Giáo án Tập làm văn Lớp 5 - Tuần 29 đến tuần 34 - Trần Thế Khanh

Giáo án Tập làm văn Lớp 5 - Tuần 29 đến tuần 34 - Trần Thế Khanh

3. Bài mới

3.1 Giới thiệu.

3.2. Hướng dẫn làm bài tập

Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS đọc phần 1 của truyện.

- Hỏi : Em hãy tóm tắt nội dung của phần 1.

- Gv nhận xét.

- Yêu cầu HS đọc phần 2 của truyện.

- Hãy nêu nội dung phần 2.

- GV nhận xét.

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu , nhân vật, cảnh trí, gợi ý lời đối thoại màn 1 và màn 2.

- Cho HS hoạt động theo nhóm viết tiếp các lời thoại, hoàn chỉnh màn kịch 1 hoặc 2. Lưu ý cách xưng hô, dáng vẻ, cử chỉ của từng nhân vật.

- Gọi HS trình bày, GV cùng lớp nhận xét.

- GV nhận xét, ghi điểm.

Bài 3

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS diễn lại màn kịch trong nhóm. Nhắc HS diễn màn kịch cố gắng đối đáp tự nhiên, không quá phụ thuộc vào lời đối thoại của nhóm.

- Tổ chức cho HS thi diễn kịch.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.

 

