Giáo án Tin học Lớp 5 - Bài 3: Chọn kiểu trình bày có sẵn cho đoạn văn bản

Giáo án Tin học Lớp 5 - Bài 3: Chọn kiểu trình bày có sẵn cho đoạn văn bản

- Thực hiện, HS khác nhận xét.

- Lắng nghe.

- Thực hiện, HS khác nhận xét.

- Lắng nghe.

- HS lắng nghe

- HS quan sát

 

doc 9 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 254Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 5 - Bài 3: Chọn kiểu trình bày có sẵn cho đoạn văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	Tuần 9
Tiết:	.....................
BÀI 3 : CHỌN KIỂU TRÌNH BÀY CÓ SẴN CHO ĐOẠN VĂN BẢN (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
	- Chọn được kiểu trình bày có sẵn cho đoạn văn bản;
	- Biết cách trình bày văn bản theo nhiều kiểu khác nhau.
	- Học sinh hòa nhập: Học sinh biết thao tác gõ được một đoạn văn bản mẫu sách giáo khoa. Học sinh biết được cách trình bày đoạn văn bản. Học sinh làm được hoạt động số 1.
II. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: Phòng máy, giáo án và sách giáo khoa.
	- Học sinh: dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: Cho hai đoạn văn bản
- Em hãy sử dụng các nút lệnh để giãn dòng cho 2 đoạn văn bản là 2.0?
à Nhận xét + tuyên dương.
- Em hãy sử dụng các nút lệnh để định dạng lề trái là 2cm, lề phải là 3cm cho 2 đoạn văn bản?
à Nhận xét + tuyên dương.
3. Bài mới: Chọn kiểu trình bày có sẵn cho đoạn văn bản (tiết 1)
	* Hoạt động 1: Hoạt động cơ bản: 
	- GV hướng dẫn HS cách chọn kiểu trình bày có sẵn.
	- Mở một văn bản 
	- Cho HS quan sát các kiểu có sẵn
	- GV thao tác chọn mẫu
	? Nêu cách chọn kiểu có sẵn cho đoạn văn bản?
	- Cho HS thao tác, quan sát giúp đỡ.
	? Nêu lợi ích của việc chọn kiểu trình bày có sẵn cho đoạn văn bản?
à Chọn kiểu trình bày có săn cho đoạn văn bản tiết kiệm được thời gian định dạng vì kiểu có sẵn đã được định dạng như: phông chữ, màu chữ, cỡ chữ
	* Hoạt động 2: Thực hành
	Bài 1: Em mở một văn bản có nhiều đoạn đã có sẵn, sau đó luyện tập các thao tác sau:
	a) Chọn kiểu trình bày khác nhau cho mỗi đoạn văn bản.
	b) Tìm hiểu các kiểu trình bày văn bản có sẵn khác nhau theo hướng dẫn (SGK trang).
	- GV thực hành mẫu.
	- Yêu cầu HS thực hành theo nhóm máy. Quan sát và theo dõi HS
	- Nhận xét và tuyên dương.
	Bài 2: Trao đổi với bạn cách điều chỉnh để nhiều đoạn văn bản có cùng một kiểu trình bày.
	- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm.
	- Gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác NX
	- Nhận xét và tuyên dương.
4. Củng cố - dặn dò: 
- Gọi 1 HS thực hiện chọn kiểu trình bày có sẵn cho đoạn văn bản.
- Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài chọn kiểu trình bày có sẵn cho đoạn văn bản (tiết 2).
- Thực hiện, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- Thực hiện, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- HS quan sát
- Cách chọn kiểu có sẵn cho đoạn văn bản
	+ B1: Nháy chuột vào đoạn cần chọn kiểu trình bày.
	+ B2: Nháy chọn mẫu có sẵn.
- HS thao tác
- HS trả lời lợi ích của việc chọn kiểu trình bày có sẵn cho đoạn văn bản là nhanh, tiện lợi 
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Mở văn bản.
- Quan sát.
- Thực hành.
- Lắng nghe và rút kinh nghiệm.
- Thảo luận.
- Trả lời, nhóm khác nhận xét
- Lắng nghe và rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
* RÚT KINH NGHIỆM *
 Tuần: Tuần 10
 Tiết: .....................
BÀI 3 : CHỌN KIỂU TRÌNH BÀY CÓ SẴN CHO ĐOẠN VĂN BẢN (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
	- Chọn được kiểu trình bày có sẵn cho đoạn văn bản;
	- Biết cách trình bày văn bản theo nhiều kiểu khác nhau.
- Học sinh hòa nhập: Học sinh biết thao tác gõ được một đoạn văn bản mẫu sách giáo khoa. Học sinh biết được cách trình bày đoạn văn bản. Học sinh làm được hoạt động thực hành sách giáo khoa.
II. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: Phòng máy, giáo án và sách giáo khoa.
	- Học sinh: dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: Cho hai đoạn văn bản
- Em hãy chọn kiểu bất kì để trình bày có sẵn cho đoạn 1 của văn bản?
à Nhận xét + tuyên dương.
- Em hãy chọn kiểu bất kì để trình bày có sẵn cho đoạn 2 của văn bản (nhưng khác kiểu với đoạn 1)?
à Nhận xét + tuyên dương.
3. Bài mới: Chọn kiểu trình bày có sẵn cho đoạn văn bản (tiết 2)
	* Hoạt động thực hành: 
	Bài 3: Em soạn thảo một văn bản mới gồm bốn đoạn, sau đó luyện tập các thao tác sau:
	a) Dịch chuyển đoạn thứ nhất của văn bản sang phải một đoạn; đổi kiểu trình bày ở đoạn thứ nhất theo kiểu Heading 2; 
	b) Chọn mức giãn dòng cho đoạn thứ hai và đoạn thứ ba là 1.0; đổi kiểu trình bày ở đoạn thứ hai và đoạn thứ ba theo kiểu Heading 3; 
	c) Đổi kiểu trình bày ở đoạn thứ tư theo kiểu Heading 4; 
	- GV thực hành mẫu.
	- Yêu cầu HS thực hành theo nhóm máy. 	- Quan sát và theo dõi HS.
	- Hiển thị một số bài làm cho HS quan sát.
	- Nhận xét và tuyên dương.
	* Hoạt động ứng dụng, mở rộng (bài 1, bài 2, bài 3 SGK trang 45,46)
	- Gợi ý cho các em mô tả về xã nơi em và gia đình đang sinh sống.
	- Yêu cầu HS thảo luận nội dung và thực hành theo nhóm máy.
 	- Để cho các em thoải mái trình bày văn bản theo ý thích của mình (sử dụng các thao tác đã học) không gò bó các em theo kiểu trình bày nào.Quan sát và theo dõi HS.
	- Đại diện nhóm sẽ trình bày bài làm của mình. Nhóm khác nhận xét.
	- Nhận xét và tuyên dương.
4. Củng cố - dặn dò: 
- Gọi 1 HS thực hiện chọn kiểu trình bày có sẵn cho đoạn văn bản.
- Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài Định dạng trang văn bản, đánh số trang trong văn bản.
- Thực hiện, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- Thực hiện, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- Quan sát.
- Thực hành.
- Quan sát và rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe
- Thảo luận và thực hành.
- Trình bày, nhóm khác nhận xét và rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe.
- Thực hiện, HS khác quan sát.
- Lắng nghe.
* RÚT KINH NGHIỆM *
Tuần:	Tuần 11
Tiết:	.....................
BÀI 4 : ĐỊNH DẠNG TRANG VĂN BẢN,
ĐÁNH SỐ TRANG TRONG VĂN BẢN (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
	- Biết cách định dạng trang văn bản;
	- Biết cách đánh số trang trong văn bản.
	- Học sinh hòa nhập: Học sinh biết cách định dạng trang văn bản theo mẫu thể thức của giáo viên yêu cầu. Học sinh goc được đoạn văn bản rồi tự chỉnh sửa định dạng văn bản. Học sinh làm được hoạt động 1 và hoạt động 3.
II. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: phòng máy, giáo án và sách giáo khoa.
	- Học sinh: dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: Cho hai đoạn văn bản
