Giáo án Tiếng Việt 5 - Tuần 19 đến tuần 28

Giáo án Tiếng Việt 5 - Tuần 19 đến tuần 28

CÂU GHÉP

I.MỤC TIÊU :

 -Nắm được khái niệm câu ghép ở mức độ đơn giản.

 -Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định được các vế câu trong câu ghép ; đặt được câu ghép.

II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

 -Bảng phụ.

 

doc 45 trang Người đăng hang30 Lượt xem 602Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 5 - Tuần 19 đến tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
:	
Tuần : 19
	Ngày dạy :	Tiết : 1
CÂU GHÉP
I.MỤC TIÊU :
	-Nắm được khái niệm câu ghép ở mức độ đơn giản.
	-Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định được các vế câu trong câu ghép ; đặt được câu ghép.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	-Bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1’
1.Ổn định :
-Hát 
2. Bài cũ:
1’
3.Bài mới :
*Giới thiệu bài : “Câu ghép”.
4. Phát triển các hoạt động:
vHoạt động 1 : Nhận xét ví dụ
Bài :1
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập1. 
-1 HS đọc to + Lớp đọc thầm. 
-Giao việc :
-Lắng nghe. 
+Đọc kĩ đoạn văn, chú ý cách viết câu, nắm được nội dung chính của đoạn văn và chỉ rõ đoạn văn có mấy câu dùng bút chì đánh dấu thứ tự các câu trong SGK. Sau đó xác định chủ ngư,õ vị ngữ của từng câu.
-Cho HS làm việc.
-HS làm bài cá nhân. 
-HS đọc thầm đoạn văn.
-Đánh số thứ tự trong câu.
-Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu.
-Cho HS trình bày kết quả bài làm.
-Một số HS phát biểu ý kiến.
-GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 
-Lớp nhận xét.
vHoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập 2.
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2.
-1 HS đọc to.
-Giao việc :
+Xếp 4 câu trên vào nhóm : câu đơn, câu ghép.
-Cho HS làm việc.
-HS làm bài cá nhân.
-Cho HS trình bày kết quả.
-Trình bày.
-GV nhận xét chốt lại kết quả đúng. 
-Cho HS đọc ghi nhớ trong SGK.
-2 HS đọc ghi nhớ SGK.
-Cho HS xung phong nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
-2 HS nhắc lại không cần nhìn sách.
vHoạt động 3 : Luyện tập.
Bài tập 1 : 
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1 + đọc đoạn văn.
-1 HS đọc to + lớp đọc thầm.
-Giao việc :
+Tìm câu ghép trong đoạn văn.
+Xác định vế câu trong câu ghép vừa tìm.
-HS làm bài cá nhân + 2 HS làm bài vào giấy khổ to.
-Cho HS trình bày kết quả.
-Trình bày.
-GV nhận xết chốt lại kết quả đúng.
-Nhận xét.
Bài 2 : 
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
-1 HS đọc to + lớp đọc thầm.
-Giao việc : Bài tập cho 4 câu a,b,c,d. Mỗi câu chỉ có 1 vế. Các em 
hãy thêm vào mỗi câu a, b, c, d 1 vế câu nữa để tạo thành câu ghép vừa 
đúng về ngữ pháp vừa đúng về nghĩa.
-HS làm bài vào vở bài tập + 2 HS làm bài vào giấy.
-Cho HS trình bày kết quả.
-GV nhận xết chốt lại kết quả đúng.
5.Củng cố – Dặn dò. 
-Cho HS nhắc lại ghi nhớ.
-Chuẩn bị : “Cách nối các vế câu ghép”.
RÚT KINH NGHIỆM
***
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
 Ngày soạn :	Tuần : 19
	Ngày dạy :	Tiết : 2
CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP
I.MỤC TIÊU :
	-Nắm được hai cách nối các vế trong câu ghép : nối bằng từ có tác dụng nối (các quan hệ từ), nối trực tiếp (không dùng từ nối).
	-Phân tích được cấu tạo của câu ghép (các vế câu trong câu ghép, cách nối các vế câu ghép), biết đặt câu ghép.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	-Giấy khổ to.
	-Bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1’
1.Ổn định :
4’
2. Bài cũ : Kiểm tra 2 HS 
-Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ ?
-Mỗi vế câu ghép có thể tách ra thành câu đơn được không ?
-Nhận xét – Ghi điểm.
*Nhận xét chung.
3.Bài mới :
1’
*Giới thiệu bài :
30’
4. Phát triển các hoạt động:
vHoạt động 1 : Nhận xét.
-Cho HS làm bài tập 1-bài tập 2.
-Cho HS đọc yêu cầu của đề + đọc câu a, b, c.
-1 HS đọc to + Lớp lắng nghe.
-Giao việc :
+Đọc 3 câu a, b, c.
+Tìm các vế câu trong 3 câu đó.
-Cho HS làm bài + GV đính bảng phụ ghi sẵn câu ghép đó.
-4 HS lên bảng làm bài + Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
-Cho HS trình bày kết quả.
-Lớp nhận xét.
-GV nhận xết chốt lại kết quả đúng. 
-Cho HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ SGK.
-2 HS đọc.
vHoạt động 2 : Luyện tập.
-Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
-1 HS đọc to + Lớp đọc thầm.
-Giao việc :
+Mỗi em đọc 3 đoạn a, b, c.
+Tìm câu ghép trong mỗi đoạn.
+Chỉ rõ cách nối các câu ghép.
-Cho HS làm bài.
-HS làm bài cá nhân.
-GV nhận xết chốt lại kết quả đúng.
-Trình bày.
Bài 2 : 
-Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
-1 HS đọc to + Lớp đọc thầm.
-Giao việc :
+Mỗi em viết một đoạn văn tả ngoại hình của một bạn trong lớp, trong đó có ít nhất một câu ghép.
+Cách nối các câu ghép.
-Cho HS làm bài.
-HS làm bài vào vở + 2 HS làm bài vào bảng phụ.
-Cho HS trình bày kết quả.
-Trình bày.
-GV nhận xết chốt lại kết quả đúng.
5.Củng cố – Dặn dò.
-Cho HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị : “Mở rộng vốn từ : Công dân”.
RÚT KINH NGHIỆM
***
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
	Ngày soạn :	Tuần : 20
	Ngày dạy :	Tiết : 1
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN.
I.MỤC TIÊU :
-Mở rộng hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm công dân.
- Bước đầu nắm được cách dùng một số từ ngữ thuộc chủ điểm công dân.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	-Bảng phụ. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1’
5’
1’
32’
15’
4’
1’
1.Ổn định :
2.Bài cũ: Cách nối các vế câu ghép.
Giáo viên gọi 2, 3 học sinh đọc đoạn văn đã viết lại hoàn chỉnh.
Giáo viên nhận xét bài cũ. 
3.Bài mới :
*Giới thiệu bài :
4.Phát triển các hoạt động: 
*Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ công dân.
 Bài 1:
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Giáo viên nhận xét chốt lại ý đúng.
	Bài 2:
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Giáo viên dán giấy kẻ sẵn luyện tập lên bảng mời 3 – 4 học sinh lên bảng làm bài.
Giáo viên nhận xét, chốt lại các từ thuộc chủ điểm công dân.
*Hoạt động 2: Học sinh biết cách dùng từ thuộc chủ điểm.
 Bài 3:
Cách tiến hành như ở bài tập 2.
 Bài 4: 
Giáo viên nêu yêu cầu đề bài.
Tổ chức cho học sinh làm bài theo nhóm.
Giáo viên nhận xét chốt lại ý đúng.
*Hoạt động 3: Củng cố.
Tìm các từ ngữ thuộc chủ điểm công dân Ž đặt câu.
-Giáo viên nhận xét + tuyên dương.
5.Nhận xét– Dặn dò.
Học bài.
Chuẩn bị: “Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ”.
- Nhận xét tiết học
Hát 
1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm việc cá nhân, các em có thể sử dụng từ điển để tra nghĩa từ “Công dân” học sinh phát biểu ý kiến.
VD: dòng b: công dân là người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước.
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh tiếp tục làm việc cá nhân, các em sử dụng từ điển để hiểu nghĩa của từ mà các em chưa rõõ.
3 – 4 học sinh lên bảng làm bài.
VD:
Công là của nhà nước của chung
Công là không thiên vị
Công là thợ khéo tay
Công dân
Công cộng
Công chúng
Công bằng
Công lý
Công minh
Công tâm
Công nhân
Công nghệ
Cả lớp nhận xét.
Học sinh tìm từ đồng nghĩa với từ công dân.
Học sinh phát biểu ý kiến.
VD: Đồng nghĩa với từ công dân, nhân dân, dân chúng, dân.
Không đồng nghĩa với từ công dân, đồng bào, dân tộc nông nghiệp, công chúng.
1 học sinh đọc lại yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
Học sinh trao đổi trong nhóm để trả lời câu hỏi, đại diện nhóm trả lời.
VD: Các từ đồng nghĩa với tìm được ở bài tập 3 không thay thế được tử công dân.
Lý do: Khác về nghĩa các từ: “nhân dân, dân chúng , từ “công dân” có hàm ý này của từ công dân ngược lại với nghĩa của từ “nô lệ” vì vậy chỉ có từ “công dân” là thích hợp.
-Hoạt động thi đua 2 dãy.
 (4 em/ 1 dãy)
-Học sinh thi đua.
RÚT KINH NGHIỆM
***
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
Ngày soạn :	Tuần : 20
	Ngày dạy :	Tiết : 2
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ.
I.MỤC TIÊU :
-Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
-Nhận biết các quan hệ từ,cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép ; biết cách dùng quan hệ từ nối các vế câu ghép.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	-Bảng phụ. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1’
3’
1’
30’
4’
1’
1.Ổn định : 
2. Bài cũ: MRVT: Công dân.
Giáo viên kiểm tra 2 – 3 học sinh làm lại các bài tập 1, 3, 4 trong tiết học trước.
-Nhận xét – Ghi điểm.
*Nhận xét chung.
3.Bài mới :
*Giới thiệu bài : “Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ”.
 4. Phát triển các hoạt động: 
*Hoạt động 1: Phần nhận xét.
 Bài 1:
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài và thực hiện yêu cầu tìm câu ghép.
Giáo viên dán lên bảng 3 tờ giấy đã viết 3 câu ghép tìm được chốt lại ý kiến đúng.
 Bài 2:
Giáo viên nêu yêu cầu đề bài: xác định các vế câu trong từng câu ghép.
Giáo viên mời 3 học sinh lên bảng xác định các vế câu trong câu ghép.
Giáo viên nhận xét, chốt lại ý đúng.
 Bài 3:
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Giáo viên gợi ý:
+ Các vế câu trong từng câu ghép trên được nối với nhau bằng cách nào?
+ Cho học sinh trao đổi theo cặp.
Sau khi làm bài tập, em thấy cách nối bằng quan hệ từ ở câu 1 và câu 2 có gì khác nhau?
*Hoạt động 2: Phần ghi nhớ.
Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ.
*Hoạt động 3: Phần luyện tập.
	Bài 1:
Yêu cầu em đọc đề bài.
Giáo viên yêu cầu học sinh tự chọn bài tập a hoặc bài tập b: em nào giỏi có thể làm 2 bài.
Giáo viên nhắc học sinh chú ý : Bài tập 3 yêu cầu nhỏ: các em hãy gạch dưới câu ghép tìm được và gạch chéo để phân biệt ranh giới giữa các vế câu ghép và khoanh tròn cặp quan hệ từ.
Giáo viên nhận xét: chốt lại lời giải đúng.
 Bài 2:
Giáo viên lưu ý học sinh Bài tập nêu 2 yêu cầu – khôi phục lại từ bị lược trong câu ghép – giải thích tại sao có thể lược bỏ những từ đó.
Cho học sinh chia thành nhóm, thảo luận trao đổi vấn đề.
Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đún ... ét.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	Tuần : 26
	Ngày dạy :	Tiết : 1
Mở rộng vốn từ : TRUYỀN THỐNG.
I.MỤC TIÊU :
-Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về truyền thống dân tộc, bảo vệ và phát huy truyền thống dân tộc. Từ đó, biết thực hành sử dụng các từ ngữ đó để đặt câu.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	-Từ điển từ đồng nghĩa Tiếng Việt – Sổ tay từ ngữ Tiếng Việt tiểu học.
	-Bảng phụ kẻ bảng ở bài tập 2, 3.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ 
1’
4’
1’
1.Ổn định :
2. Bài cũ: 
-Gọi HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ Ž làm bài tập 3.
-Nhận xét – Ghi điểm.
*Nhận xét chung.
3.Bài mới :
*Giới thiệu bài : Mở rộng vốn từ – truyền thống.
4. Phát triển các hoạt động : 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
	Bài 1 : (T 81 – 82 SGK).
-GV nhắc lại HS đọc kĩ từng dòng thể hiện đúng nghĩa của từ “Truyền thống”.
Giáo viên nhận xét, phân tích, loại bỏ đáp án sai, lựa chọn đáp án đúng.
GV giải thích (T137 SGK).
Bài 2 : (T82 SGK)
-GV giúp HS hiểu nghĩa từ ngữ (GV tham khảo phần chú giải SGV)
-GV phát 2 bảng phụ cho 2 nhóm Ž làm xong đính bảng phụ lên bảng lớp.
-Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng (T 138 SGK).
	Bài 3
Giáo viên nhắc học sinh đọc kĩ đoạn việc Ž phát hiện nhanh các từ ngữ chỉ đúng người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc.
GV đính bảng phụ kẻ bảng phân loại.
Giáo viên nhận xét, chốt lại (T 138 SGV)
5.Củng cố – Dặn dò : 
Hãy nêu các từ ngữ thuộc chủ đề “truyền thống”.
Chuẩn bị: “Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu”.
-Nhận xét tiết học.
Hát 
-HS nhắc lại.
-1 HS làm bài tập.
-1 HS đọc y/c của bài tập.
-Cả lớp theo dõi trong SGK.
-HS đọc lại nội dung từng dòng, suy nghĩ, phát biểu.
-Nhận xét. 
1 học sinh đọc nội dung bài tập.
HS đọc thầm lại y/c của bài Ž trao đổi với bạn bên cạnh.
HS làm bài.
Nhận xét.
2 nhóm đọc lại bảng kết quả.
-Cả lớp đọc thầm đoạn văn – HS làm việc cá nhân, viết các từ tìm được theo cách phân loại. 
-1 số HS phát biểu ý kiến.
-HS làm bảng phụ trình bày trên bảng lớp.
-Nhận xét. 
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	Tuần : 26
	Ngày dạy :	Tiết : 2
LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ
ĐỂ LIÊN KẾT CÂU.
I.MỤC TIÊU :
	-Củng cố hiểu biết về biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	-Bảng phụ viết đoạn văn bài tập 1, bảng phụ viết 2 đoạn văn ở bài tập 2.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1’
1.Ổn định :
4’
2.Bài cũ :
-Gọi HS làm bài tập 2, 3 tiết 51.
-Nhận xét – Ghi điểm.
*Nhận xét chung.
3.Bài mới :
1’
*Giới thiệu bài :
-Giới thiệu bài.
-GV nêu mục đích, y/c tiết dạy.
9’
*Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1 : (T86 SGK).
-HS đọc y/c bài tập.
-HD HS làm tìm hiểu Ž xác định y/c bài tập.
-HS đánh số thứ tự các câu văn Ž đọc thầm lại đoạn văn Ž làm bài vào VBT. 