doc 21 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 178Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập làm văn Lớp 5 - Tuần 29 đến tuần 34 - Trần Thế Khanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Tiết 57 Ngày dạy :
TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
Viết tiếp các lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn kịch theo gợi ý SGK và hướng dẫn của giáo viên;trình bày lời đối thoại của từng nhân vật phù hợp với diễn biến câu chuyện.
Phân vai diễn thử màn kịch theo đoạn đối thoại đã viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5 ph
27ph
2ph
1. Ổn định
2. Bài cũ
Nhận xét về kết quả bài làm kiểm tra GK2 của HS.
3. Bài mới
3.1 Giới thiệu.
3.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS đọc phần 1 của truyện.
- Hỏi : Em hãy tóm tắt nội dung của phần 1. 
- Gv nhận xét.
- Yêu cầu HS đọc phần 2 của truyện.
- Hãy nêu nội dung phần 2.
- GV nhận xét.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu , nhân vật, cảnh trí, gợi ý lời đối thoại màn 1 và màn 2.
- Cho HS hoạt động theo nhóm viết tiếp các lời thoại, hoàn chỉnh màn kịch 1 hoặc 2. Lưu ý cách xưng hô, dáng vẻ, cử chỉ của từng nhân vật.
- Gọi HS trình bày, GV cùng lớp nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS diễn lại màn kịch trong nhóm. Nhắc HS diễn màn kịch cố gắng đối đáp tự nhiên, không quá phụ thuộc vào lời đối thoại của nhóm.
- Tổ chức cho HS thi diễn kịch.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
4. Củng cố, dặn dò
- Về nhà viết lại đoạn dối thoại vào vở và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét :
- 3 HS đọc.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc.
- Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta làm quen với nhau. Giu-li-ét-ta kể cho Ma-ri-ô nghe về cuộc sống về chuyến đi của mình. Ma-ri-ô lặng lẽ không nói gì. Bất thình lình một cơn sóng ập đến làm Ma-ri-ô bị ngã. Giu-li-ét-ta đã chăm sóc cho Ma-ri-ô.
- 1 HS đọc.
- Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta nhắc nhau cẩn thận vì cơn bão có thể làm chìm tàu. Tàu dần chìm. Một thuỷ thủ nói rằng chỉ còn một chỗ cho một đứa nhỏ. Ma-ri-ô hét to giục Giu-li-ét-ta xuống xuồng vì bạn còn bố mẹ. Ma-ri-ô ôm Giu-li-ét-ta thả xuống thuyền. Giu-li-ét-ta bật khóc nói lời vĩnh biệt Ma-ri-ô.
- 2 HS đọc.
- Hoạt động trong nhóm theo yêu cầu của GV và viết vào bảng nhóm.
- 1 HS đọc.
- Hoạt động trong nhóm.
- 2 nhóm tham gia thi diễn kịch.
Rút kinh nghiệm : 
Tuần 29 Tiết 58 Ngày dạy :
TRẢ BÀI VĂN TẢ CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cây cối;nhận biết và sữa đươc lỗi trong bài;viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt... cần chữa chung cho cả lớp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5 ph
27ph
2ph
1. Ổn định
2. Bài cũ
- Chấm điểm màn kịch Giu-li-ét-ta hoặc Ma-ri-ô cho 3 HS.
- GV nhận xét.
3. Bài mới
3.1 Giới thiệu.
3.2. Nhận xét chung bài làm của HS
- Gọi HS đọc lại đề tập làm văn.
- Nhận xét chung :
* Ưu điểm:
+ HS hiểu đề, xác định được đề bài là tả cây cối.
+ Biết nêu rõ mở bài, thân bài, kết bài.
+ Diễn đạt câu văn khá rõ ý:
mỗi loại quả chín đều có mùi vị riêng và cả sự hấp dẫn của riêng nó, về phần mình em thích nhất là quả mít với mùi đậm đà và và vị ngọt thật đặc biệt.
+ Biết trình bày hình thức một bài văn.
* Nhược điểm :
+ Viết còn sai chính tả : muồi hương, rất sinh, xếp lạy,...
+ Diễn đạt câu chưa rõ ý : Em quan sát vào một buổi sáng, nhưng một năm chỉ có một mùa.
Cây có rất nhiều điều kiện cho em học bài và ngủ trưa
Cây cổ thụ nay đã có rất nhiều biện pháp để tránh bị chặt phá. ....
+ Khi viết còn bôi xoá nhiều làm cho bài văn không sạch, không đẹp.
+ Một số bài viết chưa rõ ý.
- Trả bài cho HS.
