Giáo án Thứ 3 tuần 1 Lớp 5

Giáo án Thứ 3 tuần 1 Lớp 5

Tiết:1

MÔN: THỂ DỤC

BÀI: GIỚI THIỆU CTTD 5 – TRÒ CHƠI: “CHUYỀN BÓNG TIẾP SỨC”

A/ Mục tiêu:

-Học sinh nắm được chương trình Thể dục lớp 5 để chuẩn bị học tốt hơn.

-Biết cách tổ chức và tham ga chơi tích cực trò chơi “Thi xếp hàng nhanh”

-Ham thích học môn Thể dục.

B/ Chuẩn bị:

-Địa điểm: Sân trường(Vệ sinh và làm cho bằng phẳng)

-Dụng cụ: 5 quả bóng chuyền.

-Trang phục: Học sinh ăn mặc gọn gàng.

 

doc 11 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1157Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thứ 3 tuần 1 Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 17 tháng 8 năm 2010
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tiết:1
MÔN: THỂ DỤC
BÀI: GIỚI THIỆU CTTD 5 – TRÒ CHƠI: “CHUYỀN BÓNG TIẾP SỨC”
A/ Mục tiêu:
-Học sinh nắm được chương trình Thể dục lớp 5 để chuẩn bị học tốt hơn.
-Biết cách tổ chức và tham ga chơi tích cực trò chơi “Thi xếp hàng nhanh”
-Ham thích học môn Thể dục.
B/ Chuẩn bị:
-Địa điểm: Sân trường(Vệ sinh và làm cho bằng phẳng)
-Dụng cụ: 5 quả bóng chuyền.
-Trang phục: Học sinh ăn mặc gọn gàng.
C/ Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I- Phần mở đầu:(10 phút)
-Tập hợp học sinh thành 3 hàng dọc theo 3 tổ, điểm danh và cho học sinh hát vài bài tập thể.
-Thực hiện các đôïng tác khởi động.
+Hít thở sâu
+Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối,cổ, hông.
+Chạy nhẹ nhàng triển khai thành vòng tròn.
II- Phần cơ bản:(20 phút)
-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Hoạt động 1: Giới thiệu nội dung của tiết học hôm nay.
+Giới thiệu chương trình Thể dục lớp 5
+Trò chơi: “Thi xếp hàng nhanh”
-Nêu nội dung chương trình Thể dục lớp 5:
+Ôn đội hình đội ngũ
+Hoàn thiện các động tác cơ bản của bài Thể dục phát triển chung,
+Học mới một số rò chơi rèn luyên sức dẽo, sức bền và nâng cao kĩ năng vận động.
Hoạt động 2: Trò chơi: “Thi xếp hàng nhanh”
-Giới thiệu trò chơi và hướng dẫn cách chơi.
-Tổ chức cho học sinh chơi.
III-Phần kết thúc:(5 phút)
-Cho học sinh thực hiện các động tác thả 
Lỏng.
-Dặn các em về nhà tiếp tục tập luyện những nội dung vừa ôn và chuẩn bị bài tiết tới.
-------------------------Hết-----------------------
-Tập hợp thành 3 hàng dọc theo 3 tổ và hát.
-Nhắc lại nội dung tiết học mà giáo viên vừa nêu.
-Chú ý lắng nghe để nắm được cách chơi.
-Tham gia chơi.
-Thực hiện các động tác thả lỏng:
+Đi nhẹ nhàng vừa hít thở sâu
+Vừa đi vừa hát.
-Nhắc lại nội dung vừa học
-Ghi đầu bài.
------------------------Hết----------------------
	 ------------------------%----------------------
Tiết: 2
MÔN: TOÁN
BÀI: ÔN TẬP: TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ
A/ Mục tiêu:
-Học sinh cần đạt: 
+Nêu được tính chất cơ bản của phân số.
+Biết ứng dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn và qui đồng các phân số.
+Giúp học sinh ham thích học môn Toán.
B/ Chuẩn bị:
-Sách giáo khoa, sách giáo viên
C/ Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I- Ổn định tổ chức: (2 phút)
- Điểm danh lại và cho cả lớp hát vài bài.
 II- Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
-Gọi vài học sinh lên bảng làm bài tập:
Bài 1: (hs1)
Viết các phép chia sau dưới dạng phân số: 4:7; 15;9.
Bài 2: (hs2)
Viết 1 thành 3 phân số khác nhau
-Nhận xét và chốt lại.
III- Giới thiệu bài mới:(1 phút)
-Giới thiệu bài học hôm nay.
+Ôn tập: Tính chất cơ bản của phân số
IV-Dạy bài mới:(30 phút)
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh khai thác phần minh hoạ trong sgk.(10 phút)
Bước1:
-Hướng dẫn học sinh ôn về tính chất của phân số(Theo sgk)
-Nhận xét và bổ sung kiến thức cho học sinh.
Bước2:
-Giúp học sinh ứng dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn và qui đồng các phân số.(Tiến hành như bước một)
-Nhận xét và bổ sung.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.(20 phút)
-Nêu yêu cầu và giao nhiệm vụ cho học sinh:
+Từng cặp trao đổi và làm bài tập 1 và 2 và 3.
-Gọi từng cặp lên trình bày.
-Nhận xét sửa sai và bổ sung.
Bài 1: Rút gọn các phân số
Bài 2: Qui đồng mãu số các phân số
a/và
b/và và 
c/và vàvà
Bài 3: Tìm các phân số bằng nhau trong các phân số dưới đây:
’
V- Củng cố dặn dò: (2 phút)
-Nhận xét tiết học và dặn học sinh về làm các bài tập trong VBT và chuẩn bị bài Ôn tập:So sánh hai phân số
-------------------------Hết-----------------------
- Lắng nghe và hát
-Hai học sinh lên bảng trình bày 
-Lắng nghe và nhắc lại.
-Đọc thuộc lại hai tính chất nêu trong sgk
Trang 5
- Hai học sinh lên làm ví dụ minh hoạ
-Thực hiện như bước một
-Lăùng nghe và sửa bài:
-Từng cặp lên trình bày
-Sửa bài vào vở:
-Cả lớp chữa bài vào vở 
-Nhắc lại nội dung vừa học
-Ghi đầu bài.
------------------------Hết----------------------
 ------------------------%-----------------------
Tiết: 3
MÔN: CHÍNH TA Û(Nghe –viết)
BÀI: VIỆT NAM THÂN YÊU 
A/ Mục tiêu:
-Học sinh cần đạt:
 +Ngheviết đúng, trình bày đúng bài chính tả Việt Nam thân yêu
 +Làm được bài tập 2(nắm được qui tắc viết ngh/ng,g/gh
 +Có ý thức học tốt môn Tiếng Việt.
B/ Chuẩn bị:
-Sách giáo khoa, sách giáo viên
-Bảng phụ viết sẵn bài tập 2
C/ Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I- Ổn định tổ chức: (2 phút)
-Yêu cầu học sinh chuẩn bị sách vở cho tiết học.
 II- Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
-Gọi vài học sinh nhắc lại những nội dung phân môn chính tả đã được học ở lớp 4.
-Bổ sung nếu học sinh trả lời chưa đầy đủ.
III- Giới thiệu bài mới:(1 phút)
-Nêu một số yêu cầu của việc học môn chính tả ở lớp 5 và những việc cần chuẩn bị.
-Giới thiệu trực tiếp bài học hôm nay.
+Nghe-viết bài Việt Nam thân yêu
IV-Dạy bài mới:(30 phút)
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe-viết(18 phút)
Bước1:
-Đọc bài chính tả một lựơt
(Đọc chậm rõ ràng, phát âm chuẩn)
-Hướng dẫn viết tiếng khó và cách trình bày bài chính tả
-Nhận xét và sửa sai, nhắc nhở học sinh cách trình bày bài chính tả.
Bước2:
-Đọc cho học sinh viết bài
(Đọc từng dòng để học sinh viết)
-Đọc lại để học sinh sóat lại bài
Bước3:
-Chấm bài và sửa lỗi cho học sinh 
(Chấm khoảng 5-7 bài)
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập(12 phút)
-Nêu yêu cầu bài tập 2 và giao nhiệm vụ cho học sinh:
+Từng cặp trao đổi để làm bài tập 2.
-Gọi từng cặp lên đọc bài sau khi đã điền đầy đủ.
-Nhận xét sửa sai và bổ sung.
+Những từ thứ tự điền đúng là:ngày, ghi, ngát, ngữ, nghỉ, gái, có, ngày, của, kết, cuazr, kiên, kỉ.
-Nhận xét và bình chọn, tuyên dương những học sinh viết tốt nhất.
V- Củng cố dặn dò: (2 phút)
-Nhận xét tiết học và dặn học sinh về tiếp tục luyện đọc và chuẩn bị bài (nghe-viết) Lương Ngọc Quyến
-------------------------Hết-----------------------
