Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 26

Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 26

B-Bài mới

1. Giới thiệu bài

2. Luyện đọc

HĐ1 : Cho HS đọc cả bài văn

HĐ2 : Cho HS đọc đoạn nối tiếp

-GV chia đoạn : 3 đoạn

+ Đoạn 1 : Từ đầu đến ".mang ơn rất nặng"

+ Đoạn 2 : Tiếp theo đến ".tạ ơn thầy"

+ Đoạn 3 : Phần còn lại

-Cho HS đọc đoạn nối tiếp

-Luyện đọc từ khó: tề tựu, sáng sủa,.

HĐ3 : Cho HS đọc trong nhóm

HĐ4 : GV đọc diễn cảm toàn bài

Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, trang trọng

3. Tìm hiểu bài

Đoạn 1 :

-Cho HS thảo luận trả lời câu hỏi 1 và 2 SGK

Đoạn 2 :

H : Tình cảm của thầy giáo Chu đối với người thầy đã dạy mình từ hồi vỡ lòng như thế nào ?

H : Em hãy tìm những chi tiết thể hiện tình cảm của thầy Chu đối với thầy giáo cũ.

Đoạn 3 :

H: Những thành ngữ. mừng thọ cụ giáo Chu?

H : Em còn biết thêm câu thành ngữ, tục ngữ ca dao . nào có nội dung tương tự ?

*Nêu đại ý

 

