Giáo án Tin học lớp 4

Giáo án Tin học lớp 4

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức: - Ôn tập lại kiến thức đã học cho HS.

* Kỹ năng: - Thực hành trên bài tập trắc nghiệm, phần mềm soạn thảo Word.

* Thái độ: - Học có hứng thú với bài học, ham học hỏi.

II/ PHƯƠNG TIỆN TIẾN HÀNH:

* Giáo viên: - Giáo án, tài liệu (cùng học tin học quyển 2), phòng máy tính.

* Học sinh: - Học bài cũ, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập.

III/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

- Lấy học sinh làm trung tâm. Nêu vấn đề, gợi mở vấn đề, giải quyết vấn đề.

IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra

 

doc 35 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1064Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19	 Ngày soạn: 
 Tiết 37+38 Ngày dạy: 
 Bài 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT(2 tiết)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
* Kiến thức: - Ôn tập lại kiến thức đã học cho HS.
* Kỹ năng: - Thực hành trên bài tập trắc nghiệm, phần mềm soạn thảo Word.
* Thái độ: - Học có hứng thú với bài học, ham học hỏi.
II/ PHƯƠNG TIỆN TIẾN HÀNH:
* Giáo viên: - Giáo án, tài liệu (cùng học tin học quyển 2), phòng máy tính.
* Học sinh: - Học bài cũ, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập.
III/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Lấy học sinh làm trung tâm. Nêu vấn đề, gợi mở vấn đề, giải quyết vấn đề.
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra
HS1: Em hãy cho biết em đã được học soạn thảo văn bản trên phần mềm soạn thảo gì?
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: - Yêu cầu HS làm B1, B2, B3.
+ B1: Em hãy đánh dấu vào biểu tượng của phần mềm soạn thảo văn bẳn Word trong các biểu tượng:
+ B2: Để khởi động Word em thực hiện thao tác nào?
a) Nháy chuột trên biểu tượng 
b)Nháy đúp chuột trên biểu tượng
c)Nháy đúp chuột trên biểu tượng
+ B3: Em hãy đánh dấu hình dạng đúng của con trỏ soạn thảo:
- Yêu cầu HS khởi động phần mềm Word và quan sát màn hình để nhớ lại những gì đã học.
HĐ2:- Em hãy quan sát trên bàn phím tìm cho cô các phím: Enter, Shift, Ctlr, Delete, Backspace( ). 
- Em hãy làm các bài tập B4, B5:
+B4: Để gõ chữ hoa, em cần nhấn giữ phím nào dưới đây khi gõ chữ?
o Phím Shift.o Phím Enter. o Phím Ctrl
GV: Ngoài ra để gõ các ký tự trên của một phím như dấu ?; >; <, !, %..... em cũng cần dùng đến phím Shift.
HĐ3: Yêu cầu gõ: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai!” trên phần mềm Word và đưa con trỏ sau từ “hôm” nhấn phím Delete và phím Backspace và cho biết:
a) Nhấn phím Delete để xoá một chữ ...... con trỏ soạn thảo.
b) Nhấn phím Backspace để xoá một chữ ......... con trỏ soạn thảo.
HĐ4: Yêu cầu một vài HS lên bảng làm bài tập B6, B7.
- B7:
Làng quê 
Em yêu hoà bình
Mây trắng bay trên đỉnh núi
HĐ5: Cho Hs thực hành làm bài trắc nghiệm trên phần mềm Violet.
1. Khởi động phần mềm soạn thảo
- HS: Biểu tượng 
- HS: c) Nháy đúp chuột trên biểu tượng
- HS: Hình dạng đúng của con trỏ soạn thảo là biểu tượng thứ 4.
HS: Khởi động phần mềm Word, thử gõ một vài phím và quan sát hình dạng của con trỏ soạn thảo.
2. Soạn thảo
HS: quan sát trên bàn phím.
- HS: Phím Shift.
- HS:
a) Nhấn phím Delete để xoá một chữ bên phải con trỏ soạn thảo.
b) Nhấn phím Backspace để xoá một chữ bên trái con trỏ soạn thảo.
3. Gõ chữ Việt:
HS:
-B6: Để có chữ Em gõ
ă aw 
â aa
ê ee
ô oo
ơ ow
ư uw
đ dd
-HS: Langf quee
Em yeeu hoaf binhf.
