Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 20

Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 20

Tập đọc

 THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ

I-MỤC TIÊU :

1-Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật.

2-Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong truyện : thái sư, câu dương, hiệu, quán hiệu .

Hiểu ý nghĩa của truyện : Ca ngợi Thái sư Trần Thủ Độ -một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.

II-ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC :

-Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

 

doc 12 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 14/03/2022 Lượt xem 236Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc Thứ hai ngày 12 tháng 01 năm 2009
	THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
I-MỤC TIÊU : 
1-Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật. 
2-Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong truyện : thái sư, câu dương, hiệu, quán hiệu ... 
Hiểu ý nghĩa của truyện : Ca ngợi Thái sư Trần Thủ Độ -một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. 
II-ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC : 
-Tranh minh họa bài đọc trong SGK. 
III-HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A-Kiểm tra bài cũ 
-Kiểm tra 2 nhóm đọc phân vai trích đoạn kịch (P2)
-Trả lời câu hỏi nội dung 
Mỗi nhóm 4 HS đọc phân vai và trả lời câu hỏi. 
-GV nhận xét, cho điểm.
B-Bài mới 
1-Giới thiệu bài 
2-Luyện đọc 
* HĐ1 : Gọi HS đọc diễn cảm bài văn 
-GV hướng dẫn 
-1 HS đọc, lớp đọc thầm. 
-GV chia đoạn 
-HS đánh dấu đoạn trong SGK. 
+ Đoạn 1 : Từ đầu đến “...ông mới tha cho”
+ Đoạn 2 : Tiếp theo đến ...”thưởng cho”.
+ Đoạn 3 : Phần còn lại 
* HĐ2 -Cho HS đọc đoạn nối tiếp 
-HS nối tiếp đọc đoạn lượt 1 
-Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai : Linh Từ Quốc Mẫu, kiệu, chuyên quyền, ... cho HS đọc đoạn tiếp lượt 2 + giải nghĩa từ. 
-HS luyện đọc từ ngữ khó đọc. 
* HĐ 3 : Cho HS đọc trong nhóm 
-HS luyện đọc nhóm 3 
-GV cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ. 
3-Tìm hiểu bài 
-Khi có nguời muốn xin chưa câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì ? 
-Trần Thủ Độ đồng ý nhưng yêu cầu người đó phải chặt một ngón chân để phân biệt với những câu đương khác. 
-Theo em cách xử sự này của Trần Thủ Độ có ý gì ? 
-HS trả lời.
-GV chốt lại ý : răn đe những kẻ có ý định mua quan bán tước, làm rối loạn phép nước của Trần Thủ Độ.
* Đoạn 2: -Cho HS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn 2 
-HS đọc và trả lời câu hỏi. 
-Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lý ra sao ? 
-Ông hỏi rõ đầu đuôi sự việc và thấy việc làm của người quân hiệu đúng nên ông không trách móc mà còn thưởng cho vàng bạc.
-GV chốt ý : Các phân xử nghiêm minh của Trần Thủ Độ.
* Đoạn 3 -Cho HS đọc thầm đoạn 3.
-Đọc thầm, trả lời câu hỏi. 
H :Khi biết có viên quan tâm với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào ? 
-Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho vị quan dám nói thẳng. “Quả có chuyện như vậy”
-Cho HS đọc bài một lượt 
-Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào ? 
-HS đọc, trả lời. 
-GV chốt ý nghĩa câu chuyện. 
4-Đọc diễn cảm 
-GV đưa bảng phụ ghi đoạn 3 và hướng dẫn đọc. 
-GV đọc mẫu.
-HS nghe. 
-Phân nhóm 4 cho HS luyện đọc.
-HS đọc phân vai : người dẫn chuyện, viên quan, vua, Trần Thủ Độ (nhóm 4) 
-Cho HS thi đọc.
-2 -> 3 nhóm lên thi đọc phân vai. 
5-Củng cố, dặn dò -GV nhận xét tiết học. 
Chính tả	 Nghe -viết : CÁNH CAM LẠC MẸ 
Phân biệt âm đầu r/d/gi, âm chính o, ô 
I-MỤC TIÊU : 
1-Nghe -viết đúng chính tả bài thơ Cánh cam lạc mẹ. 
2-Viết đúng các tiếng chứa âm đầu r/d/gi, âm chính o/ô 
II-ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC : 
-Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập hai (nếu có)
-Bút dạ + 5 tờ phiếu đã photo bài tập cần làm. 
III-HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A-Kiểm tra bài cũ 
-Kiểm tra 3 HS. GV đọc 3 từ ngữ trong đó có tiếng chứa r/d/gi 
-3 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con. 
VD : -dành dụm, giấc ngủ, ra rả. 
-GV nhận xét -nhận xét. 
B-Bài mới 
1-Giới thiệu bài mới 
-Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2-Viết chính tả 
* HĐ 1 : Hướng dẫn chính tả 
-Gọi HS đọc bài chính tả một lượt
-HS đọc. , cả lớp lắng nghe. 
H : Bài chính tả cho em biết điều gì ? 
-Cánh cam lạc mẹ vẫn được sự che chở, yêu thương của bạn bè 
-Viết từ khó : vườn hoang, nhạt nắng, khản đặc. 
-Phân tích, luyện viết từ khó trên bảng con
-Nêu trình bày bài viết. 
* HĐ 2 : GV đọc -HS viết 
-GV đọc từng dòng thơ (mỗi dòng đọc 2 lần)
-HS viết chính tả.
* HĐ 3 : Chấm, chữa bài 
-GV đọc toàn bài một lượt. 
-HS tự rà soát lỗi.
-Chấm 5 -7 bài.
-HS đổi vở cho nhau sửa lỗi (ghi ra lề trang vở) 
-GV nhận xét chung. 
3-Làm BT chính tả 
* Câu a 
-Cho HS đọc yêu cầu của câu a. 
-GV giao việc. 
+ Các em đọc truyện.
+ Chọn r, d hoặc gi để điền vào chỗ trống sao cho đúng. 
-Cho HS làm việc. Gv treo bảng phụ chuẩn bị sẵn bài tập. 
-1 HS làm bài trên bảng phụ.
-Cả lớp làm vào giấy nháp. 
-Cho HS trình bày kết quả. 
-GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.
-Lớp nhận xét. 
+ Các tiếng cần lần lượt điền vào chỗ trống: ra, giữa, dòng, rò, ra, duy, ra, giấy, giận, rồi. 
* Câu b : Tương tự câu a 
Kết quả đúng : đông, khô, hốc, gõ, ló, trong, hồi, tròn, một. 
4-Củng cố, dặn dò 
-GV nhận xét tiết học. 
-HS lắng nghe. 
-Dặn HS nhớ viết chính tả những tiếng có r/d/ gi hoặc o, ô; nhớ câu chuyện vuui về kể cho người thân nghe. 
Luyện từ và câu 
MỞ RỘNG VỐN TỪ : CÔNG DÂN
I-MỤC TIÊU : 
1-Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ gắn với chủ điểm Công dân.
2-Biết cách dùng một số từ ngữ thuộc chủ điểm Công dân. 
II-ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC : 	
-Photo một vài trang từ điển liên quan đến nội dung bài học. 
-Bút dạ + giấy kẻ bảng phân loại. -Bảng phụ. 
III-HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A-Kiểm tra bài cũ 
-Kiểm tra 2 HS 
-Gv nhận xét, cho điểm.
-HS đọc đoạn văn đã viết ở tiết trước, chỉ rõ câu ghép và cách nối các về câu ghép. 
B-Bài mới 
1-Giới thiệu bài 
2-Làm bài tập 
* HĐ 1 : Hướng dẫn HS làm BT 1 
-Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 1, đọc 3 câu a, b, c
-1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo. 
-GV giao việc. 
+ Các em đọc 3 câu a, b, c
+ Khoanh tròn trước chữ a, b , c ở câu em cho là đúng. 
-Cho HS làm bài 
-HS chọn đáp án trên bảng con. 
-Cho HS trình bày kết quả. 
-Gv nhận xét và chốt lại kết quả đúng. 
