Giáo án Tập làm văn lớp 5 - Tuần 1 đến tuần 5

Giáo án Tập làm văn lớp 5 - Tuần 1 đến tuần 5

CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH

I. MỤC TIÊU

 -Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả cảnh: mở bài, thân bài, kết bài (ND Ghi nhớ).

 - Chỉ rõ ba phần của bài Nắng trưa (mục III).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Bảng phụ viết sẵn phần ghi nhớ SGK trang 12.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 20 trang Người đăng hang30 Lượt xem 588Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn lớp 5 - Tuần 1 đến tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 Tiết 1 Ngày dạy: 
CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU
 -Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả cảnh: mở bài, thân bài, kết bài (ND Ghi nhớ).
 - Chỉ rõ ba phần của bài Nắng trưa (mục III).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Bảng phụ viết sẵn phần ghi nhớ SGK trang 12.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
4ph
3h
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 
 Kiểm tra dụng cụ học tập.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài – ghi tựa.
2. Phần nhận xét 
Bài 1 - Gọi Hs đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1 .
- Hỏi : Hoàng hôn là thời điểm nào trong ngày?
- Cho HS hoạt động theo nhóm: Đọc thầm bài văn và tìm phần mở bài, thân bài, kết bài.
- Gọi nhóm trình bày – Lớp nhận xét – bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận: 
Bài văn có 3 phần :
+ Mở bài : Cuối buổi chiều  yên tĩnh này : Lúc hoàng hôn Huế đặc biệt yên tĩnh.
+ Thân bài: Mùa thu  chấm dứt : Sự thay đổi sắc màu của sông Hương từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.
+ Kết bài : Huế thức dậy  của nó : Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
- Hỏi: Em có nhận xét gì về phần thân bài của bài văn Hoàng hôn trên sông Hương?
- GV nhận xét. - Phần thân bài có 2 đoạn :
+ Mùa thu  hàng cây : tả sự thay đổi màu sắc của sông Hươngtừ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.
+ Phía bên sông  chấm dứt : Tả hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn
Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho hs hoạt động nhóm theo yêu cầu sau:
+ Xác định thứ tự miêu tả trong mỗi bài.
+ So sánh thứ tự miêu tả của hai bài văn với nhau.
- Gọi nhóm trình bày – nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận + Trong mỗi bài văn đều có ba phần : mở bài, thân bài và kết bài. 
+ Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa tả từng bộ phận của cảnh . 
+ Bài hoàng hôn trên sông Hương là sự thay đổi của cảnh theo thời gian .
Qua ví dụ trên em thấy:
+ Bài văn tả cảnh gồm có những phần nào?
+Nhiệm vụ chính của từng phần trong bài văn tả cảnh gì
- GV kết luận
+Bài văn tả cảnh có 3 phần:mở bài, thân bài và kết bài
 * Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.
 * Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
 * Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
3. Ghi nhớ - Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
4. Luyện tập
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Cho cả lớp dọc thầm bài Nắng trưa, làm vào VBT. 
- Tổ chức cho HS trình bày kết quả
- GV kết luận: Bài Nắng trưa gồm 3 phần :
+ Mở bài: Nắngmặt đất: Nhận xét chung về nắng trưa
+ Thân bài: Buổi trưa... chưa xong: Cảnh vật trong nắng trưa.
Thân bài có 4 đoạn:
Đ1: Buổi trưalên mãi: Hơi đất trong nắng trưa dữ dội
Đoạn 2 : Tiếng gìkhép lại : Tiếng võng đưa và câu hát ru em trong nắng trưa.
Đoạn 3 : Con gà  lặng im : Cây cối và con vật trong nắng trưa.
Đoạn 4 : Aáy thế mà  chưa xong : Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa.
+ Kết bài : Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi! : Cảm nghĩ về người mẹ.
5. Củng cố – dặn dò
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học
- Về nhà học thuộc ghi nhớ , phân tích cấu tạo bài văn nắng trưa vào vở.
