B-Dạy bài mới :
1-Giới thiệu bài :
-Cho HS quan sát tranh minh họa và mô tả cảnh vẽ trong tranh.
2-Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a/ Luyện đọc
-Yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng từng đoạn của bài (2 lượt).
*GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS
-Gọi HS đọc phần chú giải
-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
-Gọi HS đọc toàn bài
-GV đọc mẫu hướng dẫn cách đọc.
b/ Tìm hiểu bài:
+Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh làm gì ?
+Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo Y Hoa như thế nào ?
+Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu qúy “cái chữ” ?
+Tình cảm của cô giáo Y Hoa đối với người dân nơi đây như thế nào ?
+Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì ?
+Bài văn cho em biết điều gì ? (nội dung bài)
Tập đọc: Thứ hai ngày 01 tháng 12 năn 2008 BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO I-MỤC TIÊU : *Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn : Chư Lênh, trưởng buôn, Rok, giấy, phăng phắc -Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung từng đoạn. *Hiểu nội dung bài : Tình cảm của người Tây Nguyên yêu qúy cô giáo, biết trọng văn hóa, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. II-ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC : -Tranh minh họa trang 114, SGK . -Bảng phụ họa ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc. III-HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học A-Kiểm tra bài cũ : -HS đọc và trả lời câu hỏi bài Hạt gạo làng ta -3 HS thực hiện trên bảng -Nhận xét, cho điểm từng HS. B-Dạy bài mới : 1-Giới thiệu bài : -Cho HS quan sát tranh minh họa và mô tả cảnh vẽ trong tranh. -Tranh vẽ ở một buôn làng, mọi người dân rất phấn khởi, vui vẻ đón tiếp một cô giáo trẻ. 2-Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a/ Luyện đọc -Yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng từng đoạn của bài (2 lượt). -HS đọc bài theo trình tự : +HS1 : Căn nhà sàn ... cho khách qúy. +HS2 : Y Hoa đến ... chém nhát dao. *GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS +HS3 : Già Rok xoa tay ... cái chữ nào ! +HS 4: Y Hoa lấy trong túi ... cô giáo -Gọi HS đọc phần chú giải -1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. -Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. -2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc . -Gọi HS đọc toàn bài -2 HS đọc thành tiếng trước lớp. -GV đọc mẫu hướng dẫn cách đọc. -Theo dõi GV đọc mẫu. b/ Tìm hiểu bài: -Làm việc theo nhóm 4 +Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh làm gì ? +Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo Y Hoa như thế nào ? +Để dạy học. +Trang trọng và thân tình. Họ đến chật ních ngôi nhà sàn. +Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu qúy “cái chữ” ? +Mọi người ùa ... xem cái chữ. Mọi người im ... xem Y Hoa viết. Y Hoa viết ... hò reo. +Tình cảm của cô giáo Y Hoa đối với người dân nơi đây như thế nào ? +Cô giáo Y Hoa rất yêu qúy ... khi viết cho mọi người xem cái chữ. +Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì ? · Người Tây Nguyên ham học, ham hiểu biết. · Người Tây Nguyên qúy người, yêu cái chữ. · Người Tây Nguyên hiểu: chữ viết mang lại sự hiểu biết, ấm no cho mọi người. +Bài văn cho em biết điều gì ? (nội dung bài) -HS phát biểu c/ Đọc diễn cảm: -Gọi HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài. -4 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài. -Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3-4 -HS đọc theo bảng phụ -Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. -3 HS thi đọc diễn cảm. C-Củng cố -dặn dò : -Nhận xét tiết học. Bài sau: Về ngôi nhà đang xây. Luyện từ và câu : MỞ RỘNG VỐN TỪ : HẠNH PHÚC I-MỤC TIÊU : -Hiểu nghĩa của từ hạnh phúc.-Tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với từ hạnh phúc. -Biết trao đổi, thảo luận để nhận thức đúng về hạnh phúc. II-ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC : -Bài tập 1, 4 viết sẵn trên bảng lớp. III-HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học A-Kiểm tra bài cũ : -Y/cầu 3 HS đọc đoạn văn tả mẹ đang cấy lúa. -3 HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn tả mẹ đang cấy lúa trước lớp. -Nhận xét, cho điểm HS. B-Dạy bài mới : 1-Giới thiệu bài : 2-Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: -Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. -1 HS đọc. -Yêu cầu HS làm việc theo cặp. -2 HS ngồi cùng bàn thảo luận, làm bài -Yêu cầu 1 HS làm trên bảng lớp. -1 HS làm trên bảng lớp. -Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. -Nhận xét. -Nhận xét, kết luận lời giải đúng : -Theo dõi chữa bài -Yêu cầu HS đặt câu với từ hạnh phúc. -3 HS nối tiếp nhau đặt câu. -Nhận xét câu HS đặt. Bài 2: -Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. -1 HS đọc. -Yêu cầu HS làm bài trong nhóm. -4 HS cùng trao đổi, thảo luận tìm từ. -Gọi HS phát biểu. GV ghi bảng ý kiến của HS. -Nối tiếp nhau nêu từ. *Kết luận các từ đúng. -Viết vào vở các từ đúng. -Yêu cầu HS đặt câu với các từ vừa tìm được. -Nối tiếp nhau đặt câu. -Nhận xét câu HS đặt. Bài 3: -Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài tập. -1 HS đọc. -Tổ chức cho HS thi tìm từ tiếp sức theo hướng dẫn của GV. -Thi tìm từ tiếp sức theo hướng dẫn. -Tổng kết cuộc thi: Tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ và đúng. -Viết các từ tìm được vào vở. -Yêu cầu HS giải thích nghĩa các từ trên bảng. Nếu HS giải thích chưa rõ, GV giải thích lại cho HS hiểu. -Nối tiếp nhau giải thích. Bài 4 : HS trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi -Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. -Kết luận, chốt ý. -1 HS đọc; trao đổi nhóm đội -Nối tiếp nhau phát biểu trước lớp. C-Củng cố -dặn dò : -Nhận xét tiết học. -Dặn HS ghi nhớ các từ vừa tìm được. Bài sau: Tổng kết vốn từ Tập làm văn: Thứ ba ngày 02 tháng 12 năm 2008 LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả hoạt động) I-MỤC TIÊU : -Xác định được các đoạn của bài văn tả người, nội dung chính của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động của người. -Viết đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến. II-ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC : -HS chuẩn bị ghi chép về hoạt động của một người. -Giấy khổ to, bút dạ. III-HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học A-Kiểm tra bài cũ : -Gọi 2 HS đọc biên bản một cuộc họp tổ, họp lớp, họp chi đội. -2 HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình. -Nhận xét -Nhận xét, cho điểm từng HS. B-Dạy bài mới : 1-Giới thiệu bài : -HS nghe và xác định nhiệm vụ tiết học. 2-Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: -Gọi HS đọc bài văn và yêu cầu của bài tập -2 HS nối tiếp nhau đọc. -Yêu cầu HS làm việc theo cặp để làm bài. -2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, làm bài. -GV lần lượt nêu từng câu của bài và yêu câù HS trả lời. Chỉnh sửa câu trả lời của HS cho chính xác. -HS lần lượt nêu ý kiến. -3 HS tiếp nối nhau phát biểu. +Nêu nội dung chính của từng đoạn. +Đ 1: Tả bác Tâm đang vá đường. +Đ 2: Kết quả lao động của bác Tâm +Đ 3: Bác Tâm đứng trước mảng đường đã vá xong. +Tìm những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm trong bài văn ? -Những chi tiết tả hoạt động : ... Bài 2: -Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài tập. -2 HS tiếp nối nhau đọc. -GV : Hãy giới thiệu về người em định tả. -Tiếp nối nhau giới thiệu. -Yêu cầu HS viết đoạn văn. Nhắc HS có thể dựa vào kết quả đã quan sát hoạt động của một người mà em đã ghi lại để viết. -1 HS viết vào giấy khổ to, cả lớp viết vào vở. -Gọi viết vào giấy dán bài lên bảng, đọc đoạn văn. GV sửa chữa cho HS. -1 HS đọc bài làm trước lớp, cả lớp theo dõi bổ sung sửa chữa cho bạn. -Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn mình viết. -Nhận xét, sửa chữa lỗi dùng từ, diễn đạt,... -3 HS đọc đoạn văn của mình. -Cho điểm HS viết đạt yêu cầu. C-Củng cố -dặn dò : -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn Bài sau: Luyện tập tả người. (Tả hoạt động) Chính tả: BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO I-MỤC TIÊU : -Nghe -viết chính xác, đẹp đoạn từ “Y Hoa lấy trong gùi ra ... A, chữ, chữ cô giáo” trong bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo. -Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr / ch hoặc tiếng cho thanh hỏi / thanh ngã. II-ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC : -Giấy khổ to, bút dạ. -Bài tập 3a hoặc 3b viết sẵn vào bảng phụ. III-HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học A-Kiểm tra bài cũ: -Yêu cầu HS viết các từ có âm đầu tr/ch hoặc có vần ao/au. -2 HS viết trên bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở nháp. -Nhận xét chữ viết của HS. B-Dạy bài mới : 1-Giới thiệu bài : 2-Hướng dẫn viết chính tả a/ Trao đổi về nội dung đoạn văn -Yêu cầu HS đọc đoạn văn. -2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng. -Hỏi : Đoạn văn cho em biết điều gì ? -Đọan văn nói lên tấm lòng của bà con Tây Nguyên đối với cô giáo và cái chữ b/ Hướng dẫn viết từ khó -Y/cầu HS đọc, tìm các từ khó khi viết chính tả -HS tìm và nêu các từ khó. -Yêu cầu HS viết các từ vừa tìm được. -1HS viết trên bảng, lớp viết vở nháp c/ Viết chính tả Nhắc HS viết hoa các tên riêng. d/ Soát lỗi và chấm bài 3-Hướng dẫn làm bài tập chính tả : Bài 2: -Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài tập. -1 HS đọc -Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, tìm các tiếng có nghĩa tức là phải xác định được nghĩa của từ trong câu. -4 HS tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi và tìm từ. 1 nhóm viết vào giấy khổ to, các nhóm khác viết vào vở. -Trình bày kết quả. -1 nhóm báo cáo kết quả làm việc, HS khác bổ sung ý kiến. -Nhận xét các từ đúng. -1HS đọc lại các từ tìm được trên phiếu. Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. -1 HS đọc -Yêu cầu HS tự làm bài bằng cách dùng bút chì viết tiếng còn thiếu vào vở bài tập tiếng việt. -1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vào vở bài tập. -Gọi HS nhận xét bàn bạn làm trên bảng. -Nhận xét, sửa lại bài làm sai. -Nhận xét, kết luận các từ đúng. -Theo dõi, bài chữa . -Đọc lại câu chuyện sau khi đã được tìm từ. -1 HS đọc thành tiếng. C-Củng cố -dặn dò : -Nhận xét tiết học. Luyện từ và câu: TỔNG KẾT VỐN TỪ I-MỤC TIÊU : -Tìm được những từ ngữ chỉ người, nghề nghiệp, các dân tộc anh em trên đất nước. -Tìm được những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bạn bè và hiểu nghĩa của chúng. -Tìm những từ ngữ miêu tả hình dáng của người. -Sử dụng các từ ngữ miêu tả hình dáng của người để viết đoạn văn tả người. II-ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC : -Giấy khổ to, bút dạ. III-HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học A-Kiểm tra bài cũ : -Gọi 3 HS lên bảng đặt câu với các từ có tiếng phúc mà em tìm được ở tiết trước. -3 HS lên bảng đặt câu hỏi. +Thế nào là hạnh phúc ? +Em quan niệm thế nào là một gia đình hạnh phúc ? +Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ “hạnh phúc” ? -3 HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi. -Nhận xét bài làm của bạn. -Nhận xét, cho điểm HS. B-Dạy bài mới : 1-Giới thiệu bài : -HS lắng nghe xác định nhiệm vụ tiết học. 2-Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: -Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài tập. -1 Hs đọc -Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4. -Yêu cầu mỗi nhóm tìm từ theo một yêu cầu. -Hoạt động trong nhóm 4, viết vào giấy khổ to, mỗi nhóm làm 1 phần của bài -Tổ chức trình bày kết quả, chữa bài. -Nhận xét, bổ sung thêm các từ . *Nhận xét, kết luận các từ đúng. Bài 2: -Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài. -1 HS đọc. -Gọi HS nêu câu thành ngữ, tục ngữ của mình tìm được. GV ghi nhanh các chữ đầu của câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao lên bảng. -Nối tiếp nhau phát biểu. *Nhận xét, khen ngợi -Yêu cầu HS viết vào vở. -HS viết vào vở. a) Từ ngữ nói về quan hệ gia đình : + Chị ngã, em nâng. +Anh em như thể chân tay b) Tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ thầy trò : +Không thầy đố mày làm nên. Bài 3: -Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài tập. -1 HS đọc -Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm lớn -HS thực hiện như bài 1. Bài 4: -Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. -1 HS đọc -Yêu cầu HS tự làm bài tập, chữa bài. -1 HS viết vào giấy khổ to. Lớp làm vở. -Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình. -5 HS đọc đoạn văn của mình. C-Củng cố -dặn dò : -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà tìm thêm thành ngữ, tục ngữ, ... Chuẩn bị bài sau Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I-MỤC TIÊU : -Kể lại được một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân. -Hiểu được ý nghĩa câu chuyện mà bạn kể, ý nghĩa việc làm của nhân vật trong truyện. -Lời kể tự nhiên, sáng tạo, kết hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. -Biết nhận xét, đánh giá nội dung truyện, lời kể của bạn. II-ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC : -HS và GV chuẩn bị truyện, báo có nội dung như đề bài. -Đề bài viết sẵn trên bảng lớp. III-HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học A-Kiểm tra bài cũ : -Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Pa-xtơ và em bé. -3 HS nối tiếp nhau kể lại chuyện. -Yêu cầu HS nêu ý nghĩa của truyện. -1 HS nêu ý nghĩa của truyện. -Yêu cầu HS nhận xét bạn kể chuyện và trả lời câu hỏi. -Nhận xét. -Nhận xét, cho điểm từng HS. B-Dạy bài mới : 1-Giới thiệu bài : 2-Hướng dẫn kể chuyện. a/ Tìm hiểu đề bài : -Gọi HS đọc đề bài -2 HS nối tiếp nhau đọc -GV phân tích đề bài, nêu yêu cầu -Theo dõi, thực hiện. -Yêu cầu HS đọc phần Gợi ý -4 HS nối tiếp nhau đọc. -Gọi HS giới thiệu những câu chuyện mà mình đã chuẩn bị. -HS nối tiếp nhau giới thiệu. b/ Kể trong nhóm -HS thực hành kể trong nhóm. GV đi hướng dẫn những nhóm yếu. -4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm cùng kể chuyện, trao đổi với nhau về ý nghĩa của truyện. c/ Kể trước lớp -Tổ chức cho HS thi kể. -5 đến 7 HS thi kể chuyện. -Gợi ý HS dưới lớp hỏi lại bạn về ý nghĩa của truyện và hành động của nhân vật trong truyện. C-Củng cố -dặn dò : -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện mà các bạn kể cho người thân nghe. Tập đọc : Thứ năm ngày 04 tháng 12 năm 2008 VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY I-MỤC TIÊU : -Đọc đúng các tiếng, từ khó dễ lẫn : xây dở, giàn giáo, huơ huơ, sẫm biếc, bức tranh, rãnh tường, ... -Đọc trôi chảy toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, khổ thơ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả. -Đọc