Giáo án Tin học Lớp 5 - Tuần 1 đến 21 - Năm học 2022-2023

Giáo án Tin học Lớp 5 - Tuần 1 đến 21 - Năm học 2022-2023

Hoạt động 1. Khởi động

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, sôi nổi để bước vào bài học

b) Cách thức thực hiện:

- GV phổ biến nội quy lớp học;

- Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập, ổn định chỗ ngồi cho HS.

- GV giới thiệu bài – HS ghi vào vở

 

docx 61 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 306Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 5 - Tuần 1 đến 21 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
CHỦ ĐỀ 1: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH
BÀI 1: KHÁM PHÁ COMPUTER (SGK trang 7 – 10 )
Thời lượng: 2 tiết – Thời gian thực hiện: .../-././2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:	
* Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học:
+ Tự lực: Thực hiện được các hoạt động tự học ở nhà theo sự hướng dẫn, phân công;
+ Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình: Thực hiện đúng kế hoạch học tập; Không mải chơi, làm ảnh hưởng đến việc học;
+ Tự học, tự hoàn thiện: Có ý thức tổng kết và trình bày được những điều đã học.
- Giao tiếp và hợp tác: Tương tác được với thầy cô và các bạn qua tiết học.
* Năng lực đặc thù:
- Làm quen với cửa sổ chương trình quản lý tệp và thư mục;
- Thực hiện được thao tác điều khiển cửa sổ cách hiển thị các biểu tượng trong mỗi ngăn của cửa sổ;
- Thực hiện được các thao tác như: tạo, mở, sao chép, xóa đối với thư mục/ tệp trong chương trình quản lý tệp và thư mục.
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Ham học, hoàn thành nhiệm vụ học tập;
- Trách nhiệm: Có ý thức thực hiện nội quy lớp học, tích cực tham gia các công việc được giao. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên: 
- Sách giáo khoa
- Phiếu bài tập.
- Đường link Quizizz về bài tập củng cố kiến thức;
2. Học sinh: 
- SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1. Khởi động
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, sôi nổi để bước vào bài học
b) Cách thức thực hiện:
- GV phổ biến nội quy lớp học;
- Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập, ổn định chỗ ngồi cho HS.
- GV giới thiệu bài – HS ghi vào vở
Hoạt động 2. Khám phá 
 2.1 Những gì em đã biết
a) Mục tiêu: Ôn tập các kiến thức đã học về tệp tin, thư mục
b) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
c) Cách thức thực hiện:
- Cặp đôi thảo luận hoàn thành nhiệm vụ 1 a, b, c/ SGK trang 7, 8
- HS trả lời – HS nhận xét – GV nhận xét, tuyên dương.
2.2 Khám phá Computer
a) Mục tiêu: - Làm quen với cửa sổ chương trình quản lý tệp và thư mục;
- Thực hiện được thao tác điều khiển cửa sổ cách hiển thị các biểu tượng trong mỗi ngăn của cửa sổ;
b) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
c) Cách thức thực hiện:
- Nhóm đôi thảo luận hoàn thành nhiệm vụ 2 a, b/ SGK trang 9
- Nhóm đại diện trả lời – HS nhận xét – GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3. Thực hành 
3.1 Thực hành bài 1:
a) Mục tiêu: Thực hiện được các thao tác như: tạo, mở, sao chép, xóa đối với thư mục/ tệp trong chương trình quản lý tệp và thư mục.
b) Sản phẩm học tập: Thao tác thực hành của HS
c) Cách thức thực hiện:
- GV hướng dẫn yêu cầu thực hành nhiệm vụ 1/ SGK trang 10
- Nhóm đôi thực hành theo yêu cầu – GV quan sát hỗ trợ các nhóm khó khăn.
- Một số nhóm thực hiện trước lớp – HS nhận xét – GV nhận xét, tuyên dương.