- Quan sát cảnh vật nơi mình ở vào buổi sáng hoặc buổi trưa, buổi chiều. Ghi lại kết quả quan sát vào giấy để giờ sau chúng ta học .
- Nhận xét
Lặp lại tựa bài.
- Cá nhân
-Cá nhân tiếp nối trình bày.
- Nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân
- Cá nhân tiếp nối trình bày
- Nhóm đôi
-Đại diện nhóm trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung.
.
- Cá nhân
-Cá nhân tiếp nối trình bày.
- Cá nhân tiếp nối đọc bài
- Cá nhân
- Cá nhân vở bài tập.
-Cá nhân tiếp nối trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung.
-Cá nhân
TUẦN 1 Tiết 2 Ngày dạy : 
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I MỤC TIÊU
Giúp HS :
- Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng (BT1).
- Lập được dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Bảng nhóm để HS viết dàn ý bài tập 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
4ph
3ph
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 
 Gọi HS nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh.
 GV nhận xét – ghi điểm.
B. BÀI MỚI 
 1. Giới thiệu bài – ghi tựa.
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1 
- Cho HS làm việc theo cặp .
- GV theo dõi, hướng dẫn những HS gặp khó khăn .
- Gọi HS trình bày kết quả
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận .
Kết luận : Tác giả đã chọn chi tiết tả cảnh rất đặc sắc và sử dụng nhiều giác quan để cảm nhận vẻ riêng của từng cảnh vật .
 Để có bài văn miêu tả hay, chân thực , chúng ta phải biết cách quan sát, cảm nhận sự vật bằng nhiều giác quan : xúc giác, thính giác, thị giác và đôi khi là cả sự liên tưởng .
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi HS đọc kết quả quan sát cảnh một buổi trong ngày (đã giao từ tiết trước) .
- Nhận xét, khen ngợi những HS chuẩn bị bài tốt .
- Tổ chức cho HS làm bài tập cá nhân . GV nêu gợi ý giúp đỡ HS gặp khó khăn :
 + Mở bài : Em tả cảnh gì ở đâu? Vào thời gian nào?
 + Thân bài : Tả những nét nổi bật của cảnh vật.
Tả theo thời gian.
Tả theo trình tự từng bộ phận.
 + Kết bài : Nêu cảm nghĩ, nhận xét của em về cảnh vật.
 Nhắc HS : Tả cảnh bao giờ cũng có con người, con vật. Hoạt động của con người, chim muông sẽ làm cho cảnh vật thêm đẹp và sinh động. Khi quan sát các em có thể cảm nhận sự vật bằng nhiều giác quan : thính giác, thị giác, xúc giác.
- Tổ chức cho HS trình bày – Lớp nhận xét, bổ sung và cùng GV xây dựng dàn ý hoàn chỉnh .
Ví dụ: Dàn ý tả cảnh Buổi sáng trong công viên.
- Mở bài : Giới thiệu bao quát : Sáng chủ nhật em được mẹ cho đi chơi công viên.
- Thân bài : Tả các bộ phận của cảnh vật.
+ Chim chóc, cây cối, những con đường, 
+ Mặt hồ lăn tăn gợn sóng .
+ Người tập thể dục, thể thao, 
- Kết bài : Em thích đi chơi công viên vào buổi sáng. Không khí ở đây rất mát mẽ và trong lành.
3. Củng cố – dặn dò
- Gọi HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh .
Về chuẩn bị cho tiết tập làm văn tới: Viết một đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày. 
* Nhận xét :
- 2 HS nêu.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lặp lại tựa bài.
- Cá nhân
- Nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân
- Cá nhân tiếp nối đọc bài
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân - VBT
- Cá nhân tiếp nối đọc bài
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân tiếp nối trình bày
* Rút kinh nghiệm : 
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 2 Tiết 3 Ngày dạy: 
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
 - Phát hiện được những hình ảnh đẹp trong bài Rừng trưa và Chiều tối (BT1).
 - Dựa vào dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày đã lập trong tiết học trước, viết được một đoạn văn có các chi tiết và hình ảnh hợp lý (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ . 
- HS chuẩn bị dàn ý bài văn tả một buổi trong ngày .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
4ph
3ph
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 
 - Gọi HS trình bày dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày.
- Nhận xét, ghi điểm .
B. BÀI MỚI 
1. Giới thiệu – ghi tựa
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 
- Yêu cầu HS làm việc với hướng dẫn :
+ Đọc kĩ bài văn
+ Gạch chân dưới những hình ảnh em thích. Vì sao em thích hình ảnh đó ?
- Gọi HS trình bày theo các câu hỏi đã gợi ý.
- Gv nhận xét. Kết luận:
+ Hình ảnh: Những thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ. Tác giả đã quan sát rất kĩ đề so sánh cây tràm thân trắng như cây nến.
+ Từ trong biển lá xanh rờn  bị hun nóng dưới ánh nắng mặt trời. Tác giả đã quan sát rất tinh tế để thấy lá tràm chuyển sang màu úa giữa đám lá xanh rờn, dưới ánh nắng mặt trời, lá tràm thơm ngát.
+ Trong những bụi cây đã thấp thoáng  vòm xanh rậm rạp. Tác giả đã quan sát thật kĩ để thấy được bóng tối đến rất nhanh.
+ Bóng tối như bức màn mỏng  mọi vật. Tác giả so sánh bóng tối với bức màn mỏng, như thứ bụi xốp. 
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS giới thiệu cảnh mình định tả.
GV nhắc HS nên chọn viết một đoạn trong phần thân bài .
- Gọi một, hai HS làm mẫu : đọc dàn ý và chỉ rỏ ý nào sẽ chọn viết thành đoạn văn .
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi 2 HS đã làm bài vào bảng phụ đính lên bảng, trình bài 
- GV cùng HS nhận xét .
- Tổ chức cho nhiều HS đọc đoạn văn đã viết hoàn chỉnh. Cả lớp và GV nhận xét. GV ghi điểm một số bài.
Ví dụ: Mặt trời đã từ từ khuất sau ngọn tre. Những tia nắng yếu ớt rồi tắt hẳn. Mọi người đi làm đồng trở về. Cánh đồng chỉ còn là một khoảng không mờ, xam xám. Bóng tối trùm lên mọi vật như một bức màn mỏng. Trong nhà điện đã bật sáng. Tiếng chó sủa gâu gâu khi chưa kịp nhận ra chủ nhà, bóng tối làm đôi mắt mèo xanh lét. Tất cả đều như muốn nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt n ... , vở bài tập. 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
-Cá nhân tiếp nối đọc bài
-Rút kinh nghiệm : 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
TUẦN 4 Tiết 7 Ngày dạy : 
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
 - Lập được dàn ý cho bài văn tả ngôi trường đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; biết lựa chọn những nét nổi bật để tả ngôi trường..
 - Dựa vào dàn ý viết được một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh, sắp xếp các chi tiết hợp lý.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
4ph
2ph
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi HS đọc đoạn văn tả cơn mưa.
- GV cùng cả lớp nhận xét
B. BÀI MỚI
 1.Giới thiệu – ghi tựa
 2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.
- GV hỏi : 
 + Đối tượng em định miêu tả là cảnh gì 
 + Thời gian em quan sát là lúc nào ?
 + Em tả những phần nào của cảnh trường ?
 + Tình cảm của em với mái trường ?
- Yêu cầu HS lập dàn ý
- Nhắc HS : Phải xác định góc quan sát để nắm bắt được những đặc điểm chung và riêng của cảnh vật, phải quan sát bằng mắt nhìn, tai nghe và bằng các giác quan khác và phải chú ý vào điểm nổi bật nhất, cơ bản nhất của cảnh vật.
- Tổ chức cho HS làm bài, trình bày kết quả.