diễn cảm toàn bài. -Hiểu nghĩa các từ ngữ : giàn giáo, trụ bê tông, cái bay, ... -Hiểu nội dung bài : Hình ảnh đẹp và sống động của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới hằng ngày trên đất nước ta. II-ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC : -Tranh minh họa trang 149, SGK. -Bảng phụ ghi sẵn khổ thơ chọn hướng dẫn luyện đọc. III-HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học A-Kiểm tra bài cũ : Bài “Buôn Chư Lênh đón cô giáo”. -2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung -2 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài và lần lượt trả lời các câu hỏi. -Nhận xét và cho điểm HS. B-Dạy bài mới : 1-Giới thiệu bài : -Cho HS quan sát tranh , nhận xét -HS quan sát, trả lời. 2-Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a/ Luyện đọc -Yêu cầu 2 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài t hơ (3 lượt). +HS1: Chiều đi học về ... màu vôi gạch. +HS2: Bầy chim ... trời xanh. -Gọi HS đọc phần Chú giải. -1 HS đọc. -Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. -2HS ngồi cùng bạn luyện đọc theo cặp. -Gọi HS đọc toàn bài. -2 HS đọc. -GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc. -Theo dõi GV đọc mẫu. b/ Tìm hiểu bài *Thảo luận nhóm nhỏ +Các bạn nhỏ quan sát những ngôi nhà đang xây khi nào ? +Các bạn nhỏ quan sát những ngôi nhà đang xây khi đi học về. +Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây ? +Những ngôi nhà ... nguyên màu vôi gạch, những rãnh tường chưa trát. +Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà; miêu tả sống động, gần gũi -HS nêu, nhận xét -Nêu nội dung chính của bài -HS nêu, nhận xét c/ Đọc diễn cảm -Yêu cầu HS đọc toàn bài. HS cả lớp theo dõi tìm các đọc hay. -1 HS đọc, cả lớp theo dõi sau đó cùng trao đổi tìm giọng đọc hay. -Tổ chức cho HS đọc diễn cảm khổ thơ 1 -2 +Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. +2HS ngồi cạnh nhau luyện đọc . -Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. -3 HS thi đọc diễn cảm. C-Củng cố -dặn dò: -Nhận xét tiết học. Bài sau: Thầy thuốc như mẹ hiền Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả hoạt động) I-MỤC TIÊU : -Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập nói, tập đi. -Chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của em bé. II-ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC : -Tranh ảnh về em bé. -Giấy khổ to, bút dạ. III-HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học A-Kiểm tra bài cũ : -Chấm đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến. -3 HS mang đoạn văn lên cho GV chấm. -Nhận xét B-Dạy bài mới : 1-Giới thiệu bài : 2-Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: -Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài tập. -2 HS nối tiếp nhau đọc -Yêu cầu HS tự lập dàn ý -GV nêu gợi ý -1 HS làm vào giấy khổ to, HS cả lớp làm vào vở. +Yêu cầu HS viết vào giấy dán lên bảng. GV cùng HS cả lớp đọc, nhận xét, bổ sung để thành một dàn ý hoàn chỉnh. -Nhận xét, bổ sung. -Gọi HS dưới lớp đọc dàn ý của mình. GV chú ý sửa chữa. -3 HS nối tiếp nhau đọc dàn ý của mình. -Cho điểm HS làm bài đạt yêu cầu. Bài 2: -Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. -1 HS đọc -Yêu cầu HS tự làm bài. GV gợi ý -1 HS làm bài vào giấy, HS cả lớp làm vào vở. -Yêu cầu HS viết vào giấy dán lên bảng. -GV cùng HS bổ sung, sửa chữa. -Bổ sung, sửa chữa đoạn văn của bạn. -Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình. -3 đến 5 HS đọc đoạn văn. -Nhận xét, cho điểm HS viết đạt yêu cầu. C-Củng cố -dặn dò : -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn. -Chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết.
Tài liệu đính kèm: