Giáo án Tin học - Tuần 1 đến tuần 26

Giáo án Tin học - Tuần 1 đến tuần 26

I. Mục đích, yêu cầu:

 - Kiến thức:Biết được các bộ phận của máy tính và cách làm việc với máy tính.

 - Kỹ năng: Làm được các thao tác bật máy và tắt máy.

 - Thái độ: nghiêm túc, tích cực và hứng thú học tập.

II. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: giáo án, phòng máy.

 - Học sinh: tập, SGK, viết

III. Hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Ổn định lớp: (3phút) lớp trưởng bắt bài hát cho cả lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 36 trang Người đăng hang30 Lượt xem 711Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học - Tuần 1 đến tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Ngày dạy: 
TUẦN: 	MÔN: Tin học
TIẾT: 	BÀI: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Kiến thức:Biết được các bộ phận của máy tính và cách làm việc với máy tính.
 	- Kỹ năng: Làm được các thao tác bật máy và tắt máy.
	- Thái độ: nghiêm túc, tích cực và hứng thú học tập.
II. Chuẩn bị: 
	- Giáo viên: giáo án, phòng máy.
	- Học sinh: tập, SGK, viết
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định lớp: (3phút) lớp trưởng bắt bài hát cho cả lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
* Giới thiệu bài mới: Ngày nay với trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, nhiều loại máy mĩc ra đời thay thế sức lao động của con người, một trong những thiết bị đó là máy tính. Hôm nay cô sẽ cùng các em làm quen với máy tính qua bài “ Người bạn mới của em” 
* Hoạt động 1: Giới thiệu máy tính
-GV cho Hs đọc SGK
- GV đặt câu hỏi: “ em hãy cho biết những đức tính đáng quý của máy tính- người bạn mới của em nào?”
- GV nhận xét
- GV đặt câu hỏi: “ Em hãy cho biết người bạn mới này giúp ích gì cho em?”
- GV cho HS nhận xét
- GV nhận xét
- GV giới thiệu cho Hs sự khác nhau giữa máy tính để bàn và máy tính xách tay.
- GV giúp hs nhận biết máy tính dùng để học là máy tính để bàn.
* Hoạt động 2: giới thiệu các bộ phận máy tính
- Gv giới thiệu các bộ phận chính của máy tính
- GV giới thiệu cho Hs màn hình máy tính.
- GV đặt câu hỏi: “em hãy cho biết màn hình có hình dạng như cái gì?”
- GV nhận xét và nêu chức năng của màn hình.
- GV giúp học sinh nhận biết và quan sát phần thân máy tính. Nêu rõ chức năng của CPU (bộ xử lý).
- GV đặt câu hỏi: “Em hãy quan sát thiết bị phía dưới hộc bàn tại vị trí các em ngồi có gì đặc biệt?”
- GV và lớp nhận xét.
- GV giới thiệu bàn phím cho hs quan sát.
- GV đặt câu hỏi: “ em nào cho cô biết bàn phím có chức năng gì?”
- GV nhận xét và kết luận.
- GV giới thiệu và cho hs quan sát con chuột.
- GV hướng dẫn cách sử dụng chuột cho hs.
- GV cho Hs đọc SGK để biết chức năng của con chuột máy tính.
- GV kết luận: với sự giúp đỡ của máy tính em có thể làm nhiều việc như: học vẽ, học nhạc, học làm toán, liên lạc với bạn bè...
- GV cho Hs thực hành bài thực hành T1,T2
HS nhắc lại tên bài học.
HS đọc SGK
HS trả lời: “ Chăm làm, làm đúng, làm nhanh và thân thiện”
HS trả lời: “ Giúp em học bài, tìm hiểu thế giới xung quanh, liên lạc với bạn bè”