- GV nhận xét, đính dàn ý bài văn miêu tả ngôi trường lên bảng, gọi HS đọc để tham khảo.
 Mở bài: Giới thiệu bao quát:
 - Trường nằm trên khoảng đất rộng.
 - Ngôi trường nổi bật với mái ngói đỏ tươi, những hàng cây xanh bao quanh, .....
Thân bài: Tả từng phần của cảnh trường:
 - Sân trường:
 + Sân xi măng; giữa có cột cờ; có nhiều cây: phượng, bàng, me tây ... tỏa bóng mát.
 + Hoạt động vào giờ chào cờ, ra chơi ....
 - Lớp học...
 - Phòng truyền thống...
 - Vườn trường ....
Kết bài: Em rất yêu quí và tự hào về trường em.
Bài 2
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.
- GV : Em nên chọn phần thân bài để viết, vì phần này có nhiều đoạn.
- Yêu cầu HS tự làm bài, trình bày kết quả.
- Gọi HS nhận xét. 
- GV nhận xét, ghi điểm và đọc một đoạn văn tham khảo cho HS nghe.
 Qua khỏi cánh cổng sắt màu xanh dương là một khoảng sân rộng. Nền sân được lát xi măng sạch sẽ. Đây là nơi chúng em chơi đùa trong các giờ ra chơi. Sân rộng và thoáng nên chúng em chơi đùa thỏa thích.
3. Củng cố- dặn dò
- Về nhà viết hoàn chỉnh đoạn văn và chuẩn bị bài kĩ cho tiết sau : Viết một bài văn hoàn chỉnh với một trong ba đề ở trang 44 .
- Nhận xét:
-3 HS đọc đoạn văn của mình.
 - Cả lớp nhận xét
- Lặp lại tựa bài.
- Cá nhân 
- Cá nhân tiếp nối trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân, vở bài tập.
- Cá nhân tiếp nối trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân 
- Cá nhân, vở bài tập.
- Cá nhân tiếp nối trình bài
- Lớp nhận xét, bổ sung.
 Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 4 Tiết 8 Ngày dạy : 
TẢ CẢNH
(Kiểm tra viết)
I. MỤC TIÊU
 - HS viết một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả.
 - Diễn đạt thành câu; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ành gợi tả trong bài văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Bảng lớp viết sẵn đề bài, cấu tạo bài văn tả cảnh.
Mở bài : giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.
Thân bài : Tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
Kết bài : Nêu cảm nghĩ hoặc nhận xét của người viết.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Giới thiệu bài : 
 Hôm nay chúng ta cùng thực hiện viết một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh.
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Thực hành viết
Ra đề : Tả một cơn mưa.
Đọc cấu tạo bài văn tả cảnh trên bảng lớp .
Thực hành viết
 HS viết bài văn của mình vào tập.
Thu, chấm một số bài .
 Nêu nhận xét chung.
Dặn dò :
 Về đọc trước nội dung tiết TLV tuần 5 Luyện tập làm báo cáo thống kê, nhớ lại những điểm số em có trong tháng để làm tốt bài tập thống kê.
Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 5 Tiết 9 Ngày dạy:
LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
 Biết thống kê theo hàng (BT1) và thống kê bằng cách lập bảng (BT2) để trình bày kết quả điểm học tập trong tháng của từng thành viên và của cả tổ..
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Phiếu ghi sẵn bảng thống kê viết trên bảng lớp
Phiếu ghi điểm của từng HS .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 3p 
3p
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi 2 HS đọc lại bảng thống kê số HS trong từng tổ của lớp (tuần 2)
- GV nhận xét bài làm của HS.
B. BÀI MỚI
 1.Giới thiệu – ghi tựa
 2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1
– Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
-Gợi ý : Đây chỉ là bảng thống kê kết quả học tập trong tháng nên không cần lập bảng. Chỉ viết theo hàng ngang. Nếu không nhớ điểm thì mở vở ghi lại.
- Gọi HS đọc kết quả thống kê.
- Nhận xét kết quả thống kê và cách trình bày của từng HS.
- Hỏi : Em có nhận xét gì về kết quả học tập của mình?
- GV nhận xét – Chốt ý.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vơ , 2 Hs làm vào giấy khổ to.
- Gợi ý : 
+ Kẻ bảng thống kêtừng cột và hàng. 6 cột ghi : Số thứ tự / họ và tên / số điểm theo cột chia thành 4 cột nhỏ, theo các thang điểm ở bài tập 1. Số hàng là số thành viên trong tổ và thêm 1 hàng tổng số.
+ Lập xong kết quả của mình lần lượt mượn kết quả học tập của bạn để lập.
+ Nhận xét chung kết quả học tập của tổ.
- Gọi HS làm trên giấy khổ to dán lên và đọc kết quả.
- Nhận xét bài làm của HS.
- Gọi HS nhận xét phiếu của bạn.
- Kết luận : Qua bảng thống kê em đã biết kết quả học tập của mình. Vậy các em hãy cố gắng để tháng sau đạt kết quả cao hơn hơn.
4. Củng cố – dặn dò 
- Hỏi : bảng thống kê có tác dụng gì ?
- Về nhà đưa bảng thống kêkết quả học tập của mình cho gia đình xem và tự lập bảng thống kê kết quả học tập của mình trong tháng tới.
- Nhận xét.
- 2 HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn của mình.
- Lặp lại tựa bài.
- Cá nhân
- Cá nhân, VBT
- Cá nhân tiếp nối trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân
- Cá nhân, VBT
- 2 HS tiếp nối nhau đọc. 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân tiếp nối trình bày
 Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 5 Tiết 10 Ngày dạy : 
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
- Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh (về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu .); nhận biết lỗi trong bài và tự sửa được lỗi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt,cần chữa chung cho cả lớp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
4ph
2ph
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Chấm điểm bảng thống kê kết quả học tập ở tổ của 5 HS.
- Nhận xét bài làm của HS.
B. BÀI MỚI
 1.Giới thiệu – ghi tựa
 2. Hướng dẫn làm bài tập.
* Ưu điểm :
- Các em hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề.Biết xác định đúng yêu cầu của đề.
- Diễn đạt câu ý khá tốt.
- Có sáng tạo khi miêu tả.
+ Có những bài văn làm rất tốt như của em 
* Nhược điểm :
- Các em còn viết sai lỗi chính tả.
- Cách trình bày vẫn chưa được đẹp lắm.
- Cách dùng từ, đặt câu còn lủng củng, chưa sinh động.
- Một số bài văn phần thân bài vẫn chưa biết cách sắp xếp ý.
Thí du: (GV nêu, sửa một số bài)
- GV trả bài cho HS
3. Hướng dẫn chữa bài.
- Yêu cầu HS tự chữa bài của mình.
- GV đi giúp đỡ từng cặp HS yếu.
4. Học tập những đoạn văn hay, bài văn tốt.
- Gọi HS đọc đoạn văn hay của mình cho lớp nghe.
5. Hướng dẫn viết lại đoạn văn
- Gọi HS viết lại đoạn văn (những em mà GV có nhận xét trong bài viết của mình.)
- Gọi HS đọc lại đoạn văn đã viết lại.
- GV nhận xét từng đoạn văn của HS ,giúp các em hiểu rằng các em cũng có thể viết được đoạn văn hay như các bạn khác.
4. Củng cố- dặn dò
- Về nhà mượn đọc những đoạn văn hay của các bạn khác và chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- Nhận xét:
- 3 HS đọc đoạn văn của mình.
- Cả lớp theo dõi.
- HS xem lại bài của mình.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi để cùng chữa bài.
- Cá nhân - VBT
- Cá nhân tiếp nối đọc bài
- Lớp nhận xét, bổ sung.
Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 1-5.doc