Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 25 - Lê Thành Long

Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 25 - Lê Thành Long

Bài: PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.

- Hiểu ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh minh hoạ SGK trang 67 – 68 (phóng to nếu có điều kiện).

 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn đọc.

 

doc 20 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 16/03/2022 Lượt xem 220Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 25 - Lê Thành Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀNG LONG
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỖ VĂN NẠI
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
	TUẦN : 25. 
	TỪ NGÀY : / /
	ĐẾN NGÀY : / /
Năm học: 2011 - 2012
MỤC LỤC
PHÂN MÔN
TÊN BÀI DẠY
NGÀY DẠY
Trang
Tập đọc 
Phong cảnh đền Hùng
 / / 
03
Chính tả 
Ai là thuỷ tổ loài người
 / / 
06
Luyện từ & câu 
Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ
 / / 
08
Kể chuyện 
Vì muôn dân
 / / 
10
Tập đọc 
Cửa sông
 / / 
13
Tập làm văn 
Tả đồ vật (Kiểm tra viết)
 / / 
15
Luyện từ & câu 
Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ
 / / 
16
Tập làm văn
Tập viết đoạn đối thoại
 / / 
18
Ký duyệt
20
Môn: TẬP ĐỌC.
Tuần:.
Tiết: 25.
Bài: PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
	- Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.
- Hiểu ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Tranh minh hoạ SGK trang 67 – 68 (phóng to nếu có điều kiện).
	- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn bài Hộp thư mật và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- 4 HS đọc bài nối tiếp và lần lượt trả lời các câu hỏi theo SGK.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- Yêu cầu HS mở SGK trang 67, quan sát tranh, đọc tên chủ điểm và nói suy nghĩ của em về chủ điểm.
- Trả lời: Chủ điểm Nhớ nguồn. Chủ điểm này gợi cho em những truyền thống quý báu của dân tộc ta và nhắc nhở chúng ta luôn giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống dân tộc.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu: Qua nhiều bài tập đọc, truyện kể lịch sử, truyện kể về danh nhân đất Việt, các em thấy được nước Việt Nam ta có bề dày lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Mỗi bài học, mỗi câu chuyện như đưa chúng ta về cội nguồn của dân tộc. Bài tập đọc Phong cảnh đền Hùng sẽ đưa chúng ta lên thăm vùng đất Tổ.
- Lắng nghe.
2.2. HƯỚNG DẪN LUYỆN ĐỌC VÀ TÌM HIỂU BÀI
a) Luyện đọc:
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng (nếu có) cho từng HS.
- Chú ý cách ngắt nhịp các câu dài sau: 
+ Trong đền, dòng chữ vàng / Nam quốc sơn hà / uy nghiêm để ở bức hoành phi treo chính giữa.
+ Dãy Tam Đảo như bức tường xanh / sừng chắn ngang bên phải / đỡ lấy mây trời cuồn cuộn.
- 3 HS đọc bài theo trình tự:
+ HS 1: Đền Thượng.chính giữa.
+ HS 2: Lăng của các vua Hùng ..đồng bằng xanh mát.
+ HS 3: Trước đền Thượng.rửa mặt, soi gương.
- Gọi HS đọc phần Chú giải.
- 1 HS đọc thành tiếng cho HS cả lớp nghe.
- GV dùng tranh minh hoạ trang 68, SGK để giới thiệu về vị trí của đền Hùng.
- Quan sát, lắng nghe.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc từng đoạn (đọc 2 lượt).
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài.
- 1 HS đọc thành tiếng cả bài trước lớp.
- GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc như sau:
- Theo dõi GV đọc mẫu.
+ Toàn bài đọc với giọng to vừa phải, nhịp điệu khoan thai, giọng trang trọng, tha thiết.
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp uy nghiêm của đền Hùng, vẻ hùng vĩ của cảnh vật thiên nhiên vùng đất Tổ và niềm thành kính tha thiết đối với đất Tổ, vối tổ tiên: chót vót, rực rỡ, nhiều màu sắc, dập dờn, múa quạt, xoè hoa, uy nghiêm, kề bên, ẩn, thật là đẹp, vòi vọi, trấn giữ, sừng sững, đỡ lấy, đánh thắng, mải miết, gặp gỡ, xanh mát, năm gang, thề, giữ vững, che mát, toả hương thơm, trong xanh,..
b) Tìm hiểu bài
- GV chia HS thành các nhóm yêu cầu HS trong nhóm đọc thầm bài, trao đổi và trả lời các câu hỏi (GV có thể ghi câu hỏi vào bảng phụ hoặc giấy và phát cho từng nhóm).
- HS trao đổi trong nhóm, trả lời câu hỏi.
- Mời 1 HS lên điều khiển các bạn báo cáo kết quả tìm hiểu bài.
- 1 HS khá điều khiển cả lớp trả lời từng câu hỏi tìm hiểu bài (cách làm như đã giới thiệu ở các tiết trước)
- Các câu hỏi tìm hiểu bài:
- 
+ Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào?
+ Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam.
+ Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng?
+ Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách ngày nay khoảng 4000 năm.
- GV: Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân phong cho người con trai trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở thành Phong Châu. Hùng Vương truyền được 18 đời, trị vì 2621 năm, từ năm 2879 trước công nguyên đến năm 288 trước Công nguyên. Đền Hùng nằm ở vị trí sơn thuỷ hữu tình rất nên thơ.
- Lắng nghe.
+ Em hãy tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?
+ Những từ ngữ: những khóm hải đường đâm bông rực rỡ, những cáh bướm dập dờn bay lượn; bên trái là đỉnh núi Ba Vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường màu xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cây đại, thông già, giếng Ngọc trong xanh.
+ Những từ ngữ đó, gợi cho em thấy cảnh thiên nhiên ở đền Hùng ra sao?
+ Cảnh thiên nhien của đền Hùng thật tráng lệ, hùng vĩ.
+ Bài văn đã gợi cho em nhới đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên những truyền thuyết đó?
+ Những truyền thuyết: Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Thánh Gióng, An Dương Vương, Sự tích trăm trứng, Bánh chưng, bánh giày. 
- GV ghi bảng tên các truyền thuyết.
+ Hãy kể ngắn gọn về một truyền thuyết mà em biết.
+ Nối tiếp nhau kể.
+ Em hiểu câu ca dao sau đây thế nào: 
 Dù ai đi ngược về xuôi 
Nhới ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
+ Nhắc nhở khuyên răn mọi người: Dù đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì cũng không quên được ngày giỗ Tỗ. 
+ Câu ca dao gợi ra một truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam: thủy chung, luôn luôn nhớ về cội nguồn dân tộc.
+ Dựa vào nội dung tìm hiểu được, em hãy nêu nội dung chính của bài.
+ Bài văn ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi co người đối với tổ tiên.
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính. HS cả lớp ghi vào vở.
- GV giảng thêm: Cảnh thiên nhiên nơi đền Hùng thật tráng lệ, hùng vĩ. Mỗi ngọn núi, con sông, dòng suối, mái đền ở vùng đất Tổ đều gợi về những ngày xa xưa, về cội nguồn dân tộc. Mỗi địa danh là một dấu tích của lịch sử dựng nước và giữ nước. Tương truyền rằng, vua Hùng Vương thứ sáu đã “ hóa thân” bên gốc cây kim giao trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh ngày 10 tháng 3 âm lịch (năm 1632 trước Công nguyên ). Từ đấy, người Việt đã lấy ngày 10 tháng 3 làm ngày giỗ Tổ. Câu ca dao trên còn có nội dung, khuyên răn, nhắc nhở mọi người dân Việt hướng về cội nguồn, đoàn kết cùng nhau chia sẻ ngọt bùi, dựng xây đất nước đẹp giàu.
 GDMT:
 “Phong cảnh đền Hùng”là một trong những di tích LS của nước ta.Đồng thời là một cảnh đẹp dành cho khách tham quan du lịch. Nếu các em có ngày nào đo ùcác em có dịp đến tham quan các em phải giữ gìn môi trường trong lành,bằng cách:không vứt rát bừa bãi, không chặt phá cây xanh.
c) Luyện đọc diễn cảm 
- Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài, nhắc HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc phù hợp.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. HS cả lớp theo dõi, sua đó 1 em nêu cách đọc, các từ ngữ cần nhấn giọng, các HS khác bổ sung và thống nhất cách đọc.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 2:
+ Treo bảng phụ có viết đoạn văn.
+ Đọc mẫu đoạn văn.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.
Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên trái / là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh / sừng sững chắn ngang bên phải / đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Aân xâm lược. Trước mặt / là ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn / tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- 3 – 5 HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trên. HS cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học. - Dặn học sinh về nhà học bài và soạn bài Cửa sông.
Môn: CHÍNH TẢ.
Tuần: 25.
Tiết: 25.
Bài: AI LÀ THUỶ TỔ LOÀI NGƯỜI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nghe-viết đúng bài CT.
- Tìm được các tên riêng trong truyện Dân chơi đồ cổ và nắm được qui tắc viết hoa tên riêng (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Giấy khổ to hoặc bảng phụ viết sẵn quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
	1. Khi viết tên người, tên địa lý nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối.
	2. Có một số tên người, tên địa lý nước ngoa ...  cầu HS học thuộc lòng bài thơ.
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng theo hình thức nối tiếp từng khổ thơ.
- HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng từng khổ thơ.
- Mời 3 HS đọc thuộc lòng cả bài thơ.
- 3 HS lần lượt đọc thuộc lòng cả bài thơ.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ và soạn bài Nghĩa thầy trò.
____________________________________________
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tuần: 25.
Tiết: 49.
Bài: TẢ ĐỒ VẬT
(Kiểm tra viết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
	Viết được bài văn đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng, lời văn tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng lớp viết sẵn đề bài cho HS lựa chọn.
- HS có thể mang đồ vật thật mà mình định tả đến lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
	1. KIỂM TRA BÀI CŨ
	- Kiểm tra giấy.
	2.THỰC HÀNH VIẾT 
	- Gọi HS đọc 5 đề kiểm tra trên bảng.
	- Nhắc HS: Các em đã quan sát kĩ hình dáng của đồ vật, biết công dụng của đồ vật qua việc lập dàn ý chi tiết, viết đoạn mở bài, kết bài, đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của đồ vật gần gũi với em. Từ các kĩ năng đó, em hãy viết thành bài văn tả đồ vật hoàn chỉnh.
	- HS viết bài.
	- Nêu nhận xét chung.
	3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
	- Nhận xét chung về ý thức làm bài của HS.
	- Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết Tập làm văn: Tập viết đoạn đối thoại. 
____________________________________________
Môn: LUYỆN TỪ & CÂU.
Tuần: 25.
Tiết: 50.
Bài: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ (ND Ghi nhớ).
- Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc thay thế đó (làm được 2 bài tập ở mục III).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Đoạn văn ở bài 1 phần Nhận xét viết bảng phụ (có đánh số thứ tự cho từng câu).
	- Giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu có sử dụng liên kết bằng cách lặp từ ngữ.
- 2 HS lên bảng đặt câu.
- Yêu cầu HS dưới lớp đọc thuộc lòng phần Ghi nhớ.
- 3 HS đứng tại chỗ đọc thuộc lòng phần Ghi nhớ trang 71.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và làm bài.
- Nhận xét.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- GV nêu: Tiết học hôm nay các em cùng tìm hiểu cách liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.