doc 13 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 14/03/2022 Lượt xem 273Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc: Thứ hai, ngày 02 tháng 3 năm 2009
NGHĨA THẦY TRÒ
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU :
1. Biết đọc lưu loát, diễn cảm cả bài.
2. Hiểu các từ ngữ, câu, đoạn trong bài, diễn biến của câu chuyện.
Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A-Kiểm tra: Kiểm tra 2 HS 
-Cho HS đọc thuộc lòng bài Cửa sông 
-HS Đọc thuộc lòng + trả lời câu hỏi.
B-Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện đọc 
-HS lắng nghe
HĐ1 : Cho HS đọc cả bài văn
-2 HS khá giỏi nối tiếp nhau đọc, cả lớp đọc thầm theo trong SGK.
HĐ2 : Cho HS đọc đoạn nối tiếp
-GV chia đoạn : 3 đoạn
-HS dùng bút chì đánh dấu đoạn SGK.
+ Đoạn 1 : Từ đầu đến "...mang ơn rất nặng"
+ Đoạn 2 : Tiếp theo đến "...tạ ơn thầy"
+ Đoạn 3 : Phần còn lại
-Cho HS đọc đoạn nối tiếp
-Luyện đọc từ khó: tề tựu, sáng sủa,...
-HS đọc nối tiếp (2 lần)
-1 HS đọc chú giải
HĐ3 : Cho HS đọc trong nhóm
-HS nối tiếp nhau đọc hết bài.
HĐ4 : GV đọc diễn cảm toàn bài
Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, trang trọng
3. Tìm hiểu bài 
Đoạn 1 : 
-1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm .
-Cho HS thảo luận trả lời câu hỏi 1 và 2 SGK
-HS trao đổi trả lời
Đoạn 2 :
-1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm .
H : Tình cảm của thầy giáo Chu đối với người thầy đã dạy mình từ hồi vỡ lòng như thế nào ? 
-Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng.
H : Em hãy tìm những chi tiết thể hiện tình cảm của thầy Chu đối với thầy giáo cũ.
-HS trả lời
Đoạn 3 : 
H: Những thành ngữ.. mừng thọ cụ giáo Chu?
H : Em còn biết thêm câu thành ngữ, tục ngữ ca dao ... nào có nội dung tương tự ? 
+ Uống nước nhớ nguồn
+ Tôn sư trọng đạo
+ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. ..
*Nêu đại ý
-HS trao đổi, nêu đại ý
4. Đọc diễn cảm
-Cho HS đọc diễn cảm bài văn.
-3 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm hết bài văn. Cả lớp lắng nghe.
-GV đưa bảng phụ đã chép đoạn văn cần luyện lên và hướng dẫn HS đọc (đoạn Từ sáng sớm đến dạ ran).
-HS luyện đọc đoạn
-Một vài HS thi đọc.
-GV nhận xét + tuyên dương
-Lớp nhận xét 
5. Củng cố, dặn dò -GV nhận xét tiết học.
Chính tả
NGHE -VIẾT : LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG
Ôn tập về quy tắc viết hoa
(Viết tên người, tên địa lí nước ngoài)
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU :
1. Nghe -viết đúng chính tả bài Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động.
2. Ôn quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí nước ngoài ; làm đúng các BT.
II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC
-Giấy khổ to viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài.
-Bút dạ + 2 phiếu khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra -GV kiểm tra 2 HS : Cho 2 HS lên viết 5 tên riêng nước ngoài: Sác-lơ, Đác-uyn, Bra-hma, Trung Quốc, Nữ Oa, Ấn Độ.
-GV nhận xét cho điểm 
-2 HS lên bảng viết.
Bài mới 
1. Giới thiệu bài
2. Viết chính tả 
-HS lắng nghe
H : Bài chính tả nói điều gì ?
-Bài chính tả giải thích lịch sử ra đời của ngày Quốc t ế Lao động 1/5.
-Luyện viết những từ ngữ dễ viết sai : Chi-ca-gô, Niu Y-oóc, Ban-ti-mo, Pít-sbơ-nơ...
-HS luyện viết trên nháp.
-HS đọc thầm lại bài chính tả.
HĐ2 : Cho HS viết chính tả
-HS gấp SGK.
-GV đọc cho HS viết 
-HS viết chính tả
HĐ3 : Chấm, chữa bài
-GV đọc lại toàn bài chính tả.
-HS tự soát lỗi
-GV chấm 5-7 bài, nhận xét 
-HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi.
3. Làm BT-Cho HS đọc yêu cầu + bài Tác giả bài "Quốc tế ca"
-1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
-GV giao việc :
+ Đọc thầm lại bài văn.
+ Tìm các tên riêng trong bài văn (dùng bút chì gạch trong SGK).
+ Nêu cách viết các tên riêng đó.
-Cho HS làm bài. GV phát bút dạ + phiếu cho 2 HS làm.
-2 HS làm vào phiếu.
-Cả lớp làm vào vở bài tập hoặc làm vào nháp.
-Cho HS trình bày kết quả
-2 HS làm bài vào phiếu lên dán trên bảng lớp.
-GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.
-Lớp nhận xét 
+ Quốc tế ca : tên một tác phẩm (viết hoa chữ cái đầu tạo thành tên riêng đó)
4. Củng cố, dặn dò-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người và tên địa lý nước ngoài, nhớ nội dung bài, về nhà kể cho người thân nghe.
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUYỀN THỐNG
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU :
Mở rộng hệ thống hoá vốn từ về truyền thống dân tộc, bảo vệ và phát huy truyền thống dân tộc. Từ đó, biết thực hành sử dụng các từ ngữ đó để đặt câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC
-Từ điển đồng nghĩa Tiếng Việt, Sổ tay từ ngữ tiếng Việt Tiểu học (hoặc một vài trang phô tô)
-Bút dạ + một vài tờ phiếu khổ to (hoặc bảng nhóm).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A-Kiểm tra -Kiểm tra 3 HS : Cho HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ và làm BT2+3
-HS1 nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
-HS2 làm BT2.
-HS3 làm BT3.
B-Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Làm BT
-HS lắng nghe
HĐ1 : Hướng dẫn HS làm BT1
-Cho HS đọc yêu cầu của BT, giao việc 
-1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
+ Các em đọc lại các dòng a, b, c
+Khoanh tròn chữ a, b, c ở dòng em cho là đúng.
-Cho HS làm bài + trình bày kết quả
-HS làm bài cá nhân.
-Một vài em phát biểu
-GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
-Lớp nhận xét 
+ Ý đúng là ý c
GV : Truyền thống là từ ghép Hán Việt, gồm 2 tiếng lặp nghĩa nhau. Tiếng truyền có nghĩa là "trao lại, để lại cho người sau, đời sau". Tiếng thống có nghĩa là "nối tiếp nhau không dứt".
HĐ2 : Hướng dẫn HS làm BT2
-GV giao việc : GV phát bút dạ + phiếu khổ to cho 3 nhóm.
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
-Các HS làm việc theo nhóm.
-Cho HS trình bày kết quả
-3 nhóm làm vào giấy.
-Đại diện 3 nhóm lên dán phiếu bài làm lên bảng.
-GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng
-Lớp nhận xét
-HS chép lời giải đúng vào vở hoặc vở bài tập.
HĐ3 : Hướng dẫn HS làm BT3
(Cách tiến hành tương tự như BT2)
GV chốt lại 
3. Củng cố, dặn dò-GV nhận xét tiết học
-Dặn HS ghi nhớ để sử dụng đúng những từ ngữ gắn với truyền thống dân tộc các em vừa được mở rộng.
-HS lắng nghe.
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU :
1. Rèn kĩ năng nói :
-Biết kể bằng lời một câu chuyện đã được nghe, được đọc và truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
-Hiểu câu chuyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng nghe : HS lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC
-Sách, báo, truyện có nội dung như bài học yêu cầu.
-Bảng lớp để viết đề bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A-Kiểm tra -Kiểm tra 2 HS : Cho HS kể chuyện Vì muôn dân.
-HS1 kể + trả lời câu hỏi.
H : Câu chuyện nói điều gì ? 
-GV nhận xét, cho điểm.
B-Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn kể chuyện 
-HS lắng nghe.
-GV chép đề bài lên bảng lớp.
-GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng. Cụ thể, gạch dưới những từ ngữ sau :
-1 HS đọc đề bài.
Đề bài : Hãy kể lại một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
-Cho HS đọc Gợi ý trong SGK.
-3 HS nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý.
-GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS
-Một số HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.
3. HS kể chuyện HĐ1 : Hướng dẫn HS kể chuyện trong nhóm
-Từng cặp HS kể cho nhau nghe. Sau mỗi câu chuyện trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
HĐ2 : Cho HS thi kể trước lớp
-Đại diện các cặp lên thi kể và nêu ý nghĩa câu chuyện mình kể.
-GV nhận xét + khen những HS chọn đựơc chuyện hay đúng yêu cầu của đề, kể chuyện hay và nêu ý nghĩa của câu chuyện đúng.
-Lớp nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò-GV nhận xét tiết học
-Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân nghe.
-Đọc trước đề bài và gợi ý của tiết Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (tuần 27)
Tập đọc : Thứ năm, ngày 12 tháng 3 năm 2009
(Theo Minh Nhương)
HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU :
1. Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài.
2. Hiểu nội dung bài văn : Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thì ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC : -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Kiểm tra : -Kiểm tra 2 HS 
-Đọc bài Nghĩa thầy trò và trả lời câu hỏi.
-HS đọc bài + trả lời câu hỏi.
B- Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện đọc 
-HS lắng nghe.
*HĐ1 : Cho HS đọc toàn bài
-2HS khá giỏi đọc nối tiếp cả bài.
-GV giới thiệu tranh minh hoạ 
-HS nhận xét tranh
*HĐ3 : Luyện đọc đoạn nối tiếp 
-GV chia đoạn : 4 đoạn
-Mỗi lượt xuống dòng là 1 đoạn
-HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK.
*Cho HS đọc nối tiếp
-4HS đọc đoạn nối tiếp (2-3 lượt)
-Luyện đọc từ ngữ khó : trẩy quân, thoăn thoắt, bóng nhẫy, giần sàng, uốn lượn, một giờ rưỡi...
-HS luyện đọc từ 
-Cho HS đọc lại cả bài
-2 HS đọc lại cả bài.
-1 HS đọc chú giải
*HĐ3 : GV đọc diễn cảm cả bài
-HS lắng nghe
3. Tìm hiểu bài
Đoạn 1 : -Cho HS đọc đoạn 1 
-Trả lời câu hỏi 1/SGK 
+Trẩy quân: Đoàn quân lên đường đi đánh giặc
-1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
+Hội thổi cơm thi...bên bờ sông Đáy xưa.
Đoạn 2 :
H : Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm.
-2HS thi kể lại việc lấy lửa
(Hội thi bắt đầu ... cháy thành ngọn lửa)
Đoạn 3 :
-1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
-Trả lời câu hỏi 3/SGK
... một người lấy lửa, ... mỗi người một việc 
Đoạn 4 :
-1 HS đọc, lớp đọc thầm.
-Trả lời câu hỏi 4/SGK
-HS có thể phát biểu nhiều ý.
H : Qua bài văn, tác giả thể hiện tình cảm gì đối với một nét đẹp cổ truyền trong đời sống văn hoá của dân tộc ?
-GV chốt lại nội dung bài
-HS nêu nôi dung bài
4. Đọc diễn cảm -Cho HS đọc diễn cảm
-4 HS nối tiếp nhau đọc nhóm đôi
-Luyện đọc đoạn 2 (bảng phụ)
-HS đọc đoạn.
-Cho HS thi đọc.
-2HS thi đọc.
-GV nhận xét + khen những HS đọc hay
-Lớp nhận xét
5. Củng cố, dặn dò
-GV nhận xét tiết học
-HS nêu lại nội dung bài
Tập làm văn : Thứ ba, ngày 10 tháng 3 năm 2009
TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU :
1. Biết viết tiếp các lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn đối thoại trong kịch.
2. Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.
II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC
-Tranh minh hoạ phần sau truyện Thái sư Trần Thủ Độ
-Bảng nhóm; -Một số vật dụng để HS sắm vai diễn kịch.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A-Kiểm tra -Kiểm tra 5 HS : GV nhận xét, cho điểm.
-HS1 đọc đoạn màn kịch.
Xin Thái sư tha cho đã viết lại.
4 HS phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch trên.
B-Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện tập 
-HS lắng nghe.
HĐ1 : Cho HS làm bài tập 1
-Cho HS đọc yêu cầu đoạn trích.
-GV giao việc
+ Mỗi em đọc thầm lại đoạn trích và chú ý đến lời đối thoại giữa các nhân vật.
HĐ2: Cho HS làm bài tập 2
-Cho HS tiếp nối nhau đọc BT2
-GV giao việc
-1HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo.
-Cả lớp đọc thầm lại đoạn trích.
-3HS tiếp nối đọc
+ HS 1 đọc :
* Yêu cầu của BT2
* Tên màn kịch
* Gợi ý về nhân vật, cảnh trí thời gian.
+ HS2 đọc gợi ý về lời đối thoại.
+ HS 3 đọc đoạn đối thoại
-Mỗi em đọc thầm lại tất cả BT2
-Dựa theo gợi ý viết tiếp lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch.
-Cho HS làm việc theo nhóm. GV phát bảng nhóm cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày
-GV nhận xét bài làm của từng nhóm + khen nhóm viết hay.
HĐ3: Cho HS làm BT3
-GV giao việc. Các nhóm tự phân vai để luyện đọc.
-Cho các nhóm thi đọc
-GV nhận xét, cùng lớp bầu chọn nhóm đọc hay.
-Mỗi nhóm 5 HS trao đổi viết tiếp lời đối thoại bảng nhóm.
-Đại diện 5 nhóm dán lên bảng bài làm.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc yêu cầu của BT.
-Lớp đọc thầm theo.
-Các nhóm phân vai luyện đọc (người dẫn chuyện, Trần Thủ Độ, Linh Từ Quốc Mẫu, người quân hiệu, lính).
-Các nhóm lên thi đọc
-Lớp nhận xét
3. Củng cố, dặn dò
-GV nhận xét tiết học
-Dặn HS về nhà viết lại vào vở đoạn đối thoại của nhóm mình; về dựng lại hoạt cảnh (nếu có điều kiện)
-HS lắng nghe
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT CÂU
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU :
1. Củng cố hiểu biết về biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu
2. Biết sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC
-Bảng phụ viết đoạn văn.
-2 tờ giấy khổ to để viết 2 đoạn văn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A-Kiểm tra -Kiểm tra 2 HS : Cho HS làm BT1 và BT2 tiết Luyện từ và câu : Mở rộng vốn từ : Truyền thống.
-GV nhận xét + cho điểm
-HS1 làm BT1.
-HS 2 làm BT2.
B-Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện tập 
-HS lắng nghe.
HĐ1 : Hướng dẫn HS làm bài tập 1
-Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc đoạn văn (GV đưa bảng phụ đã viết đoạn văn lên).
-GV giao việc
+Các em đọc lại đoạn văn.
+ Chỉ rõ người viết đã dùng những từ ngữ nào để chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương.
+ Chỉ rõ tác dụng của việc dùng nhiều từ ngữ để thay thế.
-Cho HS làm bài (GV đánh thứ tự các số câu trên đoạn văn ở bảng phụ)
-GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập 2
-1HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo.
-HS dùng bút chì đánh số thứ tự các câu trong đoạn văn.
-1HS lên bảng làm bài.
-Lớp nhận xét
HĐ3: Hướng dẫn HS làm BT3
-GV nhắc lại yêu cầu
-Cho HS làm bài + trình bày kết quả
-GV nhận xét + khen những HS viết đoạn văn hay.
-1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm theo.
-HS làm bài cá nhân
-Một số HS đọc đoạn văn vừa viết.
-Lớp nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
-GV nhận xét tiết học
-Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại vào vở.
-Cả lớp đọc trước nội dung tiết Luyện từ và câu ở tuần 27
-HS lắng nghe
Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU :
1. HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn mô tả đồ vật theo đề bài đã cho: bố cục trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
2. Nhận thức được ưu, khuyết điểm của bạn và của mình khi được thầy (cô) chỉ rõ, biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi, biết viết lại một đoạn cho hay hơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC
-Bảng phụ ghi 5 đề bài của tiết Kiểm tra viết; một số lỗi điển hình HS mắc phải.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A-Kiểm tra -Kiểm tra 3 HS 
 -GV nhận xét, cho điểm.
-3HS lần lượt đọc màn kịch.
Giữ nghiêm phép nước đã được viết lại.
B-Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Nhận xét kết quả 
-HS lắng nghe.
HĐ1 : Nhận xét chung về kết quả bài viết 
-GV đưa bảng phụ.
-GV nêu những ưu điểm chính trong bài làm của HS.
+ Về nội dung
+ Về hình thức trình bày.
-GV nêu những thiếu sót, hạn chế của HS.
+ Về nội dung 
+ Về hình thức trình bày.
HĐ2: GV thông báo điểm số cụ thể cho HS 
-1HS đọc lại 5 đề bài
3.Chữa bài 
HĐ1: Hưỡng dẫn HS chữa lỗi chung
-GV trả bài cho HS
-Cho HS chữa lỗi
-GV nhận xét và chữa lại cho đúng những chỗ HS chữa vẫn còn sai.
HĐ2: Hướng dẫn HS chữa lỗi trong bài
-GV kiểm tra HS làm việc
HĐ 3: Hướng dẫn HS học tập những đoạn bài văn hay.
-GV đọc những đoạn, bài văn hay của HS.
-HS nhận bài, xem lại các lỗi mình đã mắc phải.
-Một số HS lên bảng chữa lỗi. HS còn lại chữ lỗi trên nháp.
-Lớp nhận xét.
-HS đọc bài làm của mình, đọc lời nhận xét của thầy (cô) và sữa lỗi.
-Từng cặp đổi vở cho nhau sửa lỗi.
-HS lắng nghe, trao đổi thảo luận tìm ra cái hay cái đáng học tập của đoạn văn, bài văn (về nội dung, về cách dùng từ đặt câu...)
HĐ4: HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
-GV chấm một số đoạn văn của HS
-Mỗi HS đọc lại bài của mình, chọn đoạn văn chưa đạt viết lại hay hơn.
-HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn vừa viết lại.
4. Củng cố, dặn dò
-GV nhận xét tiết học, biểu dương HS làm bài tốt, những HS chữa bài tốt trên lớp.
-HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_5_tuan_26.doc