụ:
1. Hãy tưởng tượng và kể một câu chuyện có 3 nhân vật: bà mẹ ốm, người con hiếu thảo và 1 bà tiên.
2. Kể lại chuyện Ông Trạng thả diều theo lời kể của Nguyễn Hiền. Chú ý kết bài theo lối mở rộng.
3. Kể lại chuyện Vẽ trứng theo lời kể của Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi. Chú ý mở bài theo cách gián tiếp.
b. Cho HS viết bài
c. Thu chấm một số bài
d. Nêu nhận xét chung
4. Củng cố dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học.
	- Dặn về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau
Tiếng Việt (bổ sung)
Rèn Tập làm văn
Thế nào là miêu tả
I- Mục đích yêu cầu
- Hiểu được thế nào là miêu tả.
- Tìm được những câu văn miêu tả trong đoạn văn, đoạn thơ.
- Bước đầu biết viết một đoạn văn miêu tả đúng ngữ pháp, giàu hình ảnh, chân thực, sáng tạo.
- Giáo dục HS yêu thích học môn văn.
II- Đồ dùng dạy học
- Bút dạ và một số tờ phiếu khổ to viết nội dung bài 2 (phần nhận xét).
Iii- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 HS kể lại truyện theo 1 trong 4 đề tài ở bài tập 2. Yêu cầu HS cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi: Câu chuyện bạn kể được mở đầu và kết thúc theo cách nào?
- Nhận xét HS kể chuyện, HS trả lời câu hỏi và cho điểm từng HS.
	2. Giới thiệu bài
- Giáo viên nêu tình huống: Một người hàng xóm có một con mèo bị lạc. Người đó hỏi mọi người xung quanh về con mèo. Người đó phải nói như thế nào để tìm được con mèo?
- Người đó phải nói rõ con mèo đó to hay nhỏ, lông màu gì.
- Người đi tìm mèo nói như vậy tức là đã làm việc miêu tả con mèo. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu Thế nào là miêu tả.
	3. hướng dẫn tìm hiểu bài
+ Thế nào là miêu tả? 
+ Miêu tả là vẽ lại bằng lời, những đặc điểm nổi bật của sự vật để giúp người đọc, người nghe hình dung được các sự vật ấy. Khi miêu tả người viết phối hợp rất nhiều giác quan để quan sát khiên cho sự vật được miêu tả thêm đẹp hơn, sinh động hơn.
- Gọi HS nhắc lại.
- Vài HS nhắc lại.
- Gọi 1 HS đặt 1 câu miêu tả đơn giản.
VD:
+ Mẹ em hơi gầy 
+ Con mèo nhà em trắng muốt.
	4. Luyện tập
	Bài 1
- Yêu cầu HS tự làm
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp đọc thầm truyện Chú Đất Nung (phần 1 và 2 để tìm câu văn miêu tả và dùng bút chì gạch chân).
- Gọi HS phát biểu.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại: Trong truyện Chú Đất Nung chí có một câu văn miêu tả: ''Đó là một chàng kị sĩ. lầu son''.
	Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và giảng hình ảnh sự vật trong cơn mưa được Trần Đăng Khoa tạo nên rất sinh động và hay. Phải có con mắt thật tinh tế khi nhìn sự vật mới miêu tả được như vậy. Chúng mình thi xem lớp ta ai sẽ viết được những câu văn miêu tả sinh động nhất.
+ Trong bài thơ mưa em thích nhất hình ảnh nào?
- Em thích nhất hình ảnh.
+ Sấm ghé xuống sân khanh khách cười.
+ Cây dừa sải tay bơi.
+ Ngọn mùng tơi nhảy múa.
+ Khắp nơi toàn màu trắng của nước.
+ Bố bạn nhỏ đi cày về
- Yêu cầu HS tự viết đoạn văn miêu tả.
- Mỗi HS đọc thầm đoạn thơ, tìm hình ảnh mình thích, viết 1, 2 câu tả hình ảnh đó.
- Gọi HS đọc bài viết của mình. GV nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS và cho điểm các em viết hay.
Ví dụ: Cây dừa ngoài ngõ oằn mình theo chièu gió. Lá dừa như những cánh tay người đang sải bơi giữa dòng nước trắng xoá, mênh mông.
	5. Củng cố dặn dò
	- 1 HS nhắc lại ghi nhớ trong bài.
