Giáo án Tiếng Việt 5, kì I

Giáo án Tiếng Việt 5, kì I

TẬP ĐỌC

THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU

1. Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ.

- Đọc đúng các từ ngữ, câu trong bài.

- Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.

2. Hiểu bài :

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung bức thư : Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng học sinh sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.

3. Thuộc lòng một đoạn thơ .

 

doc 230 trang Người đăng hang30 Lượt xem 756Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 5, kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 
TẬP ĐỌC
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ.
Đọc đúng các từ ngữ, câu trong bài.
Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.
Hiểu bài :
Hiểu các từ ngữ trong bài.
Hiểu nội dung bức thư : Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng học sinh sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới. 
Thuộc lòng một đoạn thơ .
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Tranh minh họa bài đọc trong SGK .
Bảng phụ viết đoạn thư HS cần học thuộc lòng.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-MỞ ĐẦU 
Nêu một số điểm lưu ý về yêu cầu của giờ tập đọc lớp 5, chuẩn bị cho giờ học, nhằm củng cố nề nếp học tập của học sinh .
B-DẠY BÀI MỚI 
1-Giới thiệu bài : 
Giới thiệu : Thư gởi các học sinh: Là bức thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên, sau khi nước ta giành được độc lập, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật và vua quan phong kiến. Thư nói về trách nhiệm của học sinh Việt Nam đối với đất nước, thể hiện niềm hi vọng của Bác vào những chủ nhân tương lai của đất nước.
- Hs nhắc lại, ghi vở.
2-Tìm hiểu bài 
a)Luyện đọc 
Có thể chia lá thư làm 2 đoạn như sau :
Đọan 1: Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao ?
Đoạn 2 : Phần còn lại .
Khi hs đọc, GV kết hợp :
+ Khen những em đọc đúng, xem đó như là mẫu cho cả lớp noi theo; kết hợp sửa lỗi cho hs nếu có em phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng, hoặc giọng đọc không phù hợp .
+ Sau lượt đọc vỡ, đến lượt đọc thứ hai, giúp HS kiểu các từ ngữ mới và khó.
Cách làm :HS đọc thầm phần chú giải các từ mới ở cuối bài đọc ( 80 năm giời nô lệ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu ... ), giải nghĩa các từ ngữ đó, có thể đặt câu với các từ cơ đồ, hoàn cầu để hiểu đúng hơn nghĩa của từ.
Nói thêm : Những cuộc chuyển biến khác thường mà Bác Hồ nói trong thư là Cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đánh Pháp, đuổi Nhật, lật đổ chế độ thực dân, phong kiến giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân .
-Đọc diễn cảm toàn bài (giọng thân ái, thiết tha, đầy thân ái, hi vọng, tin tưởng).
-1HS khá giỏi đọc (hoặc 2 HS đọc nối tiếp nhau) đọc một lượt toàn bài.
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.
-HS luyện đọc theo cặp.
-1 HS đọc cả bài.
b) Tìm hiểu bài 
Cách tổ chức hoạt động lớp học :
