Giáo án Tập làm văn lớp 5 - Tuần 25 đến tuần 35

Giáo án Tập làm văn lớp 5 - Tuần 25 đến tuần 35

TẢ ĐỒ VẬT

(Kiểm tra viết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức – Kĩ năng:

 Viết được bài văn đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng, lời văn tự nhiên.

2. Thái độ: HS yêu thích bộ môn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

• Bảng lớp viết sẵn đề bài cho HS lựa chọn.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

3ph

 A. KIỂM TRA BÀI CŨ

B. BÀI MỚI

1. Giới thiệu.

2. Thực hành viết

- Gọi HS đọc 5 đề bài trong SGK.

- 2,3 HS đọc lại dàn ý bài

- Nhắc HS : Các em đã quan sát kĩ hình dáng của đồ vật, biết công dụng của đồ vật qua việc lập dàn ý chi tiết, viết đoạn mở bài, kết bài, đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của đồ vật gần gũi với em. Từ các kĩ năng đó, em hãy viết thành bài văn tả đồ vật của mình.

- HS viết bài.

- Thu chấm một số bài.

- Nêu nhận xét chung.

3. Củng cố, dặn dò

- Nhận xét chung về ý thức làm bài của HS.

- Về nhà chuẩn bị bài Tập viết đoạn đối thoại.

- Nhận xét :

- 1 HS đọc thành tiếng.

- HS viết bài.

 

doc 37 trang Người đăng hang30 Lượt xem 666Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập làm văn lớp 5 - Tuần 25 đến tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 Tiết 49 Ngày dạy : 
TẢ ĐỒ VẬT
(Kiểm tra viết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức – Kĩ năng:
 Viết được bài văn đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng, lời văn tự nhiên.
2. Thái độ: HS yêu thích bộ môn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng lớp viết sẵn đề bài cho HS lựa chọn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
3ph
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu.
2. Thực hành viết
- Gọi HS đọc 5 đề bài trong SGK.
- 2,3 HS đọc lại dàn ý bài
- Nhắc HS : Các em đã quan sát kĩ hình dáng của đồ vật, biết công dụng của đồ vật qua việc lập dàn ý chi tiết, viết đoạn mở bài, kết bài, đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của đồ vật gần gũi với em. Từ các kĩ năng đó, em hãy viết thành bài văn tả đồ vật của mình.
- HS viết bài.
- Thu chấm một số bài.
- Nêu nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét chung về ý thức làm bài của HS.
- Về nhà chuẩn bị bài Tập viết đoạn đối thoại.
- Nhận xét :
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS viết bài.
Rút kinh nghiệm : 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 25 Tiết 50 Ngày dạy : 
TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức – Kĩ năng:
 Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và những gợi ý của giáo viên , viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp. (BT2).
 HS khá, giỏi biết phân vai để đọc lại màn kịch.
2. Thái độ: HS yêu thích bộ môn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1ph
3ph
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và đoạn trích.
- Cho cả lớp đọc thầm trích đoạn của truyện Thái sư Trần Thủ Độ.
Bài 2
- Gọi 3 HS đọc yêu cầu, nhân vật, cảnh trí, thời gian, gợi ý đoạn đối thoại.
- Cả lớp đọc thầm nội dung bài tập 2
- GV nhấn mạnh yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài tập trong nhóm.
- GV cùng HS nhận xét.
XIN THÁI SƯ THA CHO
TTĐ :Ngươi có phải là Đặng Văn Sửu không?
Phú nông : Dạ, bẩm, đúng ạ !
TTĐ : Ngươi đang làm nghề gì?
Phú nông (chắp tay trước ngực) : Dạ, bẩm, con là phú nông ạ !
TTĐ :- Ngươi muốn xin ta làm chức gì ?
Phú nông : Thưa, xin cho nhận chức câu đương.
TTĐ : Ngươi có biết chức câu đương làm những việc gì không ?
Phú nông (ấp úng) : Dạ, là đi bắt những kẻ có tội, tra xét ạ !
TTĐ : Ngươi có phu nhân xin cho làm chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy phải chặt một ngón chân để phân biệt.
Phú nông (hoảng sợ, chắp tay lại rối rít) : - Bẩm quan lớn, xin ngày tha cho con ạ! Con không dám xin làm câu đương nữa, xin cho con được làm phú nông thôi ạ !
TTĐ : Lúc nảy ngươi nằng nặc xin làm câu đương cơ mà ?
Phú nông : Dạ, bẩm, bẩm ... xin quan lớn tha tội.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
- Gợi ý HS khi diễn kịch không cần phụ thuộc quá vào lời thoại. Người dẫn chuyện phải giới thiệu màn kịch, nhân vật, cảnh trí, thời gian xảy ra câu chuyện.
- Tổ chức cho HS diễn kịch trước lớp.(HS khá. Giỏi)
- GV nhận xét, khen ngợi HS diễn kịch sinh động, tự nhiên.
3. Củng cố, dặn dò
- Về nhà viết lại đoạn đối thoại vào vở và chuẩn bị bài Tập viết đoạn đối thoại.
- Nhận xét :
- Cá nhân
- Cả lớp, đọc thầm.
- Cá nhân tiếp nối đọc bài
- Cả lớp, đọc thầm.
- Nhóm đôi, VBT
- Đại diện nhóm trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân
- Nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung.
Rút kinh nghiệm : 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 26 Tiết 51 Ngày dạy :
TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức – Kĩ năng:
 Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và những gợi ý của giáo viên , viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch đúng nội dung văn bản.
2. Thái độ: HS yêu thích bộ môn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
4ph
3ph
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi HS diễn lại màn kịch Xin Thái sư tha cho.
- GV nhận xét.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và đoạn trích.
- GV nhấn mạnh yêu cầu BT.
- Hỏi : + Các nhân vật trong đoạn trích là ai?
+ Nội dung của đoạn trích là gì?
(+ Thái sư Trần Thủ Độ, Linh Từ Quốc Mẫu, người quân hiệu và một số gia nô.
+ Linh Từ Quốc Mẫu khóc lóc, phàn nàn với chồng vì bà bị kẻ dưới coi thường.Trần Thủ Độ cho bắt người quân hiệu ấy đến và kể rõ sự tình. Nghe xong, ông khen ngợi, thưởng vàng và lụa cho người quân hiệu.)
Bài 2
- Gọi 3 HS đọc yêu cầu, nhân vật, cảnh trí, thời gian, gợi ý đoạn đối thoại.
- GV nhấn mạnh yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS làm bài tập trong nhóm.
- Gọi nhóm làm bảng phụ trình bày.
- GV cùng HS nhận xét.
GIỮ NGHIÊM PHÉP NƯỚC.
TTĐ : Thật có chuyện đó sao?
LTQM : Tôi không hiểu phép nước như thế nào nữa. Ong không tin thì tiến hành tra hỏi xem.
TTĐ : Bà cứ yên tâm. Tôi sẽ tra hỏi hắn.
Lính đâu! Giải tên quân hiệu đó đến đây!
Quân hiệu (quỳ): - Kính chào Thái sư và phu nhân.
TTĐ : - Ngươi có phải là người quân hiệu sáng nay gác ở cửa Bắc không? Quân hiệu (chắp tay, lễ phép) : - Dạ, bẩm đúng ạ.
TTĐ (chỉ vào LTQM): - Ngươi có biết đây là ai không?
QH : - Dạ, đây là mẹ vợ Hoàng thượng, là vợ Thái sư.
TTĐ : Sáng nay, ngươi bắt phu nhân xuống kiệu phải không?
QH: Dạ, bẩm đúng ạ! Vì luật vua ban, phép nước đã qui định, bất cứ ai cũng phải xuống kiệu khi đi qua thềm cấm. Hạ thần biết đó là phu nhân Thái sư đương triều nhưng cũng không thể làm trái phép nước. Mong Thái sư minh xét.
TTĐ (đi xuống đỡ người quân hiệu đứng dậy): Ngươi có chức thấp mà biết phép nước như thế, ta còn trách gì nữa!(quay ra nói với hai tên lính) Lính đâu ! Ban thưởng vàng, bạc.
(Hai tên lính bưng vào đưa trước mặt người quân hiệu.)
QH(đỡ lấy): Xin đa tạ Thái sư.
- HS phân vai đọc và diễn kịch theo nhóm.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
- Gợi ý HS khi diễn kịch không cần phụ thuộc quá vào lời thoại. Người dẫn chuyện phải giới thiệu màn kịch, nhân vật, cảnh trí, thời gian xảy ra câu chuyện.
- Tổ chức cho HS diễn kịch trước lớp.
- GV nhận xét, khen ngợi HS diễn kịch sinh động, tự nhiên.
3. Củng cố, dặn dò
- Về nhà viết lại đoạn đối thoại vào vở và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét :
- 3 HS diễn màn kịch.
- Cá nhân
- Cá nhân, VBT.
- Cá nhân tiếp nối trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân tiếp nối đọc bài
-Nhóm, VBT.
- 1 nhóm làm bảng phụ.
- Đại diện nhóm trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân
- Trao đổi nhóm.
- Đại diện nhóm diễn kịch.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
Rút kinh nghiệm : 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 26 Tiết 52 Ngày dạy :
TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết rút kinh nghiệm và sửa lỗi trong bài.
2. Kĩ năng: Viết lại được một đoạn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn.
3. Thái độ: HS tích cực học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
4ph
3ph
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Chấm điểm màn kịch Giữ nghiêm phép nước của 3 HS.
- GV nhận xét.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu.
2. Nhận xét chung bài làm của HS
- Gọi HS đọc lại đề tập làm văn.
a. Nhận xét chung :
* Ưu điểm:
- HS hiểu đề, xác định được đề bài là tả đồ vật.
- Biết nêu rõ mở bài, thân bài, kết bài.
- Diễn đạt câu văn khá rõ ý, biết dùng từ để làm nổi bật lên hình dáng của đồ vật.
Trước kia em hay dậy trễ nhưng từ nay không còn nữa vì em đã có chiếc đồng hồ báo thức mà mẹ mới tặng em nhân ngày sinh nhật.
Cái đồng hồ luôn miệng kêu tíc tắc, tíc tắc như nhắc nhở em giờ đi học.
Bên trong chiếc đồng hồ là bốn bạn kim xanh biếc : bạn kim giờ chậm chạp, bạn kim phút từ từ, từ từ, kế đó là bạn kim giây tinh nghịch chạy trước, cuối cùng là bạn kim chuông vặn đâu đứng đó....
- Biết trình bày hình thức một bài văn.
Các em viết bài khá hay như :...
 * Nhược điểm :
+ HS viết còn sai chính tả : cuốn xách, mặc đồng hồ, núc điều khiển,...
+ Diễn đạt câu chưa rõ ý : cái đồng hồ là vật quí nhất trong việc học. (bài)
Mới đầu nhìn thì cái đồng hồ rất đẹp, nhưng sau thì nó bị cũ đi... (bài)
+ Khi viết còn bôi xoá nhiều làm cho bài văn không sạch, không đẹp. (bài.)
b. Thông báo số điểm cụ thể:
Điểm 10: Điểm 9: Điểm 8:
Điểm 7: Điểm 6: Điểm 5: 
Điểm <5: 
- Trả bài cho HS.
3. Hướng dẫn chữa bài và viết lại đoạn văn.
- Yêu cầu HS tự sửa lỗi bài của mình
- Gọi các em có đoạn văn hay đọc cho các bạn nghe. Sau mỗi em đọc GV hỏi HS về cách dùng từ, về ý để các em viết lại đoạn văn cho hoàn chỉnh hơn.
+ Gợi ý : Khi viết các em cần chú ý lỗi chính tả, cách dùng tư. Mở bài, kết bài với lời văn tự nhiên, sinh động, chân thực, nêu lên được tình cảm của mình đối với đồ vật ... ần 33 Tiết 65 Ngày dạy : 
 ÔN TẬP VỀ TẢ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 Lập được dàn ý một bài văn tả người theo đề bài trong SGK
2. Kĩ năng: 
 Trình bày miệng dàn ý của bài văn tả người : trình bày rõ ràng, rành mạch.
3. Thái độ : Yêu thích bộ môn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
4ph
2ph
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi HS đọc đoạn văn của bài văn tả con vật đã viết lại.
- GV nhận xét.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và 3 đề bài trong SGK.
- GV nêu : Em định tả ai ? Hãy giới thiệu cho các bạn biết.
- Yêu cầu HS đọc gợi ý 1
- Yêu cầu HS tự lập dàn ý. Gợi ý HS cách làm bài :
+ Em nhớ lại những đặc điểm tiêu biểu về ngoại hình của người đó, chọn những từ ngữ, hình ảnh sao cho người đọc hình dung được người đó rất thật, rất gần gũi hoặc để lại ấn tượng sâu sắc với em.
- Gọi 3 HS bài vào bảng nhóm trình bày.
- GV nhận xét.
- Gọi HS dưới lớp đọc dàn ý của mình.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Gợi ý: Dàn ý bài văn tả cô giáo. 
- Mở bài : Năm nay em đã học lớp 5. em vẫn nhớ mãi về cô Hồng. Cô giáo dạy em hồi lớp 1.
- Thân bài : 
+ Cô Hồng là giáo viên dạy giỏi của trường.
+ Dáng người tròn lẳn.
+ Làn tóc mượt, xoã ngang lưng.
+ Khuôn mặt tròn, trắng hồng.
+ Đôi ắmt to, đen láy.
+ Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng ngà.
+ Giọng của cô ngọt ngào, dễ nghe.
+ Cô luôn để ý uốn nắm cho chúng em từng con số, nét chữ.
- Kết bài : Em đã không còn học cô nữa nhưng em vẫn kính trọng và biết ơn cô.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu bài tập.
- Tổ chức cho HS trình bày dàn ý trong nhóm.
- Gợi ý HS : Chọn đoạn em trình bày, sau đó từ các ý đã nêu trong dàn bài, em nói thành câu, giữa các câu có sự liên kết về ý.
- Gọi HS trình bày dàn ý trước lớp.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò
- Về nhà hoàn chỉnh lại dàn ý của bài văn tả người để chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết.
- Nhận xét :
- 2 HS nêu.
- Cá nhân
- Cá nhân tiếp nối trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân – VBT.
- 3 HS làm vào bàng nhóm- Trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân
- Trao đổi nhóm.
- Cá nhân tiếp nối trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
Rút kinh nghiệm : 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 33 Tiết 66 Ngày dạy: 
TẢ NGƯỜI
(Kiểm tra viết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 Viết được bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK.
2. Kĩ năng:
 Bài văn rõ nội dung miêu tả, đúng cấu tạo bài văn tả người đã học.
3. Thái độ: Yệu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng lớp viết sẵn đề bài cho HS lựa chọn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1ph
32ph
2ph
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu.
2. Thực hành viết
- Gọi HS đọc đề bài, gợi ý trong SGK.
- Nhắc HS Các em viết bài văn tả người ở HKI, lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả người của một trong 3 đề bài trên. Từ các kết quả đó, em hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh.
- HS viết bài.
- Thu chấm một số bài.
- Nêu nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét chung về ý thức làm bài của HS.
- Về nhà xem lại kiến thức về văn tả người, tả cảnh.
- Nhận xét :
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS viết bài.
Rút kinh nghiệm : 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 34 Tiết 67 Ngày dạy :
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 Nhận biết và sửa được lỗi trong bài văn.
2. Kĩ năng: Viết lại được đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
3.Thái độ: Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt... cần chữa chung cho cả lớp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
4ph
3ph
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Chấm điểm dàn ý tả người của 3 HS.
- GV nhận xét.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu.
2. Nhận xét chung bài làm của HS
- Gọi HS đọc lại đề tập làm văn.