HS lắng nghe
HS quan sát
HS trả lời: “ Như màn hình tivi”
HS lắng nghe
HS lắng nghe và quan sát
HS trả lời: “Có nhiều phím”.
HS nhận xét
HS trả lời : “Có chức năng gửi tín hiệu vào máy tính”
HS quan sát
HS đọc SGK
HS lắng nghe 
HS thực hành
4. Củng cố
- GV cho HS làm bài tập 1,2 trang 6/SGK
-Về nhà học bài
Điều chỉnh bổ sung
–&—
 Ngày soạn: 15/08/2009 	Ngày dạy: 19/08/2009
TUẦN: 02	MÔN: Tin học
TIẾT: 2	BÀI: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Kiến thức:Biết được các bộ phận của máy tính và cách làm việc với máy tính.
 	- Kỹ năng: Làm được các thao tác bật máy và tắt máy.
	- Thái độ: nghiêm túc, tích cực và hứng thú học tập.
II. Chuẩn bị: 
	- Giáo viên: giáo án, phòng máy.
	- Học sinh: tập, SGK, viết
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định lớp: (3phút) lớp trưởng bắt bài hát cho cả lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
	- GV đặt câu hỏi: “ Em hãy kể tên các bộ phận của máy tính ? Nêu chức năng của từng bộ phận đó?
	- HS trả lời: “ Máy tính gồm có 4 bộ phận quan trọng là 
	+ Thân máy có bộ xử lý là bộ não điều khiển mọi hoạt động của máy tính
	+ Bàn phím gửi tín hiệu vào máy
	+ Màn hình hiển thị kết quả hoạt động của máy
	+ Chuột giúp điều khiển máy tính nhanh chóng và thuận tiện
	- GV nhận xét
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
* Giới thiệu bài mới: Chúng ta đã đựơc làm quen với máy tính hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau làm việc với máy tính để biết được máy tính họct động như thế nào nha. 
* Hoạt động 1: Bật máy
- GV: “ Máy tính cần được nối với nguồn điện để làm việc. Để máy tính hoạt động em cần làm thao tác là bật công tắc trên thân máy và bật cộng tắc màn hình”
- GV chỉ cho HS thấy công tắc trên thân máy và cách khởi động máy.
- GV khởi động máy và cho HS quan sát màn hình nền, một số biểu tượng trên màn hình
* Hoạt động 2: Tư thế ngồi, ánh sáng
- GV đặt câu hỏi: “ Em hãy cho biết tư thế ngồi học của em như thế nào là đúng?”
- GV nhận xét
- GV cho Hs đọc SGK.
- GV hướng dẫn cho Hs tư thế ngồi làm vịêc với máy tính: ngồi thẳng, thoải mái, tay đặt ngang tầm bàn phím, khoảng cách với màn hình từ 50 – 80 cm.
- GV ngồi làm mẫu
- GV chú ý cho Hs máy tính nên đặt ở vị trí sao cho ánh sáng không chiếu thẳng vào mắt em.
* Hoạt động 3: Tắt máy
- GV hướng dẫn cho Hs cách tắt máy khi không cần làm việc với máy tính nữa.
- GV thực hành trên máy cho HS quan sát: 
“ Nhấp trái chuột vào Start → Turn Off Computer → Turn Off”
- GV cho Hs thực hành theo các bài thực hành 3, 4, 5, 6
Hs lắng nghe 
Hs quan sát, làm theo hướng dẫn của GV
HS trả lời: “ Ngồi thẳng, thoải mái, mắt nhìn thẳng, tay đặt ngang tầm bàn học”
HS đọc SGK
HS quan sát, lắng nghe
Hs lắng nghe
Hs quan sát
Hs làm theo GV
Hs thực hành
4. Củng cố, dặn dò
- Gv cho Hs làm bài tập 4,5,6 trang 10 SGK
- Về nhà học bài
Điều chỉnh, bổ sung
–&—
Ngày soạn: 21/08/2009 	Ngày dạy: 24/08/2009
TUẦN: 03	MÔN: Tin học
TIẾT: 3 + 4	BÀI: THÔNG TIN XUNG QUANH EM
I. Mục đích, yêu cầu:
- Kiến thức:Biết được các dạng thông tin, mối quan hệ của 3 dạng thông tin đó với máy tính.
 	- Kỹ năng: biết sử dụng 3 dạng thông tin trên trong máy tính
	- Thái độ: nghiêm túc, tích cực và hứng thú học tập.
II. Chuẩn bị: 
	- Giáo viên: giáo án, phòng máy.
	- Học sinh: tập, SGK, viết
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định lớp: (3phút) lớp trưởng bắt bài hát cho cả lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
	- GV đặt câu hỏi: “ Em hãy cho biết tư thế ngồi làm việc với máy tính như thế nào?”
	HS trả lời
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
* Giới thiệu bài mới: hàng ngày chúng ta tiếp xúc với nhiều dạng thông tin khác nhau. Ba dạng thông tin mà chúng ta thường gặp nhất là: văn bản, âm thanh, hình ảnh. Để biết các dạng thông tin này như thế nào thì hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài: Thông tin xung quanh em.
* Hoạt động 1: Thông tin dạng văn bản
- Gv giới thiệu một số dạng thông tin văn bản qua các ví dụ như SGk, sách truyện, bài báo và những tấm bia cổ...
- GV giải thích thông tin dạng văn bản là những thông tin chữ và số, chúng ta dùng cách đọc để tiếp nhận thông tin trên
- GV giới thiệu tấm bảng Cổng Trời và yêu cầu HS đọc một vài thông tin có trên tấm bảng.
* Hoạt động 2: Thông tin dạng âm thanh 
- GV đặt câu hỏi: “ Gần hết giờ học, nếu nghe thấy tiếng trống em sẽ làm gì?”
- GV nhận xét câu trả lời
- Gv giới thiệu một số dạng thông tin âm thanh qua các ví dụ như tiếng trống trường, tiếng còi xe cứu hoả, tiếng, em bé khóc..
- GV giải thích thông tin dạng âm thanh chúng ta tiếp nhận được qua thao tác nghe.
- GV cho Hs nêu một số ví dụ về thông tin dạng âm thanh.
* Hoạt động 3: Thông tin dạng hình ảnh
- GV giới thiệu một bức tranh vẽ và đặt câu hỏi: “ thông qua bức tranh trên em hãy cho biết nội dung bức tranh nói lên điều gì?
- GV nhận xét
- Gv giới thiệu một số các thông tin dạng hình ảnh qua các ví dụ như :đèn giao thông, biển báo trên đường...
- GV lưu ý hs những thông tin dạng hình ảnh chúng ta tiếp nhận được qua thao tác nhìn và cảm nhận.
- Gv cho Hs nêu một số ví dụ về thông tin dạng hình ảnh. 
- Gv kết luận với 3 dạng thông tin trên chúng ta sẽ dễ dàng sử dụng được với máy tính
- GV cho HS thực hành làm bài tập trang 14,15 SGK
HS lắng nghe
HS lắng nghe, quan sát
HS lắng nghe
HS làm theo yêu cầu
Hs trả lời: “ ra về, kết thúc giờ học”
Hs lắng nghe 
Hs nêu ví dụ
Hs trả lời: “ thầy hiệu trưởng đang đánh trống khai giảng năm học mới”
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS nêu ví dụ
4. Củng cố, dặn dò
- Nêu tên các dạng thông tin
- Về nhà học bài
Điều chỉnh, bổ sung:
–&—
Ngày soạn: 28/08/2009 	Ngày dạy: 31/08/2009
TUẦN: 04	MÔN: Tin học
TIẾT: 5 + 6	BÀI: BÀN PHÍM MÁY TÍNH
I. Mục đích, yêu cầu:
- Kiến thức: Làm quen với bàn phím với các hàng phím của máy tính
 	- Kỹ năng: biết sử dụng bàn phím, gõ phím
	- Thái độ: nghiêm túc, tích cực và hứng thú học tập.
II. Chuẩn bị: 
	- Giáo viên: giáo án, phòng máy.
	- Học sinh: tập, SGK, viết
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định lớp: (3phút) lớp trưởng bắt bài hát cho cả lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
