Giáo án Tập làm văn lớp 5 - Tuần 6 đến tuần 9

Giáo án Tập làm văn lớp 5 - Tuần 6 đến tuần 9

LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN

I. MỤC TIÊU

Giúp HS :

 Biết viết một lá đơn có đúng quy định về thể thức, đủ nội dung cần thiết, trình bày lý do, nguyện vọng rõ ràng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ viết sẵn quy định trình bày đơn ở trang 60, SGK.

 

doc 17 trang Người đăng hang30 Lượt xem 563Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn lớp 5 - Tuần 6 đến tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Tiết 11 Ngày dạy :
LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I. MỤC TIÊU 
Giúp HS :
 Biết viết một lá đơn có đúng quy định về thể thức, đủ nội dung cần thiết, trình bày lý do, nguyện vọng rõ ràng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ viết sẵn quy định trình bày đơn ở trang 60, SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
4p
3ph
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV chấm điểm 3 vở của HS phải viết lại bài văn tả cảnh.
- GV nhận xét.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu ghi tựa
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1
- Gọi HS đọc bài văn Thần Chết mang tên bảy sắc cầu vồng.
- Hỏi : 
+ Chất độc màu da cam gây ra những hậu quả gì cho con người?
+ Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam? 
Gợi ý: Chúng ta cần động viên, thăm hỏi, giúp đỡ về vật chất, sáng tác thơ truyện, vẽ tranh để động viên họ, 
GV chốt ý: Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, mĩ đã rải hàng ngàn tấn chất độc màu da cam xuống đất nước ta, gây thảm họa cho môi trường, cây cỏ, muông thú và con người. Hậu quả của nó thật tàn khốc. Mỗi chúng ta hãy làm một việc gì đó để giúp đỡ những nạn nhân chất độc màu da cam.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Hỏi :
+ Hãy đọc tên đơn em sẽ viết?
+ Mục Nơi nhận đơn em viết những gì?
+ Phần lý do viết đơn em viết những gì? (Sau khi tìm hiểu về nội dung và cách thức hoạt động của Đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam của xã , em thấy các việc làm và hoạt động của Đội rất thiết thực và có ý nghĩa. Em thấy mình có thể tham gia tốt các hoạt động của đội. Vì vậy, em viết đơn này xin bày tỏ nguyện vọng được là thành viên của Đội tình nguyện để góp phần vào việc xoa diệu nỗi đau da cam ).
- Tổ chức cho HS viết đơn.
- GV treo bảng phụ viết sẵn mẫu đơn.
- Nhắc HS : phần lí do viết đơn chính là trọng tâm của đơn. Em phải nêu bật được sự đồng tình của mình đối với các hoạt động của Đội tình nguyện, bản thân em phải có khả năng tham gia các hoạt động, nguyện vọng của em là muốn góp phần giúp đỡ các nạn nhân chất độc màu da cam. Chữ viết cần sạch, đẹp. Câu văn rõ ràng.
- Gọi HS đọc đơn đã hoàn thành.
- Gọi nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
3. Củng cố dặn dò
- Các em viết đơn chưa đạt về nhà làm lại bài. Cả lớp chuẩn bị bài luyện tập tả cảnh sông nước cho tiết học sau.
- Nhận xét :
- Làm việc theo yêu cầu của GV.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân.
- Cá nhân tiếp nối trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân.
- Cá nhân tiếp nối trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân, VBT.
- Cá nhân tiếp nối đọc bài.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
Rút kinh nghiệm :
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Tuần 6 Tiết 12 Ngày dạy : 
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU 
Giúp HS :
 - Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích (BT1).
 - Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Thu, chấm bài tập Đơn xin gia nhập Đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam.
- GV nhận xét.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu ghi tựa
 Trong tiết tập làm văn hôm nay chúng ta cùng học bài Luyện tập tả cảnh
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1
- Đoạn a :
- Chia lớp thành 4 nhóm, đọc đoạn văn và thảo luận câu hỏi trong SGK.
- Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt ý:
 + Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc màu của trời mây
 + Tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển khi : bầu trời xanh thẳm, bầu trời rải mây trắng nhạt, bầu trời âm u mây mưa, bầu trời ầm ầm dông gió.
 + Tác giả đã liên tưởng đến sự thay đổi tâm trạng của con người :biển như một con người biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu gắt gỏng.
- GV : Liên tưởng là từ hình ảnh này nghĩ đến hình ảnh khác. Trong miêu tả, nghệ thuật liên tưởng được sử dụng rất hiệu quả. Liên tưởng làm cho sự vật thêm sinh động hơn, gần gũi với con người hơn. Liên tưởng của nhà văn giúp ta cảm nhận được vẻ đáng yêu của biển.
- Đoạn b :
* Hướng dẫn như đoạn a.
- Cho HS đọc chú giải : thủy ngân .
- GV nhận xét, chốt ý:
+ Từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều.
+ Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh bằng thị giác; xúc giác để thấy nắng nóng như đổ lửa.
+ Làm cho người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội , làm cho cảnh vật hiện ra sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi HS đọc kết quả em quan sát một cảnh sông nước ở đã chuẩn bị ở tiết trước.
- GV nhận xét.
- Yêu cầu HS tự lập dàn ý bài văn tả cảnh một cảnh sông nước.
- Gọi HS đính bảng phụ lên bảng.
- GV cùng HS nhận xét bài của bạn.
-GV ghi điểm HS.
3. Củng cố dặn dò
- Về nhà sửa chữa, hoàn thiện dàn ý bài vănmiêu tả cảnh sông nước và chuẩn bị bài Luyện tập tả cảnh cho tiết sau.
- Nhận xét :
- Làm việc theo yêu cầu của GV.
- Nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân
- Cá nhân tiếp nối
- Cá nhân, vở bài tập.
- 1 HS làm vào bảng phụ
 - Cá nhân tiếp nối trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung.
 ? Rút kinh nghiệm : 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ............................................................................................................................................
Tuần 7 Tiết 13 Ngày dạy :
 LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
 Xác định được phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn (BT1), hiểu mối quan hệ về nội dung giữa các câu và biết cách viết câu mở đoạn (BT2, BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh Vịnh Hạ Long SGK trang 71.
- Bảng phụ, bút lông.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
4p
3p
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Thu, chấm dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước của 3 HS.
- GV nhận xét.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu ghi tựa
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1
- Cho HS hoạt động nhóm, đọc đoạn văn và thảo luận câu hỏi trong SGK.
+ Xác định phần mở bài, thân bài, kết bài.
(Mở bài : Vịnh Hạ Long Việt Nam.)
+ Phần thân bài có mấy đoạn ? Mỗi đoạn miêu tả những gì ?
(Thân Bài : Cái đẹp  vang vọng).
Có 3 đoạn :
+ Đ1 : Tả sự kì vĩ của thiên nhiên trên Hạ Long.
+ Đ2 : Tả vẻ duyên dáng của Hạ Long.
+ Đ3 : Tả nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người của Hạ Long qua mỗi mùa.
Kết bài : Núi non  giữ gìn.
+ Những câu văn in đậm có vai trò gì trong mỗi đoạn văn và trong cả bài ?
(Những câu văn in đậm là câu mở đầu mỗi đoạn, câu mở đoạn nêu ý bao trùm cả đoạn. Với cả bài, mỗi câu văn nêu một đặc điểm của cảnh vật được tả, đồng thời liên kết các đoạn trong bài với nhau).
- GV : Tác giả tả sự kì vĩ của Hạ Long với sự phân bố đặc biệt của hàng nghìn hòn đảo, tả nét duyên dáng của vịnh Hạ Long được tạo bởi cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời, tả những nét riêng biệt của Hạ Long qua sự thay đổi theo mùa.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS thảo luận theo cặp để chọn câu mở đoạn cho mỗi đoạn văn.
- GV gợi ý : Các em đọc kĩ đoạn văn và các câu mở đoạn cho sẵn, điền nhẩm vào chỗ trống xem câu mở đoạn nào khớp với các câu tiếp theo, câu mở đoạn phải liên kết được ý với các câu sau, bao trùm được ý miêu tả của cả đoạn.
- Gọi HS trình bày.
-GV nhận xét câu trả lời đúng.
- Gọi 2 HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Cho 2 HS làm vào bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
- Nhắc HS : các em có thể viết câu mở đoạn cho 1 trong 2 đoạn văn trên. Mở đoạn chúng ta có thể viết từ 1 đến 2 câu.
- Gọi 2 HS dán bài lên bảng, GV cùng hS nhận xét, sửa chữa.
- Gọi 3 HS dưới lớp đọc bài làm của mình.
- GV nhận xét
3. Củng cố dặn dò
- Về nhà đọc lại bài và luyện viết một đoạn văn trong bài miêu tả cảnh sông nước để chuẩn bị bài Luyện tập tả cảnh cho tiết sau.
Nhận xét :
- Làm việc theo yêu cầu của GV.
- Trao đổi nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung.
.
- Trao đổi nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân
- Cá nhân, VBT.
- 1 HS làm bảng phụ,
-Cá nhân tiếp nối trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung.
 ? Rút kinh nghiệm : 
..........................................................................................................................................
 ............................................................................................................................................
 .......................................................................... ... ...................................................
 ............................................................................................................................................
Tuần 8 Tiết 16 Ngày dạy :
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
(Dựng đoạn mở bài, kết bài)
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
 - Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài: mở bài gián tiếp, mở bài gián tiếp (BT1).
 - Phân biệt được hai cách kết bài:kết bài mở rộng , kết bài khơng mở rộng (BT2); viết được đoạn văn mở bài kiểu gián tiếp, đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương (BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Bảng phụ, bút lơng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
4ph
3ph
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS đọc phần thân bài của bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em.
- GV nhận xét cho điểm.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu ghi tựa
2. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi của bài.
- Đoạn nào mở bài trực tiếp, đoạn nào mở bài gián tiếp? 
(+ Đoạn a là mở bài trực tiếp vì giới thiệu ngay con đường sẽ tả là đường Nguyễn Trường Tộ.
+ Đoạn b mở bài gián tiếp vì nĩi đến tuổi thơ với những cảnh vật quê hương rồi mới giới thiệu con đường định tả.)
- Em thấy kiểu bài nào tự nhiên, hấp dẫn hơn?
(Mở bài theo kiểu gián tiếp sinh động, hấp dẫn hơn).
- GV nhận xét, chốt ý.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhĩm. Viết vào giấy khổ to và trình bày.
- Gọi HS nhận xét.
- GV kết luận lời giải đúng.
+ Giống nhau : đều nĩi lên tình cảm yêu quí, gắn bĩ thân thiết của tác giả với con đường.
+ Khác nhau : đoạn kết bài theo kiểu tự nhiên : khẳng định con đường là người bạn quí. Đoạn kết bài theo kiểu mở rộng : vừa nĩi lên tình cảm yêu quí con đường của bạn HS, ca ngợi cơng ơn của cá cơ chú cơng nhân vệ sinh đã giữ cho con đường sạch, đẹp.
- Em thấy kiểu kết bài nào hấp dẫn người đọc hơn?
(Kiểu kết bài mở rộng hấp dẫn người đọc hơn.)
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS làm vào bảng phụ dán phần mở bài, kết bài lên bảng. GV cùng HS nhận xét.
- Gọi 3 HS dưới lớp đọc đoạn văn mở bài, kết bài của mình.
- GV nhận xét.
3. Củng cố dặn dị
- Về nhà hồn thành bài văn tả cảnh và chuẩn bị bài Luyện tập thuyết trình, tranh luận..
- Nhận xét :
- 2 HS đọc bài.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
.
- Cá nhân
- Trao đổi nhĩm.
- Đại diện nhĩm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân tiếp nối tình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân
- Trao đổi nhĩm.
- Đại diện nhĩm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân
- Cá nhân, VBT.
- 1 HS làm bảng phụ,
- Cá nhân tiếp nối trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung.
 ? Rút kinh nghiệm : 
..............................................................................................................................................
 .............................................................................................................................................
 .............................................................................................................................................
Tuần 9 Tiết 17 Ngày dạy : 
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH,
TRANH LUẬN
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
 Nêu được lí lẽ, dẫn chứng và bước đầu biết diễn đạt gãy gọn, rõ ràng trong thuyết trình, tranh luận một vấn đề đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ, bút lông.
Bài tập 3a viết sẵn vào bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
4ph
3ph
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS đọc phần mở bài, kết bài của bài văn tả cảnh.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài văn tả cảnh.
- GV nhận xét cho điểm.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu ghi tựa
2. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS đọc phân vai bài Cái gì quí nhất?
- Cho HS thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi của bài.
a) các bạn Hùng, Quí, Nam tranh luận về vấn đề gì?
(Các bạn tranh luận về vấn đề : Trên đời này cái gì quí nhất?)
b) Ý kiến của mỗi bạn như thế nào? Mỗi bạn đưa ra lí lẽ gì để bảo vệ ý kiến của mình ?
(Hùng cho rằng quý nhất là lúa gạo. Quý cho rằng quí nhất là vàng. Nam cho rằng quí nhất là thì giờ.
Hùng cho rằng không có ai không ăn mà sống được, lúa gạo nuôi dống con mgười nên lúa gạo là quí nhất. Quý cho rằng vàng bạc có thể mua được lúa gạo nên vàng bạc là quí nhất. Nam cho rằng thì giờ quí hơn vàng bạc.)
c) Thầy giáo muốn thuyết phục ba bạn điều gì ? Thầy đã lập luận như thế nào ?
(Thầy muốn ba bạn công nhận rằng : Người lao động là quí nhất. Thầy nói rằng lúa gạo, vàng bạc và thì giờ đều quí nhưng chưa phài là quí nhất. Không có lao động thì không có ai làm ra vàng bạc, lúa gạo và thì giờ cũng trôi qua vô ích).
- Muốn tham gia tranh luận và thuyết phục người khác đồng ý với mình về một vấn đề gì đó em phải có những diều kiện gì ?
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm. 
- Gọi HS phát biểu (từng tốp 3 HS đại diện 3 nhóm (đóng các vai Hùng, Quý, Nam) thực hiện cuộc trao đổi tranh luận. 
- GV nhận xét, bổ sung ý kiến cho từng HS phát biểu.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm.
- Gọi đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV đánh dấu câu trả lời theo thứ tự ưu tiên vào bảng phụ.
- GV nhận xét.
a) + Phải hiểu biết về vấn đề.
+ Phải có ý kiến riêng.
+ Phải có dẫn chứng.
+ Phải biết tôn trọng người tranh luận.
b) Thái độ ôn tồn vui vẻ.
+ Lời nói vừa đủ nghe.
+ Không bảo thủ.
3. Củng cố dặn dò
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài Luyện tập thuyết trình, tranh luận.
- Nhận xét :
- 2 HS đọc bài.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
.
- Cá nhân
- Trao đổi nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân
- Trao đổi nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân
- Trao đổi nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
? Rút kinh nghiệm : 
..........................................................................................................................................
 ............................................................................................................................................
 ............................................................................................................................................
Tuần 9 Tiết 18 Ngày dạy : 
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH,
TRANH LUẬN
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
 Bước đầu biết mở rộng lí lẽ, dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản (BT1,2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Bảng phụ, bút lông.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
4ph
3ph
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Em hãy nêu những điều kiện cần có khi tham thuyết trình, tranh luận một vấn đề nào đó?
- GV nhận xét cho điểm.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu ghi tựa
2. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1
- Gọi 5 HS đọc phân vai truyện.
- Các nhân vật trong truyện tranh luận về vấn đề gì? (Tranh luận về vấn đề : Cái gì cần nhất đối với cây xanh?)
- Ý kiến của từng nhân vật như thế nào?
(Ai cũng tự cho mình là người cần nhất đối với cây xanh:
+ Đất nói : tôi có chất màu để nuôi cây lớn.
+ Nước nói : Tôi vận chuyển chất màu để nuôi cây.
+ Không khí nói : Không có khí trời thì tất cả đều chết rũ.
+ Aùnh sáng nói : Thiếu ánh sáng thì sẽ không có màu xanh. Không có màu xanh thì gọi là cây xanh sao được !
- Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào?
- GV kết luận : không khí, đất, nước, ánh sáng là bốn điều kiện rất quan trọng đối với cây xanh. Nếu thiếu một trong bốn điều kiện đó thì cây xanh sẽ không phát triển được.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm va øømở rộng lí lẽ và dẫn chứng cho từng nhân vật. Phát bảng phụ cho từng nhóm.
- Gọi 1 nhóm lên đóng vai tranh luận,
- GV nhận xét, khen ngợi những nhóm có khả năng thuyết trình, tranh luận.
Kết luận : Trong thuyết trình, tranh luận chúng ta cần phải nắm chắc được vấn đề tranh luận, đưa ra được ý kiến riêng của mình, tìm những lí lẽ dẫn chứng bảo vệ ý kiến cho phù hợp.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Bài tập 2 yêu cầu thuyết trình hay tranh luận. Về vấn đề gì ?
- Cho HS làm bài vào vở, 2 HS làm bảng phụ.
Gợi ý : Nếu chỉ có trăng thì chuyện gì sẽ xảy ra (hoặc chỉ có đèn) ?
- Vì sao nói cả trăng và đèn đều rất cần thiết cho cuộc sống ?
- Cả trăng và đèn đều có những ưu, khuyết điểm nào?
- Tổ chức cho HS trình bày.
- GV nhận xét.
Gợi ý: Theo em, trong cuộc sống, cả đèn và trăng đều cần thiết. Đèn ở gần nên soi rõ hơn, giúp người ta đọc sách, làm việc lúc trời tối.......Còn trăng là nguồn ánh sáng tự nhiên, không sợ gió, không sợ mất nguồn điện. Cả đèn dầu lẫn đèn điện chỉ soi sáng được một nơi. Còn trăng là ánh sáng tự nhiên, không sợ gió....Trăng soi sáng mọi nơi. Trăng làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp, thơ mộng....
3. Củng cố dặn dò
- Về nhà làm hoàn thiện bài 2 và ôn tập chuẩn bị thi GKI.
- Nhận xét :
- 2 HS đọc bài.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 5 HS đọc bài.
- Trao đổi nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân
- Cá nhân, VBT.
- 2 HS làm bảng phụ,
- Cá nhân tiếp nối trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung.
 ? Rút kinh nghiệm : 
.........................................................................................................................................
 ............................................................................................................................................
 .............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 6 - 9.doc