- Chọn được kiểu trình bày có sẵn cho đoạn văn bản;
- Biết cách trình bày văn bản theo nhiều kiểu khác nhau;
- Trình bày được đoạn văn bản theo nhiều kiểu khác nhau.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY KHỐI 5 CHỦ ĐỀ 2: SOẠN THẢO VĂN BẢN Tiết 15: Chọn kiểu trình bày có sẵn cho đoạn văn bản. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: - Chọn được kiểu trình bày có sẵn cho đoạn văn bản; - Biết cách trình bày văn bản theo nhiều kiểu khác nhau; - Trình bày được đoạn văn bản theo nhiều kiểu khác nhau. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng đọc sách giáo khoa để chọn được kiểu trình bày có sẵn cho đoạn văn bản. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh hoạt động nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh tự chọn kiểu trình bày mà em thích 2.2. Năng lực riêng: - Biết chọn kiểu trình bày có sẵn trong danh mục. - Soạn thảo văn bản theo yêu cầu của giáo viên. 3. Phẩm chất: Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Giáo án, máy tính, máy chiếu, phòng máy cài phần mềm học tập. 2. Học sinh: SGK, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. KHỞI ĐỘNG - Ổn định lớp. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi: chuyền thư. - Giới thiệu bài: - HS ổn định phòng máy - Tham gia chơi theo hướng dẫn. 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - GV hướng dẫn HS cách chọn kiểu trình bày có sẵn. - Mở một văn bản. - Cho HS tìm hiểu theo nhóm đôi cách chọn kiểu có sẵn cho đoạn văn bản và lợi ích của việc chọn kiểu trình bày có sẵn cho văn bản? - Gọi đại diện các nhóm trình bày và chia sẻ. - GV chốt lại. Chọn kiểu trình bày có sẵn cho đoạn văn bản tiết kiệm được thời gian định dạng vì kiểu có sẵn đã được định dạng như: Phông chữ, màu chữ, cỡ chữ. - HS lắng nghe - HS thực hành mở một văn bản có sẵn đã soạn thảo ở những tiết trước. - HS tìm hiểu theo nhóm đôi cách chọn kiểu có sẵn cho đoạn văn bản và lợi ích của việc chọn kiểu trình bày có sẵn cho văn bản - HS trình bày kết quả nhóm và chia sẻ. Cách chọn kiểu có sẵn cho đoạn văn bản B1: Nháy chuột vào đoạn cần chọn kiểu trình bày B2: Nháy chọn mẫu có sẵn - HS trả lời lợi ích của việc chọn kiểu trình bày có sẵn cho đoạn văn bản là nhanh, tiện lợi. 3. LUYỆN TẬP - Cho HS thực hành mục 1 và 2 SGK trang 45 luyện tập các thao tác chọn kiểu trình bày khác nhau. - GV nhận xét, tuyên dương. - HS thực hành mục 1 và 2 trong SGK trang 45 - HS báo cáo kết quả đã làm được 4. VẬN DỤNG HĐ 1: Vận dụng - Em và bạn cùng xem bài trình bài của nhau, rồi nhận xét xem bài nào trình bày rõ ràng, đẹp mắt hơn. HĐ 2: Củng cố - Tóm tắt nội dung chính của bài. - GV yêu cầu HS về nhà thực hành gõ bài văn tả cây ăn quả rồi chọn kiểu trình bày cho từng đoạn. - Chuẩn bị bài sau HS đọc ghi nhớ trong sách. - HS về nhà thực hành gõ bài văn tả cây ăn quả rồi chọn kiểu trình bày cho từng đoạn. - Chuẩn bị bài sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ... ... ... ... TIẾT 16: CHỌN KIỂU TRÌNH BÀY CÓ SẴN CHO ĐOẠN VĂN BẢN. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: - Chọn được kiểu trình bày có sẵn cho đoạn văn bản; - Biết cách trình bày văn bản theo nhiều kiểu khác nhau; - Trình bày được đoạn văn bản theo nhiều kiểu khác nhau. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng đọc sách giáo khoa để chọn được kiểu trình bày có sẵn cho đoạn văn bản. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh hoạt động nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh tự chọn kiểu trình bày mà em thích 2.2. Năng lực riêng: - Biết chọn kiểu trình bày có sẵn trong danh mục. - Soạn thảo văn bản theo yêu cầu của giáo viên. 3. Phẩm chất: Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Giáo án, máy tính, máy chiếu, phòng máy cài phần mềm học tập. 2. Học sinh: SGK, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. KHỞI ĐỘNG - Ổn định lớp - Cho HS hát một bài. - Ổn định vào phòng máy - Hát 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Cho HS thực hành bài 3 theo nhóm đôi. - Quan sát, giúp đỡ. - Chiếu một số bài, Mời HS báo cáo và chia sẻ. - Nhận xét và khen. - Thực hành bài 3 theo nhóm đôi. - Các nhóm báo cáo và chia sẻ. 3. LUYỆN TẬP - GV tổ chức cho HS tham gia cuộc thi “Ai nhanh hơn” yêu cầu HS soạn thảo và trình bày văn bản theo yêu cầu bài 1 và 2. Làm xong báo cáo kết quả với GV. - Quan sát, giúp đỡ HS (nếu cần). - Chiếu bài, cho HS bình chọn bài. - Nhận xét và khen HS làm tốt. - Qua bài học hôm nay giúp em nắm được điều gì? - HS thực hành soạn thảo văn bản với tiêu đề “Quê hương em”. Nội dung: Mô tả về nơi em và gia đình sinh sống: + Tên xã, thị xã, tỉnh; + Mô tả đặc điểm về tự nhiên, văn hóa, kinh tế, xã hội; + Các nét nổi bật của quê hương em. + Kết luận: Nêu cảm nghĩ của em về quê hương. + Sau đó điều chỉnh kiểu trình bày các đoạn văn bản vừa soạn theo ý em (sử dụng các thao tác đã học). - Bình chọn bài soạn nhanh, đúng chủ đề, đẹp. - HS trả lời (sử dụng các kiểu trình bày có sẵn giúp em trình bày văn bản nhanh hơn). 4. VẬN DỤNG - GV yêu cầu HS về nhà thực hành gõ một bài văn tả cánh đồng và chọn kiểu trình bày cho từng đoạn. - Chuẩn bị bài sau - HS về nhà thực hành gõ một bài văn tả cánh đồng và chọn kiểu trình bày cho từng đoạn. - Chuẩn bị bài sau IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ... ... ... ...
Tài liệu đính kèm: