Giáo án Tiếng Việt 5 - Tuần 1 đến tuần 34

Giáo án Tiếng Việt 5 - Tuần 1 đến tuần 34

Tuần 1

TẬP ĐỌC

THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

 - Mục tiêu

1. Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ:

- Đọc đúng các từ ngữ, câu trong bài.

+ Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.

2. Hiểu bài:

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.

3. Thuộc lòng một đoạn thư

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết đoạn thư HS cần học thuộc lòng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 HOẠT ĐỘNG 1 (5 PHÚT)

- MỞ ĐẦU: GV nêu một số điểm cần chú ý về yêu cầu của giờ tập đọc ở lớp 5, việc chuẩn bị cho giờ học, nhằm củng cố nền nếp học tập của HS.

* Giới thiệu bài: - GV giới thiệu chủ điểm Việt Nam - Tổ quốc em. Yêu cầu HS xem và nói những điều các em thấy trong bức tranh minh hoạ chủ điểm: Hình ảnh Bác Hồ và HS các dân tộc trên nền là cờ Tổ quốc bay thành hình chữ S - gợi dáng hình đất nước ta.

- Giới thiệu Thư gửi các học sinh: Là bức thư Bác Hồ gửi HS cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên, sau khi nước ta giành được độc lập, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật và vua quan phong kiến. Thư nói về trách nhiệm của HS Việt Nam với đất nước, thể hiện niềm hi vọng của Bác vào những chủ nhân tương lai của đất nước.

 Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài (33 phút )

 

