Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 24 - Lê Thành Long

Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 24 - Lê Thành Long

Bài: LUẬT TỤC XƯA

CỦA NGƯỜI Ê - ĐÊ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.

- Hiểu nội dung: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa; kể được 1 đến 2 luật của nước ta (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh minh hoạ SGK trang 56 (phóng to nếu có điều kiện).

 - Tranh ảnh về cảnh sinh hoạt của cộng đồng người Tây Nguyên (nếu có).

 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn đọc.

 - Giấy khổ to, bút dạ.

 

doc 18 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 16/03/2022 Lượt xem 212Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 24 - Lê Thành Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀNG LONG
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỖ VĂN NẠI
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
	TUẦN : 24. 
	TỪ NGÀY : / / 
	ĐẾN NGÀY : / /
Năm học: 2011 - 2012
MỤC LỤC
PHÂN MÔN
TÊN BÀI DẠY
NGÀY DẠY
Trang
Tập đọc 
Luật tục xưa của người Ê-đê
 / / 
03
Chính tả 
Núi non hùng vĩ
 / / 
06
Luyện từ & câu 
Mở rộng vốn từ: Trật tự – An ninh
 / / 
08
Tập đọc 
Hộp thư mật
 / / 
09
Tập làm văn 
Ôn tập về tả đồ vật
 / / 
12
Luyện từ & câu 
Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng
 / / 
14
Tập làm văn
Ôn tập về tả đồ vật
 / / 
16
Ký duyệt
18
Môn: TẬP ĐỌC.
Tuần: 24.
Tiết: 47.
Bài: LUẬT TỤC XƯA 
CỦA NGƯỜI Ê - ĐÊ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
	Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
- Hiểu nội dung: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa; kể được 1 đến 2 luật của nước ta (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Tranh minh hoạ SGK trang 56 (phóng to nếu có điều kiện). 
	- Tranh ảnh về cảnh sinh hoạt của cộng đồng người Tây Nguyên (nếu có).
	- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn đọc.
	- Giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng thơ Chú đi tuần và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ và lần lượt trả lời câu hỏi theo SGK.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh. 
- HS quan sát và nêu: Tranh vẽ cộng đồng người dân tộc Ê-đê đang xử phạt một người có tội quỳ bên đống lửa lớn.
- Chỉ vào tranh minh hoạ và giới thiệu: Tranh vẽ cảnh luận tội một người ở cộng đồng người Ê-đê. Kẻ có tội được xét xử cpng6 minh trước mọi người. Bài tập đọc Luật tục xưa của người Ê-đê giới thiệu với em một số luật lệ của người Ê-đê xưa.
- Lắng nghe.
2.2. HƯỚNG DẪN LUYỆN ĐỌC VÀ TÌM HIỂU BÀI
a) Luyện đọc:
- Giải thích: Dân tộc Ê-đê là một dân tộc thiểu số sống ở vùng Tây Nguyên.
- Lắng nghe.
- Đây là văn bản hành chính nên GV đọc mẫu trước để HS theo dõi, biết cách đọc thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
- GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc như sau:
- Theo dõi GV đọc mẫu.
ª Toàn bài đọc với giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát giữa các câu, thể hiện tính chất nghiêm minh, rõ ràng của luật tục.
ª Nhấn giọng ở những từ ngữ: nhỏ, nhẹ, lớn, nặng, như vậy, chịu chết, tận mặt, tận tay, khoanh, nghe, thấy, chắn chắn, cây đa, cây sung, mẹ cha, không hỏi cha, chẳng nói với mẹ, ông già bà cả, xét xử, đánh cắp, đủ giá, bồi thường gấp đôi, cùng đi, cùng bước, cùng nói, có tội,.
ª Đọc liền các cụm từ: gánh không nổi, vác không kham, nhìn tận mặt, bắt tận tay, diều tha quạ mổ,
- Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có).
- HS đọc bài theo thứ tự:
+ HS 1: Về cách xử phạt.
+ HS 2: Về tang chứng và vật chứng.
+ HS 3: Về các tội.
- Gọi HS đọc phần Chú giải.
