Giáo án Tiếng Việt - Tuần 21

Giáo án Tiếng Việt - Tuần 21

I. MỤC TIÊU: Giúp HS

 1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng, lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông.

 2. Hiểu ý nghĩa bài : Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự và quyền lợi của đất nước.

 3 Thái độ. GD HS lịng yu nước.

 Cảm phục sứ thần Giang Văn Minh tài trí và dũng cảm trước triều

đình nhà Minh-Tự hào truyền thống bất khuất của dân tộc ta.

I. KĨ NĂNG SỐNG

@/ Giáo dục HS kĩ năng tự nhận thức ; kĩ năng tư duy sáng tạo.

 

doc 18 trang Người đăng huong21 Lượt xem 757Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC:
TIẾT 41 TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
	1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng, lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông.
	2. Hiểu ý nghĩa bài : Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự và quyền lợi của đất nước.
	3 Thái độ. GD HS lịng yêu nước.
 Cảm phục sứ thần Giang Văn Minh tài trí và dũng cảm trước triều 
đình nhà Minh-Tự hào truyền thống bất khuất của dân tộc ta.
I. KĨ NĂNG SỐNG
@/ Giáo dục HS kĩ năng tự nhận thức ; kĩ năng tư duy sáng tạo.
II/CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY-HỌC TÍCH CỰC:
Phương pháp/kĩ thuật: đọc sáng tạo ; gợi tìm ; trao đổi, thảo luận ; tự bộc lộ.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa bài đọc, bảng phụ
- SGK
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
+ Đọc bài” Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng”, trả lời câu hỏi về nội dung.
- Nhận xét ghi điểm cho HS.
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử nước ta, danh nhân Giang Văn Minh qua bài đọc: Trí dũng song toàn.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
1. Luyện đọc
- Gọi HS đọc bài văn
- Cho HS quan sát tranh minh họa
- Chia đoạn đọc: 
+ Đ.1: Từ đầu  cho ra lẽ
+ Đ.2:Tiếp theo  Liễu Thăng
+ Đ.3: Tiếp theo  ám hại ông
+ Đ.4:Đoạn còn lại
a. Hướng dẫn đọc đúng:
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn
+ Nghe kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng.
b. Hướng dẫn HSD hiểu nghĩa từ: Trí dũng song toàn, thám hoa, Giang Văn Minh, Liễu Thăng, đồng trụ.
- Nghe HS đọc, nhận xét cụ thể.
- Tổ chức cho lớp đọc theo cặp.
- Đọc mẫu toàn bài: Đọc đúng lời Giang Văn Minh ở từng đoạn đối thoại (giọng ân hận, xót thương®giọng cứng cỏi®giọng dõng dạc, tự hào. Đoạn kết: Đọc chậm giọng xót thương.
2. Tìm hiểu bài
- Tổ chức cho lớp sinh hoạt nhóm: Đọc thầm bài, cùng thảo luận trả lời các câu hỏi SGK.
- Cho các nhóm trình bày: Cử lớp phó học tập điều khiển. GV theo dõi giúp đỡ.
+ Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?
- Cho HS rút ra ý nghĩa bài đọc
- Chốt ý: Ca ngợi GVM trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự và quyền lợi của đất nước .
3. Đọc diễn cảm
- Mời 5 HS luyện đọc diễn cảm theo cách phân vai.
- Nhận xét và hướng dẫn đọc thể hiện lời nhân vật.
- Treo bảng phụ viết sẵn đoạn.
“Chờ rất lâu  sang cúng giỗ”.
- Đọc mẫu
- Cho HS đọc theo nhóm 3( người dẫn chuyện, Giang Văn Minh, nhà vua Minh)
- Tổ chức cho HS thi đọc hay.
- Nhận xét khen HS đọc hay.
+ 2 HS* TB thực hiện.
- Lớp theo dõi nhận xét
- HS nghe
- Ghi vở đề bài
- 1 HSG đọc. Lớp theo dõi SGK
- Quan sát nêu nội dung tranh
- Dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- Luyện đọc đúng.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 và tham gia giải nghĩa 1 số từ.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 3.
- Đọc theo nhóm 2: sửa sai cho nhau.
- HS nghe
- Ngồi theo nhóm 4, thực hiện.
- Đại diện các nhóm trình bày theo sự điều khiển của lớp phó HT, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ HS trả lời.
- Tham gia nêu ý nghĩa bài.
- Nhắc lại và ghi vở
- Lớp theo dõi nêu giọng đọc của mỗi nhân vật.
- Nghe và ghi nhận.
- Nghe, theo dõi
- Luyện đọc diễn cảm trong nhóm.
- Các nhóm cử bạn đọc hay dự thi, có thể nhóm này thi với nhóm khác sau đó bình chọn cá nhân đọc hay nhất hoặc nhóm đọc hay nhất.
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Chuẩn bị bài: TIẾNG RAO ĐÊM
Rút kinh nghiệm:
------------*****-------------
	 CHÍNH TẢ:
Tiết 21 ( nghe – viết) : TRÍ DŨNG SONG TOÀN
PHÂN BIỆT ÂM ĐẦU R/ D/ GI , DẤU HỎI/ DẤU NGÃ 
I. MỤC TIÊU:
	1. Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của truyện Trí dũng song toàn
2. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu r/ d/ gi; có thanh hỏi hoặc thanh ngã
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Ba tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 2a
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- GV đọc các từ :
+ rổ, rá, ra, giá, da, giả da 
+ trông mong, mong muốn, lông lốc, giỗ tổ
- GV nhận xét, cho điểm
B. BÀI MỚI.
1. Giới thiệu bài:
Bài chính tả hôm nay các em sẽ nghe – viết bài Trí dũng song toàn; Phân biệt âm đầu r/ d/ gi , có thanh hỏi hoặc thanh ngã
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
1. Nghe -viết chính tả 
- GV đọc toàn bài chính tả trong SGK 1 lượt
+ Đoạn chính tả kể về điều gì?
- Hướng dẫn HS luyện viết những chữ dễ viết sai: thiên cổ, Điếu văn, linh cữu 
- GV lưu ý HS trình bày đoạn văn, câu văn cần xuống dòng, câu văn đặt trong dấu ngoặc kép, những chữ cần viết hoa
- GV đọc cho HS viết
- GV đọc lại bài chính tả một lượt
- GV chấm chữa bài.
- GV nhận xét bài viết của HS.
2. Làm bài tập chính tả
*Hướng dẫn HS làm bài tập 2a
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2a
- GV giao việc
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng
*Hướng dẫn HS làm bài tập 3b
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 3b
- GV giao việc
- Yêu cầu HS nêu tính khôi hài của mẩu chuyện cười
- 2 HS* lên bảng viết . 
- HS nghe.
- Cả lớp theo dõi trong SGK
- HS đọc thầm lại bài chính tả
+ HS trả lời.
- HS đọc thầm lại đoạn văn
- Luyện viết những chữ dễ viết sai vào bảng con.
- Chú ý lắng nghe, ghi nhớ
- HS viết chính tả
- HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
- HS đổi vở soát lỗi cho nhau, tự sửa những lỗi viết sai bên lề.
- Theo dõi để rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
- 1 HS* đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm.
- HS nhận việc
- HS làm bài độc lập
- 3 HSKG làm bài trên giấy khổ to, dán trên bảng lớp.
- HS tiếp nối nhau đọc kết quả. Cả lớp nhận xét
- 1 HSTB đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm.
- HS nhận việc
- HS làm bài vào vở
- 3 nhóm HS tiếp nối nhau lên bảng thi tiếp sức. HS cuối cùng của nhóm đọc lại mẩu chuyện vui sau khi đã điền hoàn chỉnh dấu thanh thích hợp.
- Cả lớp nhận xét
- HS nêu.
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Chuẩn bị bài: Nghe – viết : Hà Nội, ôn tập về quy tắc viết hoa
Rút kinh nghiệm:
------------*****-------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Tiết 41: CÔNG DÂN 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Mở rộng, hệ thóng hoá vốn từ gắn với chủ điểm công dân, các từ nói về nghĩa vụ, quyền lợi, ý thức công dân.
