Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 6 - Lê Thành Long

Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 6 - Lê Thành Long

Bài: SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc đúng từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.

- Hiểu nội dung: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh minh hoạ SGK trang 54.

 - Tranh ảnh về nạn phân biệt chủng tộc.

 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn đọc.

 

doc 18 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 17/03/2022 Lượt xem 222Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 6 - Lê Thành Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀNG LONG
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỖ VĂN NẠI
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
	TUẦN : 06
	Từ ngày : 19 / 09 / 2011
	Đến ngày :23 / 09 / 2011
Năm học: 2011 - 2012
MỤC LỤC
PHÂN MÔN
TÊN BÀI DẠY
NGÀY DẠY
TRANG
Tập đọc 
Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai
 / / 
3
Chính tả 
Ê-mi-li, con
 / / 
6
Luyện từ & câu 
Mở rộng vốn từ: Hữu nghị – Hợp tác 
 / / 
9
Kể chuyện 
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia 
 / / 
11
Tập đọc 
Tác phẩm của Si-le và tên phát xít 
 / / 
14
Tập làm văn 
Luyện tập làm đơn 
 / / 
17
Luyện từ & câu 
Dùng từ đồng âm để chơi chữ 
 / / 
19
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
 / / 
22
KÝ DUYỆT
25
Môn: TẬP ĐỌC.
Tuần: 6.
Tiết: 11.
Bài: SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Đọc đúng từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.
- Hiểu nội dung: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Tranh minh hoạ SGK trang 54. 
	- Tranh ảnh về nạn phân biệt chủng tộc.
	- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng một đoạn thơ trong bài Ê-mi-li, con........ và trả lời câu hỏi về nội dung bài:
+ Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lượt Việt Nam của chính quyền Mỹ?
+ Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt con?
+ Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn?
- 3 HS lần lượt lên bảng đọc bài và trả lời các câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh.
- Tranh chụp ảnh một người da đen và cảnh những người dân trên thế giới đủ các màu da đang cười đùa vui vẻ.
- Chỉ vào tranh minh hoạ và giới thiệu: Đây là ông Nen-xơn Man-đê-la, ông đã đấu tranh chống sự phân biệt chủng tộc suốt cả cuộc đời. Chúng ta cũng đã biết, trên thế giới có rất nhiều dân tộc với nhiều màu da khác nhau. Ơû một số nước, vẫn tồn tại nạn phân biệt chủng tộc. Người da đen bị coi như nô lệ, công cụ lao động và phải chịu áp bức, bất công. Xoá bỏ nạn phân biệt chủng tộc để xây dựng một xã hội bình đẳng, bác ái góp phần tạo nên một thế giới hoà bình, không có chiến tranh. Các em cùng học bài Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai để thấy được tại sao phải chống chế độ phân biệt chủng tộc.
2.2. HƯỚNG DẪN LUYỆN ĐỌC VÀ TÌM HIỂU BÀI
a) Luyện đọc:
- Giải thích: Chế độ a-pác-thai là chế độ phân biệt chủng tộc, chế độ đối xử bất công với người da đen và người da màu.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài, GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng em.
- 1 nhóm 3 HS đọc bài theo thứ tự:
+ HS 1: Nam Phi......tên gọi a-pác-thai.
+ HS 2: Ở nước này........dân chủ nào.
+ HS 3: Bất bình với chế độ........bước vào thế kỷ XXI.
- Ghi bảng: a-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la; 1/5 (một phần năm).
- 1 HS khá đọc mẫu, cá nhân nhiều HS đọc.
- Yêu cầu HS đọc đồng thanh các từ khó đọc trên bảng.
- Đọc đồng thanh.
- Gọi HS đọc tiếp nối toàn bài.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- Giới thiệu: Nam Phi là quốc gia ở cực Nam châu Phi, với diện tích là 1.219.000km2, dân số trên 43 triệu người, thủ đô là Prê-tô-ri-a. Đây là đất nước rất giàu khoáng sản và người dân hầu hết là người da đen. Người da trắng chỉ chiến 1/5 
dân số nhưng lại chiếm 9/10 đất trồng trọt và3/4 tổng thu nhập. Nhìn vào số liệu đơn giản này chúng ta cũng đã thấy được sự bất công.
- Yêu câu HS đọc phần Chú giải.