- Muốn miêu tả sinh động những cảnh, người, sự vật trong thế giới xung quanh, các em cần chú ý quan sát, học quan sát để có những hiểu biết phong phú có khả năng miêu tả sinh động đối tượng.
- Dặn HS quan sát 1 cảnh vật trên con đường em tới trường.
 Tiếng Việt (bổ sung)
Rèn Tập làm văn
Luyện tập miêu tả đồ vật
I- Mục đích yêu cầu
- Viết bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Văn viết trân thực giàu cảm xúc, sáng tạo, thể hiện được tình cảm của mình với đồ chơi đó.
- Giáo dục HS ham học văn.
II- Đồ dùng dạy học
- Học sinh chuẩn bịdàn ý từ tiết trước.
Iii- Các hoạt động dạy học
1. Ki ... g để chuẩn bị tốt cho bài văn viết.
	3. Hướng dẫn làm bài tập
	Bài 1
- Gọi HS dọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu bài tập trước lớp.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- Gọi HS phát biểu.
- Trả lời: Có thể dùng các câu ở đoạn a, b, để kết bài. Đoạn a nói lên tình cảm của người tả đối với cây. Đoạn b nêu lên ích lơn và tình cảm của người tả đối với cây.
- Kết luận: Có thể dùng các câu ở đoạn a, b để kết bài. kết bài ở đoạn a, nói được tình cảm của người tả đối với cây. Kết bài ở đoạn b, nêu được ích lợi của cây và tình cảm của người tả đối với cây. Đây là kết bài mở rộng
- Lắng nghe.
- Hỏi: Thế nào là kết bài mở rộng trong bài văn tả cây cối?
+ Trong bài văn tả cây cối, kết bài mở rộng là nói lên được tình cảm của người tả đối với cây hoặc nêu lên ích lợi của cây.
	Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập trước lớp.
- Treo bảng phụ có viết sẵn các câu hỏi của bài.
- Gọi HS trả lời từng câu hỏi. GV chú ý sửa chữa lỗi cho từng HS (nếu có)
- HS đọc, suy nghĩ tìm câu trả lời.
- 3 đén 5 HS tiếp nối nhau trả lời
Ví dụ:
a. Em quan sát cây bàng.
b. Cây bàng cho bóng mát, lá để gói xôi, quả ăn được, cành để làm chất đốt.
c. Cây bàng gắn bó với tuổi học trò chúng em.
a. Em quan sát cây cam.
b. Cây cam cho quả ăn.
c. Cây cam này cho ông em trông ngày còn sống. Mỗi làn nhìn cây cam em lại nhớ ông.
	Bài 3 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu bài tập trước lớp.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Viết kết bài vào vở.
- Gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp. GV sửa chữa lỗi dùng từ, ngữ pháp cho từng HS.
- 3 đến 5 HS đọc bài làm của mình trước lớp theo dõi và nhận xét bài làm của từng bạn.
- Nhận xét, cho điểm những HS viết tốt
Ví dụ:
	Bài 4
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Thực hành viết kết bài mở rộng theo một trong các đề đưa ra.
- Gọi HS đọc bài làm của mình. GV chú ý sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho từng HS.
- 3 đến 5 HS đọc bài làm của mình.
- Cho điểm HS viết tốt.
	4. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn kết bài và chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt (bổ sung)
Rèn Tập làm văn
 miêu tả cây cối (kiểm tra viết)
I- Mục tiêu
- HS thực hành viết bài văn miêu tả cây cối.
- Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài.
- Bài viết hay, sinh động, chân thực, giàu tình cảm, có sáng tạo.
- Giáo dục HS ham học văn.
II- Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp viết sẵn các đề bài choHS lựa chọn.
- Bảng phụ viết sẵn dàn ý tả bài văn miêu tả cây cối.
 Mở bài: Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây cối.
 Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây
 Kết bài: Nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm đối với cây.
Iii- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra việc chuẩn bị giấy bút của HS.
- Các tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các bạn trong tổ mình.
2. thực hành viết
- GV có thể sử dụng 3 đề gợi ý trang 92, SGK để làm bài kiểm tra hoặc tự mình ra đề cho HS.
Lưu ý khi ra đề.
+ Ra ít nhất 3 đề để HS lựa chọn viết bài.
+ Đề 1 là đề mở.
+ Đề bài yêu cầu tả một cái cây gần gũi với HS.
+ Đề bài gắn với những kiến thức về cách mở bài và kết bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài.
Đề 1: Hãy tả lại một cái cây mà em có dịp quan sát.
Đề 2: Hãy tả một cái cây ở trường gắn với nhiều kỉ niệm của em.Chú ý mở bài theo cách dán tiếp.
Đề 3: Hãy tả lại một cái cây do chính tay em vun trồng. Chú ý kết bài theo lối mở rộng.
Đề 4: Hãy tả lại một cây hoa mà em thích nhất. Chú ý mở bài thao cách gián tiếp.
- Yêu cầu HS đọc lại gợi ý.
- HS viết bài.
- Thu, chấm 1 bài số.
- Nêu nhận xét chung.
Tiếng Việt (bổ sung)
Rèn Tập làm văn
Luyện tập quan sát con vật
I- Mục tiêu
- Biết cách quan sát con vật, chọn lọc các chi tiết chính, cần thiết để miêu tả.
- Tìm được các từ ngữ, hình ảnh sinh động, phù hợp làm nổi bật ngoại hình, hoạt động của con vật định miêu tả.
- Giáo dục HS ham học văn.
II- Đồ dùng dạy học
- HS chuẩn bị tranh minh hoạ về đàn ngan con (nếu có điều kiện).
- Bảng lớp viết sẵn bài đàn ngan con mới nở.
- HS sưu tầm các tranh ảnh về chó, mèo.
Iii- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 HS nói cấu tạo của bài văn miêu tả con vật.
- 2 HS đọc dàn ý chi tiết tả một con vật nuôi trong nhà.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Giới thiệu bài
- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học.
- Lắng nghe.
	3. Hướng dẫn làm bài tập
	Bài 1
- Treo tranh minh hoạ đàn ngan con và gọi HS đọc bài văn.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Giới thiệu: Đàn ngan con mới nở thật là đẹp. Tác giả sử dụng các từ ngữ, hình ảnh làm cho đàn ngan trở nên sinh động và đáng yêu là như thế nào, chúng ta cùng phân tích để học tập.
	Bài 2
- Yêu cầu HS đọc.
- Đọc thầm trao đổi và tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
+ Để miêu tả đàn ngan con, tác giả đã quan sát những bộ phận nào chúng?
+ Tác giả đã miêu tả các bộ phận: hình dáng, bộ lông, đôi mắt, cái mỏ, cái đầu, hai cái chân.
+ Những câu văn nào miêu tả đàn ngan mà em cho là hay?
+ Hình dáng: chỉ to hơn cái trứng một tí.
+ Bộ lông: vàng óng như màu những con tơ non
+ Đôi mắt: chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, long lanh đưa đi dưa lại như có nước.
+ Cái mỏ: màu nhung hươu, vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ và có lẽ cũng mềm như thế, ngăn ngắn.
+ Cái đầu: xinh xinh, vàng mượt.
+ Hai cái chân: lủn chủn, bé tí màu đỏ hồng.
- Yêu cầu ghi vào vở những từ ngữ, hình ảnh miêu tả mà em thích.
- Ghi vào vở.
	Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc.
- Kiểm tra việc HS lập dàn ý quan sát tranh, ảnh về con chó hoặc con mèo.
+ Khi tả ngoại hình con chó hoặc con mèo, em cần tả những bộ phận nào?
+ Khi tả ngoại hình con chó hoặc con mèo, em cần chú ý tả: bộ lông, cái đầu, hai tai, đôi mắt, bộ ria, bốn chân, cái đuôi.
- Yêu cầu HS ghi kết quả quan sát vào vở.
- Làm bài.
- Gợi ý: Các em viết lại kết quả quan sát cần chú ý những đặc điểm để phân biệt con vật em tả khác với những con vật cùng loại ở những nét đặc biệt như: màu lông, cái tai, bộ riakhi tả chú ý chỉ chọn những nét nổi bật.
- GV viết sẵn một cột các bộ phận và 2 cột chỉ từ ngữ miêu tả con chó và con mèo.
- Gọi HS đọc kết quả quan sát. GV ghi nhanh vào bảng viết sẵn.
- 3 đén 5 HS đọc kết quả quan sát.
- Nhận xét, khen ngợi những HS biết dùng những từ ngữ, hình ảnh sinh động để miêu tả con vật.
- Ghi những từ ngữ hay vào vở dàn bài.
	Bài 4
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc.
- GV giảng: Khi miêu tả con vật ngoài miêu tả ngoại hình, các em còn phải quan sát thật kĩ hoạt động của con vật đó. Mỗi con vật cũng có những tính nết, hoạt động khác với con chó, con mèo khác, khi tả các em chỉ cần tả những đặc điểm nổi bật.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Làm bài.