3.3.Hướng dẫn chữa bài và viết lại đoạn văn.
- Yêu cầu HS tự sửa lỗi bài của mình
- Gọi các em có đoạn văn hay đọc cho các bạn nghe. Sau mỗi em đọc GV hỏi HS về cách dùng từ, về ý để các em viết lại đoạn văn cho hoàn chỉnh hơn.
+ Gợi ý : Khi viết các em cần chú ý lỗi chính tả, cách dùng tư. Mở bài, kết bài với lời văn tự nhiên, sinh động, chân thực, nêu lên được tình cảm của mình đối với loại cây được tả.
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại.
- Gọi nhận xét.
- GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò
- Về nhà mượn bài của bạn được điểm cao để đọc , viết lại bài văn và chuẩn bị bài Ôn tập về tả con vật.
- Nhận xét :
- 3 HS mang vở lên cho GV chấm.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Lắng nghe.
- Xem lại bài của mình.
- HS sửa bài.
- Nghe bạn đọc đoạn văn hay và tự viết lại đoạn văn hoàn chỉnh.
- 3 HS đọc lại đoạn văn của mình.
Rút kinh nghiệm : 
Tuần 30 Tiết 59 Ngày dạy :
 ÔN TẬP VỀ TẢ CON VẬT
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
Hiểu cấu tạo, cách quan sát, và một số chi tiết ,hình ảnh tiêu biểu trong bài văn tả con vật.(BT1)
Viết một đoạn văn tả một con vật quen thuộc và yêu thích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ viết sẵn cấu tạo bài văn miêu tả con vật.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5 ph
27ph
2ph
1. Ổn định
2. Bài cũ
- Gọi HS đọc đoạn văn tả cây cối đã viết lại.
- Gv nhận xét.
3. Bài mới
3.1 Giới thiệu.
3.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS phát biểu.
a) Bài văn trên có mấy đoạn ? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì ?
b) Tác giả quan sát chim hoạ mi hót bằng những giác quan nào ?
c) Em thích chi tiết và hình ảnh so sánh nào ? Vì sao ?
- GV nhận xét.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu bài tập.
- Hãy giới thiệu về đoạn văn em định viết cho các bạn cùng nghe.
- Yêu cầu HS viết đoạn văn.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn mình viết.
- GS nhận xét,ghi điểm.
4. Củng cố, dặn dò
- Về nhà viết lại đoạn văn và chuẩn bị bài kiểm tra viết.
- Nhận xét :
- 3 HS đọc.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS làm bài vào vở và phát biểu.
a) Bài văn trên có 4 đoạn
+ Đ1 : chiều nào... mà hót : giới thiệu sự xuất hiện của chi hoạ mi vào các buổi chiều.
+ Đ2 : Hình như ... cỏ cây : tả tiếng hót đặc biệt của hoạ mi vào các buổi chiều.
+ Đ3 : Hót một lúc lâu ... đêm dày : Tả cách ngủ rất đặc biệt của hoạ mi trong đêm.
+ Đ4 : Rồi ... bay vút đi : tả cách hót chào nắng sớm rất đặc biệt của hoạ mi.
b) Tác giả quan sát chim hoạ mi hót bằng thính giác và thị giác.
+ Bằng thị giác : nhìn thấy hoạ mi bay đến đậu trong bụi tầm xuân, thấy hoạ mi nhắm mắt, thu đầu vào lông cổ ngủ khi đêm đến, thấy hoạ mi kéo cồ dài ra mà hót, xù lông rủ hết những giọt sương , nhanh nhẹn chuyền bụi nọ sang bụi kia, tìm sâu ăn lót dạ rồi vỗ cánh bay đi.
+ Bằng thính giác : nghe thấy tiếng hoạ mi vào các buổi chiều, nghe tiếng hót vang lừng chào nắng sớm của nó vào các buổi sáng.
- HS nêu theo suy nghĩ của mình.
- 1 HS đọc.
- Nối tiếp nhau giới thiệu :
 + Em tả con mèo đang rình chuột.
 + Em tả hình dáng của con chó....
- 2 HS viết vào bảng phụ, cả lớp viết vào vở.
Ví dụ : Tả hình dáng một con chó
Chú chó Mi Lu nhà em rất đẹp.Bộ lông xù của chú trắng như tuyết và thật mềm mại. Cái mõm chú ta thì ngắn ngủn cùng với cái chóp mũi đen mun ươn ướt trông thật ngộ nghĩnh. Hai con mắt thì đen láy, to tròn như hai hột nhãn khiến ta có cảm giác chỉ thấy hai con mắt trên mặt nó mà thôi. Bốn chân chú ngắn cũn cỡn, chạy cứ lăng xăng, lăng xăng. Còn cái đuôi của chú thì cong vồng lên như đuôi sóc. Mi Lu đẹp như thế không thương làm sao được.
Rút kinh nghiệm : 
Tuần 30 Tiết 60 Ngày dạy :
TẢ CON VẬT