2. Kĩ năng: 	- Vận dụng vốn từ đã học, viết được một đoạn văn ngắn nói về nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của công dân.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh yêu tiếng Việt, 
 - học tập theo gương Bác Hồ, có ý thức bảo vệ tổ quốc.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Giấy khỏ to kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 để học sinh làm bài tập 2.
+ HS: 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
Giáo viên kiểm tra 2 học sinh làm lại các bài tập 2, 3
Thêm quan hệ từ thích hợp để nối các vế câu ghép.
a. Tấm chăm chỉ hiền lành  Cám độc ác lười biếng.
b. Đêm đã khuya  mẹ vẫn còn ngồi vá áo cho em.
® Giáo viên nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới: 
	Tiết học hôm nay, các em sẽ được học mở rộng vốn từ về chủ đề công dân và vận dụng vốn từ đã học viết đoạn văn ngắn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân.
® ghi bảng: Mở rộng vốn từ Công dân
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1, 2
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, luyện tập.
	Bài 1
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Cho học sinh trao đổi theo cặp.
Giáo viên phát giấy khổ to cho 2 học sinh làm bài trên giấy.
Giáo viên nhân xét kết luân.
	Bài 2
Yêu cầu cả lớp đọc thầm, suy nghĩ và làm bài cá nhân.
GV dán 2 tờ phiếu đã kẻ sẵn bảng ở bài tập 2, gọi 2 học sinh lên bảng, thi đua làm nhanh và đúng bài tập.
Giáo viên nhận xét, chốt lại.
v Hoạt động 2: 
Mục tiêu: Học sinh hiểu được nghĩa vụ, viết được đoạn văn nói về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân.
Phương pháp: Hỏi đáp, thực hành.
	Bài 3
H thảo luận nhóm đôi.
	+ Trường em, em quý em yêu
Giữ cho sạch đẹp, sớm chiều không quên.
	+ Những di tích, những công trình
Ông cha xây dựng, chúng mình giữ chung.
® Giáo viên nhận xét + chốt.
	Bài 4
Giáo viên giới thiệu: câu văn trên là câu Bác Hồ nói với các chú bộ đội nhân dịp Bác và các chiến sĩ thăm đền Hùng.
Hoạt động nhóm bàn viết đoạn văn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.
v Hoạt động 3: Củng cố 
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức.
Phương pháp: Động não.
Công dân là gì?
Em đã làm gì để thực hiện nghĩa vụ công dân nhở tuổi?
® Giáo viên nhận xét.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học bài.Chuẩn bị bài sau: “Nối các vế câu bằng quan hệ từ”.
- Nhận xét tiết học.
Hát 
+2 học sinh KG
+HS*TB
Hoạt động nhóm, lớp.
-1 học sinh* đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm.
Học sinh trao đổi theo cặp để thực hiện yêu cầu đề bài.
Học sinh làm bài vào vở, 
2 học sinh *TB được phát giấy làm bài xong dán bài trên bảng lớp rồi trình bày kết quả.
Ví dụ: Nghĩa vụ công dân
	Quyền công dân
	Ý thức công dân
	Bổn phận công dân
	Trách nhiệm công dân
	Công dân gương mẫu.
Cả lớp nhận xét.
1 học sinh TB đọc yêu cầu của bài.
Học sinh làm bài cá nhân, các em đánh dấu + bằng bút chì vào ô trống tương ứng với nghĩa của từng cụm từ đã cho.
2 học sinh KG lên bảng thi đua làm bài tập, em nào làm xong tự trình bày kết quả.
Ví dụ: Cụm từ “Điều mà pháp luật  được đòi hỏi” ® quyền công dân. “Sự hiểu biết  đối với đất ... ùo viên hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài.
Gọi học sinh đọc phần gợi ý 1 để tìm đề tài cho câu chuyện của mình.
Yêu cầu học sinh suy nghĩ lựa chọn và nêu tên câu chuyện mình kể.
Hướng dẫn học sinh nhớ lại câu chuyện, nhớ lại sự việc mà em đã chứng kiến hoặc tham gia.
Gọi học sinh trình bày dàn ý trước lớp.
Giáo viên nhận xét, sửa chữa.
v Hoạt động 2: Thực hành kể chuyện.
Tổ chức cho 2 học sinh kể chuyện theo nhóm, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