doc 360 trang Người đăng hang30 Lượt xem 685Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 5 - Tuần 1 đến tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy //.
Tuần 1
Tập đọc
Thư gửi các học sinh
 - Mục tiêu
1. Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ:
- Đọc đúng các từ ngữ, câu trong bài.
+ Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.
2. Hiểu bài:
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
3. Thuộc lòng một đoạn thư
II- Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết đoạn thư HS cần học thuộc lòng.
III. Các hoạt động dạy - học
 Hoạt động 1	 (5 Phút)
- mở đầu: GV nêu một số điểm cần chú ý về yêu cầu của giờ tập đọc ở lớp 5, việc chuẩn bị cho giờ học, nhằm củng cố nền nếp học tập của HS.
* Giới thiệu bài: - GV giới thiệu chủ điểm Việt Nam - Tổ quốc em. Yêu cầu HS xem và nói những điều các em thấy trong bức tranh minh hoạ chủ điểm: Hình ảnh Bác Hồ và HS các dân tộc trên nền là cờ Tổ quốc bay thành hình chữ S - gợi dáng hình đất nước ta.
- Giới thiệu Thư gửi các học sinh: Là bức thư Bác Hồ gửi HS cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên, sau khi nước ta giành được độc lập, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật và vua quan phong kiến. Thư nói về trách nhiệm của HS Việt Nam với đất nước, thể hiện niềm hi vọng của Bác vào những chủ nhân tương lai của đất nước.
 Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài	 (33 phút )
a) Luyện đọc - Một HS khá, giỏi đọc một lượt toàn bài.
- lá thư chia làm 2 đoạn như sau:
Đoạn 1: Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao?
Đoạn 2: Phần còn lại.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. (GV chỉ định HS nối tiếp nhau đọc hết bài) - đọc 2 - 3 lượt, để nhiều HS trong lớp được đọc.)
Khi HS đọc, GV kết hợp:
	+ Khen những em đọc đúng, xem đó như là mẫu cho cả lớp noi theo: kết hợp sửa lỗi cho HS nếu có em phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng, hoặc giọng đọc không phù hợp (VD: đọc lá thư của Bác với giọng rời rạc, đọc không đúng câu nghi vấn: Vậy các em nghĩ sao?)
	+ Sau lượt đọc vỡ, giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó.( Cách làm: HS đọc thầm phần chú giải các từ mới ở cuối bài học (80 năm giải phóng nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu), giải nghĩa các từ ngữ đó, đặt câu hỏi với các từ cơ đồ, hoàn cầu để hiểu đúng hơn nghĩa của từ.)
 GV giải thích rõ thêm: những cuộc chuyển biến khác thường mà Bác Hồ nói trong thư là cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam đã lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho nhân dân. GVgiải thích thêm một số từ ngữ khác: giời (trời), giở đi (trở đi).
- HS luyện tập theo cặp (mỗi HS đều được đọc cả bài).
- Một HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài (giọng thân ái, thiết tha, hi vọng, tin tưởng)
b) Tìm hiểu bài : - HS đọc thầm đoạn 1 (Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao?), trả lời câu hỏi 1: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
(+ Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày khai trường ở nước Việt Nam độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ.
+ Từ ngày khai trường này, các em HS bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam)
HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi 2 và 3.
Câu hỏi 2: Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
(Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu)
Câu hỏi 3: HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
(HS phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai các cường quốc năm châu)
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 2
Cách làm: 
+ GV đọc diễn cảm đoạn thư để làm mẫu cho HS.
+ HS luyện đọc diễn cảm đoạn thư theo cặp.
+ Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi, uốn nắn.
HS HTL đoạn (từ sau 80 năm giời nô lệ đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em). Đọc nhấn giọng các từ ngữ xây dựng lại, trông mong, chờ đợi, tươi đẹp, hay không, sánh vai, phần lớn. Nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ: ngày nay/chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta; nước nhà trông mong/chờ đợi ở các em rất nhiều.
- Chú ý:+ Giọng đọc cần thiết thể hiện tình cảm thân ái, trìu mến và niềm tin của Bác vào HS - những người sẽ kế tục sự nghiệp cha ông.