3.2 Thực hành bài 2, 3, 4
a) Mục tiêu: Thực hiện được thao tác điều khiển cửa sổ cách hiển thị các biểu tượng trong mỗi ngăn của cửa sổ;
b) Sản phẩm học tập: Bài tập của HS
c) Cách thức thực hiện:
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập 2, 3, 4/ SGK 10, 11 theo nhóm đôi- GV quan sát hỗ trợ các em khó khăn.
- Một số em thực hiện trước lớp – HS nhận xét – GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 4. Vận dụng, mở rộng
a) Mục tiêu: HS ôn tập các kiến thức đã học.
b) Sản phẩm học tập: Bài tập trên quizizz 
c) Cách thức thực hiện:
- Cho HS làm bài tập quizizz để củng cố kiến thức.
- GV nhận xét đánh giá tiết học, tuyên dương HS.
- HS về nhà xem trước bài 2 - chủ đề 1
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (Nếu có):
.
TUẦN 2
BÀI 2: LUYỆN TẬP (SGK trang 14 -17 )
Thời lượng: 2 tiết – Thời gian thực hiện: .../-././2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:	
* Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học:
+ Tự lực: Thực hiện được các hoạt động tự học ở nhà theo sự hướng dẫn, phân công;
+ Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình: Thực hiện đúng kế hoạch học tập; Không mải chơi, làm ảnh hưởng đến việc học;
+ Tự học, tự hoàn thiện: Có ý thức tổng kết và trình bày được những điều đã học.
- Giao tiếp và hợp tác: Tương tác được với thầy cô và các bạn qua tiết học.
* Năng lực đặc thù:
- Rèn luyện kĩ năng điều khiển cửa sổ và cách hiển thị biểu tượng trong mỗi ngăn của cửa sổ;
- Luyện tập phối hợp sử dụng hai ngăn của cửa sổ để thực hiện thao tác mở, sao chép, xóa thư mục.
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Ham học, hoàn thành nhiệm vụ học tập;
- Trách nhiệm: Có ý thức thực hiện nội quy lớp học, tích cực tham gia các công việc được giao. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên: 
- Sách giáo khoa
- Phiếu bài tập.
2. Học sinh: 
- SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động 1. Khởi động
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, sôi nổi để bước vào bài học
b) Cách thức thực hiện:
- Ban văn nghệ cho lớp hát 1 một bài hát.
- GV giới thiệu bài – HS ghi vào vở
Hoạt động 2. Thực hành 
3.1 Thực hành bài 1:
a) Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng điều khiển cửa sổ và cách hiển thị biểu tượng trong mỗi ngăn của cửa sổ;
b) Sản phẩm học tập: Thao tác thực hành của HS
c) Cách thức thực hiện:
- GV hướng dẫn yêu cầu thực hành nhiệm vụ 1/ SGK trang 14
- Nhóm đôi thực hành theo yêu cầu – GV quan sát hỗ trợ các nhóm khó khăn.
- Một số nhóm thực hiện trước lớp – HS nhận xét – GV nhận xét, tuyên dương.
3.2 Thực hành bài 2
a) Mục tiêu: Luyện tập phối hợp sử dụng hai ngăn của cửa sổ để thực hiện thao tác mở, sao chép, xóa thư mục.
b) Sản phẩm học tập: Thao tác thực hành của HS
c) Cách thức thực hiện:
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập 2/ SGK 15 theo nhóm đôi- GV quan sát hỗ trợ các em khó khăn.
- Một số em thực hiện trước lớp – HS nhận xét – GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 4. Vận dụng, mở rộng
a) Mục tiêu: HS ôn tập các kiến thức đã học.
b) Sản phẩm học tập: Thao tác thực hành của HS 
c) Cách thức thực hiện:
- Hướng dẫn HS về nhà thực hiện phần ứng dụng, mở rộng/ SGK trang 15
- GV nhận xét đánh giá tiết học, tuyên dương HS.
- HS về nhà xem trước bài 3 - chủ đề 1
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (Nếu có):
.