- 1 HS đọc thành tiếng phần Chú giải cho cả lớp cùng nghe.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS ngồi gần nhau cùng luyện đọc từng đoạn.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- GV đọc toàn bài – chú ý đọc như sau:
+ Toàn bài đọc với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch, tốc độ nhanh; đoạn cuối bài đọc với cảm hứng ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của người da đen.
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: 1/5 dân số, 3/4 tổng thu nhập, hầm mỏ, xí nghiệp, ngân hàng, nặng nhọc, bẩn thỉu, 1/7 hay 1/10, bình đẳng, bất bình, dũng cảm và bền bỉ, yêu chuộng tự do và công lý, buộc phải huỷ bỏ, xấu xa nhất, chấm dứt.
b) Tìm hiểu bài
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm.
- 4 HS ngồi gần nhau cùng đọc toàn bài, trao đổi và trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả, thảo luận.
- Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời, các HS khác theo dõi, bổ sung ý kiến đến khi có câu trả lời hoàn chỉnh.
- GV nêu từng câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:
+ Em biết gì về nước Nam Phi?
+ Nam Phi là một nước nằm ở châu Phi. Đất nước này có nhiều vàng, kim cương và cũng rất nổi tiếng về nạn phân biệt chủng tộc. 
+ Dưới chế độ a-pác-thai, ngưòi da đen bị đối xử như thế nào?
+ Họ phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu, bị trả lương thấp, phải sống, chữa bệnh, làm việc ở những khu riêng, không được hưởng một chút tự do, dân chủ nào.
- Giảng: Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị khinh miệt, đối sử tàn nhẫn. Họ không có một chút quyền tự do dân chủ nào. Họ bị coi như một công cụ lao động biết nói. Có khi họ còn bị mua đi bán lại ở ngoài chợ, ngoài đường như một thứ hàng hoá.
- Lắng nghe.
+ Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?
+ Họ đã đứng lên đòi quyền bình đẳng. Cuộc đấu tranh dũng cảm và bên bỉ của họ được nhiều người ủng hộ và cuối cùng họ giành được chiến thắng.
- Giảng: Chế độ a-pác-thai đã đưa ra một luật vô cùng bất công và tàn ác đối với người da đen. Họ bị mất hết quyền sống, quyền tự do, dân chủ. Do vậy, những người yêu chuộng hoà bình và công lý trên thế giới không thể chấp nhận được. Họ ủng hộ cuộc đấu tranh của người dân Nam Phi. Họ hiểu rõ con người không thể có màu da cao quý và màu da thấp hèn, dân tộc nào cũng có quyền tự do, không thể có dân tộc thống trị. Một trong những người đi tiên phong trong phong trào là ông Nen-xơn Man-đê-la. Em biết gì về ông?
- Lắng nghe.
- nêu những điều mình biết về Nen-xơn Man-đê-la: Ông Nen-xơn Man-đê-la là luật sư. Ông đã cùng người dân Nam Phi chống lại chế độ phân biệt chủng tộc và bị bắt, cầm tù 27 năm. Ông là tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới.
- Giới thiệu: Ông Nen-xơn Man-đê-la là luật sư da đen. Oâng sinh năm 1918, vì đấu tranh chống chế độ a-pác-thai nên ông bị nhà cầm quyền Nam Phi xử tù chung thân năm 1964. 27 năm sau, năm 1990 ông được trả tự do, trở thành tổng thống đầu tiên của Nam Phi năm 1994 sau khi chế độ a-pác-thai bị xoá bỏ. Oâng được nhận giải Nô-ben về hoà bình năm 1993.
- Lắng nghe.
c) Luyện đọc diễn cảm 
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài. Yêu cầu HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. Cả lớp theo dõi, sau đó 1 HS nêu giọng đọc của bài, các HS khác bổ sung ý kiến. 
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3:
+ Treo bảng phụ viết sẵn đoạn văn.
+ Đọc mẫu.
+ Theo dõi GV đọc mẫu. 
+ Yêu cầu HS luyện đọc đoạn văn.
+ 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
 Bất bình với chế độ a-pác-thai, người da đen đã đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh dũng cảm và bền bỉ của họ được sự ủng hộ của những người yêu chuộng tự do và công lý trên toàn thế giới, cuối cùng đã giành được thắng lợi. Ngày 17-6-1991, chính quyền Nam Phi buộc phải huỷ bỏ sắc lệnh phân biệt chủng tộc. Ngày 27-4-1994, cuộc tổng tuyển cử đa sắc tộc đầu tiên được tổ chức. Luật sư da đen Nen-xơn Man-đê-la, người từng bị giam cầm suốt 27 năm vì đấu tranh chống chế độ a-pác-thai, được bầu làm tổng thống. Chế độ phân biệt chủng tộc xấu xa nhất hành tinh đã chấm dứt trước khi nhân loại bước vào thế kỷ XXI.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- 3 – 5 HS thi đọc, HS cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- GV yêu cầu: Hãy nêu cảm nghĩ của em qua bài tập đọc này.
- Một vài HS nêu cảm nghĩ.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài, kể lại câu chuyện cho người thân nghe và soạn bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xít.
____________________________________________
Môn: CHÍNH TẢ.
Tuần: 6.
Tiết: 6.
Bài: Ê-MI-LI, CON...
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nhớ-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức thơ tự do.
- Nhận biết được các tiếng chứa ưa, ươ và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu của BT2; tìm được tiếng chứa ưa, ươ thích hợp trong 2, 3 câu tàhnh ngữ, tục ngữ ở BT3.
HS khá, giỏi làm được đầy đủ được BT3, hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bài tập 2 viết sẵn trên bảng lớp (2 bản).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi 1 HS đọc cho 3 HS viết bảng lớp, HS cả lớp viết vào vở các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ươ.
- Đọc, viết các từ: suối, ruộng, mùa, buồng, lúa, lụa, cuộn....
- Gọi HS nhận xét tiếng bạn viết trên bảng.
- Nêu ý kiến bạn viết đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- Hỏi: Em có nhận xét gì về cách ghi dấu thanh ở các tiếng trên bảng?
- 2 HS trả lời:
+ Các tiếng có nguyên âm đôi ua không có âm cuối dấu thanh được đặt ở chữ cái đầu của âm chính.
+ C ... ëc tham gia những phong trào nào để giúp đỡ hay ủng hộ các nạn nhân chất độc màu da cam?
+ Ở nước ta có phong trào ủng hộ, giúp đỡ các nạn nhân chất độc màu da cam, phong trào ký tên để ủng hộ vụ kiện Mỹ của các nạn nhân chất độc màu da cam. Trường, lớp, bản thân em đã tham gia
- GV giảng: Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Mỹ đã rải hàng ngàn tấn chất độc màu da cam xuống đất nước ta, gây thảm hoạ cho môi trường, cây cỏ, muông thú và con người. Hậu quả của nó tàn khốc. Mỗi chúng ta hãy làm một việc gì đó để giúp đỡ những nạn nhân chất độc màu da cam.
- Lắng nghe.
Bài 2 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp cùng nghe.
- GV nêu câu hỏi giúp HS tìm hiểu bài:
- Tiếp nối nhau trả lời:
+ Hãy đọc tên đơn em sẽ viết?
+ Đơn xin gia nhập Đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam.
+ Mục Nơi nhận đơn em viết những gì?
+ Ví dụ: Kính gởi: Ban chấp hành hội chữ thập đỏ trường TH Đỗ Văn Nại/ Ban chấp hành Hội chữ thập đỏ ấp Dừa Đỏ 2/ Ban chấp hành hội chữ thập đỏ xã Nhị Long Phú
+ Phần lý do viết đơn em viết những gì?
+ HS nêu những gì mình định viết.
- Nhận xét, sửa chữa, bổ sung cho phần lý do viết đơn của một số học sinh.
- Yêu cầu HS viết đơn.
- Hoạt động cá nhân. 
- Treo bảng phụ viết sẵn mẫu đơn hoặc phát mẫu đơn in sẵn cho HS.
- Nhắc học sinh: Phần lý do viết đơn chính là phần trọng tâm của đơn. Em phải chú ý nêu bật được sự đồng tình của mình đối với các hoạt động của Đội tình nguyện, bản thân em phải có khả năng tham gia các hoạt động, nguyện vọng của em là muốn góp phần giúp đỡ các nạn nhân chất độc màu da cam. Chữ viết cần sạch, đẹp, câu văn rõ ràng.
- Gọi 5 HS đọc đơn đã hoàn thành.
- 5 HS đọc bài làm của mình trước lớp.
- Gọi HS nhận xét bài làm của từng bạn.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Nhận xét, cho điểm những HS viết đạt yêu cầu.
Ví dụ đơn viết đã hoàn chỉnh:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2006.
ĐƠN XIN GIA NHẬP ĐỘI TÌNH NGUYỆN
GIÚP ĐỠ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM
 Kính gởi: Ban chấp hành Hội chữ thập đỏ
 Trường Tiểu học Kim Đồng.
 Em tên là: Phạm Khánh Toàn
 Sinh ngày: 06 – 09 – 1996.
 Học sinh lớp: 5g.
 Sau khi tìm hiểu nội dung và hình thức hoạt động của Đội tình nguyện giúp đỡ các nạn nhân chất độc màu da cam của Hội chữ thập đỏ, Trường Tiểu học Kim Đồng, em thấy các hoạt động và việc làm của Đội rất thiết thực và có nhiều ý nghĩa. Đội đã giúp đỡ được nhiều nạn nhân chất độc màu da cam cả về vật chất lẫn tinh thần. Ở phường, em cũng đã nhiều lần cùng gia đình, tổ dân phố ủng hộ tiền, đồ dùng sinh hoạt cho các nạn nhân chất độc màu da cam. Em tự thấy mình có khả năng tham gia các hoạt động của Đội. Em viết đơn này xin bày tỏ nguyện vọng được trở thành thành viên của Đội tình nguyện.
 Em xin hứa sẽ chấp hành tốt mọi nội quy của Đội và tham gia bằng tất cả tinh thần, nghị lực của mình.
 Em xin chân thành cảm ơn!
 Người làm đơn
 Khánh Toàn
 Phạm Khánh Toàn
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài luyện tập tả cảnh sông nước. Những HS nào viết đơn chưa đạt yêu cầu, về nhà làm lại bài.
_________________________________________________________
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tuần: 06.
Tiết: 12.
Bài: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích (BT1).
- Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV và HS sưu tầm các tranh ảnh minh hoạ cảnh cảnh sông nước: biển, sông, suối, hồ, đầm,
	- Giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Thu, chấm bài tập Đơn xin gia nhập Đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam.
- Một số HS thu vở cho GV chấm bài.
- Nhận xét bài làm của HS.
- Lắng nghe.
- Kiểm tra việc chuẩn bị tranh, ảnh minh hoạ cảnh sông nước và việc ghi lại các kết quả quan sát.
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị bài của các thành viên.
- Nhận xét việc chuẩn bị bài của HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- Hỏi: Các em đã được học những bài văn miêu tả nào?
- HS nêu: bài văn miêu tả con vật, cây cối, cảnh thiên nhiên. 
- Giới thiệu: Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách quan sát, miêu tả cảnh sông nước của nhà văn Vũ Tú Nam và Đoàn Giỏi để từ đó lập dàn ý cho bài văn miêu tả cảnh sông nước.
- Lắng nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
2.2. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP 
Bài 1
- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn, trả lời các câu hỏi trong nhóm.
- 2 HS ngồi cạnh nhau tạo thành 1 nhóm cùng đọc bài, trao đổi, trả lời câu hỏi. (mỗi nhóm chỉ thảo luận 1 trong 2 đoạn văn)
- Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Yêu cầu các nhóm khác có cùng nội dung nhận xét, bổ sung. Mỗi HS chỉ trả lời 1 câu hỏi, GV có thể hỏi thêm các câu hỏi khác về cách miêu tả của từng đoạn.
- 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận: HS đọc đoạn văn, 1 học sinh đọc câu hỏi, 1 HS trả lời câu hỏi.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Đoạn a:
+ Nhà văn Vũ Tú Nam đã miêu tả cảnh sông nước nào?
+ Nhà văn Vũ Tú Nam đã miêu tả cảnh biển. 
+ Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?
+ Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc màu của trời mây.
+ Câu văn nào cho em biết điều đó?
+ Câu văn: Biên luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời.
+ Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào?
+ Tác giả quan sát bầu trời và mặt biển khi: bầu trời xanh thẳm, bầu trời rải mây trắng nhạt, bàu trời âm u mây mưa, bầu trời ầm ầm dông gió. 
+ Tác giả đã sử dụng những màu nào khi miêu tả?