Maay trawngs bay treen ddinhr nuis
-HS: Nháy đúp chuột lên biểu tượng để thực hành.
4. Củng cố:
Nhận xét giờ học
5. Hướng dẫn về nhà:
Y/c hs ôn lại cách gõ chữ Việt và gõ những bài thơ hay bài hát mà em thích
Tuần 20	 Ngày soạn: 
 Tiết 39+40 Ngày dạy: 
 Bài 2: CĂN LỀ
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
* Kiến thức: - Giới thiệu cho HS 4 kiểu căn lề đoạn văn.
* Kỹ năng: - Thực hành thành thạo 4 kiểu căn lề đoạn văn.
* Thái độ: - Học có hứng thú với bài học, ham học hỏi, lắm được ứng dụng của 4 kiểu căn lề đoạn văn.
II/ PHƯƠNG TIỆN TIẾN HÀNH:
* Giáo viên: - Giáo án, tài liệu (cùng học tin học quyển 2), phòng máy tính.
* Học sinh: - Học bài cũ, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập.
III/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Lấy học sinh làm trung tâm. Nêu vấn đề, gợi mở vấn đề, giải quyết vấn đề.
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn đinh lớp
2. Kiểm tra
HS1: Em hãy cho biết chức năng của các phím Shift, Enter, Delete, Backspace?
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Em hãy quan sát 4 đoạn văn ở hình 106 và cho biết có mấy kiểu căn lề đoạn văn?
HĐ 2: Em hãy mở chương trình Word và quan sát các kiểu căn lề trên thanh công cụ.
GV: Trước khi căn lề, em chỉ cần chỉ ra đoạn văn nào sẽ được căn lề bằng cách nháy chuột vào nó. Cụ thể là gì?
HĐ3: Yêu cầu hs thực hành bài T1, T2:
- Em hãy đọc bài ca dao ở bài thực hành T1 và quan sát xem bài thơ được căn lề theo cách nào? rồi thực hành gõ bài thơ và căn theo cách đó.
- Theo em cách căn lề nào là phù hợp nhất?
1. Các kiểu căn lề đoạn văn:
HS: Có 4 kiểu căn lề đoạn văn
+ Căn thẳng lề trái 
+ Căn thẳng lề phải 
+ Căn giữa 
+ Căn thẳng cả hai lề 
HS: Quan sát trên thanh công cụ để nhận biết được các kiểu căn lề đoạn văn.
2. Các bước thực hiện căn lề:
Bước 1: Nháy chuột vào đoạn văn bản cần căn lề.
Bước 2: Nháy chuột lên một trong bốn nút lệnh căn lề tương ứng cần chọn.
3. Thực hành
HS: Bài ca dao được trình bày theo cách căn lề giữa.
- 4 em thực hành trên 1 máy: mỗi em thực hành theo một kiểu căn lề. 
- HS: Cách căn giữa là phù hợp nhất.
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cây cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây, trâu đấy ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn. Ca dao
4. Củng cố:
Nhận xét giờ học. Khắc sâu kiến thức trọng tâm.
5. Hướng dẫn về nhà:
Y/c hs về nhà thực hành thành thạo cách gõ và trình bày văn bản.
Tuần 21	 Ngày soạn: 
 Tiết 41+42 Ngày dạy: 
 Bài 3: CỠ CHỮ VÀ PHÔNG CHỮ
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
* Kiến thức: - Giới thiệu cho HS cách chọn cỡ chữ và phông chữ.
* Kỹ năng: - Thực hành thành thạo chọn các kiểu chữ khác nhau, trình bày được theo mẫu.
* Thái độ: - Học có hứng thú với bài học, ham học hỏi.
II/ PHƯƠNG TIỆN TIẾN HÀNH:
* Giáo viên: - Giáo án, tài liệu (cùng học tin học quyển 2), phòng máy tính.
* Học sinh: - Học bài cũ, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập.
III/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Lấy học sinh làm trung tâm. Nêu vấn đề, gợi mở vấn đề, giải quyết vấn đề.
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra
HS1: Em hãy cho biết có mấy kiểu căn lề đoạn văn bản?
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Em hãy quan sát hình dưới đây và cho biết chúng giống và khác nhau như thế nào?
GV: Vậy các bước thực hiện để chọn cỡ chữ như thế nào? 
- GV thực hành mẫu để hs quan sát:
Yêu cầu HS thực hành gõ một vài từ rồi chọn lại cỡ chữ và cho nhận xét sau khi chọn cỡ có gì thay đổi?
Tương tự như cách chọn cỡ chữ, em có thể nêu các bước để chọn phông chữ? 
GV: Yêu cầu hs thực hành bài luyên tập (tr 74, 75). Hướng dẫn hs làm theo.
HS: Quan sát và trả lời: Chúng khác nhau về phông chữ và kích thước chữ.
1. Chọn cỡ chữ:
Các bước thực hiện:
Bước 1: Nháy chuột ở mũi tên bên phải ô chữ. Một danh sách cỡ chữ hiện ra.
Bước 2: Nháy chuột lên cỡ chữ em muốn chọn.
HS quan sát trên màn hình Word để nhận biết vị trí ô chọn cỡ chữ.
-HS: 
NX: Sau khi chọn cỡ chữ, các chữ được gõ từ vị trí con trỏ soạn thảo trở đi sẽ có cỡ chữ vừa chọn.
2. Chọn phông chữ
Các bước thực hiện:
Bước 1: Nháy chuột ở mũi tên bên phải ô phông chữ. Một danh sách phông chữ hiện ra.
Bước 2: Nháy chuột để chọn một phông chữ trong danh sách.
Sau khi chọn phông chữ, các chữ được gõ từ vị trí con trỏ soạn thảo trở đi sẽ có kiểu phông chữ mới.
3. Thực hành
HS lần lượt làm theo các bước:
- Chọn cỡ chữ 18 và chọn phông chữ.
- Gõ tên bài thơ Mẹ ốm và nhấn phím Enter để chuyển con trỏ soạn thảo xuống đầu dòng mới.
- Chọn cỡ chữ 14 và chọn phông chữ. ví dụ: .VnTime
- Gõ nội dung bài thơ, cuối mỗi câu nhấn phím Enter
- Căn lề bài thơ.
4. Củng cố:
Nhận xét giờ học. Khắc sâu kiến thức trọng tâm.
5. Hướng dẫn về nhà:
Y/c hs về nhà thực hành thành thạo cách gõ, trình bày văn bản cách chọn cỡ chữ và phông chữ.
Tuần 22	 Ngày soạn: 
 Tiết 41+42 Ngày dạy: 
 Bài 4: THAY ĐỔI CỠ CHỮ VÀ PHÔNG CHỮ
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
* Kiến thức: - Hướng dẫn HS cách thay đổi cỡ chữ và phông chữ.
* Kỹ năng: - Thực hành thành thạo cách thay đổi các kiểu chữ khác nhau, trình bày được theo mẫu.
* Thái độ: - Học có hứng thú với bài học, ham học hỏi.
II/ PHƯƠNG TIỆN TIẾN HÀNH:
* Giáo viên: - Giáo án, tài liệu (cùng học tin học quyển 2), phòng máy tính.
* Học sinh: - Học bài cũ, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập.
III/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Lấy học sinh làm trung tâm. Nêu vấn đề, gợi mở vấn đề, giải quyết vấn đề.
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn đinh lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2. Kiểm tra
Em hãy nêu các bước thực hiện để chọn cỡ chữ và phông chữ?
3. Bài mới
GV: Giả sử em gõ câu Quê hương em biết bao tươi đẹp như ở hình dưới:
Em có thể thay đổi hai chữ Quê hương để có kết quả giống như hình b). Đây chính là ưu điểm của soạn thảo văn bản bằng máy tính. Tức là em có thể gõ nội dụng trước, thay đổi kiểu trình bày sau.
GV: Trước khi thay đổi cỡ chữ của hai chữ Quê hương, em cần chỉ ra hai chữ đó cho máy tính biết. Việc chỉ ra cho máy tính biết được gọi là chọn (Hay đánh dấu) các chữ đó. Vậy các bước thực hiện ntn? 
HĐ1: Yêu cầu HS thực hành bôi đen hai chữ Quê hương. 
GV: - Sau khi được chọn, hai chữ Quê hương sẽ có nền đen. Vì thế người ta còn gọi là thao tác chọn phần văn bản là “ bôi đen”. Vậy để chọn một phần văn bản em làm ntn?
 * Chú ý: Em có thể chọn một phần văn bản bằng cách:
+ Nháy chuột để đưa con trỏ soạn thảo đến vị trí đầu.
+ Nhấn giữ phím shift và nháy chuột ở vị trí cuối.
HĐ2: Tương tự như cách thay đổi cỡ chữ, em hãy cho biết để thay đổi cỡ chữ em thực hiện các bước ntn?
GV: Hướng dẫn HS làm mẫu theo từng bước:
HĐ3: Yêu cầu HS: Trình bày lại ( thay đổi phông chữ, cỡ chữ) đoạn văn trong bài luyện tập trên theo mẫu( SGK- tr81):
HĐ4:Yêu cầu HS gõ đoạn văn “Con chuồn chuồn nước” (tr81) rồi trình bày theo phông chữ và cỡ chữ tuỳ thích:
HS: - 1 em lên phát biểu
 - 1 em nhận xét bài của bạn
HS: Quan sát vào hình vẽ để thấy được sự khác nhau và giống nhau của hình a và hình b.
1. Chọn văn bản:
HS: Các bước thực hiện:
Bước 1: Đưa con trỏ chuột () đến trước chữ Q
Bước 2: Kéo thả chuột từ chữ Q đến hết chữ g.
HS: Thực hành bôi đen hai chữ Quê hương:
HS: Để chọn một phần văn bản, em kéo thả chuột từ vị trí đầu đến vị trí cuối của phần văn bản đó.
2. Thay đổi cỡ chữ:
HS: Các bước thực hiện:
Bước 1: Chọn phần văn bản cần thay đổi cỡ chữ.
Bước 2: Nháy chuột ở mũi tên bên phải ô cỡ chữ và nháy chuột để chọn cỡ chữ em muốn.
HS: Lần lượt làm theo các bước:
Bước 2: Nháy chuột ở mũi tên
Bước 3: Chọn phông chữ
Bước 1: Chọn phần văn bản
3. Luyện tập:
HS: Mở đoạn văn “ Chiều trên quê hương” rồi lần lượt làm theo các bước:
- Đưa con trỏ soạn thảo đến trước chữ C của tên đoạn văn Chiều trên quê hương.
- Nhấn giữ phím shift và nháy chuột ở sau chữ g để chọn tên đoạn văn.
- Chọn phông chữ .VnArial.
- Chọn nội dung đoạn văn.
- Chọn phông .VnSouthern.
4. Thực hành:
HS: Gõ đoạn văn và trình bày được theo phông chữ và cỡ chữ tuỳ thíc ... các bản nhạc trong thư mục Nhactieuhoc
HS: Trả lời.
1. Khuông nhạc:
a) Khuông nhạc:
HS: - Năm dòng kẻ song song cách đều nhau.
*HS ghi chép bài:
- Năm dòng kẻ song song cách đều nhau và bốn khe tạo nên một khuông nhạc.
- Nốt nhạc được viết ở dòng kẻ hoặc ở khe giữa hai dòng kẻ.
b) Khoá sol:
* HS:
- Khoá sol ( đọc là son) được ghi ở đầu mỗi khuông nhạc.
- Khoá sol xác định tên các nốt nhạc ghi ở dòng thứ hai từ dưới lên là nốt sol, từ đó xác định bảy nốt nhạc cơ bản là Đồ Rê Mi Pha Sol La Si trên khuông nhạc
2. Cao độ của nốt nhạc:
* HS: - Bảy nốt nhạc Đồ Rê Mi Pha Sol La Si sắp xếp cao dần từ trái sang phải.
- Mức độ trầm bổng của một nốt nhạc trên khuông nhạc được gọi là cao độ của nốt nhạc đó.
3. Thực hành:
HS: Khởi động phần mềm và lần lượt thực hành từ T1....T6 dưới sự hướng dẫn của GV.
4. Củng cố:
- Nhận xét giờ học. Khắc sâu kiến thức trọng tâm.
5. Hướng dẫn về nhà:
 -Y/c Hs: - Về nhà mở các bản nhạc khác để nghe và hát theo. Phân biệt khuông nhạc, khóa sol. Nhận biết bảy nốt Đồ Rê Mi Pha Sol La Si.
Tuần 32	 Ngày soạn: 
 Tiết 63+64 Ngày dạy: 
BÀI 3: EM HỌC NHẠC VỚI ENCORE (TIẾP)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
* Kiến thức: - Giới thiệu cho HS về trường độ của nốt nhạc, nhịp và phách. 
* Kỹ năng: - Phân biệt được nốt trắng, nốt đen, nốt tròn, nốt móc đơn, nốt móc kép, nhịp và phách.