- Lắng nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
2.2. TÌM HIỂU VÍ DỤ 
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp. Gợi ý HS dùng bút chì gạch chân dưới những từ ngữ cho em biết đoạn văn nói về ai.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng trao đổi, thảo luận, làm bài, 1 HS làm trên bảng lớp.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét bài bạn làm đúng / sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- Kết luận lời giải đúng.
- Chữa bài (nếu sai).
Các câu trong đoạn văn đều nói về Trần Quốc Tuấn. Những từ ngữ cùng chỉ Trần Quốc Tuấn trong đoạn văn là: Hưng Đạo Vương, Ông, Vị Quốc công Tiết chế, vị chủ tướng tài ba, Hưng Đạo Vương, Ông, Người.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Gọi HS phát biểu.
- Nối tiếp nhau phát biểu, bổ sung cho đến khi có câu trả lời hoàn chỉnh: Đoạn văn ở bài 1 diễn đạt hay hơn đoạn văn ở bài tập 2 vì đoạn văn ở bài tập 1 dùng nhiều từ ngữ khác nhau nhưng cùng chỉ một người là Trần Quốc Tuấn. Đoạn văn ở bài tập 2 lặp lại quá nhiều từ Hưng Đạo Vương.
- Kết luận: Việc thay thế những từ ngữ ta dùng ở câu trước bằng những từ ngữ cùng nghĩa để liên kết câu như ở hai đoạn văn trên được gọi là phép thay thế từ ngữ.
- Lắng nghe.
2.3. GHI NHỚ 
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp. HS cả lớp cùng đọc thầm để thuộc bài ngay tại lớp.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về phép thay thế từ ngữ.
- Lấy ví dụ minh hoạ về phép thay thế.
- Nhận xét, khen ngợi HS hiểu bài ngay tại lớp.
2.4. LUYỆN TẬP 
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS làm vào giấy khổ to (hoặc bảng nhóm), HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- Yêu cầu HS làm vào giấy dán lên bảng. GV cùng HS cả lớp nhận xét, bổ sung (nếu sai).
- Làm việc theo yêu cầu của GV.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Chữa bài (nếu sai).
+ Từ anh thay cho Hai Long.
+ Cụm từ Người liên lạc thay cho người đặt hộp thư.
+ Từ anh thay cho Hai Long.
+ Từ đó thay cho những vật gợi ra hình chữ V.
Việc thay thế từ ngữ trong đoạn văn trên có tác dụng liên kết câu.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài, lấy 3 ví dụ về liên kết câu có sử dụng phép thay thế từ ngữ, chuẩn bị bài sau.
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tuần: 25.
Tiết: 50.
Bài: TẬP VIẾT 
ĐOẠN ĐỐI THOẠI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và những gợi ý của GV, viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp (BT2).
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
-Thể hiện sự tự tin(đối thoại tự nhiên, hoạt bát, đúng mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp).
-Kĩ năng hợp tác (hợp tác để hoàn chỉnh màn kịch)
III. CÁC PP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG:
-Gợi tìm, kích thích suy nghĩ sáng tạo của HS.
-Trao đổi trong nhóm nhỏ.
-Đóng vai(bộc lộ bản thân)
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
	- Giấy khổ to, bút dạ (hoặc bảng nhóm).
	- Một số vật dụng: Mũ quan (bằng giấy) cho Trần Thủ Độ, áo lụa kiểu nhà giàu nông thôn cho phú nông, nón hình chóp cho lính (nếu có).
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. GIỚI THIỆU BÀI 
- GV yêu cầu: Em hãy nhắc lại tên một số vở kịch đã học ở các lớp 4, 5.
- Nối tiếp nhua phát biểu: Các vở kịch: Ở vương quốc Tương lai, Lòng dân, Người công dân số Một.
- Giới thiệu: Tiết học hôm nay, các em sẽ học cách chuyển một đoạn trong truyện Thái sư Trần Thủ Độ thành một vở kịch bằng cách viết tiếp các lời thoại. Sau đó lớp mình cùng tham gia diễn kịch xem ai có thể trở thành diễn viên.
2.HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP 
Bài 1
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu và đoạn trích.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- Hỏi:
- Nối tiếp nhau trả lời cho đến khi có câu trả lời đúng.
+ Các nhân vật trong đoạn trích là ai?
+ Thái sư Trần Thủ Độ, cháu của Linh Từ Quốc mẫu, vợ ông.
+ Nội dung của đoạn trích là gì?
+ Thái sư nói với kẻ muốn xin làm chức câu đương rằng anh ta được Linh Từ Quốc Mẫu xin cho chức câu đương thì phải chặt một ngón chân để phân biệt với những người câu đương khác. Người ấy sợ hãy, rối rít xin tha.
+ Dáng điệu, vẻ mặt, thái độ của họ lúc đó như thế nào?
+ Trần Thủ Độ: nét mặt nghiêm nghị, giọng nói sang sảng. Cháu của Linh Từ Quốc Mẫu: vẻ mặt run sợ, lấm lét nhìn.
Bài 2
- Gọi 3 HS đọc yêu cầu, nhân vật, cảnh trí, thời gian, gợi ý đoạn đối thoại.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng phần của bài tập 2.
- Yêu cầu HS làm bài tập trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng nhau trao đổi, thảo luận, làm bài vào vở, 1 nhóm làm vào giấy khổ to (hoặc bảng nhóm).
- Gọi nhóm làm ra giấy (hoặc bảng nhóm) dán lên bảng. GV cùng HS nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
- 1 nhóm trình bày kết quả làm bài của mình, HS cả lớp theo dõi và nêu ý kiến nhận xét.
- Gọi các nhóm khác đọc tiếp lời thoại của nhóm.
- Bình chọn nhóm viết lời thoại hay nhất.
- Cho điểm những nhóm viết đạt yêu cầu.
Ví dụ:
XIN THÁI SƯ THA CHO
Trần Thủ Độ: - Ngươi có phải là Đặng Văn Sửu không?
Phú nông (ấp úng, mắt lấm lét nhìn): - Dạ, bẩm đúng ạ!
Trần Thủ Độ: - Ngươi đang làm nghề gì?
Phú nông (chắp tay trước ngực): - Dạ, bẩm, con là phú nông ạ!
Trần Thủ Độ: - Người muốn xin ta chức gì?
Phú nông: - Thưa, cho con xin nhận chức câu đương.
Trần Thủ Độ: Ngươi biết câu đương là làm gì không?
Phú nông (ấp úng): - Dạ, là đi bắt những kẻ có tội, tra xét ạ!
Trần Thủ Độ: - Ngươi có phu nhân xin cho làm chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy phải chặt một ngón chân để phân biệt.
Phú nông (hoảng sợ, chắp tay lạy rối rít): - Bẩm quan lớn, xin ngài tha cho con ạ! Con không dám xin làm câu đương nữa, xin cho con được làm phú nông thôi ạ!
Trần Thủ Độ: - Lúc nãy ngươi nằng nạc xin làm câu đương cơ mà?
Phú nông: - Dạ, bẩm, bẩm  xin quan lớn tha tội.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm.
- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi phân vai đọc và diễn lại màn kịch theo các vai:
- Gợi ý HS: Khi diễn kịch không cần phụ thuộc quá nhiều vào lời thoại. Người dẫn chuyện phải giới thiệu màn kịch, nhân vật, cảnh trí, thời gian xảy ra câu chuyện.
+ Trần Thủ Độ.
+ Phú nông.
+ Người dẫn chuyện.
- Tổ chức cho HS diễn kịch trước lớp.
- 3 – 5 nhóm diễn kịch trước lớp.
- Nhận xét, khen ngợi nhóm HS diễn kịch sinh động, tự nhiên.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại đoạn đối thoại vào vở và chuẩn bị bài sau.
DUYỆT 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_5_tuan_25_le_thanh_long.doc