- Tác giả đã sử dụng những màu sắc: xanh thẳm, thẳm xanh, trắng nhạt, xám xịt, đục ngầu.
+ Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị như thế nào?
+ Khi quan sát biển, tác giả liên tưởng đến sự thay đổi tâm trạng của con người: biển như một con ngưòi biết buồn, vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu gắt gỏng.
+ Theo em “liên tưởng” có nghĩa như thế nào?
+ Liên tưởng là từ hình ảnh này nghĩ đến hình ảnh khác.
- Trong miêu tả, nghệ thuật liên tưởng được sử dụng rất hiệu quả. Liên tưởng làm cho sự vật thêm sinh động hơn, gần gũi với con người hơn. Liên tưởng của nhà văn giúp ta cảm nhận được vẻ đáng yêu của biển.
- Lắng nghe.
- Đoạn b:
+ Nhà văn Đoàn Giỏi miêu tả cảnh sông nước nào?
+ Nhà văn miêu tả con kênh. 
+ Con kênh được quan sát ở những thời điểm nào trong ngày?
+ Con kênh được quan sát từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, lúc giữa trưa, lúc trời chiều.
+ Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào?
+ Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh bằng thị giác.
+ Tác giả miêu tả những đặc điểm nào của con kênh?
+ Tác giả miêu tả: ánh nắng chiếu xuống dòng kênh như đổ lửa, bốn phía chân trời trống huếch trống hoác, buổi sáng, con kênh phơn phớt màu đào, giữa trưa, hoá thành dòng thủy ngân cuồn cuộn loá mắt, về chiều biến thành một con suối lửa.
- Giải thích: “thuỷ ngân” là kim loại lỏng, trắng như bạc, thường dùng để tráng gương, làm cặp nhiệt độ.
- Lắng nghe.
+ Việc tác giả sử dụng nghệ thuật liên tưởng để miêu tả kênh có tác dụng gì?
+ Sử dụng nghệ thuật liên tưởng làm cho người đọc hình dung được con kênh Mặt trời, làm cho nó sinh động hơn.
- Tác giả đã sử dụng những liên tưởng bằng những từ ngữ: đỏ lửa, phơn phớt màu đỏ, dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt, làm cho người đọc hình dung ra được hình ảnh con kênh Mặt Trời thật cụ thể, sinh động hơn, gây ấn tượng sâu sắc với người đọc, ta như cảm nhận được cái nắng nóng dữ dội nơi con kênh chảy qua.
- Lắng nghe.
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Yêu cầu 2 – 3 HS đọc các kết quả quan sát một cảnh sông nước đã chuẩn bị từ tiết trước. GV ghi nhanh một số kết quả của HS lên bảng.
- 2 – 3 HS đọc thành tiếng bài làm của mình.
- Nhận xét bài làm của HS.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu học sinh tự lập dàn ý bài văn tả cảnh một cảnh sông nước.
- 3 HS làm bài vào giấy khổ to, HS cả lớp làm vào vở.
- Gợi ý: Khi miêu tả một cảnh sông nước, các em cần chú ý trình tự miêu tả từ xa đến gần, từ cao xuống thấp, hay theo trình tự thời gian: từ sáng đến chiều, qua các mùa,chúng ta hãy quan sát cảnh bằng mắt, tai, cảm xúc của chính mình khi đứng trước cảnh vật. Sử dụng sự liên tưởng để làm cho cảnh vật gần gũi, sinh động hơn. Với yêu cầu lập dàn ý, các em chỉ cần xác định được những đặc điểm của cảnh vật, những từ ngữ, hình ảnh để miêu tả đặc điểm ấy.
- Lắng nghe và tự làm bài.
- Gọi 3 HS đã làm bài vào giấy khổ to dán phiếu lên bảng. GV cùng HS nhận xét, sửa chữa, bổ sung để có dàn ý bài văn hoàn chỉnh.
- 3 HS lần lượt trình bày dàn ý của mình, HS cả lớp theo dõi và nêu ý kiến nhận xét.
- Nhận xét, cho điểm những HS viết dàn ý đạt yêu cầu.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà sửa chữa, hoàn chỉnh dàn ý bài văn miêu tả cảnh sông nước và chuẩn bị bài sau.
DUYỆT 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_5_tuan_6_le_thanh_long.doc