GV đánh dấu những từ ngữ cần nhấn giọng (xây dựng lại, theo kịp, trông mong chờ đợi, tươi đẹp, sánh vai, một phần lớn) ,những chỗ phải nghỉ hơi để không gây hiểu lầm hoặc mơ hồ vê nghĩa (trông mong/chờ đợi)
d) Hướng dẫn HS học thuộc lòng
- HS nhẩm học thuộc những câu văn đã chỉ định HTL trong SGK (từ sau 80 năm giời nô lệ đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em)
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng
 Hoạt động3 : Củng cố, dặn dò	 ( 2 phút)
 GV nhận xét tiết học: - yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL những câu đã chỉ định; đọc trước bài văn tả cảnh Quang cảnh làng mạc ngày mùa
 Ngày dạy //.
Chính tả
I - Mục tiêu: 1. Nghe - viết đúng, trình bày đúng bài chính tả “ Việt Nam thân yêu”
 2. Làm bài tập (BT) để củng cố quy tắc viết với ng/ ngh,g/ gh, c/ k.
II- Đồ dùng dạy - học : Vở bài tập (VBT) Tiếng Việt 5, tập một 
III. Các hoạt động dạy - họC
HĐ 1 :( 3 phút ) - Mở đầu :GV nêu một số điểm cần lưu ý về y/c của giờ chính tả (CT) ở lớp 5, việc chuẩn bị đồ dùng cho giờ học, nhằm củng cố nnếp học tập của HS.
-Giới thiệu bài. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ nghe thầy (cô) đọc để viết đúng bài chính tả Việt Nam thân yêu. Sau đó sẽ làm các BT phân biệt những tiếng có âm đầu c/ k, g/ giới hạn, ng/ ngh.
 Hoạt động2: Hướng dẫn học sinh nghe - viết	 ( 20 phút )
- GV đọc bài chính tả trong SGK 1 lượt. HS theo dõi trong SGK. GV đọc thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác có tiếng có âm, vần, thanh HS dễ viết sai.
- HS đọc thầm lại bài chính tả. GV nhắc các em quan sát hình thức trình bày thơ lục bát, chú ý những từ ngữ dễ viết sai (mênh mông, biển lúa, dập dờn..)
- HS gấp SGK, GV đọc từng dòng thơ cho HS viết theo tốc độ viết quy đinh ở lớp 5. Mỗi dòng thơ đọc 1 - 2 lượt .Lưu ý HS: Ngồi viết đúng tư thế. Ghi tên bài vào giữa dòng. Sau khi chấm xuống dòng, chữ đầu viết hoa, lùi vào 1 ô li.
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt. HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
- GV chấm chữa 7 - 10 bài. Trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau hoặc tự đối chiếu SGK để sửa lại những chữ viết sai. GV nêu nhận xét chung 
Hoạt động3 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.	 ( 14 phút )
Bài tập 2: - Một HS nêu yêu cầu của Bài tập
- GV nhắc các em nhớ ô trống có số 1 là tiếng bắt đầu bằng ng hoặc ngh; ô số 2 là tiếng bắt đầu bằng g hoặc gh; ô số 3 có tiếng bắt đầu bằng c hoặc k.HS làm vở BT 
- 3 HS lên bảng thi trình bày đúng, nhanh kết quả làm bài. tổ chức cho các nhóm HS làm bài dưới hình thức thi tiếp sức.
- Một vài HS tiếp nối nhau đọc lại bài văn đã hoàn chỉnh.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng: ngày, ghi, ngắt, ngữ, nghỉ, gái, có, ngày, của, kết, của, kiên, kỉ.
Bài tập 3 - Một HS đọc yêu cầu của Bài tập - HS làm bài cá nhân vào VBT 
- 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh. Sau đó từng em đọc kết quả. (VD: âm đầu “cờ” đứng trước i, ê, e viết là k; đứng trước các âm còn lại [a, o, ô, ơ, ư] viết là c)
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Hai hoặc ba HS nhìn bảng, nhắc lại quy tắc viết c/ k, g/ gh, ng/ ngh.
- GV cất bảng: mời 1 - 2 em nhắc lại quy tắc đã thuộc.
- HS sửa bài theo lời giải đúng.
Âm đầu
Đứng trước i, ê, ê
Đứng trước
các âm còn lại
Âm “cờ”
Viết là k
Viết là c
Âm “gờ”
Viết là gh 
Viết là g
Âm “ngờ”
Viết là ngh
Viết là ng
Lưu ý HS :Lưu ý: ở lớp 1, HS được giải thích qu là một âm (âm “quờ”). Để thống nhất với cách giải thích đó, sách Tiếng Việt 5 không coi q là một cách ghi âm “cờ”.
 Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò	 ( 3 phút 
 Ngày dạy //.
Luyện từ và câu
Từ đồng nghĩa
I – mục tiêu
1. Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn.
2. Vận dụng những hiểu biết đã có, làm đúng các Bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa, đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa.
II- Đồ dùng dạy - học
- VBT Tiếng Việt 5, tập một 
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 	( 2 phút ) GV nêu MĐ, yêu cầu của giờ học:
- giúp HS hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn.
- Biết vận dụng những hiểu biết đã có để làm các BT thực hành về từ đồng nghĩa.
Hoạt động 2 : Phần nhận xét 	 ( 12 phút )
Bài tập 1
