Giáo án Tiếng Việt lớp 5 - Tuần số 5

Giáo án Tiếng Việt lớp 5 - Tuần số 5

TẬP ĐỌC

MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC

I. MỤC TIÊU:

1. Đọc lưu loát toàn bài

 — Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài, tên người nước ngoài, phiên âm.

 — Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện.

 — Biết đọc lời đối thoại thể hiện giọngnói của từng nhân vật.

2. Hiểu các từ ngữ trong bài: Qua tình cảm chân thành giữa một công nhân Việt Nam với một chuyên gia nước bạn, bài văn ca ngợi vẻ đẹp của tình hữu nghị, của sự hợp tác của nhân dân ta với nhân dân các nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 — Tranh ảnh các công trình do chuyên gia nhận xét hỗ trợ xây dựng.

 

doc 15 trang Người đăng hang30 Lượt xem 522Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt lớp 5 - Tuần số 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
TẬP ĐỌC
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. MỤC TIÊU:
Đọc lưu loát toàn bài
	— Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài, tên người nước ngoài, phiên âm.
	— Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện.
	— Biết đọc lời đối thoại thể hiện giọngnói của từng nhân vật.
Hiểu các từ ngữ trong bài: Qua tình cảm chân thành giữa một công nhân Việt Nam với một chuyên gia nước bạn, bài văn ca ngợi vẻ đẹp của tình hữu nghị, của sự hợp tác của nhân dân ta với nhân dân các nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Tranh ảnh các công trình do chuyên gia nhận xét hỗ trợ xây dựng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
— Kiểm tra 2 HS: đọc thuộc lòng + trả lời câu hỏi 
H: Hình ảnh trái đất có gì đẹp?
H: Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất?
— GV nhận xét chung.
Trong cuuộc kháng chiếng chống giặc ngoại xâm, chúng ta đã nhận được sự giúp đỡ của các nước bạn. Khi chiến tranh kết thúc chúng ta bắt tay vào xây dựng đất nước, ta lại nhận được sự giúp đỡ tận tính của bạn bè năm châu. Các em sẽ biết được một phần tình cảm tương thân, tương ái đó qua bài tập đọc Một chuyên gia máy xúc
HĐ 1: GV đọc bài một lượt (hoặc cho HS đọc )
— Cần đọc với giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi, giàu cảm xúc. Cần chú ý khi đọc tên nước ngoài.
HĐ 2: HS đọc đoạn nối tiếp
— GV chia đoạn: 2 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến giản dị, thân mật.
Đoạn 2: Còn lại
— Cho HS đọc.
— Luyện đọc từ ngữ khó: loãng, rải, sừng sửng, A-lêch-xây....
HĐ 3: Cho HS đọc cả bài
Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
Đoạn 1
— Cho HS đọc đoạn 1
H: Anh Thủy gặp A-lêch-xây ở đâu?
GV: A-lêch-xây là một người Nga (Liên Xô trước đây). Nhận dân Liên Xô luôn kề vai sát cánh với Việt Nam, giúp đỡ Việt Nam rất nhiều.
H: Tìm những chi tiết miêu tả dáng vẻ của A-lêch-xây
H: Vì sao A-lêch-xây khiến anh Thuỷ đặc biệt chú ý?
Đoạn 2
— Cho HS đọc đoạn 1
H: Tìm những chi tiết miêu tả cuộc gắp gỡ giữa anh Thủy với A-lêch-xây.
GV: Qua lời chào hỏi, ua cái bắt tay ta thấy cuộc gặp gỡ giữa 2 người diễn ra rất thân mật.
H: Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao?
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm (giọng đọc, nhấn giọng như đã hướng dẫn)
GV đưa bảng phụ chép đoạn văn cần luyện đọc lên bảng (dùng phấn màu đánh dấu ngắt giọng, gạch dưới những từ cần nhấn giọng).
— GV đọc đoạn cần luyện 1 lượt.
— Cho HS đọc.
(Nếu có thời gian cho HS thi đọc)
— GV nhận xét tiết học.
— Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài vừa học.
— Chuẩn bị bài Ê-mi-li, con...
— 2 HS lần lượt lên kiểm tra.
HS 2: đọc thuộc lòng bài thơ.
— Trái đất giống như quả bóng xanh bay giữa trời xanh, có tiếng chim bồ câu và những cánh hải âu vờn sóng biển.
HS 2: Đọc thuộc lòng khổ thơ và trả lời câu hỏi.
— Phải chống chiến tranh, chống bom nguyên tử, bom hạt nhân vì chỉ có hòa bình, tiếng hát tiếng cười mới mang lại sự bình yên, sự trẻ mãi cho trái đất.
— HS dùng viết chì đánh dấu đoạn
— HS đọc nối tiếp nhau đọc đoạn.
— 2 hướng dẫn đọc cả bài một lượt
— 1 HS đọc chú giải
— 3 HS giải nghĩa những từ trong SGK. Cả lớp lắng nghe.
— 1 HS đọc to, cả lớp đọ thầm theo.
— Anh Thuỷ gặp A-lêch-xây tại một công trường xây dựng trên đất nước Việt Nam.
— Vóc người cao lớn, dáng đứng sừng sững. Mài tóc vàng óng ửng lên một mảng nắng. Thân hình chắc, khoẻ trong bộ đồ xanh công nhân. Khuôn mặt to chất phác.
— HS có thể trả lời:
Người ngoại quốc này có vóc dáng cao lớn, đặc biệt
Người này c1ó vẻ mặt chất phác.
Người này có dáng dấp của người lao động....
— 1 HS đọc to, lớp đọc thầm 
— “A-lêch-xây nhìn tôi bằng đôi mắt màu xanh”
A-lêch-xây đưa bàn tay vừa to vừa chắc ra nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của anh Thủy.
— HS trả lời tự do miễn là nói rõ được lí do vì sao mình thích.
— HS lắng nghe.
— HS luyện đọc đoạn.
=================*****=================
CHÍNH TẢ
I. MỤC TIÊU:
Nghe viết đúng, trình bày đúng một đoạn của bài Một chuyên gia máy xúc 
Làm đúng các bài Luyện tập đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— 2, 3 tờ phiếu đã Phô-tô-cô-pi phóng to mô hình câu tạo tiếng.
	— 2, 3 tờ phiêu phóng to nội dung bài tập 2, 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
— Kiểm tra 2 HS: GV dán 2 tờ phiếu có kẻ mô hình tiếng. Cho 1 HS đọc tiếng bất kì để cho 2 HS lên viết trên mô hình.
— GV nhận xét.
 Hôm nay, các em lại được gặp lại người đàn ông nước ngoài có mái tóc vàng như mảng nắng, có đôi mắt xanh, có cái nhìn gần gũi qua bài chính tả Một chuyên gia máy xúc.
HĐ 1: GV cho đọc bài chính tả một lượt
— GV đọc bài chính tả một lượt
— Cho HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai khung của kính buồng máy, khách tham uan, nhiều người ngoại quốc, khuôn mặt to chất phác.
— GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận trong câu cho HS viết. Mỗi HS đọc 2 lượt.
HĐ 3: Chấm chữa bài
— GV đọc lại 1 lượt bài chính tả.
— GV chấm 5-7 bài
— GV nhận xét chung.
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT2
— Cho HS đọc yêu cầu của Bt2
— GV giao việc:
Các em đọc đoạn Anh hùng Núp tại Cu ba.
Tìm những tiếng chứa uô, ua trong đoạn văn
Giải thích quy tắc đánh dấu thanh trong mỗi tiếng em vừa tìm được.
— Cho HS làm bài.
— Cho HS trình bày kết quả bài làm.
— GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
Những tiếng có uô: cuốn, cuộc, muôn
Những có ua: của, múa
Quy tắc đánh dấu thanh:
+ Trong các tiếng của, múa do không có âm cuối vần nên dâu thanh nằm trên chữ cài đứng trước của nguyên âm đôi.
+ Trong các tiếng cuốn, cuộc, muôn do có âm cuối vần nên dấu thanh nằm trên chữ cái thư hai của nguyên âm đôi đó.
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm BT3 
— Cho HS đọc yêu cầu của BT3
— GV giao việc: Bài tập cho 4 thành ngữ nhưng còn để trống một số. Nhiệm vụ của các em lá tìm tiếng có chứa uô hoặc ua để điền vao chỗ trống trong các câu thành ngữ đó sao cho đúng.
— Cho HS làm bài 
— Cho HS trình bày kết quả.
— GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng:
Muôn người như một
Chậm như rùa
Ngang như cua
Cày sâu cuốc bẫm
H: Em hãy nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi uô/ ua
— GV nhận xét tiết học.
— Dặn HS về nhà tìm thêm các tiếng chứa uô/ uê
— 2 HS lên viết
— HS lắng nghe.
— HS rà soát lỗi
— HS đổi tập cho nhau, ghi lỗi ra lề.
—1 HS đọc to, lớp đọc thầm 
—HS làm việc cá nhân.
— Một vài em trình bày.
— Lớp nhận xét.
— 1 HS đọc to, lớp đọc thầm 
— HS có thể dùng bút chì viết uô hoặ ua vào chỗ trống trong SGK.
— Một số em trình bày.
— Lớp nhận xét.
— 3 HS nhắc lại.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: HOÀ BÌNH
I. MỤC TIÊU:
Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm Cánh chim hoà bình. 
Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, viết đoạn văn nói về cảnh bình yên của một miền quê hoặc thành phố.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Từ điển học sinh, các bài thơ, bài hát... nói về cuộc sống hòa bình, khát vọng hòa bình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
— Kiểm tra 3 HS.
— GV nhận xét.
Trong tiết luyện từ và câu hôm nay, các em sẽ được mở rộng, hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm Cánh chim hòa bình . Sau đó, các em sẽ sữ dụng từ đã học để đặt câu, viết đoạn văn nói về cảnh bình yên của một miền quê hoặc thành phố.
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT1 
— Cho HS làm BT1
— GV nhắc lại yêu cầu : bài tập cho 3 dòng a, b, c. các em chọn dòng nào êu đúng nghĩa của từ hòa bình?
— Cho HS làm bài + trình bày kết quả 
— GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
HĐ 2:Hướng dẫn HS làm BT2 
— Cho HS đọc yêu cầu BT2
— GV giao việc: Bài tập cho 8 từ. Nhiệm vụ của các em là tìm xem trong 8 từ đó, từ nào nêu đúng nghĩa của từ hòa bình. Muốn vậy các em phải xem xét nghĩa của từng từ bằng cách tra từ điển.
— Cho HS làm bài theo hình thức trao đổi nhóm.
— Cho HS trình bày kết quả bài làm.
— GV chốt lại kết quả đúng: Từ nêu đúng nghĩa của từ hòa bình là: thái bình (nghĩa là yên ôn không loạn lạc, không có chiến tranh)
HĐ 3: Hướng dẫn HS làm BT3 
— Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
— GV giao việc: em viết một đoạn văn (khoảng 5-7 câu) miêu tả cảnh thnh bình của một miền quê hoặc một thành phố. Em có thể viết về vẻ đẹp của một miền quê, một thành phố nơi gia đình em ở. Em cũng có thể viết về một miền quê hoặ một thành phố em đã được xem trên tivi.
— Cho HS làm việc:
— Cho HS trình bày kết quả.
— GV nhận xét, khen những HS viết đoạn văn hay.
— GV nhận xét tiết học.
— Yêu cầu HS về nhà viết lại đoạn văn.
— Chuẩn bị bài cho tiết luyện từ và câu tiếp theo.
— 3 HS lên bảng làm lại bài tập ở tiết luyện từ và câu trước.
HS 1: Tìm những từ trái nghĩa nhau trong các thành ngữ, tục ngữ ở BT1.
HS 2: Điền vào chỗ trống 1 từ trái nghĩa với từ in nghiêng đã cho trong các câu a, b, c, d, ở BT2
HS 3: Đặt câu với 1 cặp từ trái nghĩa.
— 1 HS đọc yêu cầu , lớp lắng nghe.
— HS làm bài + trình bày
— Lớp nhận xét.
— 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
—HS làm bài theo nhóm, tra các từ và chọn ra từ nêu đúng nghĩa với từ hòa bình.
— Đại diện nhóm phát biểu.
— Các nhóm khác nhận xét.
— 1 HS đọc yêu cầu, lớp lắng nghe 
— HS làm việc cá nhân. Các em viết đoạn văn.
— Một số HS đọc đoạn văn.
— Lớp nhận xét.
=================*****=================
KỂ CHUYỆN 
KỂ CHU ... ộc nhanh, đóc hay.
— GV nhận xét tiết học.
— Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng khổ thơ 2, 3 hoặc cả bài thơ
— Chuẩn bị cho bài tập tuần sau.
HS 1: đọc và trả lời câu hỏi
— Gặp ở công trường xây dựng trên đất nước Việt Nam. Anh A-lêch-xây sang giúp Việt Nam.
HS 2 đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi
— HS trả lời.
— HS lắng nghe
— HS nối tiếp đọc từng khổ (2 lượt)
— 2 HS đọc cả bài, lớp lắng nghe.
— 1 HS đọc chú giải
— 3 HS giải nghĩa từ. 
— 1 HS đọc to, lớp đọc thầm 
— Lới người cha cần đọc với giọng trang nghiêm, xúc động.
— Của con cần đọc với giọng hồn nhiên ngây thơ.
— 1 HS khá giỏi đọc mẫu.
— 3 em đọc diễn cảm khổ 1.
— 1 HS đọc to. Lớp đọc thầm.
— Hành dộng của đế quốc Mĩ là hành động phi nghĩa, vô cùng tàn bạo. Mĩ dùng máy bay B.52, bắn na-pan, hợi độc...để đốt phá, bắn giết, hủy diệt đất nước và con người Việt Nam.
— Qua 5 giòng cuối khổ thơ 2
“ Để đốt......................và giết....................nhạc hoạ”
— 1 HS đọc to, lớp lắng nghe 
— Chú nói với con:
“ Cha không bế con về được nữa!......đừng buồn”
— Chú là người yêu thương vợ con, chú động viên vợ con đừng buồn vì chú ra đi thanh thản, tự nguyện. Chú hi sinh vì hạnh phúc của con người.
— 1 HS đọc to, lớp đọc thầm 
— Chú mong muốn ngọn lửa mình đốt lên sẽ thức tỉnh mọi người, làm mọi người nhận ra về cuuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là cuộc chiến tranh phi nghĩa làm mọi người cùng nhau hợp sức ngăn chặn tội ác.
— Bài thơ ca ngợi hành động dũng cảm vì lẽ phải của chú Mo-ri-xơn. Bài thơ còn là lòng biết ơn, cảm phục chân thành của tác giả của nhân dân Việt Nam đối với một công dân Mĩ đã hi sinh vì đất nước Việt Nam.
— HS lắng nghe.
— HS đọc từng khổ, cả bài.
— Một vài HS lên thi đọc.
— Lớp nhận xét.
=================*****=================
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I. MỤC TIÊU:
Biết thống kế kết quả học tập trong tuần của bản thân, biết trình bày kết quả bằng bảng thống kê thể hiện kết quả học tập của từng HS trong tổ, của cả tổ
Hiểu tác dụng của việc lập bảng thống kê: Làm rõ kết quả học tập của mỗi HS trong sự so sánh kết quả học tập của các bạn trong tổ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Số điểm của lớp hoặc phiếu ghi điểm của mỗi HS.
	— Một số mẫu thống kê đơn giản.
	— Bút dạ + giấy khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
— GV chấm vở của 3 HS (chấm đoạn văn tả cảnh trường học, HS về nhà hoàn thiện)
— GV nhận xét.
Trong tiết tập làm văn hôm nay, cô sẽ giúp các em biết thống kê kết quả học tập của bản thân, của các bạn trong tổ, qua đó thấy tác dụng của việc làm báo cáo thống kê.
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT1 
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
— GV giao việc:
Các em nhớ lại các điểm số của mình trong tuần.
Các em thống kê số điểm ấy theo đúng 4 yêu cầu a, b, c, d.
—Cho HS làm việc 
— Cho HS trình bày kết quả (GV dán lên bảng 3 biểu thống kê đã kẻ sẵn)
— GV nhận xét và khen HS biết thống kê, thống kê nhanh.
HĐ 2:Hướng dẫn HS làm BT2 
— Cho HS đọc yêu cầu của BT2
— GV giao việc: Tổ trưởng thu lại kết quả thống kê của các bạn trong tổ. Sau đó, dựa vào kết quả, các em lập 1 bảng thống kê cho từng cá nhân và cho cả tổ trong tuần.
— Cho HS làm bài. GV phát phiếu và bút dạ cho các tổ.
— Cho HS trình bày
— GV nhận xét + khen nhóm thống kê đúng, nhanh, đẹp.
— GV nhận xét tiết học.
— Yêu cầu HS về nhà viết lại bảng thống kê vào vở.
— Đọc trước tiết tập làm văn cuối tuần
— 3 HS nộp vở
— HS lắng nghe.
— Cả lớp đọc thầm.
HS làm việc cá nhân: ghi tất cả các điểm số của mình ra giấy nháp sau đó thống kê.
— 3 HS lên bảng thống kê
Trên bảng lớp.
— Lớp nhận xét.
— 1 HS đọc to, lớp đọc thầm 
— Các tổ trao đổi, thốngnhất và bảng thống kê.
— Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thống kê của nhóm mình.
— Các nhóm khác nhận xét. 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ ĐỒNG ÂM
I. MỤC TIÊU:
Hiểu thế nào là từ đồng âm.
Nhận diện được một số từ đồng âm trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Các mẫu chuyện , câu đố vui, ca dao, tục ngữ có từ đồng âm.
	— Một số tranh ảnh nói về các sự vật, hiện tượng, hoạt động có tên gọi giống nhau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
— Kiểm tra 3 HS: GV chấm vở viết đoạn văn tả cảnh bình yên của một miền quê hoặ một thành phố mà em biết.
— GV cho điểm nhận xét.
 Các em đã được học về từ trái nghĩa ở những tiết luyện từ và câu trước. Bài học hôm nay cô sẽ giúp các em hiểu thế nào là từ đồng âm, biết nhận diện một số từ đồng âm trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm.
Hướng dẫn HS làm BT1 + BT2
—Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1
— GV giao việc: Bài tập cho một số câu văn. Nhiệm vụ của các em là đọc kỹ các câu văn ở BT1 và xem dòng nào ở BT2 ứng với câu văn ở BT1.
— Cho HS làm bài 
— Cho HS trình bày 
— GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
— Dòng 1 của BT2 ứng với câu 1 của BT1.
— Dòng 2 của BT2 ứng với câu 2 của BT1.
— Cho HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
— Có thể cho HS tìm một vài VD ngoài những VD đã biết.
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT1 
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1
—GV giao việc: 
Các em đọc kỹ các câu a, b, c.
Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm trong các cụm từ của câu a, b, c.
+ Câu a (GV: các em xem trong câu a có những từ nào giống nhau rồi phân biệt nghĩa của các từ đó)
— Cho HS trình bày kết quả bài làm.
— GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng:
Đồng (trong cánh đồng): khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt.
Đồng (trong trống đồng):kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi, thường dùng làm dây điện và chế hợp kim.
Đồng (trong một nghìn đồng): đơn vị tiền tệ.
+ Câu b (Cách tiến hành như câu a)
GV chốt lại kết quả đúng :
Đá (hòn đá): chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, kết thành từng tảng, từng hòn.
Đá (đá bóng): đưa nhanh chân và hất mạnh bóng cho xa hoặc đưa bóng vào khung thành đối phương.
+ Câu c (Cách tiến hành như câu a)
GV chốt lại kết quả đúng :
Ba (trong ba và má): chỉ người bố (hoặc ba)
Ba (trong 3 tuổi): chỉ số 3, số đứng sau số 2 trong dãy số tự nhiên. 
HĐ 2:Hướng dẫn HS làm BT2 
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1
— GV giao việc: bài tập cho 3 từ bàn, cờ, nước. Nhiệm vụ của các em là tìm những từ có nghĩa khác nhau, nhiều từ nước có nghĩa khác nhau và đặt câu với các từ cờ, bàn, nước để phân biệt nghĩa của chúng.
— Cho HS làm bài mẫu sau đó cả lớp cùng làm.
GV lưu ý HS: ít nhất mỗi em đặt 2 câu có từ cờ, 2 câu có từ bàn, 2 câu có từ nước.
— Cho HS trình bày 
— GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng 
VD: +2 câu có từ bàn với nghĩa từ ban khác nhau.
Cái bàn học của em rất đẹp.
Tổ em họp để bàn về việc làm bào tường.
+ 2 câu có từ cờ:
Cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ của nước ta.
Cờ vua là môn thể thao đòi hỏi trì thông minh.
+ câu có từ nước:
Nước giếng nhà em rất trong.
Nước ta có hình chữ S.
GV nhận xét tiết học, biều dương những HS làm việc tốt
— Yêu cầu HS về nhà tập tra Từ điển học sinh để tìm từ đồng âm.
— 3 HS lần lượt lên nộp vở.
— HS lắng nghe.
— 1 HS đọc to, lớp đọc thầm 
—HS làm bài cá nhân 
— Một số trình bày kết quả bài làm
— Lớp nhận xét.
— 3 HS đọc
— HS tìm VD.
— 1 HS đọc.
— HS làm bài 
— Một vài em trình bày 
— Lớp nhận xét.
— HS ghi lại ý đúng.
— HS ghi ý đúng.
— HS ghi ý đúng.
— 1 HS khá, giỏi làm mẫu
— Cả lớp đặt câu.
— HS trình bày kết quả.
— Lớp nhận xét.
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU:
Nắm được yêu cầu của bài tà cảnh theo những đề đã cho.
Biết tham gia sửa lỗi chung, biết tự sửa lỗi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Bảng phụ ghi các đề bài kiểm tra. Viết (văn tả cảnh) cuối tuần 4...
	— Phấn màu.
	— Phiếu để HS thống kê các lỗi trong bài làm của mình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
— GV chấm vở của một số HS đã viết lại bảng thống kê của tiết học trước.
— GV nhận xét.
— GV treo bảng phủ đã viết sẵn đề bài của tiết kiểm tra trước.
— GV nhận xét kết quả bài làm:
+Ưu điểm
Về nội dung.............
Về hình thức trình bày................
+ Hạn chế
Về nội dung:................
Về hình thức trình bày.....................
— Thông báo điểm cụ thể của từng HS.
HĐ 1: Hướng dẫn từng HS sửa lỗi
— GV trả bài cho HS.
—Phát phiếu học tập cho từng HS.
— Cho HS đổi bài cho bạn để sửa lỗi.
HĐ 2: Hướng dẫn lỗi chung
— GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết trên bảng lớp.
— GV chữa trên bảng cho đúng.
HĐ 3: Hướng dẫn HS học tập những đoạn bài văn hay
— GV đọc những đoạn, bài văn hay
— GV chốt lại những ý hay cần học tập.
— GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS làm bài tốt.
— Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại.
— Dặn HS về chuẩn bị cho tiết sau.
— Khoảng 4-5 em nộp tập.
— HS đọc thầm lại một lần.
— HS chú ý lắng nghe.
— HS nhận bài.
— HS làm việc cá nhân 
Đọc lời phê bình của GV.
Xem kĩ những chỗ mắc lỗi.
Viết vào phiếu các lỗi.
— HS đổi bài cho bạn và soát lỗi.
— Một vài HS lên bảng lần lượt chữa lỗi. HS còn lại tự chữa lên giấy nháp.
— Cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
— HS chép kết quả đúng vào vở.
— HS trao đổi thảo luận để tìm ra được cái hay, cái đẹp học tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5.doc