(Kiểm tra viết)
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
Viết được bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng ,đủ ý,dùng từ ,đặt câu đúng ,có đủ ba phần : mở bài, thân bài, kết bài .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng lớp viết sẵn đề bài .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
32ph
2ph
1. Ổn định
2 Bài mới
2.1 Giới thiệu.
2.2. Thực hành viết
- Gọi HS đọc đề bài, gợi ý trong SGK.
- Nhắc HS viết bài văn logic giữa các đoạn
- HS viết bài.
- Thu chấm một số bài.
- Nêu nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét chung về ý thức làm bài của HS.
- Về nhà chuẩn bị kiến thức cho văn tả cảnh.
- Nhận xét :
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS viết bài.
Rút kinh nghiệm : 
Tuần 31 Tiết 61 Ngày dạy :
 ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH 
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
Liệt kê được một số bài văn tả cảnh mà em đã học ở HKI;lập dàn ý vắn tắt cho một trong các bài văn đó.
Biết phân tích trình tự miêu tả(theo thời gian)và chỉ ra được một số chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả.(BT2)
Trình bày được dàn ý của một trong những bài văn tả cảnh đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5 ph
27ph
2ph
1. Ổn định
2. Bài cũ
- Gọi HS nêu cấu tạo của bài văn tả con vật.
- Gv nhận xét.
3. Bài mới
3.1 Giới thiệu.
3.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS phát biểu.
- GV nhận xét.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- Hỏi :
+ Bài văn miêu tả theo trình tự nào ?
+ Tìm những chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế ?
+ Vì sao em cho rằng sự quan sát đó rất tinh tế ?
+ Hai câu cuối bài thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với cảnh được tả ?
4. Củng cố, dặn dò
- Về nhà học bài và chọn quan sát một cảnh trong các đề văn trang 134.
- Nhận xét :
- 2 HS nêu.
- 1 HS đọc thà ... .
- Gọi nhận xét.
- GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò
- Về nhà mượn bài của bạn được điểm cao để đọc , viết lại bài văn và chuẩn bị bài kiểm tra viết.
- Nhận xét :
- 3 HS mang vở lên cho GV chấm.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Lắng nghe.
- Xem lại bài của mình.
- HS sửa bài.
- Nghe bạn đọc đoạn văn hay và tự viết lại đoạn văn hoàn chỉnh.
- 3 HS đọc lại đoạn văn của mình.
Rút kinh nghiệm : 
Tuần 32 Tiết 64 Ngày dạy : 
TẢ CẢNH
(Kiểm tra viết)
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
-Viết dduwowcj một bài văn tả cảnh có bố cục rõ ràng ,đủ ý ,dùng từ ,đặt câu đúng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng lớp viết sẵn đề bài cho HS lựa chọn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
32ph
2ph
1. Ổn định
2 Bài mới
2.1 Giới thiệu.
2.2. Thực hành viết
- Gọi HS đọc đề bài, gợi ý trong SGK.
- Nhắc HS Các em đã học cấu tạo của bài văn tả cảnh, luyện tập về viết đoạn văn tả cảnh, cách mở bài gián tiếp, trực tiếp, cách kết bài mở rộng, tự nhiên. Từ các kĩ năng đó, em hãy viết bài văn tả cảnh.
- HS viết bài.
- Thu chấm một số bài.
- Nêu nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét chung về ý thức làm bài của HS.
- Về nhà chuẩn bị tiết tập làm văn Oân tập về tả người.
- Nhận xét :
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS viết bài.
Rút kinh nghiệm : 
Tuần 33 Tiết 65 Ngày dạy 
 ÔN TẬP VỀ TẢ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
Lập được một dàn ý cho bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK.
Trình bày miệng được đoạn văn một cách rõ ràng, rành mạch dựa trên dàn ý đã lập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5 ph
27ph
2ph
1. Ổn định
2. Bài cũ
- Gọi HS đọc đoạn văn của bài văn tả con vật đã viết lại.
- GV nhận xét.
3. Bài mới