- Một HS đọc trước lớp yêu cầu của BT 1 (đọc toàn bộ nội dung). Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Một HS đọc các từ in đậm đã được thầy (cô) viết sẵn trên bảng lớp.
a) xây dựng - kiến thiết
b) vàng xuộm - vàng hoe - vàng lịm.
- GV hướng dẫn HS so sánh nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn a, sau đó trong đoạn văn b (xem chúng giống nhau hay khác nhau). Lời giải: nghĩa của các từ này giống nhau (cùng chỉ một hoạt động, một màu)
- GV chốt lại: Những từ có nghĩa giống nhau như vậy là các từ đồng nghĩa.
Bài tập 2
- Một HS đọc yêu cầu của BT
- HS trao đổi với bạn bên cạnh
- HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt lại lời giải đúng:
+ xây dựng và kiến thiết có thể thay thế được cho nhau vì nghĩa của các từ ấy giống nhau hoàn toàn (làm nên một công trình kiến trúc, hình thành một tổ chức hay một chế độ chính trị xã hội, kinh tế)
+ Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay thế cho nhau vì nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn. Vàng xuộm chỉ màu vàng đậm của lúa đã chín. Vàng hoe chỉ màu vàng nhạt, tươi, ánh lên. Còn vàng lịm chỉ màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt.
 Hoạt động 3: Phần ghi nhớ	 ( 3 phút )
- Hai đến ba HS đọc thành tiếng nội dung cần ghi nhớ trong SGK. Cả lớp đọc thầm lại.
- GV yêu cầu HS học thuộc nội dung cần ghi nhớ.
 Hoạt động 4: Phần luyện tập	 (21 phút )
Bài tập 1
- Một HS đọc trước lớp yêu cầu của bài.
- GV mời 1 HS đọc những từ in đậm có trong đoạn văn: nước nhà - hoàn cầu - non sông - năm châu.
- Cả lớp suy nghĩ, phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ nước nhà - non sông
+ hoàn cầu - năm châu
Bài tập 2
- Một HS đọc yêu cầu của BT (đọc cả mẫu)
- HS trao đổi theo cặp. Các em làm bài vào VBT. (khuyến khích HS tìm được nhiều từ đồng nghĩa với mỗi từ đã cho.)
- HS đọc kết quả làm bài. HS nhận xét , GV chốt ý đúng :
Đẹp: đẹp ...  cầu của bài tập:
- GV kiểm tra HS đã xem lại kiến thức về các kiểu câu kể ở lớp 4 chưa; hỏi HS lần lượt về đặc điểm của:
+ VN và CN trong câu kể Ai thế nào?
+ VN và CN trong câu kể Ai là gì?
- GV chốt những nội dung cần ghi nhớ; mời 1-2 HS đọc lại.
- HS làm bài vào vở.
- HS lần lượt nêu kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò 
-GV nhận xét tiết trả bài.
- Dặn cả lớp xem lại kiến thức đã học về các loại trạng ngữ để chuẩn bị tốt cho tiết ôn tập sau.
ôn tập cuối học kì II (Tiết 2)
I- Mục tiêu 
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL (yêu cầu như tiết 1)
2. Biết lập bảng tổng kết về các loại trạng ngữ (trạng ngữ chỉ nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện) để củng cố, khắc sâu kiến thức về trạng ngữ.
II - đồ dùng dạy – học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1)
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1. Giới thiệu bài: - GV nêu MĐ, YC của tiết học , ghi đầu bài lên bảng.
- HS chuẩn bị SGK và vở học bài.
Hoạt động 2: Kiểm tra TĐ và HTL(1/4số HS trong lớp): Thực hiện như tiết 1
Hoạt động 3: Ôn tập về trạng ngữ.
- Một HS đọc yêu cầu của BT2, đọc cả mẫu.
- GV kiểm tra HS đã xem lại kiến thức về các loại trạng ngữ ở lớp 4 như thế nào; hỏi HS:
+ Trạng ngữ là gì?+ Có những loại trạng ngữ nào?+ Mỗi loại trạng ngữ trả lời cho những câu hỏi nào?
- HS làm vào VBT. .
- HS trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Một số HS làm bài trên vở đọc kết quả làm bài. GV chấm vở của một số HS.
Các loại trạng ngữ
Câu hỏi
Ví dụ
Trạng ngữ chỉ nơi chốn
ở đâu?
- Ngoài đường, xe cộ đi lại như mắc cửi.
Trạng ngữ chỉ thời gian
Khi nào?
Mấy giờ?
- Sáng sớm tinh mơ, nông dân đã ra đồng
-Đúng 8 giờ sáng, chúng tôi bắt đầu lên đường
Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Vì sao?
Nhờ đâu?
Tại đâu?
- Vì vắng tiếng cười, vương quốc nọ buồn chán kinh khủng.
- Nhờ siêng năng, chăm chỉ, chỉ 3 tháng sau, Nam đã vượt lên đầu lớp.
- Tại Hoa biếng học mà tổ chẳng được khen.
Trạng ngữ chỉ mục đích
Để làm gì?
Vì cái gì?
- Để đỡ nhức mắt, người làm việc với máy vi tính cứ 45 phút phải nghỉ giải lao.
- Vì Tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng.
Trạng ngữ chỉ phương tiện
Bằng cái gì?
Với cái gì?
- Bằng một giọng rất nhỏnhẹ, chân tình, Hà khuyên bạn nên chăm học.
- Với đoi bàn tay khéo léo, Dũng đã nặn được một con trâu đất y như thật.
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học.