+ Chia lớp thành các nhóm để HS cùng nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt) và trả lời các câu hỏi. Sau đó đại diện các nhóm trả lời câu hỏi trước lớp. GV điều khiển lớp đối thoại, nêu nhận xét, thảo luận, tổng kết.
+ Chỉ định 1,2 HS điều khiển lớp, trao đổi về bài đọc dựa theo các câu hỏi SGK. HS điều khiển lớp có thể bổ sung câu hỏi. GV chỉ nói những lời cần thiết để điều chỉnh, khắc sâu, gây ấn tượng về những gì HS đã trao đổi, thu lượm được.
- Yêu cầu đọc thầm phải gắn với những nhiệm vụ cụ thể.
Các hoạt động cụ thể :
- Ngày khai trường tháng 9-1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác ?
- Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
- HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước ?
+Đọc thầm đoạn 1 (Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao?)
-Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày khai trường đầu tiên sau khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. 
-Từ ngày khai trường này, các em HS bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
+ Đọc thầm đoạn 2 :
- Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.
-HS phải cố gắng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai các cường quốc năm châu.
c) Hướng dẫn hs đọc diễn cảm 
- Đọc diễn cảm một đoạn để làm mẫu cho HS.
- GV theo dõi, uốn nắn.
* Chú ý : 
- Giọng đọc cần thể hiện tình cảm thân ái, trìu mến và niềm tin của Bác vào HS– những người sẽ kế tục sự nghiệp cha ông.
- Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng.
-HS luyện đọc diễn cảm đoạn thư theo cặp 
-Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
-Nhẩm học thuộc những câu văn đã chỉ định HTL trong SGK (từ sau 80 năm giời làm nô lệ đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em).
-HS thi đọc thuộc lòng.
3-Củng cố , dặn dò :
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà học thuộc lòng những câu đã chỉ định; đọc trước bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” 
chính tả (Nghe – viết) VIỆT NAM THÂN YÊU
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
Nghe viết đúng, trình bày đúng chính tả “Việt Nam thân yêu”
Làm bài tập để củng cố qui tắc viết chính tả với g/gh ; ng/ngh ; c/k .
II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Vở BT Tiếng Việt 5 tập một.
Bút dạ và 3, 4 tờ phiếu khổ to viết từ ngữ, cụm từ hoặc câu có tiếng cần điền vào ô trống ở VBT ; 3- 4 tờ phiếu kẻ bảng nội dung BT3 .
Bài sửa của hs :
Âm đầu
Đứng trước i, e,ê
Đứng trước các âm còn lại
Âm “ cờ”
Viết là k
Viết là c
Âm “ gờ”
Viết là gh
Viết là g
Âm “ngờ”
Viết là ngh
Viết là ng
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-MỞ ĐẦU: Gv nêu một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ chính tả ở lớp 5, việc chuẩn bị đồ dùng cho giờ học, nhắm củng cố nề nếp học tập của hs.
B-DẠY BÀI MỚI 
1-Giới thiệu bài : 
Trong tiết học hôm nay, các em sẽ nghe thầy (cô) đọc viết đúng bài chính tả “Việt Nam thân yêu”. Sau đó sẽ làm các BT phân biệt những tiếng có âm đầu g/gh ; ng/ngh ; c/k .
2-Hướng dẫn hs nghe, viết:
- Gv đọc bài chính tả một lượt.
Đọc thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác các tiếng có âm, vần, thanh hs dễ viết sai.
- Nhắc hs quan sát hình thức trình bày thơ lục bát, chú ý những từ ngữ dễ viết sai: mênh mông, biển lúa, dập dờn ... 