3.1 Giới thiệu.
3.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và 3 đề bài trong SGK.
- GV nêu : Em định tả ai ? Hãy giới thiệu cho các bạn biết.
- Yêu cầu HS đọc gợi ý 1
- Yêu cầu HS tự lập dàn ý. Gợi ý HS cách làm bài :
+ Em nhớ lại những đặc điểm tiêu biểu về ngoại hình của người đó, chọn những từ ngữ, hình ảnh sao cho người đọc hình dung được người đó rất thật, rất gần gũi hoặc để lại ấn tượng sâu sắc với em.
- Gọi 3 HS bài vào bảng nhóm trình bày.
- GV nhận xét.
- Gọi HS dưới lớp đọc dàn ý của mình.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu bài tập.
- Tổ chức cho HS trình bày dàn ý trong nhóm.
- Gợi ý HS : Chọn đoạn em trình bày, sau đó từ các ý đã nêu trong dàn bài, em nói thành câu, giữa các câu có sự liên kết về ý.
- Gọi HS trình bày dàn ý trước lớp.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố, dặn dò
- Về nhà hoàn chỉnh lại dàn ý của bài văn tả người để chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết.
- Nhận xét :
- 2 HS nêu.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS đọc.
- HS nối tiếp nhau nêu đề bài mình chọn.
- 3 HS đọc.
- 2 HS làm vào bảng nhóm, cả nhóm làm bài vào vở.
- 3 HS trình bày. 
- 3 HS đọc
Ví dụ :
Dàn ý bài văn tả cô giáo. 
- Mở bài : Năm nay em đã học lớp 5. em vẫn nhớ mãi về cô Hồng. Cô giáo dạy em hồi lớp 1.
- Thân bài : 
+ Cô Hồng là giáo viên dạy giỏi của trường.
+ Dáng người tròn lẳn.
+ Làn tóc mượt, xoã ngang lưng.
+ Khuôn mặt tròn, trắng hồng.
+ Đôi ắmt to, đen láy.
+ Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng ngà.
+ Giọng của cô ngọt ngào, dễ nghe.
+ Cô luôn để ý uốn nắm cho chúng em từng con số, nét chữ.
- Kết bài : Em đã không còn học cô nữa nhưng em vẫn kính trọng và biết ơn cô.
- 1 HS đọc.
- HS trình bày dàn ý theo nhóm.
- 3 đến 5 hS trình bày trước lớp.
Rút kinh nghiệm : 
Tuần 33 Tiết 66 Ngày dạy 
TẢ NGƯỜI
(Kiểm tra viết)
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
Viết được bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK.Bài văn rõ nội dung miêu tả,đúng cấu tạo bài văn tả người đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng lớp viết sẵn đề bài cho HS lựa chọn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
32ph
2ph
1. Ổn định
2 Bài mới
2.1 Giới thiệu.
2.2. Thực hành viết
- Gọi HS đọc đề bài, gợi ý trong SGK.
- Nhắc HS Các em viết bài văn tả người ở HKI, lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả người của một trong 3 đề bài trên. Từ các kết quả đó, em hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh.
- HS viết bài.
- Thu chấm một số bài.
- Nêu nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét chung về ý thức làm bài của HS.
- Về nhà xem lại kiến thức về văn tả người, tả cảnh.
- Nhận xét :
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS viết bài.
Tuần 34 Tiết 67 Ngày dạy : 
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
Nhận biết và sữa được lỗi trong bài văn;viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn. 
Biết sữa lỗi cho bạn và cho mình trong đoạn văn.
Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt... cần chữa chung cho cả lớp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5 ph
27ph
2ph
1. Ổn định
2. Bài cũ
- Chấm điểm dàn ý tả người của 3 HS.
- GV nhận xét.
3. Bài mới
3.1 Giới thiệu.
3.2. Nhận xét chung bài làm của HS
- Gọi HS đọc lại đề tập làm văn.
- Nhận xét chung :
* Ưu điểm:
+ HS hiểu đề, xác định được đề bài là tả cảnh mà em yêu thích.
+ Biết nêu rõ mở bài, thân bài, kết bài.
+ Diễn đạt câu văn khá rõ ý:
Mặt trời vừa khuất dạng sau ngọn tre thì ánh trăng cũng bắt đầu hiện lên giữa bầu trời xanh thẳm.
+ Biết trình bày hình thức một bài văn.
Các em viết bài khá hay như Như Ý, Thủy, Mẫn Vy, Nhung,
* Nhược điểm :