- Dặn cả lớp ghi nhớ những kiến thức vừa ôn tập; những HS chưa kiểm tra tâp đọc; htl hoặc kiểm tra chưa đạt về nhà tiếp tục luyện đọc để chuẩn bị tốt cho tiết ôn tập sau.
Ôn tập cuối học kì II
Tiết 3
I- Mục tiêu 
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL (yêu cầu như tiết 1)
2. Củng cố kĩ năng lập bảng thống kê qua bài tập lập bảng thống kê về tình hình phát triển giáo dục tiểu học ở nước ta. Từ các số liệu, biết rút ra những nhận xét đúng.
II - đồ dùng dạy – học
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1. Giới thiệu bài 
 GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Kiểm tra TĐ và HTL (1/4số HS trong lớp): 
 Thực hiện như tiết 1
Hoạt động 3. Bài tập 2 
Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài.
Nhiệm vụ 1: Lập mẫu thống kê.
- GV hỏi:
+ Các số liệu về tình hình phát triển giáo dục tiểu học của nước ta trong mỗi năm học thống kê theo những mặt nào? 
Nhiệm vụ 2: Điền số liệu vào bảng thống kê
Hoạt động 4. Bài tập 3 
- HS đọc nội dung bài tập.
- GV nhắc HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xet, chốt lại lời giải đúng:
Hoạt động 5. Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
-GV nhận xét tiết học.
ôn tập cuối học kì II
Tiết 4
I- Mục tiêu 
Củng cố kĩ năng lập biên bản cuộc họp qua bài luyện tập viết biên bản cuộc họp của chữ viết – bài Cuộc họp của chữ viết.
II - đồ dùng dạy – học
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1. Giới thiệu bài 
ở học kì I, các em đã luyện tập ghi lại biên bản một cuộc họp tổ, lớp hoặc chi đội; đã tưởng tượng mình là một bác sĩ trực trong bệnh viện, lập biên bản về việc cụ ún trốn viện. Trong tiết học hôm nay, dựa theo bài tập đọc Cuộc họp của chữ viết đã học từ lớp 3, các em sẽ tưởng tượng mình là một chữ cái (hoặc một dấu câu) làm thư kí cuộc họp, viết biên bản cuộc họp ấy.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện tập 
- Một HS đọc toàn bộ nội dung bài tập.
- Cả lớp đọc lại bài Cuộc họp của chữ viết, trả lời các câu hỏi:
+ Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì? (Bàn việc giúp đỡ bạn Hoàng. Bạn này không biết dùng dấu chấm câu nên đã viết những câu văn rất kì quặc)
+Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng? (Giao cho anh Dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi Hoàng dịch chấm câu)
- GV hỏi HS về cấu tạo một biên bản. HS phát biểu ý kiến.
- HS viết biên bản vào VBT theo mẫu trên, GV phát bút dạ và phiếu cho 3-4 HS ; nhắc cả lớp chú ý: khi viết cần bám sát bài Cuộc họp của chữ viết; tưởng tượng mình là một chữ cái hoặc một dấu câu làm thư kí cuộc họp, viết biên bản cuộc họp ấy.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc biên bản. GV nhận xét, chấm điểm một số biên bản. Sau đó mời 1-2 HS viết biên bản tốt trên phiếu, dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả.
- Cả lớp bình chọn thư kí viết biên bản giỏi nhất.
Hoạt động Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết ôn tập. Dặn những HS viết biên bản chưa đạt về nhà hoàn chỉnh lại; những HS chưa kiểm tra tập đọc; HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
ôn tập cuối học kì II
Tiết 5
I- Mục tiêu 
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL (yêu cầu như tiết 1)
2. Hiểu bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ, cảm nhận được vẻ đẹp của những chi tiết, hình ảnh sống động; biết miêu tả một hình ảnh trong bài thơ.
II - đồ dùng dạy – học
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1. Giới thiệu bài 
 GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Kiểm tra TĐ và HTL 
Hoạt động 3. Bài tập 2 
 - Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài. (HS1 đọc yêu cầu của BT2 và bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ, HS2 đọc các câu hỏi tìm hiểu bài.)GV giải thích: Sơn Mỹ là một xã thuộc huyện Sơn Tịnh, Tỉnh Quảng Ngãi, có thôn Mỹ Lai – nơi đã xảy ra vụ tàn sát Mỹ Lai mà các em biết qua bài KC Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai(tuần 4)
- Cả lớp đọc thầm bài thơ.
- GV nhắc HS: Miêu tả một hình ảnh (ở đây là một hình ảnh sống động về trẻ em) không phải là diễn lại bằng văn xuôi câu thơ, đoạn thơ mà là nói tưởng tượng,suy nghĩ mà hình ảnh thơ đó gợi ra cho các em.
- Một HS đọc trước lớp những câu thơ gợi ra những hình ảnh rất sống động về trẻ em:
- Một HS đọc những câu thơ tả cảnh buổi chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển (từ Hoa xương rồng chói đỏ đến hết).