TUẦN 3
BÀI 3. THƯ ĐIỆN TỬ (email) (SGK trang 19 - 24)
Thời lượng: 2 tiết – Thời gian thực hiện: .../-././2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:	
* Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học:
+ Tự lực: Thực hiện được các hoạt động tự học ở nhà theo sự hướng dẫn, phân công;
+ Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình: Thực hiện đúng kế hoạch học tập; Không mải chơi, làm ảnh hưởng đến việc học;
+ Tự học, tự hoàn thiện: Có ý thức tổng kết và trình bày được những điều đã học.
- Giao tiếp và hợp tác: Tương tác được với thầy cô và các bạn qua tiết học.
* Năng lực đặc thù:
- Biết được cấu trúc của một địa chỉ thư điện tử;
- Hiểu được lợi ích của dịch vụ thư điện tử và biết sử dụng dịch vụ này để gửi và nhận thư điện tử;
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Ham học, hoàn thành nhiệm vụ học tập;
- Trách nhiệm: Có ý thức thực hiện nội quy lớp học, tích cực tham gia các công việc được giao. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên: 
- Sách giáo khoa
- Phiếu bài tập.
2. Học sinh: 
- SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động 1. Khởi động
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, sôi nổi để bước vào bài học
b) Cách thức thực hiện:
- Ban văn nghệ cho lớp chơi trò chơi đưa tin. 
- GV giới thiệu bài – HS ghi vào vở
Hoạt động 2. Khám phá
2.1 Địa chỉ thư điện tử
a) Mục tiêu: Biết được cấu trúc của một địa chỉ thư điện tử
b) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
c) Cách thức thực hiện:
- HS đọc thông tin
- GV giới thiệu cấu trúc thư điện tử - HS quan sát, lắng nghe, phân tích thêm ở ví dụ khác.
- Thảo luận cặp đôi nêu quy tắc khi đặt tên thư điện tử.
- Cặp đôi đại diện trả lời – HS nhận xét – GV nhận xét, tuyên dương.
2.2 Đăng kí tài khoản thư điện tử
a) Mục tiêu: Biết sử dụng thư điện tử gồm địa chỉ thư điện tử và mật khẩu.
b) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
c) Cách thức thực hiện:
- HS đọc thông tin
- GV hướng dẫn thao tác đăng ký thư điện tử, quay clip lại.
- HS về nhà nhờ ba mẹ thực hiện đăng ký thư điện tử cho mình.
2.3 Nhận và gửi thư điện tử
a) Mục tiêu: Biết được các thao tác gửi và nhận thư điện tử
b) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
c) Cách thức thực hiện:
- Cặp đôi nghiên cứu SGK nêu các bước gửi và nhận thư điện tử.
- Cặp đôi đại diện trình bày – HS nhận xét – GV nhận xét, tuyên dương.
- Cặp đôi đại diện thực hiện trên máy chủ - HS nhận xét – GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3. Thực hành 
3.1 Thực hành bài 1, 2:
a) Mục tiêu: Biết cấu trúc thư điện tử đúng
b) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
c) Cách thức thực hiện:
- GV hướng dẫn yêu cầu thực hành nhiệm vụ 1, 2/ SGK trang 22, 23
- Một số nhóm thực hiện trước lớp – HS nhận xét – GV nhận xét, tuyên dương.
3.2 Thực hành bài 3, 4, 5
a) Mục tiêu: Thực hiện thao tác đăng nhập, nhận, soạn và gửi, đăng xuất khỏi hộp thư.
b) Sản phẩm học tập: Thao tác thực hành của HS
c) Cách thức thực hiện:
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập 3, 4, 5/ SGK 23 theo nhóm đôi- GV quan sát hỗ trợ các em khó khăn.
- Một số em thực hiện trước lớp – HS nhận xét – GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 4. Vận dụng, mở rộng
a) Mục tiêu: HS ôn tập các kiến thức đã học.
b) Sản phẩm học tập: Thao tác thực hành của HS 
c) Cách thức thực hiện:
- Hướng dẫn HS về nhà thực hiện phần ứng dụng, mở rộng/ SGK trang 24
- GV nhận xét đánh giá tiết học, tuyên dương HS.
- HS về nhà xem trước bài 4 - chủ đề 1
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (Nếu có):
.
TUẦN 4
BÀI 4. THƯ ĐIỆN TỬ (tiếp theo) (SGK trang 25 - 29)
Thời lượng: 2 tiết – Thời gian thực hiện: .../-././2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:	
* Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học:
+ Tự lực: Thực hiện được các hoạt động tự học ở nhà theo sự hướng dẫn, phân công;
+ Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình: Thực hiện đúng kế hoạch học tập; Không mải chơi, làm ảnh hưởng đến việc học;
+ Tự học, tự hoàn thiện: Có ý thức tổng kết và trình bày được những điều đã học.
- Giao tiếp và hợp tác: Tương tác được với thầy cô và các bạn qua tiết học.
* Năng lực đặc thù:
- Biết sử dụng được dịch vụ thư điện tử để gửi và nhận thư có đính kèm tệp;
- Biết cách xem lại các thư đã gửi, thư nháp và tìm kiếm thư khi cần xem lại nội dung;
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Ham học, hoàn thành nhiệm vụ học tập;
- Trách nhiệm: Có ý thức thực hiện nội quy lớp học, tích cực tham gia các công việc được giao. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên: 
- Sách giáo khoa
- Phiếu bài tập.
2. Học sinh: 
- SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động 1. Khởi động
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, sôi nổi để bước vào bài học
b) Cách thức thực hiện:
- Ban văn nghệ cho lớp hát
- GV giới thiệu bài – HS ghi vào vở
Hoạt động 2. Khám phá
2.1 Gửi thư có đính kèm tệp
a) Mục tiêu: Biết được thao tác gửi thư có đính ...  học .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa
- Một số đoạn phim ngắn có nội dung phù hợp với bài trình chiếu;
- Các phiếu học tập trong kế hoạch DH
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. KHỞI ĐỘNG
- Cho học sinh xem một đoạn video được làm từ phần mềm Windows Movie Maker 2.6
- Vào bài mới.
2. KHÁM PHÁ:
HĐ 1: Giới thiệu phần mềm:
- Phần mềm Windows Movie Maker 2.6 cho phép tích hợp các dữ liệu đa phương tiện đã có trong máy tính như: vă bản, hình ảnh, âm thanh, hình động, video,  thành một tệp video.
- Nháy đúp chuột vào biểu tượng để mở phần mềm.
- Giao diện phần mềm Windows Movie Maker 2.6 như sau:
HĐ 2: Hướng dẫn sử dụng phần mềm:
1. Chèn hình ảnh và nhạc để trình chiếu:
- Để chèn hình ảnh và nhạc để trình chiếu, em thực hiện các bước sau:
Bước 1: Nháy vào Import Pictures để chèn tranh ảnh. Trên màn hình xuất hiện cửa sổ Import File. Nhấn giữ phím Ctrl và nháy chọn vào các ảnh cần chèn. Sau đó nháy vào Import.
Bước 2: Kéo hình ảnh từ vị trí A rồi thả xuống vị trí B.
HĐ 3: Chỉnh sửa hiệu ứng cho từng ảnh:
- Để chỉnh sửa hiệu ứng cho từng hình ảnh, em nháy vào Collections chọn Video Effects như hình dưới.
- Cửa sổ Video Effects hiện ra, em nháy chọn vào một hiêu ứng bất kì, kéo giữ chuột rồi thả vào hình ảnh cần thêm hiệu ứng.
HĐ4 : Thêm hiệu ứng chuyển cảnh:
- Để thêm hiệu ứng chuyển cảnh (biểu tượng ) giữa các hình ảnh em chọn Video Transitions.
- Cửa sổ Video Transtions hiện ra, em nháy chọn vào một hiệu ứng bất kì kéo giữ chuột rồi thả vào để thêm hiệu ứng.
- Cho HS thao tác tương tự để tạo hiệu ứng cho các hình ảnh còn lại.
Bước 3 : Sau khi hoàn thành sản phẩm, em nháy vào Finish Movie, chọn Save to my computer để đặt tên và lưu.
3. LUYỆN TẬP:
- HĐ 1: Bài 1
- GV sử dụng máy chiếu hướng dẫn HS mở phần mềm Windows Movie Maker 2.6
- Quan sát và trợ giúp các nhóm chưa làm được 
- HĐ 2: Bài 2
- Yêu cầu HS chia thành các nhóm, phân công công việc cụ thể:
+ Trưởng nhóm, phụ trách chung
+Một bạn viết kịch bản của sản phẩm
+ Một bạn chịu trách nhiệm tìm kiếm hình ảnh
+ Một bạn chịu trách nhiệm trình bày video trước lớp
+ Một bạn chịu trách nhiệm tìm kiếm âm thanh
Sau đó nhóm sẽ thực hành tạo ra một video theo chủ đề tự chọn
- GV quan sát và hỗ trợ các nhóm HS yếu.
 - Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả bài tập.
 - GV nhận xét và đưa ra kết luận cuối cùng.
 - Quan sát và thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.
- Các nhóm mở bài thực hành ở tiết 1, tiếp tục thực hiện các thao tác chỉnh sửa hiệu ứng cho từng ảnh, thêm hiệu ứng chuyển cảnh giữa các hình ảnh
- Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp về sản phẩm của nhóm mình
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn, nhận xét.
4. VẬN DỤNG:
- HĐ 1: 
GV hướng dẫn các nhóm đưa video lên youtube
 Để sản phẩm được tạo ra sinh động hơn, em có thể chèn thêm video/âm thanh bằng cách chọn Import video/Import audio or music rồi thao tác tương tự như Import Pictures. Ngoài ra em cũng có thể cắt xén các đoạn âm thanh/video theo sở thích.
- HĐ 2: Củng cố, dặn dò
- GV hướng dẫn HS cách lưu và cách đặt tên cho bài làm của mình.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương một số em thực hiện tốt. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
TUẦN 20
CHỦ ĐỀ 4. THẾ GIỚI LOGO CỦA EM
BÀI 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT 
Thời lượng: 2 tiết – Thời gian thực hiện: .../-././2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực:
* Năng lực chung:
Thực hiện được các hoạt động tự học ở nhà theo sự hướng dẫn, phân công;
Thực hiện đúng kế hoạch học tập; Không mải chơi, làm ảnh hưởng đến việc học;
Có ý thức tổng kết và trình bày được những điều đã học.
Tương tác được với thầy cô và các bạn qua tiết học.
* Năng lực đặc thù:
- Rèn luyện sử dụng các câu lệnh và câu lệnh lặp, sử dụng câu lệnh lặp điều khiển Rùa vẽ được các hình tam giác, hình vuông, đa giác năm cạnh, đa giác sáu cạnh.
2. Phẩm chất: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Yêu thích học môn học. có thái độ tích cực, sáng tạo trong tiết học .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa
- Một số đoạn phim ngắn có nội dung phù hợp với bài trình chiếu;
- Các phiếu học tập trong kế hoạch DH
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. KHỞI ĐỘNG
Trò chơi đóng vai:
- Mời 2 bạn lên đóng vai rùa và người điều khiển: Bạn đóng người điều khiển sẽ ra lệnh để bạn đóng vai rùa làm theo.
- Nếu cả hai thành công với vai của mình, người điều khiển ra lệnh để rùa đi vẽ lại vết đã đi qua thành công thành hình sẽ được thưởng.
- Nhận xét - đánh giá kết quả 
- Vậy là qua trò chơi đóng vai vừa rồi các con thấy khi chúng ta nắm được câu lệnh thì có thể ra lệnh cho máy tính làm công việc đã được lập trình sẵn. Để có thể ra lệnh cho rùa làm những công việc khác nữa hôm nay cô cùng các con đi vào bài “ Bài 1: Những gì em đã biết”.
2. THỰC HÀNH:
Vẽ đường đi của Rùa vào hình dưới theo các lệnh sau. Biết rằng mỗi ô vuông trong hình có cạnh là 10 bước.
a) Các lệnh:
FD 40 RT 90
FD 40 RT 90
FD 40 RT 90
FD 40 RT 90
b) Các lệnh: REPEAT 4[FD 40 RT 90]
c) Các lệnh: REPEAT 4[FD 40 RT 90 WAIT 10] 
d) So sánh sự giống nhau và khác nhau khi Rùa thực hiện các lệnh trong ba trường hợp trên.
- Y/c học sinh đọc, xác định yêu cầu.
- Quan sát, đánh giá học sinh.
- Nhận xét, kết luận.
bài thực hành 
2. Điền các câu lệnh, số đúng vào chỗ chấm để vẽ các hình theo mẫu rồi kiểm tra lại kết quả trên máy tính.
- Y/c học sinh đọc, xác định yêu cầu.
- Y/c hs hoạt động nhóm đôi để thực hành.
- Quan sát, đánh giá sản phẩm học sinh.
- Trình bày 1 vài sản phẩm học sinh trước lớp.
- Nhận xét, kết luận
3. Vẽ đường đi của Rùa vào hình dưới theo các lệnh sau. Biết rằng mỗi ô vuông trong hình có cạnh là 10 bước. Kiểm tra kết quả trên máy tính.
Các lệnh: 
REPEAT 4[FD 20 RT 90 WAIT 10]
LT 90 PU FD 10 RT 90 PD
REPEAT 4[FD 20 RT 90 WAIT 10]
Y/c học sinh đọc, xác định yêu cầu.
Quan sát, đánh giá học sinh.
 Nhận xét, kết luận.
4. Viết tiếp câu lệnh để Rùa vẽ được hình bên.
- Y/c học sinh đọc, xác định yêu cầu.
- Y/c hs hoạt động nhóm đôi để thực hành.
- Quan sát, đánh giá sản phẩm học sinh.
- Trình bày 1 vài sản phẩm học sinh trước lớp.
- Nhận xét, kết luận:
REPEAT 4[FD 50 RT 90]
LT 180
REPEAT 4[FD 50 RT 90]
LT 180
3. VẬN DỤNG
Theo em Rùa sẽ vẽ được hình gì khi thực hiện các lệnh 
a) REPEAT 24[FD 50 RT 15]
b) REPEAT 20[FD 50 RT 360/20]
c) REPEAT 7[FD 4 RT 50]
d) REPEAT 5[FD 100 RT 144]
- Y/c học sinh đọc, xác định yêu cầu.
- Quan sát, đánh giá sản phẩm học sinh.
- Trình bày 1 vài sản phẩm học sinh trước lớp.
- Y/c học nhắc lại các lệnh đã học.
- Nhận xét, đánh giá.
- Bình chọn học sinh->Tuyên dương.
- Về nhà học và chuẩn bị tiết mới.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
TUẦN 21
CHỦ ĐỀ 4. THẾ GIỚI LOGO CỦA EM
BÀI 2: CÂU LỆNH LẶP LỒNG NHAU 
Thời lượng: 2 tiết – Thời gian thực hiện: .../-././2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực:
* Năng lực chung:
	- Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập để nhận biết câu lệnh lặp lồng nhau.
	- Sử dụng các kiến thức đã học vận dụng vào bài tập, khám phá kiến thức qua các hoạt động học. 
* Năng lực đặc thù:
	- Qua hoạt động khám phá hình thành kiến thức về sử dụng máy tính, HS vận dụng kiến thức vào bài tập. Nhận diện và phân biệt câu lệnh lặp, câu lệnh lặp lồng nhau.
2. Phẩm chất
	* Yêu thích học môn Tin học. Tích cực trong việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Ham tìm hiểu về lợi ích của câu lệnh lặp lồng nhau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa
- Một số đoạn phim ngắn có nội dung phù hợp với bài trình chiếu;
- Các phiếu học tập trong kế hoạch DH
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. KHỞI ĐỘNG
* Ổn định lớp.
* Khởi động đầu giờ
- Hãy làm hình chữ nhật có độ dài 100 bước, độ rộng 50 bước bằng câu lệnh lặp?
(+ Repeat 2[fd 100 rt 90 fd 50 rt 90]
+ Repeat 2[rt 90 fd 100 rt 90 fd 50])
+ Chọn 1, 2 máy để chiếu lên
+ GV gọi học sinh nhận xét 
+ GV nhận xét và tuyên dương
2. KHÁM PHÁ:
Y/c học sinh đọc, xác định yêu cầu.
1. Đánh dấu x vào đặt cuối câu trả lời đúng.
- GV cho HS làm việc CN, nói cho nhau nghe, chia sẻ trước lớp
Nhận xét, kết luận, tuyên dương kết quả làm đúng.
2. Dùng máy tính kiểm tra lại kết quả các câu lệnh ở hoạt động 1
- GV cho HS thực hành dùng máy kiểm tra lại kết quả các câu lệnh ở hoạt động 1. 
- GV nhận xét, chốt ý.
3. THỰC HÀNH
B1. Viết lệnh điều khiển Rùa thực hiện:
Lặp lại 4 lần, trong mỗi lần vẽ một hình vuông cạnh dài 50 bước, vẽ xong quay một góc 90 độ.
- Y/c học sinh đọc, xác định yêu cầu.
- Y/c hs hoạt động nhóm đôi để thực hành, giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh.
- Trình bày 1 vài sản phẩm học sinh trước lớp.
REPEAT 4[REPEAT 4[FD 50 RT 90] RT 90]
- Nhận xét, kết luận.
B2. Viết lệnh điều khiển Rùa vẽ hình sau:
- Y/c học sinh đọc, xác định yêu cầu.
- Y/c hs hoạt động nhóm đôi để thực hành, giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh.
- Trình chiếu 1 vài sản phẩm học sinh trước lớp.
 REPEAT 6[REPEAT 4[FD 50 RT 90] RT 60]
- Nhận xét, kết luận.
B.3. Thực hiện các yêu cầu sau:
 a) Cho rùa thực hiện các lệnh sau và quan sát kết quả trên màn hình. 
REPEAT 90[FD 2 RT 2]
REPEAT 4[REPEAT 90[FD 2 RT 2] RT 90]
 b) Thêm lệnh WAIT 10 vào vị trí thích hợp trong các câu lệnh trên rồi cho rùa thực hiện và quan sát kết quả trên màn hình.
 c) Điền góc thích hợp vào chỗ chấm trong các câu lệnh sau để Rùa vẽ được hình bên.
Câu lệnh: REPEAT 3[REPEAT 90[FD 2 RT 2] RT ]
- Y/c học sinh đọc, xác định yêu cầu.
- Y/c hs hoạt động nhóm đôi để thực hành, giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh.
- Trình chiếu 1 vài sản phẩm học sinh trước lớp.
- Nhận xét, kết luận.
REPEAT 3[REPEAT 90[FD 2 RT 2] RT 60]
- Gv tuyên dương nhóm làm tốt
4. VẬN DỤNG 
Dựa vào phần C1 chúng ta làm ở tiết trước. 
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi thực hiện các yêu cầu của bài
C.3. Viết câu lệnh điều khiển rùa vẽ các hình sau: 
- Bông tuyết 8 cánh
GV gọi đại 2 nhóm lên viết lại lệnh trên bảng
GV gọi nhóm khác nhận xét
Gv nhận xét, yêu cầu
Còn lại hs dưới lớp làm vào máy 
- Bông tuyết 12 cánh
GV gọi đại 2 nhóm lên viết lại lệnh trên bảng
GV gọi nhóm khác nhận xét
Gv nhận xét, yêu cầu
Còn lại hs dưới lớp làm vào máy 
- Tóm tắt lại nội dung chính của bài học.
Yêu cầu 2 HS đọc phần em cần ghi nhớ SGK/89
 Nhận xét giờ học
* Hướng dẫn học bài ở nhà
GV cho HS về vẽ hình trang trí bằng cách dùng các câu lệnh lặp
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_5_tuan_1_den_21_nam_hoc_2022_2023.docx