- Nhận xét chung :
* Ưu điểm:
+ HS hiểu đề, xác định được đề bài là tả cảnh mà em yêu thích.
+ Biết nêu rõ mở bài, thân bài, kết bài.
+ Diễn đạt câu văn khá rõ ý:
Mặt trời vừa khuất dạng sau ngọn tre thì ánh trăng cũng bắt đầu hiện lên giữa bầu trời xanh thẳm. (.)
+ Biết trình bày hình thức một bài văn.
Các em viết bài khá hay như 
* Nhược điểm :
+ Viết còn sai chính tả : trăng rầm, gội xuống, chíu xuống, chú cụi, ()
+ Diễn đạt câu chưa rõ ý : vậy là đêm trăng đã hết, chúng em chỉ còn chờ vào một tháng nào đó trong năm. (..)
+ Bóng trăng của những vì sao xôi mình xuống dòng sông những gợn sóng nhỏ (.)
+ Khi viết còn bôi xoá nhiều làm cho bài văn không sạch, không đẹp. (.)
+ Chưa sử dụng hình ảnh nhân hoá, so sánh để bài văn thêm sinh động.
+ Kết bài chưa hay. ()
Em rất thích đêm trăng đẹp.
- Trả bài cho HS.
3. Hướng dẫn chữa bài và viết lại đoạn văn.
- Yêu cầu HS tự sửa lỗi bài của mình
- Gọi các em có đoạn văn hay đọc cho các bạn nghe. Sau mỗi em đọc GV hỏi HS về cách dùng từ, về ý để các em viết lại đoạn văn cho hoàn chỉnh hơn.
+ Gợi ý : Khi viết các em cần chú ý lỗi chính tả, cách dùng tư. Mở bài, kết bài với lời văn tự nhiên, sinh động, chân thực, nêu lên được tình cảm của mình đối với cảnh vật mà mình tả
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại.
- Gọi nhận xét.
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- Về nhà mượn bài của bạn được điểm cao để đọc ,viết lại bài văn và chuẩn bị ôn tập thi HKII.
- Nhận xét :
- 3 HS mang vở lên cho GV chấm.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Lắng nghe.
- Xem lại bài của mình.
- HS sửa bài.
- Nghe bạn đọc đoạn văn hay và tự viết lại đoạn văn hoàn chỉnh.
- 3 HS đọc lại đoạn văn của mình.
Rút kinh nghiệm : 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 34 Tiết 68 Ngày dạy :
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 Nhận biết và sửa được lỗi trong bài văn.
2. Kĩ năng: Viết lại được một đoạn van8cho đúng hoặc hay hơn.
3. Thái độ: Tích cực tiếp thu ý kiến nhận xét của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt... cần chữa chung cho cả lớp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
4ph
3ph
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Chấm điểm đoạn văn trong bài văn tả cảnh HS đã viết lại.
- GV nhận xét
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu.
2. Nhận xét chung bài làm của HS
- Gọi HS đọc lại đề tập làm văn.
- Nhận xét chung :
* Ưu điểm:
+ HS hiểu bài, xác định được đề bài là tả người.
+ Biết nêu rõ mở bài, thân bài, kết bài.
+ Diễn đạt câu văn khá rõ ý: (...)
Ai đã từng học lớp một trường Phú Túc ấp Phú Hoà chắc không bao giờ quên được cô Mão – người đã dạy em học từng chữ , từng câu mà đến nay em vẫn nhớ, vẫn nhớ.
+ Giọng cô vừa trong trẻo vừa ấm áp đầy yêu thương, em thích nhất là khi cô đọc thơ, kể chuyện, nghe mãi mà không chán.
+ Biết trình bày hình thức một bài văn.
Các em viết bài khá hay như..
.
* Nhược điểm :
+ Viết còn sai chính tả : mặt áo, làm sau,()
+ Diễn đạt câu chưa rõ ý : Thầy bận quần áo rất là ngăn nắp, gọn gàng. (..)
+ Tai của bác rất thính, hàm răng của bác trắng như bông bưởi..(..)
+ Khi viết còn bôi xoá nhiều làm cho bài văn không sạch, không đẹp. (.)
+ Chưa sử dụng hình ảnh nhân hoá, so sánh để bài văn thêm sinh động.
+ Kết bài chưa hay. (..)
- Trả bài cho HS.
3. Hướng dẫn chữa bài và viết lại đoạn văn.
- Yêu cầu HS tự sửa lỗi bài của mình
- Gọi các em có đoạn văn hay đọc cho các bạn nghe. Sau mỗi em đọc GV hỏi HS về cách dùng từ, về ý để các em viết lại đoạn văn cho hoàn chỉnh hơn.
+ Gợi ý : Khi viết các em cần chú ý lỗi chính tả, cách dùng tư. Mở bài, kết bài với lời văn tự nhiên, sinh động, chân thực, nêu lên được tình cảm của mình đối với người mà mình đã tả.
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại.
- Gọi nhận xét.
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- Về nhà mượn bài của bạn được điểm cao để đọc, viết lại bài văn và chuẩn bị ôn tập thi HKII.
- Nhận xét :
- 3 HS mang vở lên cho GV chấm.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Lắng nghe.
- Xem lại bài của mình.
- HS sửa bài.
- Nghe bạn đọc đoạn văn hay và tự viết lại đoạn văn hoàn chỉnh.
- 3 HS đọc lại đoạn văn của mình.
Rút kinh nghiệm : 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 25 - 35.doc