- Em hãy đổi kiểu trình bày cho đoạn 1 của văn bản theo kiểu Heading 3?
à Nhận xét + tuyên dương.
- Em hãy đổi kiểu trình bày cho đoạn 2 của văn bản theo kiểu Heading 4?
à Nhận xét + tuyên dương.
3. Bài mới: Định dạng trang văn bản, đánh số trang trong văn bản (tiết 1)
	* Hoạt động 1: Cho HS khởi động phần mềm Word, soạn thảo văn bản mới với tiêu đề “Tập định dạng và đánh số trang văn bản”
	- Hướng dẫn HS tạo các trang trắng liên tiếp bằng cách nhấn giữ phím Ctrl và nhấn thêm phím Enter vài lần.
	- GV thực hành mẫu.
	- Yêu cầu HS thực hành theo nhóm máy. 	- Quan sát và theo dõi HS.
	- Hiển thị một số bài làm cho HS quan sát.
	- Nhận xét và tuyên dương.
	* Hoạt động 2 : Định dạng trang văn bản
	a) Tạo đường viền cho văn bản: Cho HS thảo luận nhóm đôi, đọc nội dung hoạt động 2- SGK trang 47, thảo luận và tìm ra các bước tạo đường viền cho văn bản.
	- Cho đại diện các nhóm lần lượt báo cáo.
	- Cho đại diện nhóm khác NX và bổ sung. 
	- Gv nhận xét, khẳng định lại các bước tạo đường viền cho văn bản và thực hiện thao tác cho HS quan sát.
	 + B1: Chọn thẻ Page Layout
	 + B2: Nháy chuột vào biểu tượng Page Borders. Hộp thoại Border and Shading xuất hiện.
	 + B3: Chọn dạng đường viền ở khung Style
	 + B4: Nháy chuột vào đường viền ở khung Preview để tạo đường viền.
	b. Thay đổi màu nền của trang soạn thảo văn bản: Cho HS thảo luận nhóm đôi, đọc nội dung SGK và thực hiện thao tác thay đổi màu nền của trang soạn thảo.
	- GV cho HS báo cáo.
	- GV nhận xét, chốt lại và thực hiện thao tác cho HS quan sát: Tương tự ta nháy chuột vào biểu tượng Page Colors. Nháy chọn vào một màu tùy ý trong hộp thoại Theme Colors để thay đổi màu nền của trang soạn thảo. Mặc định màu nền của trang hiển thị là màu trắng.
	c. Thay đổi hướng trang giấy: Cho HS tham khảo SGK và thực hiện thao tác thay đổi hướng trang giấy.
	- GV cho HS báo cáo kết quả.
	- Nhận xét, khẳng định lại và thực hiện thao tác cho HS quan sát. Nháy chuột vào biểu tượng Orientation
	 + Chọn Portrait: hướng giấy theo chiều dọc.
	 + Chọn Landscape: hướng giấy theo chiều ngang.
	d.Thay đổi kích cỡ trang giấy: Cho HS tham khảo SGK và thực hiện thao tác thay đổi kích cỡ trang giấy.
	- GV cho HS báo cáo kết quả.
	- Nhận xét, khẳng định lại và thực hiện thao tác cho HS quan sát: nháy chuột chọn biểu tượng Size. Sau đó chọn khổ giấy Letter hoặc A4.
	* Hoạt động 3: Đánh số trang
	- Khi văn bản nhiều hơn 1 trang, em cần đánh số trang để tiện theo dõi và tìm kiếm.
	- Cho HS tham khảo SGK, thảo luận nhóm, thực hiện thao tác đánh số trang cho văn bản.
	- GV cho các nhóm báo cáo.
	- Cho đại diện nhóm khác NX và bổ sung.
	- Nhận xét, khẳng định lại và thực hiện thao tác cho HS quan sát:
	 + B1: Chọn thẻ Insert.
	 + B2: Chọn Page Number, chọn Bottom of Page để chọn vị trí số trang ở phía dưới của trang.
	 + B3: Chọn vị trí số trang trong hộp thoại Simple. 
4. Củng cố - dặn dò: 
- Gọi HS thực hiện lại các thao tác: tạo đường viền cho văn bản; thay đổi màu nền của trang soạn thảo văn bản; đánh số trang cho văn bản.
- Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài Định dạng trang văn bản, đánh số trang trong văn bản (tiết 2)
- Thực hiện, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- Thực hiện, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- Khởi động Word
- Quan sát.