- 1 HS đọc thành tiếng phần Chú giải cho HS cả lớp cùng nghe.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS ngồi cạnh nhau nối tiếp nhau đọc từng đoạn (đọc 2 lượt).
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
b) Tìm hiểu bài
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm.
- Bốn HS ngồi cạnh nhau cùng đọc thầm toàn bài, trao đổi và trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận.
- Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời, các HS khác theo dõi, bổ sung ý kiến đến khi có câu trả lời hoàn chỉnh.
(Câu hỏi tìm hiểu bài GV có thể viết trên bảng phụ hoặc các mảnh giấy giao cho từng nhóm. GV chỉ bổ sung ý kiến, giảng bài cho HS hiểu (nếu cần);)
- 1 HS điều khiển cả lớp tìm hiểu bài.
+ Người xưa đặt ra luật tục để làm gì?
+ Người xưa đặt ra luật tục để phạt những người có t, bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.
+ Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội.
+ Tội không hỏi mẹ cha, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho địch đến làng mình.
- Giảng: Luật tục là những quy định, pháp tắc phải tuân theo trong buôn làng, bộ tộc. Người xưa đặt ra luật tục buộc mọi người phải tuân theo nhằm đảm bảo cho cuộc sống được an toàn, bình ổn cho mọi người. Các laọi tội mà người Ê-đê nêu ra rất cụ thể, dứt khoát, rõ ràng theo từng khoản mục.
- Lắng nghe.
+ Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng.
+ Đồng bào Ê-đê quy định các mức xử phạt rất công bằng: chuyện nhỏ thì xử nhẹ (phạt tiền một song), chuyện lớn thì xử nặng (phạt tiền một co), người phạm tội là bà con anh em cũng xử như vậy.
+ Tang chứng phải chắc chắn (phải nhìn tận mặt, bắt tận tay, lấy và giữ được gùi, khăn áo, dao,của kẻ phạm tội, đánh dấu nơi xảy ra sự việc) mới được kết tội, phải có vài ba người làm chứng, tai nghe, mắt thấy thì tang chứng mới có giá trị.
+ Hãy kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết.
+ HS viết tên các luật mà em biết vào giấy khổ to, dán lên bảng. Các nhóm khác bổ sung.
- Nhận xét, khen ngợi HS có hiểu biết về một số tên luật ở nước ta.
- GV có thể giới thiệu thêm một số tên luật cho HS biết (xem tư liệu tham khảo).
- Lắng nghe.
+ Qua bài tập đọc “Luật tục xưa của người Ê-đê” em hiểu điều gì?
+ Xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo pháp luật.
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài cho cả lớp nghe.
- Giảng: Ngay từ ngày xưa, dân tộc Ê-đê, một dân tộc thiểu số có quan niệm rạch ròi, nghiêm minh về tội trạng, đã phân định rõ ràng từng loại tội, quy định các hình phạt rất công bằng để giữ cho buôn làng có cuộc sống trật tự. Và ngày nay nhà nước ta cũng ban hành rất nhiều luật. 
Như vậy, ở xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người luôn phải sống và làm việc theo pháp luật.
- Lắng nghe.
c) Luyện đọc diễn cảm 
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài. Yêu cầu HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. Cả lớp theo dõi, sau đó 1 HS nêu cách đọc, các HS khác bổ sung ý kiến.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3:
+ Treo bảng phụ viết sẵn đoạn văn.
+ Đọc mẫu.
+ Theo dõi GV đọc mẫu. 
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.
- Tội không hỏi mẹ cha.
Có cây đa / phải hỏi cây đa, có cy6 sung / phải hỏi cây sung, có mẹ cha / phải hỏi mẹ cha. Đi rừng lấy củi / mà không hỏi cha, đi suối lấy nước / mà chẳng nói với mẹ; bán cái này, mua cái nọ / mà không hỏi ông già bà cả là sai; phải đưa ra xét xử.
- Tội ăn cắp.
Kẻ thò tay ra để đánh cắp của người khác / là kẻ có tội. Kẻ đó phải trả lại đủ giá; ngoài ra / phải bồi thường gấp đôi số của cải đã lấy cắp.
- Tội giúp kẻ có tội.