-GV đính bảng phụ lên bảng lớp (đã ghi sẵn đoạn văn).
-HD HS làm bài tập.
-1 HS lên bảng gạch dưới những từ ngữ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương, nêu tác dụng của việc dùng nhiều từ ngữ thay thế.
-GV cùng HS nhận xét Ž GV chốt lại lời giải đúng (T146 SGV).
9’
Bài 2 : (T87 SGK).
-1 HS nêu y/c của bài tập.
-GV nhắc HS chú ý 2 y/c của bài tập.
-HS xác định y/c.
+Xác định từ ngữ lặp lại.
-HS đánh số thứ tự các câu văn : đọc thầm lại đoạn văn - làm bài.
+Thay thế những từ ngữ đó bằng đại từ hoặc từ cùng nghĩa.
-Thực hiện y/c 1.
-GV giao bảng phụ có ghi 2 đoạn văn.
-HS phát biểu ý kiến, nói số câu trong 2 câu văn từ ngữ được lặp lại.
-GV đính bảng phụ lên bảng lớp, mời 1 HS đánh giá các câu văn – gạch dưới các từ ngữ lặp lại.
-GV kết luận :
+Số câu : 7 câu.
+Từ lặp lại : Triệu Thị Trinh.
-Thực hiện y/c 2.
-Gọi 2 HS làm bài bảng phụ Ž thay thế từ ngữ lặp lại.
-HS thực hiện – trình bày phương án thay thế những từ ngữ lặp lại.
-GV nhận xét Ž chốt lại ý đúng (T 147 SGK).
-Cả lớp nhận xét.
12’
Bài 3 :
-1 HS đọc nội dung bài tập 3.
-Gọi vài HS giới thiệu người hiếu học em chọn viết là ai.
-HS giới thiệu.
-Cho HS viết đoạn văn vào VBT.
-HS viết đoạn văn.
-Cho HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn.
-HS đọc và nói rõ những từ ngữ thay thế các em sử dụng để liên kết câu.
-GV nhận xét chấm điểm những đoạn viết tốt.
-Cả lớp nhận xét.
3’
5.Củng cố – Dặn dò : 
-GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị : “Mở rộng vốn từ : Truyền thống”.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	Tuần : 27
	Ngày dạy :	Tiết : 1
Mở rộng vốn từ : TRUYỀN THỐNG.
I.MỤC TIÊU :
	-Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm Nhớ nguồn.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1’
1.Ổn định :
5’
2. Bài cũ : 
-Gọi HS đọc lại đoạn văn ngắn viết về tấm gương hiếu học, có sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ liên kết câu ; chỉ rõ những từ ngữ được thay thế.
-2 HS đọc.
-Nhận xét – Ghi điểm.
*Nhận xét chung.
-Nhận xét. 
3.Bài mới :
1’
*Giới thiệu bài : 
*Hướng dẫn HS làm bài tập.
15’
Bài 1 : HS học nhóm.
-Gọi HS đọc y/c (cả mẫu).
-HS đọc y/c.
-Chia lớp thành các nhóm, cho HS thi làm bài.
-HS thi làm bài tập theo nhóm : vào nhanh những câu tục ngữ ca dao tìm được.
-GV nhắc HS : bài tập y/c các em minh hoạ mỗi truyền thống đã nêu bằng một câu tục ngữ hoặc ca dao.
-Cho HS các nhóm trình bày.
-Các nhóm trình bày.
-Gọi HS nhận xét.
-HS nhận xét.
-GV nhận xét kết luận.
-Cho HS làm bài vào vở – mỗi HS viết ít nhất 4 câu tục ngữ hoặc ca dao.
-HS làm bài vào vở.
a/ Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.
b/ Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
c/ Một cây
Ba cây núi cao.
d/ Lá lành đùm lá rách.
15’
Bài 2 :
-Gọi 1 HS đọc y/c bài tập.
-1 HS đọc y/c.
-GV giải thích phân tích mẫu.
-Cho HS làm bài theo nhóm.
-HS làm bài theo nhóm.
+Y/c HS đọc thầm từng câu tục ngữ, ca dao hoặc câu thơ, trao đổi, phỏng đoán chữ còn thiếu trong câu điền chữ đó vào ô trống.
-GV cho các nhóm thi làm bài.
-Cả lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc là nhóm giải đúng : Uống nước nhớ nguồn.
-Nhận xét. 
-Cho HS tiếp nối nhau đọc lại tất cả các câu tục ngữ, ca dao, câu thơ sau khi đã điền các tiếng hoàn chỉnh.
-HS tiếp nối nhau đọc lại cả bài tập.
-Cho cả lớp làm bài vào ô chữ trong VBT theo lời giải đúng.
-Cả lớp làm vào VBT.
4’
5.Củng cố – Dặn dò : 
-GV nhận xét tiết học.
-Y/c HS học thuộc ít nhất 10 câu tục ngữ, ca dao trong bài tập 1, 2.
-Chuẩn bị : “Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối”.
 RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	Tuần : 27
	Ngày dạy :	Tiết : 2
LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI 
BẰNG TỪ NGỮ NỐI.
I.MỤC TIÊU :
	-Hiểu thế nào là liên kết bằng từ ngữ nối.
	-Biết tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong đoạn văn ; biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1’
1.Ổn định :
-Hát.
5’
2. Bài cũ :
-Cho HS đọc thuộc lòng các câu ca dao, tục ngữ trong bài tập 2.
-2 HS đọc
-Nhận xét – Ghi điểm.
*Nhận xét chung.
3.Bài mới :
1’
*Giới thiệu bài :
4. Phát triển các hoạt động:
10’
vHoạt động 1 : Phần nhận xét.
Bài 1 :
-Gọi HS đọc y/c bài tập, suy nghĩ, làm việc cá nhân.
-1 HS đọc y/c, cả lớp suy nghĩ, làm bài.
-GV nhắc HS đánh số thứ tự 2 câu văn.
-HS đánh số thứ tự 2 câu văn.
-GV treo bảng phụ đã viết đoạn văn, y/c HS chỉ rõ mối quan hệ từ in đậm có tác dụng gì.
-HS nêu.
-Nhận xét. 
-GV nhận xét chốt ý đúng.
*Cụm từ “Vì vậy” ở ví dụ trên giúp chúng ta biết được biện pháp dùng từ ngữ nối để liên kết câu.
Bài 2 :
-Gọi HS đọc y/c bài tập 2.
-HS đọc y/c bài tập.
-Y/c HS nêu tác dụng nối giống như cụm từ “Vì vậy” ở đoạn trích trên.
-HS phát biểu.
5’
vHoạt động 2 : Phần ghi nhớ.
-Gọi 2 HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
-2 HS đọc.
-Cho 2 HS đọc thuộc lòng ghi nhớ. 
-2 HS đọc thuộc.
15’
vHoạt động 3 : Luyện tập.
Bài 1 : HS học nhóm đôi.
-Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc y/c bài tập 1.
-2 HS đọc y/c.
-GV chia nhóm, giao việc :
+ lớp tìm từ ngữ có tác dụng nối trong 3 đoạn đầu (Đánh số thứ tự từ 1 – 7).
-HS nắm y/c và nhiệm vụ được giao.
+ lớp còn lại tìm những từ ngữ có tác dụng nối trong 4 đoạn cuối (sẽ đánh số thứ tự từ 8 – 16).
-Cho HS đọc kĩ từng câu trao đổi cùng bạn, gạch dưới những QHT hoặc từ ngữ có tác dụng chuyển tiếp, giải thích quan hệ giữa các câu đoạn.
-Trao đổi, làm bài tập.
+Đ1 : “Nhưng” nối câu 3 với câu 2.
+Đ2 : “Vì thế” nối câu 4 với câu 3, nối đoạn 2 với đoạn 1.
“Rồi” nối câu 5 với câu 6. 
-Cho 2 HS làm bảng phụ – trình bày.
-Cho HS nhận xét, GV phân tích bổ sung, chốt lại ý đúng.
Bài 2 :
-Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập 2.
-1 HS đọc.
-Cả lớp đọc thầm mẫu chuyện vui, suy nghĩ, phát hiện chỗ dùng từ nối sai.
-GV treo bảng phụ đã viết mẫu chuyện vui, suy nghĩ, phát hiện chỗ dùng từ nối sai.
-GV treo bảng phụ đã viết mẫu chuyện vui, gọi 1 HS lên bảng gạch dưới từ nối dùng sai, sửa lại cho đúng.
-Cho cả lớp nhận xét, GV chốt lại cách chữa đúng.
-Cho HS đọc thầm lại mẫu chuyện vui, nhận xét về tính láu lĩnh của cậu bé trong truyện.
5’
5.Củng cố – Dặn dò : 
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa học để biết dùng từ ngữ nối khi viết câu, đoạn, bài, tạo nên những đoạn, bài viết có liên kết chặt chẽ.
-Chuẩn bị : Ôn tập.
RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN 28 : ÔN TẬP

Tài liệu đính kèm:

  • docTIENG VIET 5(8).doc