-Giáo viên nhận xét, đánh giá biểu dương những học sinh kể hay nhất.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Chọn bạn kể hay nhất. Tuyên dương.
Học tập được gì qua cách kể chuyện của bạn 
5. Tổng kết - dặn dò: 
Về nhà kể lại câu chuyện hoàn chỉnh vào vở.
Chuẩn bị: 
Nhận xét tiết học. 
Hát 
+2 HS TB-K kể
Học sinh lắng nghe.
Hoạt động lớp.
1 học sinh* đọc yêu cầu đề bài.
3 học sinh tiếp nối nhau đọc gợi ý 1, 2, 3, cả lớp đọc thầm.
Học sinh tiếp nối nhau nói tên câu chuyện mình chọn kể.
Học sinh lập dàn ý cho câu chuyện của mình kể (trên nháp).
2, 3KG học sinh trình bày dàn ý của mình.
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân, nhóm đôi.
Học sinh các nhóm từ dàn ý của mỗi bạn sẽ kể câu chuyện cho nhóm mình nghe.
Cùng trao đổi với nhau ý nghĩa của câu chuyện, cử đại diện nhóm thi kể chuyện trước lớp.
Cả lớp nhận xét.
Sau mỗi câu chuyện, học sinh cả lớp cùng trao đổi, thảo luận về ý nghĩa chuyện, nêu câu hỏi cho người kể.
Lớp bình chọn.
-HS liên hê.
Rút kinh nghiệm
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------*****------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
Tiết 42: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ. 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Học sinh hiểu thế nào câu ghép thể hiện quan hệ nguyên nhân kết quả.
2. Kĩ năng: 	- Biết áp dụng các biện pháp đảo trật tự từ, điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để tạo những câu ghép chỉ nguyên nhân kết quả.
3. Thái độ: 	- Có ý thức sử dùng đúng câu ghép.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Giấy khổ to, phóng to nội dung các bài tập 1, 2, 3, 4.
+ HS: 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: MRVT: Công dân.
Giáo viên kiểm tra 1 học sinh làm lại các bài tập 3.
2 học sinh làm lại bài tập 4.
Đọc đoạn văn ngắn em viết về nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của mỗi công dân.
3. Giới thiệu bài mới: “Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ”.
 4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1
 Phần luyện tập.
Phương pháp: Luyện tập, thực hành, thảo luận nhóm.
	 Bài 2:
Giáo viên giải thích thêm cho học sinh 4 ví dụ đã nêu ở bài tập 1 đều là những câu ghép có 2 vế câu: Từ những câu ghép đó các em hãy tạo ra câu ghép mới.
Giáo viên gọi 1, 2 học sinh giỏi làm mẫu.
Giáo viên nhận xét, yêu cầu học sinh cả lớp làm vào vở.
Giáo viên phát giấy cho 3, 4 học sinh làm.
Giáo viên cùng cả lớp kiểm tra kết quả bài làm trên giấy của học sinh.
Giáo viên nhận xét, chốt lại.
 Bài 3:
Yêu cầu học sinh suy nghĩ làm việc cá nhân, chọn các quan hệ từ đã cho thích hợp (vì, tại, cho, nhờ) với từng hoàn cảnh và giải thích vì sao em chọn từ ấy.
Giáo viên phát giấy cho 3, 4 học sinh làm bài.
Giáo viên nhận xét, giúp học sinh phân tích để đi đến kết luận.
Nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt ta dùng quan hệ từ “Nhờ hoặc do hay vì”.
Nguyên nhân dẫn đến kết quả xấu ta dùng quan hệ từ “Tại vì”.
 Bài 4:
Yêu câu học sinh suy nghĩ và viết hoàn chỉnh câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân kết quả.
Giáo viên phát giấy cho 3, 4 em lên bảng làm.
Cả lớp và giáo viên kiểm tra phân tích các bài làm của học sinh nhận xét nhanh, chốt lại lời giải đúng.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Hoàn chỉnh bài tập.
Chuẩn bị: “Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ”.
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
+2 học sinh*TB làm bài trên bảng
+1HSKG đọc
Hoạt động cá nhân, lớp.
Hoạt động cá nhân, lớp, nhóm bàn.
1 học sinh đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài vào vở, các em dùng but chì điền vào quan hệ từ thích hợp.
Học sinh làm bài trên giấy xong rồi dán bài lên bảng lớp và trình bày kết quả. HS KG giải thích vì sao em chọn từ ấy.
Ví dụ:
+Nhờ thời tiết thuận lợi nên lúa tốt.
+Do thời tiết không thuận nên lúa xấu.
Cả lớp nhận xét.
1 học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh làm bài trên nháp.
Học sinh làm bài trên giấy rồi dán bài làm lên bảng và trình bày kết quả.
Ví dụ:
+Vì bạn Dũng không thuộc bài nên bị điểm kém.
+Do nó chủ quan nên bài thi của nó không đạt điểm cao.
+Nhờ nỗ lực nên Bích Vân có nhiều tiến bô trong học tập.
Hoạt động lớp.
Rút kinh nghiệm
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------*****------
LÀM VĂN:
Tiết 42: TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Học sinh biết rút kinh nghiệm về diễn đạt,cách viết bài văn thuộc thể loại tả (tả người) nắm vững bố cục của bài văn, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết.
2. Kĩ năng: 	- Nhận thức được ưu điểm củ bạn và của mình khi được thầy cô chỉ rõ, biết tham gia sửa lỗi chung, biết tự sửa lỗi, tự viết lại đoạn văn (bài văn) cho hay hơn.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh lòng say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bảng phụ ghi đề bài, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ đặt câu, ý. Kiểu học của học sinh để thống kê các lỗi.
+ HS:
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Lập chương trình hoạt động (tt).
Nội dung kiểm tra: Giáo viên kiểm 2, 3 học sinh đọc lại bản chương trình hoạt động mà các em đã làm vào vở của tiết trước.
3. Giới thiệu bài mới: 
	Tiết học hôm nay các em sẽ rút kinh nghiệm về cách viết một bài văn tả người, biết sửa lỗi mình đã mắc và viết lại một đoạn hoặc cả bài văn để làm bài tốt hơn.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Nhận xét kết quả.
Giáo viên nhận xét chung về kết quả của bài văn viết của học sinh.
Viết vào phiếu học các lỗi trong bài làm theo từng loại (lỗi bố cục, câu liên kết, chính tả ), sửa lỗi.
Đổi bài làm, đổi phiếu cho bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót, soát lại việc sửa lỗi.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn sửa lỗi.
Giáo viên chỉ các lỗi cần sửa đã viết sẵn trên bảng phụ. Yêu cầu học sinh tự sửa trên nháp.
Giáo viên gọi một số học sinh lên bảng sửa.
Giáo viên sửa lại cho đúng (nếu sai).
Giáo viên hướng dẫn học sinh học tập những đoạn văn, bài văn hay của một số học sinh trong lớp.
Yêu cầu học sinh đọc lại nhiệm vụ 2 của đề bài, mỗi em chọn viết lại một đoạn văn.
 Giáo viên chấm sửa bài của một số em.
Hoạt động 3: Củng cố.
Đọc đoạn hay bài văn tiêu biểu.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Giáo viên nhận xét, biểu dương những học sinh làm bài tốt những em chữa bài tốt.
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
Hoạt động nhóm 
Học sinh sửa bài vào nháp, một số em lên bảng sửa bài.
Cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
Học sinh trao đổi thảo luận trong nhóm để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn và tự rút kinh nghiệm cho mình.
1 học sinh đọc lại yêu cầu.
Học sinh tự chọn để viết lại đoạn văn.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc lại đoạn văn viết mới (có so sánh đoạn cũ).
Học sinh phân tích cái hay, cái đẹp.
Rút kinh nghiệm
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------*****------

Tài liệu đính kèm:

  • docTV.doc