Kẻ đi cùng đi, bước cùng bước, nói cùng nói với kẻ có tội cũng là có tội.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- 3 – 5 HS thi đọc, HS cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Hỏi: Qua bài tập đọc, em hiểu được điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Hộp thư mật.
Môn: CHÍNH TẢ.
Tuần: 24.
Tiết: 24.
Bài: NÚI NON HÙNG VĨ 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nghe-viết đúng bài CT, viết hoa đúng các tên riêng trong bài.
- Tìm được các tên riêng trong đoạn thơ (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- 5 câu đố ở bài tập 3 viết rời vào giấy. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi 1 HS đoc5 cho 3 HS viết bảng lớp, HS cả lớp viết vào giấy nháp những tên riêng có trong bài thơ Cửa gió tùng chinh.
- Đọc, viết các từ: Hai Ngàn, Ngã Ba, Tùng Chinh, Pù Mo, Pù Xai,
- Gọi HS nhận xét tên riêng bạn viết trên bảng.
- Nêu ý kiến bạn viết đúng / sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- Hỏi: Em có nhận xét gì về cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam?
- Trả lời: Khi viết tên người, tên địa lý Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên.
- Nhận xét, cho điểm HS viết các tên riêng trên bảng và HS trả lời câu hỏi.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- Giới thiệu: Tiết Chính tả hôm nay các em sẽ nghe – viết đoạn văn Núi non hùng vĩ và luyện tập cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam.
- Nghe GV giới thiệu và xác định nhiệm vụ của tiết học.
2.2. HƯỚNG DẪN NGHE – VIẾT 
a) Trao đổi về nội dung đoạn văn 
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- Hỏi:
- Nối tiếp nhau trả lời.
+ Đoạn văn cho em biết điều gì?
+ Đoạn văn giới thiệu với chúng ta con đường đi đến thành phố biên phòng Lào Cai.
+ Đoạn văn miêu tả vùng đất nào?
+ Đoạn văn miêu tả vùng biên cương Tây Bắc.
- Giới thiệu: Đoạn văn giới thiệu với chúng ta vùng biên cương Tây Bắc của tổ quốc, nơi giáp giữa nước ta và Trung Quốc.
- Lắng nghe.
b) Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn.
- HS tìm và nêu các từ ngữ: tày đình, hiểm trở, lồ lộ, chọc thủng, Phan-xi-pa ...  đồ vật.
- Lắng nghe.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- Giới thiệu: Ở lớp 4 các em đã học về văn miêu tả. Tiết học này, chúng ta cùng ôn lại kiến thức về văn miêu tả đồ vật và thực hành viết đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
- Lắng nghe.
2.2. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP 
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Giới thiệu: Ngày trước, cách đây vài chục năm, HS đến trường chưa mặc đồng phục như hiện nay, chiếc áo của bạn nhỏ được may lại từ chiếc áo quân phục của ba. Chiếc áo được may bằng vải Tô Châu, một loại vải có xuất xứ từ thành phố Tô Châu, Trung Quốc.
- lắng nghe.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp để trả lời câu hỏi của bài.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng trao đổi, thảo luận, làm bài tập.
- Phát giấy khổ to cho 2 nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm trả lời 1 phần a hoặc b vào giấy.
- 2 nhóm làm bài vào giấy khổ to.
- Gọi nhóm làm vào giấy khổ to dán bài lên bảng, đọc phiếu, yêu cầu HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Hoạt động theo hướng dẫn của GV.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Theo dõi GV và tự chữa bài mình (nếu sai).
a) Mở bài: Tôi có một người bạn đồng hành . màu cỏ úa.
Thân bài: Chiếc áo sờn vai của ba chiếc áo quân phục cũ của ba.
Kết bài: Mấy chục nămvà cả gia đình tôi.
b) + Các hình ảnh so sánh trong bài văn: những đường khâu đều đặn như khâu máy; hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh; cái cổ áo như hai cái lá non; cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thực sự; xắn tay áo lên gọn gàng; mặc áo vào tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba; tôi chững chạc như một anh lính rí hon.
+ Các hình ảnh nhân hoá: (cái áo) người bạn đồng hành quý báu; cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi.
- Hỏi:
- Nối tiếp nhau trả lời:
+ Bài văn mở bài theo kiểu nào?
+ Mở bài kiểu trực tiếp.
+ Bài văn kết bài theo kiểu nào?
+ Kết bài kiểu mở rộng.
+ Em có nhận xét gì về cách quan sát để tả cái áo của tác giả?
+ Tác giả quan sát rất tỉ mỉ, tinh tế.
+ Trong phần thân bài tác giả tả cái áo theo thứ tự nào?
+ Tả từ bao quát rồi tả từng bộ phận của cái áo.
+ Để có bài văn miêu tả sinh động, có thể vận dụng phương nghệ thuật nào?
+ Có thể vận dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá, so sánh.
- Giảng bài: Tác giả đã quan sát cái áo tỉ mỉ, tinh tế từ hình dáng, đường khâu, hàng khuy, cái cổ, cái măng sét dến cảm giác khi mặc áo, lời nhận xét của bạn bè xung quanh . Nhờ khả năng quan sát tinh tế, cách dùng từ ngữ miêu tả chính xác, cách sử dụng linh hoạt các biện pháp so sánh, nhân hoá, cùng tình cảm trân trọng, mến thương cái áo của người cha hi sinh, tác giả đã viết được một bài văn miêu tả đầy chân thực và cảm động.
- Lắng nghe.
- Treo bảng phụ ghi sẵn các kiến thức cơ bản về văn miêu tả.
- Quan sát.
- Yêu cầu HS đọc.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng phần thành tiếng cho HS cả lớp nghe (2 lượt).
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Hỏi:
- Trả lời:
+ Đề bài yêu cầu gì?
+ Đề bài yêu cầu viết một đoạn văn ngắn tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật.
+ Em chọn đồ vật nào để tả?
+ (HS nói tên đồ vật mình chọn).
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HS cả lớp làm bài vào vở. 1 HS làm vào giấy khổ to (hoặc bảng nhóm).
- Nhắc HS: Em hình dung lại hình dáng của đồ vật ấy. Chọn cách tả từ bao quát đến chi tiết hoặc ngược lại. Là một đoạn văn ngắn em cần chú ý có câu mở đoạn, câu kết đoạn, khi miêu tả nên sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá để đoạn văn được hay, sinh động.
- Gọi HS làm bài vào giấy khổ to dán lên bảng, HS cả lớp đọc, nhận xét, sửa chữa cho bạn.
- Làm việc theo yêu cầu của GV.
- Nhận xét, cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn mình viết.
- 3 – 5 HS đọc đoạn văn mình viết.
- Nhận xét, sửa chữa cho từng HS. Cho điểm những HS viết đạt yêu cầu.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn và chuẩn bị bài sau.
____________________________________________
Môn: LUYỆN TỪ & CÂU.
Tuần: 24.
Tiết: 48.
Bài: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG CẶP TỪ HÔ ỨNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng thích hợp (ND Ghi nhớ).
- Làm được BT1, 2 mục III.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng lớp viết sẵn hai câu văn phần Nhận xét.
	- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài 1, bài 2 phần Luyện tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi 3 HS lên bảng đặt câu với 1 từ ở bài 3 trang 59.
- 3 HS lên bảng đặt câu.
- Gọi 3 HS dưới lớp trả lời các câu hỏi sau:
- 3 HS đứng tại chỗ trả lời.
+ Hãy nêu những danh từ có thể kết hợp với danh từ an ninh.
+ Hãy nêu những động từ có thể kết hợp với từ an ninh.
+ Hãy nêu những việc làm giúp em tự bảo vệ khi cha mẹ không có ở bên.
- Gọi HS nhận xét bạn trả lời câu hỏi.
- Nhận xét bạn trả lời: đúng / sai.
- Gọi HS nhận xét bạn làm trên bảng.
- Nhận xét bạn làm bài: đúng / sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- GV nêu: Tiết học hôm nay, các em cùng tìm hiểu về cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
- Lắng nghe.
2.2. LUYỆN TẬP 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhắc HS gạch chéo (/) để phân cách các vế câu, khoanh tròn vào cặp từ hô ứng có trong câu.
- 1 HS làm trên bảng phụ. HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét bài làm của bạn: đúng / sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Chữa bài (nếu sai).
a) Ngày chưa tắt hẳn, / trăng đã lên rồi.
2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng: chưa  đã
b) Chiếc xe ngựa vừa đậu lại / tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra.
2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng: vừađã
c) Trời càng nắng gắt, / hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.
2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng: càng  càng
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS làm trên bảng phụ. HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét bạn làm bài: đúng / sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- Gọi HS có phương án khác đọc câu của mình.
- Bổ sung câu mình đặt.
- Nhận xét, kết luận các câu đúng.
- Chữa bài (nếu sai).
a) Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.
b) Trời mới hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
Trời chưa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
Trời vừa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
c) Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh làm núi lên cao bấy nhiêu.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc Ghi nhớ, đặt 5 câu ghép có cặp từ hô ứng và chuẩn bị bài sau.
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tuần: 24.
Tiết: 48.
Bài: ÔN TẬP VỀ ĐỒ VẬT 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật.
- Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đúng ý.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- HS chuẩn bị đồ vật thật hoặc tranh ảnh về đồ vật.
	- Giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Thu, chấm đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em của 3 HS.
- 3 HS mang bài cho GV chấm.
- Nhận xét bài làm của HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- GV nêu: Tiết học hôm nay các em cùng lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật để chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết.
- HS lắng nghe và xác định mục tiêu của giờ học.
2.2. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP 
Bài 1 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Hỏi: Em chọn đồ vật nào để lập dàn ý: Hãy giới thiệu cho các bạn được biết.
- Nối tiếp nhau giới thiệu về đồ vật mình lập dàn ý.
- Gọi HS đọc gợi ý 1.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HS làm bài vào vở. 1 HS làm vào giấy khổ to (hoặc bảng nhóm).
- Yêu cầu HS làm bài vào phiếu dán lên bảng.
- Làm việc theo hướng dẫn của GV.
- GV cùng HS cả lớp nhận xét để có dàn ý chi tiết, đầy đủ.
- Yêu cầu HS rút kinh ngiệm từ bài của bạn để tự sửa dàn ý của mình theo hướng GV vừa chữa.
- Sửa bài của mình.
- Gọi HS đọc dàn ý của mình. GV chú ý sửa chữa cho từng HS.
- 3 – 5 HS đọc dàn ý của mình.
- Cho điểm HS làm bài đạt yêu cầu.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc yêu cầu. 1 HS đọc gợi ý 2 trước lớp.
- Tổ chức cho HS trình bày dàn ý về văn tả đồ vật của mình trong nhóm.
- 4 HS ngồi cạnh nhau cùng tạo thành 1 nhóm, trình bày dàn ý của mình cho các bạn nghe.
- Lưu ý HS: Với dàn ý đã lập, khi trình bày em cố gắng nói thành câu với mỗi chi tiết, hình ảnh miêu tả.
- Gọi HS trình bày dàn ý của mình trước lớp.
- 3 – 5 HS trình bày dàn ý của mình trước lớp.
- Nhận xét, cho điểm HS trình bày dàn ý tốt.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý bài văn và chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết.
DUYỆT 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_5_tuan_24_le_thanh_long.doc