-Đọc từng dòng thơ cho hs viết. Mỗi dòng thơ đọc 12 lượt ( không cần đọc 3 lượt).
* Lưu ý hs : Ngồi viết đúng tư thế. Ghi tên bài vào giữa dòng. Sau khi chấm xuống dòng, chữa đầu viết hoa lùi vào 1 ô li.
- Đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
- Gv chấm chữa 7-10 bài.
-Nêu nhận xét chung.
- Hs theo dõi SGK.
- Đọc thầm bài chính tả.
- Gấp SGK.
- Hs viết.
-Hs soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi. 
-Từng cặp hs đổi vở soát lỗi cho nhau hoặc tự đối chiếu SGK để chữa những chữ viết sai.
3-Hướng dẫn hs làm BT chính tả: 
Bài tập 2 :
- Nhắc các em nhớ ô trống có số 1 là tiếng bắt đầu bằng ng hoặc ngh; ô số 2 là tiếng bắt đầu bằng g hoặc gh; ô số 3 là tiếng bắt đầu bằng c hoặc k.
- Dán 3 tờ phiếu khổ to ghi từ ngữ, cụm từ có tiếng cần điền, mời 3 hs lên bảng thi trình bày đúng, nhanh kết quả làm bài. Có thể tổ chức cho các nhóm hs làm bài dưới hình thức thi tiếp sức.
-1 hs nêu yêu cầu của BT .
- Mỗi hs làm vào VBT.
- Một vài hs nối tiếp nhau đọc lại bài văn đã hoàn chỉnh.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng: ngày, ghi, ngát, ngữ, nghỉ, gái, có, ngày, của kết, của, kiên, kỉ.
Bài tập 3 :
- Gv dán 3 tờ phiếu lên bảng, mời 3 hs lên bảng thi làm bài nhanh. Sau đó từng em đọc kết quả.
- Cất bảng, mời 2,3 hs nhắc lại.
- Một hs đọc yêu cầu BT.
- Hs làm bài cá nhân vào VBT.
- Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- 2,3 hs nhìn bảng, nhắc lại qui tắc viết g/gh ; ng/ngh ; c/k.
- Nhẩm, học thuộc các qui tắc.
- Sửa bài theo lời giải đúng (đã nêu ở phần chuẩn bị bài)
4-Củng cố , dặn dò 
- Nhận xét tiết học, biểu dương những hs học tốt.
- Yêu cầu những hs viết sai chính tả về nhà viết lại nhiều lần cho đúng những từ đã viết sai, ghi nhớ qui tắc viết chính tả với g/gh ; ng/ngh ; c/k.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU	TỪ ĐỒNG NGHĨA
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn .
Vận dụng những hiểu biết đã có, làm đúng các BT thực hành tìm từ đồng nghĩa, đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa.
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
VBT Tiếng Việt 5, tập một.
Bảng viết sẵn các từ in đậm ở BT1a và 1b (phần nhận xét): xây dựng – kiến thiết; vàng xuộm – vàng hoe – vàng lịm.
Một sồ tờ giấy khổ A4 để một vài hs làm BT 23 (phần Luyện tập).
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1-Giới thiệu bài :
Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học :
-Giúp hs hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn.
-Biết vận dụng những hiểu biết đã có để làm các BT thực hành về từ đồng nghĩa.
2-Phần nhận xét :
Bài tập 1: So sánh nghĩa các từ in đậm trong đoạn văn a, sau đó trong đoạn văn b (xem chúng giống nhau hay khác nhau).
Chốt lại : Những từ có nghĩa giống nhau như vậy là các từ đồng nghĩa.
Bài tập 2 :
- Hs nhắc lại tựa bài, ghi vở.
-Hs đọc trước lớp yêu cầu BT 1 (đọc toàn bộ nội dung). Cả lớp theo dõi SGK.
-1 hs đọc các từ in đậm đã được thầy (cô) viết sẵn trên bảng lớp.
a)xây dựng – kiến thiết
b)Vàng xuộm – vàng hoe – vàng lịm.
-Nghĩa của các từ này giống nhau (cùng chỉ 1 hoạt động , 1 màu)
-Chốt lại :
+Xây dựng và kiến thiết có thể thay thế được cho nhau vì nghĩa của các từ ấy giống nhau hoàn toàn ( làm nên một công trình kiến trúc , hình thành một tổ chức hay một chế độ chính trị , xã hội , kinh t ... t .
3-Củng cố , dặn dò 
-Nhận xét tiết học 
-Chuẩn bị bài sau : cả lớp chuẩn bị trước bài KC trong SGK , tuần 17 : Tìm một câu chuyện (mẩu chuyện ) em đã được nghe , được đọc nói về những người biết sống đẹp , biết mang lại niềm vui , niền hạnh phúc cho mọi người xung quanh .
TẬP ĐỌC
THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN 
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn , giọng kể linh hoạt , phù hợp với diễn biến truyện .
Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Phê phán cách suy nghĩ mê tín dị đoan ; giúp mọi người hiểu cúng bái không thể chữa khỏi bệnh , chỉ có khoa học và bệnh viện mới làm được điều đó .
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Tranh minh họa bài đọc SGK .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
-2,3 hs đọc bài Thầy thuốc như mẹ hiền .
-Hỏi đáp về nội dung bài đọc .
B-DẠY BÀI MỚI :
1-Giới thiệu bài : 
Bài đọc Thầy cúng đi bệnh viện kể một câu chuyện có thật ở Tây Bắc . Qua câu chuyện , thầy cúng không chữa khỏi bệnh cho chính mình phải nhờ bệnh viện , các em hiểu thêm một khía cạnh nữa của cuộc đấu tranh vì hạnh phúc của con người – đấu tranh chống lạc hậu , mê tín dị đoan .
2-Hướng dẫn hs tìm hiểu bài 
a)Luyện đọc 
-Gv giải nghĩa từ khó trong bài .
-Có thể chia làm 4 phần :
+Phần 1 : từ đầu . . . học nghề cúng bái .
+Phần 2 : tiếp . . . .không thuyên giảm +Phần 3 : tiếp . . . vẫn không lui .
+Phần 4 : phần còn lại .
-Đọc diễn cảm bài thơ , nhấn mạnh những từ ngữ miêu tả cơn đau của cụ Ún ; sự bất lực của các học trò khi cố cúng bái chữa bệnh cho thấy mà bệnh không giảm ; thái độ khẩn khoản của người con trai , sự tận tình của các bác sĩ khi tìm cụ về lại bệnh viện ; sự dứt kháot bỏ nghề thấy cúng của cụ Ún .
-1 hs khá đọc bài 
-Từng tốp đọc nối tiếp .
-Luyện đọc theo cặp .
-1,2 hs đọc cả bài .
b)Tìm hiểu bài 
-Cụ Ún làm nghề gì ?
c)Đọc diễn cảm và HTL bài thơ 
-Gv hướng dẫn đọc diễn cảm .
3-Củng cố , dặn dò 
-Nhận xét tiết học . 
-Dặn hs về nhà học thuộc bài thơ .
TẬP LÀM VĂN
LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP 
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
HS hiểu thế nào là biên bản cuộc họp ; thể thức của biên bản , nội dung , tác dụng của biên bản ; trường hợp nào cần lập biên bản , trường hợp nào không cần lập biên bản .
II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Bảng phụ ghi tóm tắt nội dung cần ghi nhớ của bài học : 3 phần chính của biên bản một cuộc họp .
Một tờ phiếu viết nội dung BT2 .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
-2,3 hs đọc đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gắp đã được viết lại .
B-DẠY BÀI MỚI :
1-Giới thiệu bài : 
Trong những năm học ở trường tiểu học , các em đã tổ chức nhiều cuộc họp . Văn bản ghi lại diễn biến và kết luận của cuộc họp để nhớ và thực hiện được là biên bản . Bài học hôm nay giúp các em hiểu thế nào là biên bản một cuộc họp , thể thức , nội dung biên bản , tác dụng của biên bản , trường hợp cần lập biên bản và trường hợp không cần lập biên bản .