 - HS đọc kĩ từng câu hỏi; chọn một hình ảnh mình thích nhất trong bài thơ; miêu tả (viết) hình ảnh đó; suy nghĩ, trả lời miệng BT2.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, mỗi em trả lời đồng thời 2 câu hỏi. Cả lớp và GV nhận xét. GV khen ngợi những HS cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài thơ.
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò 
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS đạt điểm cao bài kiểm tra đọc, những HS thể hiện tốt khả năng đọc – hiểu bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ.
Dặn HS về nhà HTL những hình ảnh thơ em thích trong bài Trẻ con ở Sơn Mỹ; đọc trước nội dung tiết 6.
ôn tập cuối học kì II
Tiết 6
I- Mục tiêu 
1. Nghe – viết đúng chính tả 11 dòng đầu của bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ.
2. Củng cố kĩ năng viết đoạn văn tả người, tả cảnh dựa vào hiểu biết của em và những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ.
II - đồ dùng dạy – học
Bảng lớp viết 2 đề bài.
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1. Giới thiệu bài 
GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Nghe – viết Trẻ con ở Sơn Mỹ – 11 dòng đầu 
- GV đọc 11 dòng đầu bài thơ. HS nghe và theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại 11 dòng thơ. GV nhắc các em chú ý cách trình bày bài thơ t thể tự do, những chữ các em dễ viết sai (Sơn Mỹ, chân trời, bết,..)
- HS gấp SGK. GV đọc từng dòng thơ cho HS biết. GV chấm bài. Nêu nhận xét.
Hoạt động 3. Bài tập 2 
- HS đọc yêu cầu của bài.
- GV cùng HS phân tích đề, gạch dưới những từ ngữ quan trọng, xác định đúng yêu cầu của đề bài.
a) Tả một đám trẻ(không phải tả một đứa trẻ) đang chơi đùa hoặc đang chăn trâu, chăn bò.
b) Tả một buổi chiều tối hoặc môt đêm yên tĩnh ở vùng biển hoặc ở một làng quê.
- HS suy nghĩ, chọn đề tài gần gũi với mình.
- Nhiều HS nói nhanh đề tài em chọn.
- HS viết đoạn văn; tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình. Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm, bình chọn người viết bài hay nhất.
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà hoàn chỉnh đoạn văn. Cả lớp lam thử bài luyện tập ở tiết 7, 8; chuẩn bị giấy, bút để làm các bài kiểm tra kết thúc cấp Tiểu học.
ôn tập cuối học kì II
Tiết 7
Kiểm tra
đọc – hiểu, luyện từ và câu
(Thời gian làm bài khoảng 30 phút)
- Thời gian làm bài khoảng 30 phút (không kể thời gian giao đề và giải thích đề). Các bước tiến hành:
+ GV giao đề kiểm tra cho HS (SGK)
+GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài, cách làm bài ( chọn ý đúng / ý đúng nhất bằng cách đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng / đúng nhất). Mỗi câu hỏi trong đề luyện tập ở tiết 7 (trên văn bản Cây gạo ngoài bến sông) chỉ yêu cầu chọn trong các phương án trả lời (có cả ý đúng lẫn ý sai)- một phương án duy nhất đúng.
+ HS đọc thật kĩ bài văn trong khoảng 15 phút.
+ HS đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng / đúng nhất trong giấy kiểm tra để trả lời câu hỏi.
 -HS chỉ cần ghi vào giấy kiểm tra số thứ tự câu hỏi và kí hiệu a, b, c, d để trả lời. VD, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong bài luyện tập tiết 7 (SGK):
Câu 1: ý a (Cây gạo già; thân cây xù xì, gai góc, mốc meo; Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy câu gạo nở hoa)
Câu 1: ý a (Cây gạo già; thân cây xù xì, gai góc, mốc meo; Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy câu gạo nở hoa)
Câu 1: ý a (Cây gạo già; thân cây xù xì, gai góc, mốc meo; Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy câu gạo nở hoa)
Câu 2: ý b (Cây gạo già xoè thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời)
Câu 3: ý c (Hoa gạo nở làm bến sông sáng bừng lên)
Câu 4: ý c (Vì có kẻ đào cát dưới gốc gạo, làm rễ cây trơ ra)
Câu 5: ý b (Lấy đất phù sa đắp kín những cái rễ câ bị trơ ra)
Câu 6: ý b (Thể hiện ý thức bảo vệ môi trường)
Câu 7: ý b (Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê)
Câu 8: ý a (Nối bằng từ “vậy mà”)
Câu 9: ý a (Dùng từ ngữ nối và lặp từ ngữ)
Câu 10: ý c (Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ)
ôn tập cuối học kì II
Tiết 8
Kiểm tra
Tập làm văn
(Thời gian làm bài khoảng 40 phút)
(Thi theo đề của phòng)

Tài liệu đính kèm:

  • doctieng viet lop 5 hay.doc