Giáo án Thứ sáu tuần 24

Giáo án Thứ sáu tuần 24

TẬP LÀM VĂN

ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT.

I.MỤC TIÊU:

- Lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật.

- Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đúng ý.

 - Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học, say mê sáng tạo.

II. CHUẨN BỊ: Tranh vẽ 1 số đồ vật. Giấy khổ to. Bảng phụ.

 

doc 4 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1026Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thứ sáu tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu ngày 25 tháng 2 năm 2011
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT.
I.MỤC TIÊU: 
- Lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật.
- Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đúng ý.
 - Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học, say mê sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ: Tranh vẽ 1 số đồ vật. Giấy khổ to. Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Ôn tập về văn tả đồ vật.
Kiểm tra chấm điểm vở của học sinh.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Bài tập 1.
GV gợi ý để HS chọn đề văn cho phù hợp với mình
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
H.dẫn HS lập dàn ý.
Gọi những HS làm bài trong bảng phụ mang bài lên, GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh các dàn ý.
Nhắc HS không bắt chước y nguyên dàn ý của bạn
Hoạt động 2: Bài tập 2.
GV tới từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn HS.
GV nhận xét, ghi điểm cho những HS trình bày miệng dàn ý vừa làm.
4. Củng cố: 
5. Dặn dò: 
Yêu cầu học sinh về nhà lập dàn ý cho bài văn định tả.
Dặn: Chuẩn bị cho tiết làm viết vào tuần tới.
 Hát 
-HS đọc 5 đề bài trong SGK.
-Vài em nói đề bài mình chọn.
-1HS đọc gợi ý 1 trong SGK.
-HS dựa vào gợi ý 1 viết nhanh dàn ý bài văn (3-4 HS làm vào bảng phụ)
-Mỗi HS tự sửa dàn ý bài viết của mình.
-1 HS đọc yc của BT2 và gợi ý 2.
-Từng HS dựa vào dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn tả đồ vậtcủa mình trong nhóm.
-Đại diện các nhóm thi trình bày miệng dàn ý bài văn trước lớp.
-Sau khi mỗi HS trình bày, cả lớp trao đổi về cách chọn đồ vật để tả, cách sắp xếp các phần trong dàn ý, ...
-HS nhắc lại dàn bài chung của bài văn tả đồ vật.
- Nhận xét tiết học.
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG.
I.MỤC TIÊU: 
- Biết tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- BT cần làm : B1 (a;b) ; B2.
- Cẩn thận và say mê học toán.
II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ, bảng học nhóm, ...
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.KT bài cũ: 
GV nhận xét, ghi điểm.
2.Luyện tập:
Bài 1a;b: 
-GV h.dẫn HS làm việc theo nhóm.
-GV nhận xét, sửa chữa.
Bài 2: GV nêu yêu cầu của bài tập.
GV chầm và chữa bài:
3.Củng cố:
4. Dặn dò: -Dặn HS về nhà ôn bài, chuẩn bị cho bài của tuần sau.
-Nhận xét tiết học.
Thế Ngọc, Nga nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình HCN và hình LP.
-HS đọc đề toán.
-Các nhóm làm bài vào bảng học nhóm.
-Từng nhóm trình bày bài làm của nhóm mình. Cả lớp nhận xét sửa chữa.
HS tự làm bài vào vở.
Diện tích xung quanh là:
1,5 x 1,5 x 4 = 9 (m2)
Diện tích toàn phần là:
1,5 x 1,5 x 6 = 13,5 (m2)
Thể tích là:
1,5 x 1,5 x 1,5 = 3,375 (m2).
Đáp số : a) 9m2 ; b) 13,5m2 ; c) 3,375m2
HS làm sai chữa bài.
-HS nhắc lại cách tính d.tích, thêû tích của hình HCN và hình LP.
KHOA HỌC
AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN.
I. MỤC TIÊU 
 - Nêu được một số qui tắc cơ bản sử dụng an tồn, tiết kiệm điện.
- Cĩ ý thức tiết kiệm năng lượng điện.
*GDKNS: KN Ứng phĩ, xử lí tình huống ; KN Ra quyết định.
II.CHUẨN BỊ: - Một vài dụng cụ, máy móc sử dụng pin như đèn pin, đồng hồ,đồ chơi,pin (một số pin tiểu và pin trung).
- Tranh ảnh, áp phích tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm điện và an toàn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: Lắp mạch điện đơn giản (tiết 2).
® Giáo viên nhận xét sản phẩm lắp của các nhóm.
2.Bài mới: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện.
Hoạt động 1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật.
Khi ở nhà và ở trường, bạn cần phải làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho những người khác.
Giáo viên bổ sung thêm: cầm phích cắm điện bị ẩm ướt cắm vào ổ lấy điện cũng có thể bị giật, không nên chơi nghịch ổ lấy điện dây dẫn điện, bẻ, xoắn dây điện,
 Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
Cho học sinh quan sát một vài dụng cụ, thiết bị điện (có ghi số vôn) và giải thích phải chọn nguồn điện thích hợp.
Nêu tên một số dụng cụ, thiết bị điện và nguồn điện thích hợp (bao nhiêu vôn) cho thiết bị đó.
Hướng dẫn cho cả lớp về cách lắp pin cho các vật sử dụng điện.
Trình bày lí do cần lắp cầu chì và hoạt động của cầu chì?
GV lưu ý HS: Khi dây chì bị chảy, thay cầu chì khác, không được thay dây chì bằng dây sắt hay dây đồng.
*Khi thấy cĩ người bị điện giật, điểu đầu tiên cần làm là gì?
3. Củng cố.
Cho một số học sinh trình bày về việc sử dụng điện an toàn và tránh lãng phí.
Mỗi tháng gia đình bạn thường dùng hết bao nhiêu số điện và phải trả bao nhiêu tiền điện?
Tìm hiểu xem ở nhà bạn có những thiết bị, máy móc gì sử dụng điện?
 Có thể để tiết kiệm, tránh lãng phí khi sử dụng điện ở nhà bạn?... 
4. Dặn dò: - Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Ôn tập :Vật chất – năng lượng”.
Nhận xét tiết học.
-HS trình bạy sản phẩm lắp mạch điện đơn giản.
Thảo luận nhĩm
Thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và các biện pháp đề phòng điện giật (sử dụng các tranh vẽ, áp phích sưu tầm được và SGK).
Các nhóm trình bày kết quả.
Học sinh trả lời.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh thực hành theo nhóm: tìm hiểu số vôn quy định của một số dụng cụ, thiết bị điện ghi trên đó, lắp pin cho môt số đồ dùng, máy móc sử dung điện.
Các nhóm giới thiệu kết quả.
Đọc SGK để tìm hiểu lí do cần lắp cầu chì và hoạt động của cầu chì.
Học sinh đọc mục “Bạn cần biết” -91/ SGK và thảo luận.
Làm thế nào để người ta biết được mỗi hộ gia đình đã dùng hết bao nhiêu điện trong một tháng?
Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm?
Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện.

Tài liệu đính kèm:

  • docThứ sáu.doc