- Gọi HS đọc kết quả quan sát. GV ghi nhanh vào 2 cột trên bảng.
- 3 đến 5 HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, khen ngợi những HS biết dùng những từ ngữ hay, hình ảnh sinh động để miêu tả hoạt động của con vật.
- Ghi những từ ngữ hay vào vở dàn bài.
	4. Củng cố dặn dò
	- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà dựa vào các kết quả quan sát hoàn thành hai đoạn văn miêu tả hình dáng và hoạt động của con chó hoặc con mèo.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt (bổ sung)
Rèn Tập làm văn
luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật
I- Mục tiêu
- Ôn lại kiến thức về đoạn văn.
- Thực hành viết đoạn văn miêu tả các bộ phận của con vật (con gà trống). Yêu cầu các từ ngữ, hình ảnh chân thực, sinh động.
- Giáo dục HS ham học văn.
II- Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết các câu văn ở bài tập 2.
- Giấy khổ to và bút dạ.
Iii- Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ
	- Gọi 2 HS đọc lại những ghi chép sau khi quan sát các bộ phận của con vật mà em yêu thích.
	- Nhận xét, cho điểm từng HS.
	2. Giới thiệu bài
- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học.
- Lắng nghe.
	3. Hướng dẫn làm bài tập
	Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc thầm bài con chuồn chuồn nước xác định các đoạn văn trong bài và tìm ý chính của từng đoạn.
- Làm bài cá nhân.
- Gọi HS phát biểu ý kiến, yêu cầu các em khác theo dõi và nhận xét, bổ sung.
- HS phát biểu, thống nhất ý kiến đúng như sau:
+ Đoạn 1: Ôi chao!... đang còn phân vân. Tả ngoại hình của chú chuồn chuồn nước lúc đậu một chỗ.
+ Đoạn 2: Rồi đột nhiêncao vút: Tả chú chuồn chuồn nước lúc tung cánh bay, kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên theo cánh bay của chuồn chuồn.
- Nhận xét, kết luận: Trong bài văn Con chuồn chuồn nước, tác giả đã xây dựng hai đoạn với nội dung cụ thể. Đoạn 1 tác giả miêu tả ngoại hình của chú chuồn chuồn nước lúc đậu trên cành lộc vừng với những đặc điểm, màu sắc nổi bật. đặc biệt là các hình ảnh so sánh để làm cho ta hình dung được hình dáng, màu sắc, đường nét của chú chuồn chuồn nước. Đoạn 2 tác giả tả lúc chú tung cánh bay. Theo cánh bay của chú tác giả tả cảnh đẹp của quê hương, đất nước. Tất cả đều sinh động, thanh bình.
	Bài 2
- Gọi HS đọc.
- 1 HS đọc.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, làm văn.
- Gợi ý HS sắp xếp các câu theo trình tự hợp lí khi miêu tả. Đánh số 1, 2, 3 để liên kết các câu theo trình tự thành đoạn văn.
- Lắng nghe.
- Gọi HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh. Yêu cầu HS khác nhận xét.
- Kết luận lời giải đúng.
Đáp án:
	Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa, cái bụngmịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc. Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp.
	Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài.
- 1 HS đọc.
- Yêu cầu HS tự viết bài.
- 2 HS viết vào giấy khổ to. HS viết vào vở.
- Nhắc HS đoạn văn đã có câu mở đoạn cho sẵn:Chú gà nhà en đã ra dáng một chú gà trống đẹp. Sau đó các em sẽ viết tiếp các câu sau bằng cách miêu tả các bộ phận của gà trống như: thân hình, bộ lông, cái đầu, mào, mắt, cánh, đôi chân, đuôiđể thấy chú gà trống đã ra dáng chú gà trống đẹp như thế nào.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu 2 HS dán phiếu lên bảng, đọc đoạn văn. GV chú ý sửa lỗi dùng từ đặt câu, diễn đạt cho từng HS.
- Theo dõi.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn.
- 3 đến 5 HS đọc.
- Cho điểm HS viết tốt.
	4. Củng cố dặn dò
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn HS về nhà mượn đoạn văn hay của bạn để tham khảo, hoàn thành đoạn văn vào vở và quan sát ngoại hình, hoạt động của con vật mà em yêu thích. Ghi lại kết quả quan sát.

Tài liệu đính kèm:

  • docTapLamVanbosung.doc