Giáo án Tập làm văn lớp 4 kì 1

Giáo án Tập làm văn lớp 4 kì 1

BÀI: THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1.Kiến thức:

- Hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác.

2.Kĩ năng:

- Bước đầu biết xây dựng một bài văn kể chuyện.

3.Thái độ:

- Yêu thích văn học.

 

doc 95 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1765Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập làm văn lớp 4 kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày:	Tuần: 1 
Môn: Tập làm văn
BÀI: THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác.
2.Kĩ năng:
Bước đầu biết xây dựng một bài văn kể chuyện.
3.Thái độ:
Yêu thích văn học.
II.CHUẨN BỊ:
Phiếu khổ to ghi sẵn nội dung BT1
Bảng phụ ghi sẵn các sự việc chính trong truyện: Sự tích hồ Ba Bể.
VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
1 phút
13 phút
13 phút
3 phút
Khởi động: 
Bài cũ: 
- Kiểm tra đồ dùng & sách vở học tập.
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Lên lớp 4, các em sẽ học các bài tập 
làm văn có nội dung khó hơn lớp 3 nhưng cũng rất lí thú. Cô sẽ dạy các em cách viết các đoạn văn, bài văn kể chuyện, miêu tả, viết thư; dạy cách trao đổi ý kiến với người thân, giới thiệu địa phương, tóm tắt tin tức, điền vào giấy tờ in sẵn. Tiết học hôm nay, các em sẽ học để biết thế nào là bài văn kể chuyện. 
Hoạt động1: Hình thành khái niệm
Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét
Bài tập 1:
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 1
Yêu cầu 1 HS kể lại câu chuyện Sự tích Hồ Ba Bể. 
GV yêu cầu HS thực hiện yêu cầu bài tập theo nhóm vào phiếu 
GV nhận xét
Bài tập 2:
GV gợi ý: 
+ Bài văn có nhân vật không 
+ Bài văn có kể các sự việc xảy ra đối 
với các nhân vật không ?
Bài tập 3:
GV hỏi: Theo em, như thế nào là kể chuyện? 
Bước 2: Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV giúp HS khai thác đề bài:
+ Nhân vật chính là ai ?
+ Em phải xưng hô như thế nào ?
+ Nội dung câu chuyện là gì ? – Gồm những chuỗi sự việc nào?
(GV ghi khi HS trả lời)
GV nhận xét & góp ý 
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV hỏi từng ý:
+ Những nhân vật trong câu chuyện của em?
+ Nêu ý nghĩa câu chuyện? 
GV lưu ý: nếu có HS nói đứa con nhỏ cũng là một nhân vật thì GV vẫn chấp nhận là đúng nhưng cần giải thích thêm cho HS hiểu đây chỉ là nhân vật phụ. 
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu về nhà đọc thuộc nội dung cần ghi nhớ. 
Chuẩn bị bài: Nhân vật trong chuyện 
HS đọc nội dung bài tập
HS khá, giỏi kể lại nội dung câu chuyện Sự tích Hồ Ba Bể 
Cả lớp thực hiện theo yêu cầu của bài theo nhóm vào phiếu khổ to
HS dán bài làm lên bảng lớp xem nhóm nào làm đúng, nhanh
HS nhận xét
HS đọc yêu cầu
Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, trả lời câu hỏi 
+ Không.
+ Không. Chỉ có những chi tiết giới thiệu về hồ Ba Bể như: độ cao, chiều dài, đặc điểm địa hình, khung cảnh thi vị gợi cảm xúc thơ ca 
- So sánh bài hồ Ba Bể với sự tích hồ Ba Bể ta rút ra kết luận: Bài này không phải là bài văn kể chuyện, mà chỉ là giới thiệu về hồ Ba Bể (dùng trong ngành du lịch, trong các sách giới thiệu danh lam thắng cảnh) 
Thảo luận nhóm rồi trả lời
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
1 HS đọc yêu cầu bài tập: Kể lại câu chuyện em đã giúp một người phụ nữ bế con, mang xách nhiều đồ đạc trên đường.
HS nêu
Từng cặp HS tập kể trước lớp 
Cả lớp nhận xét, góp ý. 
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS trả lời 
+ Người phụ nữ & em
+ Quan tâm, giúp đỡ nhau là một nếp sống đẹp 
SGK
VBT