- Quan sát.
- Thực hành.
- Quan sát và rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe.
- Thảo luận.
- Báo cáo.
- Nhận xét và bổ sung.
- Quan sát và rút kinh nghiệm.
.
- Thảo luận.
- Báo cáo, HS khác nhận xét.
- Quan sát và rút kinh nghiệm.
- Thực hiện.
- Báo cáo.
- Quan sát và rút kinh nghiệm.
- Thực hiện.
- Báo cáo.
- Quan sát và rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe.
- Thảo luận và thực hiện đánh số trang.
- Báo cáo.
- Nhận xét và bổ sung.
- Quan sát, lắng nghe và rút kinh nghiệm.
- Thực hiện, HS khác quan sát.
- Lắng nghe.
* RÚT KINH NGHIỆM *
Tuần:	Tuần 12
Tiết:	.....................
BÀI 4 : ĐỊNH DẠNG TRANG VĂN BẢN,
ĐÁNH SỐ TRANG TRONG VĂN BẢN (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
	- Biết cách định dạng trang văn bản;
	- Biết cách đánh số trang trong văn bản.
	- Học sinh hòa nhập: Học sinh biết cách định dạng trang văn bản theo mẫu thể thức của giáo viên yêu cầu. Học sinh goc được đoạn văn bản rồi tự chỉnh sửa định dạng văn bản. Học sinh làm được hoạt động thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên.
II. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: phòng máy, giáo án và sách giáo khoa.
	- Học sinh: dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: Cho một văn bản
- Em hãy tạo đường viền cho văn bản?
à Nhận xét + tuyên dương.
- Em hãy đánh số trang cho văn bản?
à Nhận xét + tuyên dương.
3. Bài mới: Định dạng trang văn bản, đánh số trang trong văn bản (tiết 2)
	* Hoạt động thực hành: Tạo một văn bản mới có bốn trang trắng rồi thực hiện các yêu cầu sau:
	a) Chọn cách đặt các trang theo hướng nằm ngang.
	b) Đánh số trang theo vị trí mà em muốn.
	c) Với trang thứ hai, em chèn một bảng trống (không cần ghi số liệu) với định dạng sau:
	d) Với trang thứ ba, em thử chèn một ảnh tùy ý.
Bảng thống kê số liệu
	e) Em lưu văn bản vào máy tính.
	- GV thực hành mẫu mỗi câu.
	- Yêu cầu HS thực hành theo nhóm máy.
	- Quan sát, kịp thời giúp đỡ những em gặp khó khăn khi làm bài.
	- Hiển thị bài làm của một số HS.
	- Nhận xét và tuyên dương.
	* Hoạt động ứng dụng, mở rộng: Em tìm hiểu cách bổ sung thông tin vào trang văn bản với gợi ý như bên dưới:
	- Nháy vào thẻ Insert, chọn Header.
	- Chọn Edit Header.
	Gõ vào nội dung, ví dụ: Người soạn: Nguyễn Thị Thủy ở vị trí phía trên trang giấy (cho HS quan sát hình mẫu).
	Bấm phím Esc để quay về trang soạn thảo.
	- GV thực hành mẫu.
	- Yêu cầu HS thực hành theo nhóm máy.
	- Quan sát, kịp thời giúp đỡ những em gặp khó khăn khi làm bài.
	- Hiển thị bài làm của một số HS.
	- Nhận xét và tuyên dương.
4. Củng cố - dặn dò: 
- Nhắc lại các thao tác: tạo đường viền cho văn bản; thay đổi màu nền của trang soạn thảo văn bản; đánh số trang cho văn bản.
- Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài Thực hành tổng hợp.
- Thực hiện, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- Thực hiện, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- Thực hiện
- Quan sát.
- Thực hành theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV.
- Quan sát và rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Thực hành.
- Quan sát và rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
* RÚT KINH NGHIỆM *

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_5_bai_3_chon_kieu_trinh_bay_co_san_cho_d.doc