2-Phần nhận xét 
-GV nhận xét , kết luận :
a)Chi đội lớp 5A ghi biên bản để làm gì ?
b)Cách mở đầu biên bản có điểm gì giống , điểm gì khác cách mở đầu đơn ?
- Cách kết thúc biên bản có điểm gì giống , điểm gì khác cách kết thúc đơn ?
c)Nêu tóm tắt những điều ghi vào biên bản ?
-1 hs đọc nội dung BT1 .- toàn văn Biên bản đại hội chi đội . Cả lớp theo dõi trong SGK .
-1 hs đọc yêu cầu BT2 .
Hsd lướt Biên bản họp chi đội , trao đổi cùng bạn bên cạnh , trả lời lần lượt 3 câu hỏi của BT2 .
-Một vài đại diện trình bày ( miệng ) kết quả trao đổi trước lớp .
-Chi đội ghi biên bản cuộc họp để nhớ sự việc đã xảy ra , ý kiến của mọi người, những điều đã thống nhất . . . nhằm thực hiện đúng những điều đã thống nhất , xem xét khi cần thiết .
+Giống : có quc hiệu , tiêu ngữ , tên văn bản.
+Khác: biên bản không có tên nơi nhận ( kính gởi ); thời gian, địa điểm ghi biên bản ghi ở phần nội dung .
+Giống: có tên, chữ kí của người có trách nhiệm.
+Khác: biên bản cuộc họp có 2 chữ kí ( của chủ tịch và thư kí ), không có lời cảm ơn như đơn.
-Thời gian, địa điểm họp; thành phần tham dự ; chủ tọa, thư kí; nội dung họp (diễn biến, tóm tắt các ý kiến, kết luận của cuộc họp); chữ kí của chủ tịch và thư kí .
3-Phần ghi nhớ 
-Hs đọc ghi nhớ ở SGK .
4-Phần luyện tập 
 Bài tập 1 : 
-Trường hợp nào cần ghi biên bản, trường hợp nào không cần? Vì sao?
-Gv kết luận:
Trường hợp cần ghi biên bản 
a)Đại hội chi đội 
c)Bàn giao tài sản.
e)Xử lí vi phạm Luật giao thông .
g)Xử lí việc xây dựng nhà trái phép.
Trường hợp không cần ghi biên bản 
b)Họp lớp phổ biến kế hoạch tham quan một di tích lịch sử .
d)Đêm liên hoan văn nghệ.
-Cả lớp đọc thầm nội dung bài, suy nghĩ, trao đổi cùng bạn.
Lí do
-Cần ghi lại các ý kiến, chương trình công tác cả năm học và kết quả bầu cử để làm bằng chứng và thực hiện.
-Cần ghi lại danh sách và tình trạng của tài sản lúc bàn giao để làm bằng chứng.
-Cần ghi lại tình hình vi phạm và cách xử lí để làm bằng chứng.
Lí do
-Đây chỉ là việc phổ biến kế hoạch để mọi người thực hiện ngay, không có điều gì cần ghi lại làm bằng chứng.
-Đây là môt sinh hoạt vui, không có điều gì ghi lại làm bằng chứng.
Bài tập 2 :
-Hs suy nghĩ , đặt tên cho biên bản . VD: Biên bản đại hội chi đội, Biên bản bàn giao tài sản , biên bản xử lí vi phạm Luật giao thông, Biên bản xử lí xây dựng nhà trái phép.
5-Củng cố , dặn dò 
-Nhận xét tiết học . 
-Dặn hs ghi nhớ thể thức trình bày biên bản cuộc họp, để chuẩn bị ghi biên bản cuộc họp trong tiết tới.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI 
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
Hệ thống hoá kiến thức đã học về động từ , tính từ , quan hệ từ .
Biết sử dụng những kiến thức đã có để viết một đoạn văn ngắn .
II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Một tờ phiếu khổ to viết định nghĩa động từ, tính từ, quan hệ từ .
Một vài tờ phiếu khổ to kể bảng phân loại động từ, tính từ, quan hệ từ .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ :
Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong 4 câu sau :
Bé Mai dẫm Tâm ra vườn chim , Mai khoe :
-Tổ kia là chúng làm đấy . Còn tổ kia là cháu gài lên đấy .
(danh từ chung : bé , vườn , chim , tổ ; danh từ riêng : Mai , Tâm ; đại từ : chúng, cháu )
B-DẠY BÀI MỚI 
1-Giới thiệu bài : 
Ở lớp 4 và lớp 5 , các em học 5 từ loại . Chúng ta đã ôn tập về danh từ , đại từ . trong tiết học này , sẽ ôn tập 3 từ loại nữa là động từ , tính từ , quan hệ từ .
2-Hướng dẫn hs làm bài tập 
Bài tập 1 :
-Nhắc lại những kiến thức đã học về động từ , tính từ . quan hệ từ ?
-Gv dán lên bảng lớp 2-3 tờ phiếu đã viết bảng phân loại .
-Lời giải :
+Động từ : trả lời , nhìn , vịn , hắt , thấy , lăn , trào , đón , bỏ .
+Tính từ : xa , vời vợi , lớn 
+Quan hệ từ : qua , ở , với .
-Đọc nội dung BT1 . Cả lớp theo dõi SGK .
-Hs phát biểu ý kiến .
+Dộng từ là những từ chỉ trạng thái , hoạt động của sự vật .
+tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật , hoạt động , trạng thái . . . 
+Quan hệ từ là từ ni các từ ngữ hoặc các câu với nhau , nhằm phát hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ hoặc câu ấy .
-Hs làm việc cá nhân , đọc kĩ đoạn văn , phân loại từ .
Bài tập 2 : 
-Lời giải :
VD : Trưa tháng 6 nắng như đổ lửa. nước ở các thửa ruộng nóng như có ai nấu lên. Lũ cá cờ chết nổi lềnh bềnh trên mặt ruộng. Còn lũ cua nóng không chịu được, ngoi hết lên bờ. Thế mà, giữa trời nắng chang chang, mẹ em lội ruộngc ấy lúa... Mẹ đội chiếc nón lá, gương mặt mẹ đỏ bừng. Lưng phơi giữa nắng mà mồ hôi mẹ vẫn ướt đẫn chiếc áo cánh nâu ... Mỗi hạt gạo làm ra chức bao giọt mồ hôi, bao nỗi vật vả của mẹ.
-Hs đọc nội dung BT , trao đổi cùng bạn bên cạnh .
-Nối tiếp nhau đọc kết quả bài làm .
+Động từ: đổ, nấu, chết, nổi. chịu, ngoi, cấ, đội, cúi, phơi, chứa.
+Tính từ : nóng, lềnh bềnh, nắng, chang chang, đỏ bừng, ướt đẫm, vất vả.
+Quan hệ từ : ở, như , trên, còn, thế mà, giữa, dưới, mà, của.
3-Củng cố , dặn dò 
-Nhận xét tiết học.
-Yêu cầu những hs viết đoạn văn tả người mẹ cấy lúa chưa đạt về nhà hoàn chỉnh đoạn văn.
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP 
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
Từ những hiểu biết đã có về biên bản cuộc họp, hs biết thực hành viết biên bản một cuộc họp.
II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Bảng lớp viết đề bài, gợi ý 1; dàn ý 3 phần của một biên bản cuộc họp.
II-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
-Nhắc lại nội dungc ần ghi nhớ trong tiết TLV trước .
B-DẠY BÀI MỚI :
1-Giới thiệu bài : 
Gv nêu mục đích , yêu cầu của tiết học . 
2-Hướng dẫn hs làm bài tập 
-Kiểm tra việc chuẩn bị: Các em chọn viết biên bản cuộc họp nào? (họp tổ, họp lớp, học chi đội). Cuộc họp ấy bàn về vấn đề gì? Có cần ghi biên bản không?
-Nhắc hs chú ý trình bày biên bản đúng theo thể thức của một biên bản .
-1 hs đọc đề bài và các gợi ý 1, 2, 3 SGK. 
-Hs làm việc theo nhóm .
-Đại diện các nhóm đọc biên bản .
3-Củng cố , dặn dò 
-Nhận xét tiết học. 
-Dặn hs sửa lại biên bản vừa lập ở lớp; về nhà quan sát và ghi lại kết quả quan sát hoạt động một người mà em yêu mến để chuẩn bị cho tiết TLV sau.

Tài liệu đính kèm:

  • doctieng viet 5 ki 1.doc