+ Viết còn sai chính tả : trăng rầm, gội xuống, chíu xuống, chú cụi,
+ Diễn đạt câu chưa rõ ý : vậy là đêm trăng đã hết, chúng em chỉ còn chờ vào một tháng nào đó trong năm.
+ bóng trăng của những vì sao xôi mình xuống dòng sông những gợn sóng nhỏ 
+ Khi viết còn bôi xoá nhiều làm cho bài văn không sạch, không đẹp.
+ Chưa sử dụng hình ảnh nhân hoá, so sánh để bài văn thêm sinh động.
+ Kết bài chưa hay.
Em rất thích đêm trăng đẹp.
- Trả bài cho HS.
3.3.Hướng dẫn chữa bài và viết lại đoạn văn.
- Yêu cầu HS tự sửa lỗi bài của mình
- Gọi các em có đoạn văn hay đọc cho các bạn nghe. Sau mỗi em đọc GV hỏi HS về cách dùng từ, về ý để các em viết lại đoạn văn cho hoàn chỉnh hơn.
+ Gợi ý : Khi viết các em cần chú ý lỗi chính tả, cách dùng tư. Mở bài, kết bài với lời văn tự nhiên, sinh động, chân thực, nêu lên được tình cảm của mình đối với cảnh vật mà mình tả
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại.
- Gọi nhận xét.
- GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò
- Về nhà mượn bài của bạn được điểm cao để đọc ,viết lại bài văn và chuẩn bị ôn tập thi HKII.
- Nhận xét :
- 3 HS mang vở lên cho GV chấm.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Lắng nghe.
- Xem lại bài của mình.
- HS sửa bài.
- Nghe bạn đọc đoạn văn hay và tự viết lại đoạn văn hoàn chỉnh.
- 3 HS đọc lại đoạn văn của mình.
Rút kinh nghiệm : 
Tuần 34 Tiết 68 Ngày dạy : 
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người;nhận biết và sữa đươc lỗi trong bài;viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt... cần chữa chung cho cả lớp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5 ph
27ph
2ph
1. Ổn định
2. Bài cũ
- Chấm điểm đoạn văn trong bài văn tả cảnh HS đã viết lại.
- GV nhận xét.
3. Bài mới
3.1 Giới thiệu.
3.2. Nhận xét chung bài làm của HS
- Gọi HS đọc lại đề tập làm văn.
- Nhận xét chung :
* Ưu điểm:
+ HS hiểu bài, xác định được đề bài là tả người.
+ Biết nêu rõ mở bài, thân bài, kết bài.
+ Diễn đạt câu văn khá rõ ý:
Ai đã từng học lớp một trường Phú Túc ấp Phú Thạnh chắc không bao giờ quên được cô Hằng – người đã dạy em học từng chữ , từng câu mà đến nay em vẫn nhớ, vẫn nhớ.
+ Giọng cô vừa trong trẻo vừa ấm áp đầy yêu thương, em thích nhất là khi cô đọc thơ, kể chuyện, nghe mãi mà không chán.
+ Biết trình bày hình thức một bài văn.
Các em viết bài khá hay như Thủy, Tiên, Như Ý,
* Nhược điểm :
+ Viết còn sai chính tả : mặt áo, làm sau,
+ Diễn đạt câu chưa rõ ý : Thầy bận quần áo rất là ngăn nắp, gọn gàng.
+ Tai của bác rất thính, hàm răng của bác trắng như bông bưởi..
+ Khi viết còn bôi xoá nhiều làm cho bài văn không sạch, không đẹp.
+ Chưa sử dụng hình ảnh nhân hoá, so sánh để bài văn thêm sinh động.
+ Kết bài chưa hay.
- Trả bài cho HS.
3.3.Hướng dẫn chữa bài và viết lại đoạn văn.
- Yêu cầu HS tự sửa lỗi bài của mình
- Gọi các em có đoạn văn hay đọc cho các bạn nghe. Sau mỗi em đọc GV hỏi HS về cách dùng từ, về ý để các em viết lại đoạn văn cho hoàn chỉnh hơn.
+ Gợi ý : Khi viết các em cần chú ý lỗi chính tả, cách dùng tư. Mở bài, kết bài với lời văn tự nhiên, sinh động, chân thực, nêu lên được tình cảm của mình đối với người mà mình đã tả.
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại.
- Gọi nhận xét.
- GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò
- Về nhà mượn bài của bạn được điểm cao để đọc ,viết lại bài văn và chuẩn bị ôn tập thi HKII.
- Nhận xét :
- 3 HS mang vở lên cho GV chấm.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Lắng nghe.
- Xem lại bài của mình.
- HS sửa bài.
- Nghe bạn đọc đoạn văn hay và tự viết lại đoạn văn hoàn chỉnh.
- 3 HS đọc lại đoạn văn của mình.
Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_lam_van_lop_5_tuan_29_den_tuan_34_tran_the_khanh.doc