*Ý đúng : Câu b 
* HĐ 2 : Hướng dẫn HS làm BT 2 
-Cho HS đọc yêu cầu BT 2 : -GV giao việc
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
+Đọc kỹ các từ đã cho. 
+Đọc kỹ 3 câu a, b, c 
+Xếp các từ đã đọc vào 3 nhóm a, b, c sao cho đúng. 
-Cho HS làm bài theo nhóm 4. 
-Sinh hoạt nhóm 4
-Cho HS trình bày kết quả. 
-Đại diện nhóm lên bảng và trình bày. 
-GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.
-Lớp làm bài vào vở. 
* HĐ 3 : Hướng dẫn HS làm BT 3 
-Cho HS đọc yêu cầu của BT 
-1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
-GV giao việc
+ Đọc các từ BT đã cho.
+ Tìm nghĩa của các từ.
+ Tìm từ đồng nghĩa với công dân
-Cho HS làm bài, trình bày kết quả.
-HS làm bài theo cặp, phát biểu ý kiến. 
-GV trình bày và chốt lại kết quả đúng. 
-Lớp nhận xét 
+Những từ đồng nghĩa với công dân : 
nhân dân, dân chúng, dân. 
* HĐ 4 : Hướng dẫn HS làm BT 4 
-Cho HS đọc yêu cầu của BT.
-1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. 
-GV giao việc 
+ Các em đọc câu nói của nhân vật Thành. 
+ Chỉ rõ có thay thế từ công dân trong câu nói đó bằng các từ đồng nghĩa được không ? 
-Cho HS làm bài + trình bày kết quả
-HS làm bài theo cặp, phát biểu ý kiến.
-GV nhận xét và chốt lại ý đúng.
-Lớp nhận xét 
+ Trong câu văn đã cho, không thay thế từ công dân bằng từ đồng nghĩa được vì từ công dân trong câu có hàm ý “người dân một nước độc lập”, khác với từ nhân dân, dân, dân chúng. 
3-Củng cố, dặn dò 
-GV nhận xét tiết học 
-HS lắng nghe. 
-Dặn HS ghi nhớ những từ ngữ gắn với chủ điểm công dân để sử dụng tốt trong nói và viết. 
Kể chuyện 
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I-MỤC TIÊU : 
1-Rèn kỹ năng nói : 
-HS kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc về một tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. 
-Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện. 
2-Rèn kỹ năng nghe : HS nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. 
II-ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC : 
-Một số sách báo có những câu chuyện về các tấm gương sống, làm việc theo pháp luật.
-Bảng lớp viết đề bài. 
III-HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A-Kiểm tra bài cũ 
-Kiểm tra 2 HS, yêu cầu HS kể lại câu chuyện Chiếc đồng hồ. 
Yêu cầu HS 2 nêu ý nghĩa của câu chuyện. 
-HS 1 kể câu chuyện Chiếc đồng hồ. 
-GV nhận xét, cho điểm 
B-Bài mới 
1-Giới thiệu bài 
Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ kể cho cô và các bạn trong lớp nghe câu chuyện về tấm gương sống làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh mà mình đã chuẩn bị
-HS lắng nghe 
2-Kể chuyện 
* HĐ 1 : Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài 
-GV viết đề bài lên bảng lớp. 
-1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo. 
-GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong bài. Cụ thể : 
Đề bài : Kể lại một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. 
-Cho 3 HS đọc gợi ý trong SGK.
-3 HS lần lượt đọc các gợi ý trong SGK.
-GV lưu ý HS : Các em nên kể những câu chuyện đã nghe, đã đọc ngoài chương trình để tạo sự hứng thú, tò mò cho các b ạn. 
-Cả lớp đ5oc thầm lại gợi ý 1. 
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS ở nhà. 
-GV cho HS nói trước lớp về câu chuyện các em sẽ kể. 
-Một số HS lần lượt nói tên câu chuyện mình sẽ kể. 
* HĐ2 : HS kể chuyện 
-Cho HS đọc lại gợi ý 2. 
-1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. 
-Cho HS kể chuyện theo nhóm : Hai em nhớ kể cho nhau nghe câu chuyện của mình và phải thống nhất ý nghĩa của từng câu chuyện.
-Từng nhóm đôi (cặp) HS kể cho nhau nghe và trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện. 
-Cho HS thi kể.
-Đại diện các nhóm lên thi kể và nói về ý nghĩa của câu chuyện.
-GV nhận xét + khen những HS chọn được câu chuyện đúng yêu cầu của đề và kể hay, nêu ý nghĩa đúng.
-Lớp nhận xét. 
3-Củng cố, dặn dò 
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn những HS kể chưa tốt về nhà luyện kể thêm. 
-Dặn HS đọc trước tiết kể chuyện tuần 21. 
Tập đọc Thứ năm ngày 15 tháng 01 năm 2009
NHÀ TÀI TRỢ ĐẶC BIỆT CỦA CÁCH MẠNG
I-MỤC TIÊU : 
1-Đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn với cảm hứng ca ngợi, kính trọng nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng. 
2-Hiểu các từ ngữ trong bài.
*Nội dung bài : Biểu dương một công dân yêu nước, một nhà tư sản đã trợ giúp cách mạng rất nhiều tiền bạc, tài sản trong thời kỳ cách mạng gặp khó khăn về tài chính. 
II-ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC : -Ảnh chân dung nhà từ thiện Đỗ Đình Thiện + Bảng phụ. 
III-HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A-Kiểm tra bài cũ 
-Kiểm tra 3 HS.
-GV nhận xét, ghi điểm
-3HS đọc 3 đoạn bài Thái sư Trần Thủ Độ và trả lời câu hỏi. 
B-Bài mới 
1-Giới thiệu bài 
2-Luyện đọc 
HĐ 1 : HS khá giỏi đọc cả bài 
-Lớp lắng nghe. 
HĐ 2 : HS đọc đoạn nối tiếp 
-GV chia đoạn : 5 đoạn 
+ Đoạn 1 : Từ đầu đến “...Hòa bình”
+ Đoạn 2 : Tiếp theo đến “... 24 đồng.”
+ Đoạn 3 : Tiếp theo đến “..phụ trách qũy.”
+ Đoạn 4 : Tiếp theo đến “..cho Nhà nước”
+ Đoạn 5 : Phần còn lại. 
-HS dùng viết chì đánh dấu đoạn trong SGK. 
-Cho HS đọc nối tiếp
-Hs nối tiếp đọc lần 1 
-Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai : tiệm, Lạc Thủy, sửng sốt, màu mỡ. 
-Đọc nối tiếp lượt 2 + đọc chú giải và giải nghĩa từ trong mỗi đoạn
-Đọc lần 2 
HĐ 3 : Cho HS đọc trong nhóm 
Đọc theo nhóm 5, mỗi HS đọc 1 đoạn. 
GV đọc toàn bài 
3-Tìm hiểu bài 
* Đoạn 1 + đoạn 2 
-Cho HS đọc thầm, đọc thành tiếng. 
Trước Cách mạng, ông Thiện đã có đóng góp những gì ch CM 
-Ông đã trợ giúp to lớn về tài chính cho cách mạng. Ông ủng hộ qũy Đảng 3 vạn đồng. 
* Đoạn 3 : -Cho HS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn 3 
-1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. 
Khi Cách mạng thành công, ông Thiện đã đóng góp những gì?
+ Ông đã ủng hộ Chính phủ 64 lạng vàng. 
+ Đóng góp cho Qũy Độc lập TW 10 vạn đồng. 
* Đoạn 4 :-Cho HS đọc thầm + đọc thành tiếng 
-1 Hs đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
H : Trong kháng chiến chống Pháp, gia đình ông đã đóng góp những gì ? 
+ Đã ủng hộ cán bộ, bộ đội Khu 2 hàng trăm tấn thóc. 
H : Hòa bình lập lại, gia đình ông đã có nhửng đóng góp gì thật to lớn ? 
+ Ông đã hiến toàn bộ đồn điền Chi -nê cho Nhà nước
* Đoạn 5 : 
H : Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì ? 
-Cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi 
H : Từ câu chuyện trên, em suy nghĩ thế nào về trách nhiệm của công dân đối với đất nước ? 
+ Người công dân phải có trách nhiệm đối với đất nước.
4-Đọc diễn cảm 
-Cho HS đọc lại toàn bài. 
-1 -> 2 HS đọc. 
-GV đưa bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc lên và hướng dẫn cho HS đọc. 
-HS đọc đoạn. 
-Cho HS thi đọc. 
-3 HS thi đọc đoạn. 
-GV nhận xét + khen HS đọc hay.
-Lớp nhận xét. 
5-Củng cố, dặn dò 
-Cho HS nhắc lại ý nghĩa của bài.
-HS nêu 
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà luyện đọc. 
Tập làm văn Thứ ba ngày 13 tháng 01 năm 2009
KIỂM TRA VIẾT
(Tả người) 
I-MỤC TIÊU : 
-HS viết được một bài văn tả người có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc. 
II-ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC : 
-Giấy kiểm tra hoặc vở. 
-Một số tranh ảnh minh họa nội dung đề văn. 
III-HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1-Giới thiệu bài 
Các em đã học về văn tả người. Trong tiết tập làm văn hôm nay, các em sẽ vận dụng những kiến thức đã học để làm một bài văn hoàn chỉnh. 
-HS lắng nghe. 
2-Hướng dẫn HS làm bài 
-Cho HS đọc 3 đề bài trong SGK 
GV : Sau khi đọc cả 3 đề, các em chỉ chọn một đề mà theo mình là có thể làm bài được tốt nhất.
-2 HS đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm. 
-Cho HS chọn đề bài.
-HS lựa chọn một trong 3 đề. 
-GV gợi ý :
+ Nếu tả ca sĩ, các em nên tả ca sĩ đó khi đang biểu diễn.
+ Nếu tả nghệ sĩ hài thì cần chú ý tả tài gây cười của nghệ sĩ đó. 
+ Nếu tả một nhân vật trong truyện cần phải hình dung, tưởng tượng về ngoại hình, về hành động của nhân vật đó. 
3-HS làm bài 
-GV nhắc HS cách trình bày một bài tập làm văn.
-HS làm baì. 
-GV thu bài khi HS làm bài xong. 
4-Củng cố, dặn dò 
-GV nhận xét tiết học. 
-Dặn HS về nhà đọc trước tiết tập làm văn Lập chương trình hoạt động 
-HS lắng nghe. 
Luyện từ và câu 
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I-MỤC TIÊU : 
1-Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ. 
2-Nhận biết các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép; biết cách dùng các quan hệ từ để nối các vế câu ghép. 
II-ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC : -Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập hai ; 
 -Một số tờ giấy khổ to đã photo các bài tập. 
III-HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A-Kiểm tra bài cũ 
-Kiểm tra cả lớp 
-2 HS làm bảng, lớp viết vở nháp. 
Em hãy tìm những từ đồng nghĩa với từ Công dân. 
-GV nhận xét + cho điểm 
B-Bài mới 
1-Giới thiệu bài. 
2-Nhận xét 
HĐ 1 : Hướng dẫn HS làm BT 1 
-Cho HS đọc yêu cầu của BT 1; -GV giao việc
-1 Hs đọc yêu cầu + đọc đoạn trích.
+ Tìm các câu ghép trong đoạn văn. 
-Cho HS làm bài. 
-HS làm bài cá nhân. 
-Cho HS trình bày kết quả. 
-Một số HS phát biểu ý kiến.
-GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. 
-Lớp nhận xét. 
HĐ 2 : Hướng dẫn HS làm BT 2 
-Cho HS đọc yêu cầu của BT.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe. 
-GV giao việc. 
-HS trao đổi làm bài
-GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
-Lớp nhận xét bài 3 bạn làm trên bảng. 
HĐ 3 : Hướng dẫn HS làm BT 3 
-Cho HS đọc yêu cầu của BT 3 
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe. 
-GV giao việc 
-HS làm bài cá nhân
-GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.
-Lớp nhận xét. 
+ Ở câu 1 : .... quan hệ từ thì; dấu phẩy
+ Ở câu 2 : cặp quan hệ từ tuy ... nhưng 
+ Ở câu 3 : dấu phẩy. 
3-Ghi nhớ -Cho HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK 
-3 HS đọc.
4-Luyện tập 
* HĐ 1 : Hướng dẫn HS làm BT 1 
-1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo. 
-Cho HS đọc yêu cầu + đọc đoạn văn.1
+ Đọc lại đoạn văn.
+ Tìm câu ghép trong đoạn văn.
+ Xác định các vế câu và các cặp quan hệ từ trong câu 
-Cho HS làm bài, trình bày kết quả.
-HS làm bài cá nhân; phát biểu ý kiến.
-GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.
-Lớp nhận xét. 
+ Câu 1 là câu ghép : gồm 2 vế câu 
+ Cặp quan hệ từ là nếu ... thì 
* HĐ 2 : Hướng dẫn HS làm BT 2 
-1 HS đọc yêu cầu của BT + đọc đoạn trích. 
-Cho HS làm bài. GV dán lên bảng phiếu ghi đoạn văn có từ bị lược. 
-1 HS lên bảng làm trên phiếu. 
-Lớp làm trong vở bài tập.
-GV nhận xét và chốt lại ý đúng.
-Lớp nhận xét kết quả. 
+ Từ cấn điền và chỗ trống lần lượt là : nếu, thì. 
+ Tác giả lược bớt các từ trên để câu văn gọn, tránh lặp. Người đọc vẫn hiểu đủ, đúng những nội dung. 
* HĐ 3 : Hướng dẫn HS làm BT 3 
(Cách tiến hành tương tự bài tập 2) 
Từ cần điền : còn 
Từ cần điền : nhưng (hoặc mà)
Từ cần điền : hay 
-GV chốt lại kết quả đúng :
5-Củng cố, dặn dò 
-GV nhận xét tiết học. 
-Yêu cầu HS về nhà học thuộc nội dung cần ghi nhớ.
-HS lắng nghe. 
Tập làm văn 
LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
I-MỤC TIÊU : 
1-Dựa vào mẫu chuyện về một buổi sinh hoạt tập thể, biết lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể đó và cách lập chương trình hoạt động nói chung. 
2-Qua việc lập chương trình hoạt động, rèn luyện óc tổ chức, tác phong làm việc khoa học, ý thức tập thể. 
II-ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC : 
-Bảng phụ.
-Bút dạ + một số tờ giấy khổ to để HS làm bài. 
III-HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1-Giới thiệu bài 
Tiết Tập làm văn hôm nay sẽ giúp các em biết lập chương trình hoạt động cho một sinh hoạt tập thể. 
-HS lắng nghe. 
2-Làm bài tập 
* HĐ 1 : Hướng dẫn HS làm BT 1 
-Cho HS đọc toàn bộ BT 1
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm. 
-GV giao việc : 3 việc 
a/ Nêu được mục đích của buổi liên hoan văn nghệ 
b/ Nêu được những việc cần làm và sự phân công của lớp trưởng.
c/ Thuật lại diễn biến của buổi liên hoan.
-Cho HS làm bài. 
-HS làm bài theo nhóm 2 
-Cho HS trình bày kết quả. 
-Đại diện nhóm trả lời.
-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
-Lớp nhận xét, bổ sung 
* HĐ 2 : Hướng dẫn HS làm BT 2 
-Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc gợi ý
-1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
-GV giao việc. 
+ Em đóng vai lớp trưởng, lập một chương trình hoạt động của lớp để chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. 
-Cho HS làm bài. GV phát giấy khổ to + bút dạ cho các nhóm (hoặc phát bảng nhóm)
-Hs làm việc theo nhóm 4.
-Cho HS trình bày kết quả.
-Đại diện các nhóm dán phiếu của nhóm mình lên bảng lớp. 
-GV nhận xét + bình chọn nhóm làm bài tốt, trình bày sạch đẹp
-Lớp nhận xét. 
3-Củng cố, dặn dò 
H : Theo em lập chương trình hoạt động có ích lợi gì 
-3 -> 4 HS phát biểu
-GV nhận xét tiết học. 
-Dặn HS về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết tập làm văn ở tuần 21 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_5_tuan_20.doc