-Lấy sgk và vở để học môn chính tả.
-Nêu
-Nhắc lại
-Lắng nghe và vài em nhắc lại
-Đọc thầm theo và theo dõi trong sgk
-Viết nháp tiếng khó
-Nghe giáo viên đọc viết bài vào vở
-Nghe giáo viên đọc soát lại bài
-3-5 học sinh lên bảng viết lại những chữ đã viết sai
-Từng cặp làm việc theo yêu cầu của giáo viên.
-Từng cặp lên đọc.
-Chữa bài vào vở
 -Lắng nghe và ghi nhớ.
-Ghi đầu bài vàovở
------------------------Hết----------------------
 ------------------------%-----------------------
Tiết: 4
MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI: TỪ ĐỒNG NGHĨA
A/ Mục tiêu:
-Học sinh cần biết: 
+Thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn.
 +Vận dụng những hiểu biết đã học về từ đồng nghĩa để làm đúng các bài tập thực hành về tìm từ đồng nghiã, đặt câu phân biệt từ đồng nghiã.
 +Giúp học sinh ham thích học môn Tiếng Việt.
B/ Chuẩn bị:
-Sách giáo khoa, sách giáo viên
-Phiếu bài tập.
-Ghi sẵn các bài tập ở phần nhận xét lên bảng
C/ Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I- Ổn định tổ chức:(2 phút)
-Yêu cầu học sinh chuẩn bị sách vở cho tiết học.
II- Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
-Gọi vài học sinh nhắc lại những nội dung môn Luyện Từ và Câu đã học ở lớp 4.
-Bổ sung nếu học sinh trả lời chưa đầy đủ.
III- Giới thiệu bài mới:(1 phút)
-Gới thiệu chương trình môn Luyện Từ và Câu lớp 5.
-Giới thiệu bài học hôm nay.
+Sự sinh sản
V-Dạy bài mới:(30 phút)
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh khai thác phần nhận xét:(15 phút)
Bước1:
Hướng dẫn làm bài tập 1 và 2: 
-Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập và gợi ý để học sinh thực hiện. 
-Gọi học sinh trình bày kết quả và sửa sai cho học sinh đồng thời hướng dấn các em nêu nhận xét.
Bài 1:
Các từ xây dựng và kiến thiết, có nghĩa giống nhau; các từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm cũng có nghĩa giống nhau.
Bài 2:
 Các từ xây dựng và kiến thiết có thể âuy thé cho nhau vì nó có nghĩa hoàn toàn giống nhau.
 Các từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thay thế được cho nhau vì nghĩa của nó không hoàn toàn giống nhau.
Bước2: Ghi nhớ
-Cho học sinh đọc ghi nhớ trong sgk.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 1(5 phút)
-Nêu yêu cầu và giao nhiệm vụ cho học sinh:
+Từng cặp trao đổi để làm bài tập1
-Gọi từng cặp lên trình bày.
-Nhận xét sửa sai và bổ sung.
Bài 1:
Non sông- nước nhà
Hoàn cầu- năm châu
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập 2 và 3(10 phút)
-Nêu yêu cầu và giao nhiệm vụ cho học sinh:
+Làm cá nhân 
-Gọi học sinh lên bảng trình bày, nhận xét và bổ sung
Bài 2:
Đẹp: đẹp đẻ, xinh xắn..
To lớn: to tướng, vĩ đại, khổng lồ.
Học tập: học hành, học hỏi..
Bài 3:
Góc học tập của Nga gọn gàng và đẹp đẻ.
Nga có mái tóc rất xinh xắn.
V- Củng cố dặn dò:(2 phút)
-Nhận xét tiết học và dặn học sinh về học thuộc phần Ghi nhớ và chuẩn bị bài Luyện tập về từ đồng nghĩa.
-------------------------Hết-----------------------
- Lắng nghe và chuẩn bị
-Nêu
-Nhắc lại
-Lắng nghe và nhắc lại
-3 học sinh lần lượt nêu yêu cầu bài tập
-Trao đổi theo nhóm 4 để tìm đúng kết quả bài tập.
-Lắng nghe và sửa sai.
-4-6 học sinh đọc thuộc ghi nhớ trong sgk trang 8.
-Từng cặp làm việc theo yêu cầu của giáo viên.
-Từng cặp lên trình bày
-Lắng nghe và nhắc lại
-Làm việc cá nhân 
-Bốn học sinh lên trình bày
-Sửa bài vào vở.
-Nhắc lại nội dung vừa học
-Ghi đầu bài.
------------------------Hết----------------------
 ------------------------%-----------------------
Tiết: 5
MÔN: LỊCH SỬ
BÀI: BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI TRƯƠNG ĐỊNH
A/ Mục tiêu:
-Học sinh cần biết: 
+Thời kì đđầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì.
 +Nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định: (Triều đình kí hoà ước nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp và ra lệnh cho Trương Định giải tán lực lượng kháng chiến, Trương Định không tuân theo lệnh vua kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống Pháp.
B/ Chuẩn bị:
-Sách giáo khoa, sách giáo viên
-Hình minh hoạ về Trương Định.
C/ Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I- Ổn định tổ chức:(2 phút)
- Nêu nhiệm vụ và một số chuẩn bị để học tốt môn Lịch sử 5. 
II- Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
-Gọi vài học sinh nhắc lại những nội dung môn Lịch sử đã học ở lớp 4.
-Bổ sung nếu học sinh trả lời chưa đầy đủ.
III- Giới thiệu bài mới:(1 phút)
-Gới thiệu chương trình môn Lịch sử lớp 5.
-Giới thiệu bài học hôm nay.
+Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định
V-Dạy bài mới:(30 phút)
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về Trương Định (12 phút)
Bước1:
-Giới thiệu sơ lược về Trương Định:
+Là thủ lĩnh của phong trào chống Pháp
+Không nghe thro lệnh vua ở lại cùng nhân dân chống Pháp
+Được nghĩa quân tôn làm Bình Tây Đại nguyên soái 
Bước2:
-Tổ chức cho học đọc thông tin trong sgk và trả lời câu hỏi.
Câu 1: 
 Trong thời kì chống Pháp Trương Định nổi tiếng như thế nao?
Câu 2: 
 Triều đình đã làm điều gì với thực dân Pháp?
-Gọi học sinh lên trình bày, nhận xét và chốt lại.
-Tuyên dương những nhóm trả lời đúng nhất.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu thái độ của Trương Định đối với triều đình và của nghĩa quân đối với Trương Định.(18 phút)
-Nêu yêu cầu và giao nhiệm vụ cho học sinh:
+Từng cặp quan sát tranh, đọc thông tin trong sgk trao đổi để trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: 
Trương Định có làm theo lệnh của triều đình không?
Câu 2: 
Trương Định quyết định ở lại cùng nhân dân kháng chiến chống Pháp, lúc đó nghĩa quân đã làm gì ?
-Gọi từng cặp lên trình bày.
-Nhận xét sửa sai và bổ sung.
’Kết luận: Triều đình kí hoà ước với Pháp nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp và yêu cầu Trương Định giải tán lực lượng kháng chiến. Trương Định không nghe lệnh vua quyết định ở lại cùng nghĩa quân kháng chiến chống Pháp,Ông được phong làmBình Tây Đại nguyên soái.
V- Củng cố dặn dò:(2 phút)
-Nhận xét tiết học và dặn học sinh về tiếp tục đọc bài trong sgk và đọc trước bài Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước.
-------------------------Hết-----------------------
- Lắng nghe và chuẩn bị 
-Nêu
-Nhắc lại
-Lắng nghe và nhắc lại
-Lắng nghe và theo dõi sgk.
-Từng cặp thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
-Từng cặp lên trình bày.
-Lắng nghe và nhắc lại
-Làm việc theo nhóm 2 học sinh 
-Từng nhóm lên trình bày
-Lắng nghe và ghi nhớ
-Nhắc lại nội dung vừa học
-Ghi đầu bài.
------------------------Hết----------------------
 ------------------------%-----------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docKe hoach bai day thu ba.doc