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:	Tuần: 1
Môn: Tập làm văn 
BÀI: NHÂN VẬT TRONG CHUYỆN 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS biết: 
Văn kể chuyện phải có nhân vật. Nhân vật trong truyện là người, là con vật, đồ vật, cây cối được nhân hoá. 
Tính cách của nhân vật được bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật. 
2.Kĩ năng:
Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản.
3. Thái độ:
Yêu thích văn học.
II.CHUẨN BỊ:
4 tờ phiếu khổ to kẻ bảng phân loại theo yêu cầu BT1 
VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
1 phút
12 phút
12 phút
4 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Thế nào là kể chuyện? 
GV hỏi: Bài văn kể chuyện khác các bài văn không phải là văn kể chuyện ở những điểm nào?
GV nhận xét & chấm điểm 
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Trong tiết TLV trước, các em đã 
biết được những đặc điểm cơ bản của một bài văn kể chuyện, bước đầu tập xây dựng một bài văn kể chuyện. Tiết TLV hôm nay cô sẽ giúp các em nắm chắc hơn cách xây dựng nhân vật trong truyện.
Hoạt động1: Hình thành khái niệm
Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu bài tập
GV dán bảng 4 tờ giấy khổ to, mời 4 em lên bảng làm bài
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Bài tập 2: (Nhận xét tính cách nhân vật. Căn cứ nêu nhận xét) 
GV nhận xét 
Bước 2: Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV có thể bổ sung câu hỏi: Bà nhận xét về tính cách của từng cháu như thế nào? 
GV nhận xét
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
Nếu bạn ấy biết quan tâm đến 
người khác?
Nếu bạn ấy không biết quan tâm 
đến người khác
GV nhận xét
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài
Chuẩn bị bài: Kể lại hành động của nhân vật 
1 HS đọc yêu cầu bài
1 HS nói tên những truyện các em mới học 
HS làm bài vào VBT
4 em lên bảng làm bài
Cả lớp nhận xét &sửa bài theo lời giải đúng 
HS đọc yêu cầu bài
HS trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến: 
+ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu: Nhân vật Dế Mèn khẳng khái, thương người, ghét áp bức, bất công, sẵn sàng làm việc nghĩa để bênh vực những kẻ yếu. Căn cứ để nêu nhận xét trên: lời nói & hành động của Dế Mèn che chở, giúp đỡ Nhà Trò.
+ Sự tích Hồ Ba Bể: Mẹ con bà nông dân giàu lòng nhân hậu, thương người, sẵn sàng giúp người hoạn nạn, luôn nghĩ đến người khác. Căn cứ để nêu nhận xét: cho bà cụ ăn xin ăn, ngủ trong nhà, hỏi bà cụ cách giúp người bị, chèo thuyền cứu giúp những người bị nạn lụt. 
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
HS đọc yêu cầu bài tập 
Cả lớp đọc thầm lại, quan sát tranh minh hoạ
HS trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi 
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS trao đổi, tranh luận về các hướng sự việc có thể diễn ra, đi tới kết luận: 
Biết quan tâm: Chạy đến 
nâng em bé dậy, phủi bụi và vết bẩn, xin lỗi dỗ em nín khóc.
Không biết quan tâm:
Bỏ chạy – hoặc tiếp tục nô đùa mặc cho em bé khóc.
HS thi kể 
SGK
Bảng phụ 
VBT
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:	Tuần: 2
Môn: Tập làm văn 
BÀI: KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG 
CỦA NHÂN VẬT TRONG CHUYỆN 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Giúp HS biết: Hành động của nhân vật thể hiện tính cách nhân vật.
2.Kĩ năng:
Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để xây dựng nhân vật trong một bài văn cụ thể. 
3. Thái độ:
Ghi chép lại những sự vật, hiện tượng, hành động đặc biệt của những vật, người xung quanh để áp dụng vào làm bài hay hơn.
II.CHUẨN BỊ:
Giấy khổ to viết sẵn: 
+ Các câu hỏi của phần nhận xét (có khoảng trống để HS trả lời)
+ Chín câu văn ở phần luyện tập để HS điền tên nhân vật vào chỗ trống & sắp xếp lại cho đúng thứ tự 
VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
1 phút
12 phút
12 phút
4 phút
Khởi động: 
Bài cũ:
GV hỏi: Thế nào là kể chuyện? Đọc ghi nhớ bài Nhân vật trong truyện.
GV nhận xét & chấm điểm 
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Các em đã được học 2 bài TLV Kể 
chuyện: Thế nào là kể chuyện? Nhân vật trong truyện. Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ học bài Kể lại hành động của nhân vật để hiểu: Khi kể về hành động của nhân vật, ta cần chú ý những gì? 
Hoạt động1: Hình thành khái niệm
Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét
Yêu cầu 1: Đọc truyện Bài văn bị điểm không
+ GV lưu ý HS: đọc phân biệt rõ lời thoại của các nhân vật, đọc diễn cảm chi tiết gây bất ngờ, xúc động: Thưa cô, con không có ba – với giọng buồn.
+ GV đọc diễn cảm bài văn 
+ GV giúp HS tìm hiểu yêu cầu của BT2, 3
+ Chia nhóm HS; phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to đã ghi sẵn các câu hỏi. GV lưu ý HS: chỉ viết câu trả lời vắn tắt.
+ GV cử tổ trọng tài gồm 3 HS khá, giỏi để tính điểm thi đua theo tiêu chuẩn sau:
Lời giải: đúng / sai
Thời gian làm bài: nhanh / chậm 
Cách trình bày của đại diện các 
nhóm: rõ ràng, rành mạch / lúng túng 
Yêu cầu 2: 
+ Ý 1: yêu cầu HS ghi lại vắn tắt những hành động của cậu bé 
+ Ý 2: nêu ý nghĩa về hành động của cậu bé 
GV bình luận thêm: Chi tiết cậu bé khóc khi nghe bạn hỏi sao không tả ba của người khác được thêm vào cuối truyện đã gây xúc động trong lòng người đọc bởi tình yêu cha, lòng trung thực, tâm trạng buồn tủi vì mất cha của cậu bé. 
Yêu cầu 3 
Bước 2: Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài:
+ Điền đúng tên Chim Sẻ & Chim Chích vào chỗ trống.
+ Sắp xếp lại các hành động đã cho thành câu chuyện.
+ Kể lại câu chuyện đó theo dàn ý đã được sắp xếp lại hợp lí ... : mở bài – thân bài – kết bài.
II.CHUẨN BỊ:
Dàn ý bài văn tả đồ chơi mà em thích. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
1 phút
5 phút
5 phút
17 phút
2 phút
Khởi động: 
Bài cũ: 
GV kiểm tra 1 HS đọc bài giới thiệu một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em (về nhà em đã viết hoàn chỉnh vào vở) 
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
 Trong tiết TLV tuần 15, các em đã tập quan sát một đồ chơi, ghi lại những điều quan sát được, lập dàn ý tả đồ chơi đó. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ chuyển dàn ý đã có thành một bài viết hoàn chỉnh với 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chuẩn bị viết bài 
Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu bài 
GV mời 2 HS khá giỏi đọc lại dàn ý của mình 
b) Hướng dẫn HS xây dựng kết cấu 3 phần của một bài 
Chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp 
Viết từng đoạn thân bài
Chọn cách kết bài
c) HS viết bài 
GV tạo không khí yên tĩnh cho HS viết 
Củng cố - Dặn dò: 
GV thu bài 
Nhắc HS nào chưa hài lòng với bài viết có thể về nhà viết lại bài, nộp cho GV trong tiết học tới. 
Chuẩn bị bài: Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật. 
 HS đọc bài giới thiệu một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em (về nhà em đã viết hoàn chỉnh vào vở) 
HS nhận xét
1 HS đọc đề bài
4 HS tiếp nối nhau đọc 4 gợi ý trong SGK. Cả lớp theo dõi.
HS mở vở, đọc thầm dàn ý bài văn tả đồ chơi mà mình đã chuẩn bị tuần trước
HS đọc
Chọn cách mở bài:
+ HS đọc thầm lại mẫu a (mở bài trực tiếp), b (mở bài gián tiếp)
+ 1 HS trình bày bài làm mẫu cách mở đầu bài viết theo kiểu trực tiếp của mình: Trong những đồ chơi em có, em thích nhất con gấu bông.
+ 1 HS trình bày bài làm mẫu cách mở đầu bài viết theo kiểu gián tiếp của mình: Những đồ chơi làm bằng bông mềm mại, ấm áp là thứ đồ chơi mà con gái thường thích. Em có một chú gấu bông, đó là người bạn thân thiết nhất của em suốt năm nay. 
Viết từng đoạn thân bài:
+ 1 HS đọc mẫu
+ 1 HS giỏi dựa theo dàn ý, nói thân bài của mình
Chọn cách kết bài:
+ 1 HS trình bày mẫu cách kết bài không mở rộng: Ôm chú gấu như một cục bông lớn vào lòng, em thấy dễ chịu.
+ 1 HS trình bày mẫu cách kết bài mở rộng: Em luôn mơ ước có nhiều đồ chơi. Em cũng mong muốn cho tất cả trẻ em trên thế giới đều có đồ chơi, vì chúng em sẽ rất buồn nếu cuộc sống thiếu đồ chơi.
HS viết bài 
Dàn ý
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:	Tuần: 17
Môn: Tập làm văn
BÀI: ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn.
2.Kĩ năng:
Luyện tập xây dựng một đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật. 
II.CHUẨN BỊ:
Phiếu khổ to viết bảng lời giải BT2, 3 (Phần nhận xét)
1) Mở bài
Đoạn 1
Giới thiệu về cái cối được tả trong bài. 
2) Thân bài
- Đoạn 2
- Đoạn 3
Tả hình dáng bên ngoài của cái cối.
Tả hoạt động của cái cối (Tả ích lợi của cái cối)
3) Kết bài 
Đoạn 4
Nêu cảm nghĩ về cái cối 
Bút dạ & phiếu khổ to để HS làm BT1 (Phần luyện tập
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
1 phút
10 phút
14 phút
4 phút
Khởi động: 
Bài cũ 
GV trả bài viết. Nêu nhận xét, công bố điểm 
GV nhận xét & chấm điểm 
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Trong các tiết học trước, các em đã 
nắm được cấu tạo 3 phần của bài văn tả đồ vật. Bài học hôm nay giúp các em tìm hiểu kĩ hơn về cấu tạo của đoạn văn trong bài văn tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn.
Hoạt động1: Hình thành khái niệm
Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét
GV nhận xét, dán lên bảng tờ giấy đã viết kết quả làm bài, chốt lại lời giải đúng.
Bước 2: Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV mời những HS làm bài trên phiếu có lời giải đúng dán bài làm trên bảng lớp
GV nhận xét, chốt lại lời giải. (kết hợp giải nghĩa từ két: bám chặt vào)
Bài văn gồm có 4 đoạn. Mỗi lần 
xuống dòng được xem là 1 đoạn.
Đoạn 2 tả hình dáng bên ngoài 
của câu bút máy. 
Đoạn 3 tả cái ngoài bút
– Câu mở đầu đoạn 3: Mở nắp 
ra, em thấy ngòi bút sáng loáng, hình lá tre, có mấy chữ rất nhỏ, nhìn không rõ.
Câu kết đoạn: Rồi em tra nắp bút cho ngòi khỏi bị toè trước khi cất vào cặp.
Đoạn văn tả cái ngòi bút, công dụng của nó, cách bạn HS giữ gìn ngòi bút
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV nhắc HS chú ý:
+ Đề bài chỉ yêu cầu các em viết một đoạn tả bao quát chiếc bút của em (không vội tả chi tiết từng bộ phận, không viết cả bài)
+ Để viết được đoạn văn đạt yêu cầu, em cần quan sát kĩ chiếc bút về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu, cấu tạo; chú ý những đặc điểm riêng khiến cái bút của em khác của các bạn. Kết hợp quan sát với tìm ý (ghi các ý vào giấy nháp)
+ Tập diễn đạt, sắp xếp các ý, kết hợp bộc lộ cảm xúc khi tả.
GV nhận xét
Củng cố - Dặn dò: 
Yêu cầu 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong SGK
Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh & viết lại vào vở đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em
Chuẩn bị bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật. 
3 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của BT1,2, 3
Cả lớp đọc thầm lại bài Cái cối tân, suy nghĩ, làm bài theo nhóm đôi để xác định các đoạn văn trong bài; nêu ý chính của mỗi đoạn. 
HS phát biểu ý kiến.
Cả lớp nhận xét
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
HS đọc yêu cầu của bài tập
Cả lớp đọc thầm bài Cây bút máy, thực hiện lần lượt từng yêu cầu của bài tập
HS phát biểu ý kiến
HS đọc yêu cầu của bài tập, suy nghĩ để viết bài.
HS viết bài
Một số HS tiếp nối nhau đọc bài viết.
SGK
Phiếu viết lời giải 
Bảng phụ 
VBT
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:	Tuần: 17
Môn: Tập làm văn
BÀI: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS tiếp tục tìm hiểu về đoạn văn: biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn.
2.Kĩ năng:
Biết viết các đoạn văn trong một bài văn miêu tả đồ vật. 
II.CHUẨN BỊ:
Một số kiểu, mẫu cặp sách HS. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
1 phút
23 phút
5 phút
Khởi động: 
Bài cũ: 
Yêu cầu 1 HS nhắc lại kiến thức về đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật. Sau đó đọc đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em.
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Các đoạn văn trên thuộc phần nào trong bài văn miêu tả?
Xác định nội dung miêu tả của từng đoạn văn?
Nội dung miêu tả của mỗi đoạn được báo hiệu ở câu mở đầu đoạn bằng những từ ngữ nào? 
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV nhắc HS lưu ý:
+ Đề bài chỉ yêu cầu các em viết một đoạn văn (không phải cả bài), miêu tả hình dáng bên ngoài (không phải bên trong) chiếc cặp của em hoặc của bạn em. Em nên viết dựa theo các gợi ý a, b, c.
+ Để cho đoạn văn tả cái cặp của em không giống cái cặp của các bạn khác, em cầu chú ý những đặc điểm riêng của cái cặp. Kết hợp quan sát với tìm ý (ghi các ý vào giấy nháp)
+ Tập diễn đạt, sắp xếp các ý, kết hợp bộc lộ cảm xúc khi tả.
GV nhận xét
GV chọn 1 – 2 bài viết tốt, đọc chậm, nêu nhận xét, chấm điểm
Bài tập 3:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV nhắc HS chú ý: đề bài chỉ yêu cầu các em viết một đoạn văn tả bên trong (không phải bên ngoài) chiếc cặp của mình. 
GV nhận xét
GV chọn 1 – 2 bài viết tốt, đọc chậm, nêu nhận xét, chấm điểm
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại 2 đoạn văn đã thực hành luyện viết trên lớp. 
Chuẩn bị bài: Ôn tập học kì I. 
 1 HS nhắc lại kiến thức về đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật. 
1 HS đọc đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em.
HS nhận xét
HS đọc yêu cầu bài tập
Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn tả cái cặp, làm bài cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn bên cạnh.
HS phát biểu ý kiến – HS khá giỏi có thể trả lời cả 3 câu hỏi. 
Cả 3 đoạn văn đều thuộc phần thân bài.
Đoạn 1: Tả hình dáng bên 
ngoài chiếc cặp.
Đoạn 2: Tả quai cặp & dây 
đeo.
Đoạn 3: Tả cấu tạo bên 
trong của chiếc cặp.
Đoạn 1: Đó là một chiếc 
cặp màu đỏ tuơi. 
Đoạn 2: Quai cặp làm bằng 
sắt không gỉ 
Đoạn 3: Mở cặp ra, em thấy 
trong cặp có tới 3 ngăn. 
HS đọc yêu cầu của bài tập & các gợi ý 
HS đặt trước mặt cặp sách của mình để quan sát & tập viết đoạn văn tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp sách theo các gợi ý a, b, c
HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình
HS đọc yêu cầu của bài tập & các gợi ý 
HS đặt trước mặt cặp sách của mình để quan sát & tập viết đoạn văn tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp sách theo các gợi ý a, b, c
HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình
Mẫu cặp 
Các ghi nhận, lưu ý:

Tài liệu đính kèm:

  • doc5 TAP LAM VAN LOP 4 HKI.doc