* Thái độ: - Học sinh có hứng thú tìm hiểu và thích học nhạc qua phần mềm.
II/ PHƯƠNG TIỆN TIẾN HÀNH:
* Giáo viên: - Giáo án, tài liệu (cùng học tin học quyển 2), phòng máy tính.
* Học sinh: - Học bài cũ, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập.
III/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Lấy học sinh làm trung tâm. Nêu vấn đề, gợi mở vấn đề, giải quyết vấn đề.
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Tổ chức
- Kiểm tra sĩ số và ổn định lớp.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
2. Kiểm tra:
Em hãy cho biết thế nào là khuông nhạc, khoá sol và bảy nốt nhạc trên khuông nhạc là gì?
3. Bài mới:
Giới thiệu: Bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu trường độ của nốt nhạc, nhịp và phách.
HĐ 1: Tìm hiểu về trường độ của nốt nhạc:
- Trường độ của nốt nhạc là gì?
- Đơn vị của trường độ?
HS : Trả lời
1. Trường độ của nốt nhạc
- Thời gian ngân dài của một nốt nhạc trong bản nhạc gọi là trường độ của nốt nhạc đó.
- Đơn vị trường độ là thời gian ngân dài của nốt tròn
GV đưa ra hình ảnh và hỏi có mấy loại nốt nhạc?
HĐ2: Tìm hiểu về nhịp và phách
GV đưa ra hình ảnh về nhịp và phách va hỏi:
- Thế nào là vạch nhịp?
- Thế nào là phách?
HS: Có 4 loại nốt nhạc:
Nốt trắng có trường độ bằng nửa nốt tròn: = +
Nốt đen có trường độ bằng nửa nốt trắng: = + 
Nốt móc đơn có trường độ bằng nửa nốt đen: = +
Nốt móc kép có trường độ bằng nửa nốt đơn: = +
2. Nhịp và phách:
- Những vạch đứng trên khuông nhạc chia bản nhạc thành nhiều nhịp được gọi là vạch nhịp.
- Mỗi nhịp được chia thành nhiều phách, mỗi phách có trường độ bằng một nốt đen. 
 Chú ý : Phách mạnh hát to, phách nhẹ hát nhỏ hơn. 
Số chỉ nhịp có dạng phân số, nhưng không có gạch ngang, ví dụ . 
Số trên (bằng 2) cho biết số phách trong mỗi nhịp. Nếu số này bằng 2 thì mỗi nhịp có 2 phách.
Số dưới (bằng 4) cho biết trường độ của mỗi phách bằng một nốt đen, vì :
= +=+++.
HĐ 3: Thực hành: Tổ chức HS ngồi theo nhúm.
- Y/c Hs thực hành theo T1, T2 
* GV HD: Khởi động phần mềm Encore rồi mở bản nhạc Chiếc khăn tay (tệp chieckhantay.enc) trong thư mục Nhactieuhoc 
3. Thực hành:
HS: Ngồi theo nhúm và thực hành T1, T2 dưới sự hướng dẫn của GV.
4. Củng cố:
- Nhận xét giờ học. Khắc sâu kiến thức trọng tâm.
5. Hướng dẫn về nhà:
 -Y/c Hs: - Về nhà các em học bài: phân biệt các nốt nhạc, nhịp và phách. Tập đọc và hát những bản nhạc trong thư mục nhactieuhoc qua phần mềm Encore.
Tuần 33	 Ngày soạn: 
 Tiết 65+66 Ngày dạy: 
Bài 4: SINH HOẠT TẬP THỂ VỚI ENCORE
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này các em có học khả năng:
 - Biết cách đánh đàn bằng bàn phím.
- Vận dụng để đánh một số bài hát đơn giản.
 - Thể hiện tính tích cực sáng tạo trong quá trình tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: SGK, giáo án, bảng, phấn, máy tính.
 - HS: SGK, vở, máy tính.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.TỔ CHỨC ỔN ĐỊNH LỚP :
2. BÀI MỚI:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1+2: LT+TH.
1. Đánh đàn với bàn phím máy tính:
* Thực hành:
2. Sinh hoạt tập thể:
* Thực hành:
- Gv giới thiệu các bước để thực hiện đánh đàn trên máy tính
- Các bước thực hiện:
+ Khởi động phần mềm Encore.
+ Nháy chuột lên mục Windows rồi chọn Keyboard, hình ảnh đàn oóc – gan xuất hiện.
+ Dùng chuột để chơi nhạc bằng cách nháy chuột lên những phím trên đàn. Cũng có thể dùng bàn phím, chỉ cần gõ phím Q rồi nhấn các phím A, S, D, Fcó thể tăng giảm cao độ của âm thanh nhờ phím + hay -.
T1: Giáo viên yêu cầu hs nháy chuột vào mục Windows, chọn Keyboard và quan sát hình ảnh đàn Oóc- gan xuất hiện.
- Dùng chuột để chơi trên phím một bản nhạc mà em biết.
- Nhấn phím Q và tự luyện gõ các nốt nhạc với bàn phím máy tính.
- Gv làm mẫu cho hs quan sát
- Yêu cầu học sinh thực hiện công việc.
- Nhận xét quá trình thực hiện của hs, yêu cầu hs phải sửa những gì trong khi thực hành.
T2: Mở bản nhạc Lí cây xanh chơi và hát theo đúng nhạc.
- Gv hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu.
- Gv nêu tác dụng của phần mềm trong những buổi sinh hoạt tập thể hay tập hát.
+ Nếu không có đàn ta có thể dùng Encore mở nhạc để đệm cho lời hát. Làm cho buổi sinh hoạt thêm sôi nổi.
T4: Mở bản nhạc reo vang bình minh để nghe và hát theo.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện yêu cầu.
- Sửa những lỗi khi hs hát.
- Cho từng nhóm hát thi với nhau.
- Gọi hs nhận xét xem nhóm nào hát hay và đúng nhạc nhất.
- Giáo viên nhận xét chung.
T5: Chơi bản nhạc Ngày mùa vui, nghe và hát theo bản nhạc.
- Yêu cầu hs thực hiện chơi nhạc trên máy tính bằng chuột hoặc bằng phím.
- Nhận xét chung về buổi thực hành.
- Tuyên dương những tổ, nhóm thực hiện tốt công việc.
- Chú ý lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe + ghi chép vào vở.
- Chú ý lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe.
- Quan sát gv làm mẫu.
- Thực hiện thêo yêu cầu của đề bài.
- Chú ý lắng nghe + rút kinh nghiệm.
- Chú ý lắng nghe.
- Thực hành dưới sự hướng dẫn của gv.
- Chú ý lắng nghe + ghi chép vào vở.
- Chú ý lắng nghe.
- Thực hiện yêu cầu mà gv đưa ra.
- Chú ý lắng nghe + rút kinh nghiệm.
- Thi hát giữa các nhóm.
- Nhận xét về các nhóm.
- Chú ý lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe.
- Thực hiện chơi nhạc trên máy tính dưới sự hướng dẫn của gv.
- Chú ý lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe + rút kinh nghịêm.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
Như vậy có thể dùng phím hoặc dùng chuột để chơi nhạc trên máy tính. Việc sử dụng Encore trong sinh hoạt tập thể giúp buổi sinh hoạt thêm sôi nổi. 
Về nhà các em ôn lại các kiến thức đã học để hom sau thi học kì.
Tuần 34	 Ngày soạn: 
 Tiết 67+68 Ngày dạy: 
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
* Kiến thức: - Ôn tập lại kiến thức trọng tâm cho HS. Kiểm tra học kỳ II. 
* Kỹ năng: - HS thực hành lại những nội dung về soạn thảo văn bản.
* Thái độ: - HS tích cực ôn tập, củng cố lại kiến thức.
II/ PHƯƠNG TIỆN TIẾN HÀNH:
* Giáo viên: - Giáo án, tài liệu (cùng học tin học quyển 2), phòng máy tính.
* Học sinh: - Ôn tập lại kiến thức cũ, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập.
III/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Lấy học sinh làm trung tâm. Nêu vấn đề, gợi mở vấn đề, giải quyết vấn đề.
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Tổ chức
- Kiểm tra sĩ số và ổn định lớp.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
2. Kiểm tra:
Em hãy cho biết trong phần soạn thảo văn bản, em đã được học những gì?
3. Bài mới:
Trong phần soạn thảo văn bản các em đã được học?
Các phần mềm học tập?
HS : Trả lời
I. Ôn tập:
* Phần soạn thảo văn bản:
Cách căn lề
Chọn và thay đổi cỡ chữ, phông chữ, sao chép văn bản.
Trình bày chữ đậm chữ nghiêng
* Các phần mềm học tập:
 Học toán với phần mềm “Cùng học toán lớp 4”
Khám phá rừng nhiệt đới
Tập thể thao với trò chơI Golf
Thế giới logo của em
Em học nhạc với phần mềm Encore.
Câu hỏi ôn tập:
Nêu những điểm giống nhau và khác nhau trong việc sử dụng hai phím Backspace và Delete?
Nêu tác dụng của việc sao chép văn bản? 
Để sao chép văn bản em phải thực hiện như thế nào?
Tác dụng của việc chọn Font chữ cho văn bản là gì? 
Tác dụng của việc chọn cỡ chữ là gì? Cho ví dụ?
Các bước thực hiện để chọn cỡ chữ cho văn bản?
Các nguyên tắc chọn kiểu căn lề cho văn bản?
Để trình bày một văn bản đơn giản em cần phải thực hiện những thao tác nào?
Các bước thực hiện để căn lề cho văn bản?
II. Kiểm tra học kỳ II
Đề kiểm tra: 
Gồm 2 phần:
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng:
1. Trong các biểu tượng sau biểu tượng nào dùng để căn lề phảilà:
a. 	b. 	c. 	d. 
2. Phần mềm mà em viết những lệnh đơn giản để vẽ những hình mà em muốn có biểu tượng:
a. 	b. 	c. 	d. 
3. Phím Shift dùng để:
a. Gõ chữ in hoa (khi đèn CapsLock tắt)
b. Dùng để gõ chữ in hoa (khi đèn CapsLock tắt) và ký tự trên của 1 phím)
c. Dùng để gõ các ký tự trên của một phím.
4. Để đưa con trỏ xuống dòng em nhấn phím:
a. Phím Shift	b. Phím Enter	c. Phím Ctrl	d. Phím Delete 
5. Để lưu văn bản em có các cách sau:
a. Nháy vào 	 	 b. Nháy vào 	c.Nhấn Ctrl	+ S	
d. Nhấn Ctrl + V	e. Nhấn Ctrl + B	g. Nháy vào 
6. Để sao chép nội dung văn bản vào bộ nhớ em có các cách sau:
a. Nháy vào 	 	 b. Nháy vào 	c.Nhấn Ctrl	+ C	
d. Nhấn Ctrl + I	 e. Nhấn Ctrl + V	g. Nháy vào 
7. Để dán nội dung văn bản từ bộ nhớ em có các cách sau:
a. Nháy vào 	 	 b. Nháy vào 	c.Nhấn Ctrl	+ C	
d. Nhấn Ctrl + B	 e. Nhấn Ctrl + V	g. Nháy vào 
8. Để chọn chữ in nghiêng em chọn:
a. Nháy vào 	 	 b. Nháy vào 	c. Nhấn Ctrl	+ I	
 d. Nhấn Ctrl + U	 	 e. Nhấn Ctrl + V	 	g. Cả a và c đều đúng
 B. PHẦN THỰC HÀNH:
Bài 1: Em hãy gõ và trình bày bài thơ sau theo mẫu:
TIẾNG HÁT NGƯỜI LÀM GẠCH
Đất im lặng dưới chân ta
Mà nghe có tiếng phố, nhà vang âm,
Lắng nghe có tiếng hát thầm đất ơi!
Hòn đất là hòn đất rời
Thành vuông gạch dẻo – tay người nhào nên.
Hòn đất là hòn đất mềm
Qua nghìn độ lửa – chắc bền dài lâu
Hòn đất là hòn đất nâu
Ra lò – rực rỡ đất màu đỏ tươi.
Nhanh tay, nào bạn mình ơi!
Gạch đi trăm ngả, trăm nơi đang chờ.
Yêu cầu: Em hãy trình bày bài thơ trên theo đúng mẫu và lưu bài với tên là BaiKT2_TênHSlớp trong ổ đĩa D. Ví dụ BaiKT2_TuanAnh5A.
Bài 2: Em hãy sao chép đoạn thơ thứ nhất trong bài thơ trên xuống dưới và thay đổi cỡ chữ thành 16, chọn kiểu căn lề là căn lề trái.
Bài 3: Em hãy gõ các phép toán sau:
12 + 23 x 7 > 17 x 9 
12 + x = 67 (%)
[(12 + 57) x 8] + 34 = ..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tin khoi 4 ki 2.doc