	- GV đặt câu hỏi: “ Em hãy cho biết 3 dạng thông tin là gì, nêu ví dụ?”
	HS trả lời
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
* Giới thiệu bài mới: Một bộ phận quan trọng của máy tính mà nhờ có nó em mới gửi được thông tin cho máy tính đó là bàn phím, hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau làm quen với bàn phím nha.
* Hoạt động 1: Bàn phím:
Gv giới thiệu cho Hs bàn phím thật cho Hs quan sát. 
Gv đặt câu hỏi: “ em hãy cho biết trên bàn phím em thấy gì?”
Gv nhận xét
GV kết luận: “ Trên bàn phím có các phím chữ và các phím số, ngoài ra còn có các phím chức năng, phím mũi tên..”
Gv giới thiệu khu vực chính của bàn phím 
* Hoạt động 2: Khu vực chính của bàn phím
- Gv giới thiệu 5 hàng phím ở khu vực chính là hàng phím cơ sở, hàng phím số, hàng phím trên, hàng phím dưới, phím cách.
-Hàng phím cơ sở: nằm tại vị trí thứ ba tính từ dưới lên được gọi là hàng phím cơ sở. 
- GV đặt câu hỏi: “ em hãy cho biết trên hàng phím này gồm có các phím nào?” 
Trên hàng phím có hai phím có gai là phím và phím . Hai phím này làm mốc cho việc đặt các ngón tay khi gõ phím
 * Hàng phím trên:
 Hàng phím nằm tại vị trí thứ ba tính từ dưới lên gọi là hàng phím trên. 
- GV đặt câu hỏi: “ em hãy cho biết trên hàng phím này gồm có các phím nào?” 
 *Hàng phím dưới:
 Hàng phím nằm tại vị trí thứ hai tính từ dưới lên. 
- GV đặt câu hỏi: “ em hãy cho biết trên hàng phím này gồm có các phím nào?” 
 *Hàng phím số
 Hàng phím trên cùng của khu vực chính
- GV đặt câu hỏi: “ em hãy cho biết trên hàng phím này gồm có các phím nào?” 
* Phím cách
 Hàng dưới cùng có một phím dài nhất gọi là phím cách
- GV cho Hs làm thực hành 1,2,3,4 trang 18 SGK
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS làm bài tập 1,2,3,4 SGK
HS lắng nghe
Hs đọc lại tên bài học mới
HS quan sát
HS trả lời: “ gốm các phím chữ và số”
HS lắng nghe 
HS trả lời: 
HS trả lời: 
HS trả lời: 
HS trả lời: 
HS thực hành và làm theo yêu cầu của GV
4. Củng cố, dặn dò
- Gv cho Hs ... h lớp: (3 phút) lớp trưởng bắt bài hát cho cả lớp
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
	Gv đặt câu hỏi: “ Nêu các bước thực hiện vẽ đường cong”
	Hs trả lời
	GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
3’
20’
tiết 2
* Giới thiệu bài mới: Các em đã được học cách tô màu bằng màu nền và màu vẽ, nhưng lỡ như trong hộp màu của các em không có màu giống với hình cần tô thì sao? Hôm nay cô và các em sẽ cùng làm quen với cách Sao chép màu từ màu có sẵn nha.
* Hoạt động 1: Các bước thực hiện
Gv cho Hs đọc SGK các bước thực hiện
Gv khởi động Paint, giới thiệu công cụ sao chép màu 
Gv hướng dẫn các bước thực hiện sao chép màu từ màu sẵn có
- Chọn Công cụ Sao chép màu trong hộp công cụ
- Nháy chuột lên phần hình vẽ có màu cần sao chép
- Chọn công cụ tô màu 
- Nháy chuột lên nơi cần tô màu bằng màu vừa sao chép
Gv cho HS nhắc lại các bước thực hiện
Gv làm mẫu 
Gv cho Hs luyện tập
* Hoạt động 2: Thực hành
Gv hướng dẫn Hs thực hành bài T1,T2/ SGK trang 70
Hs lắng nghe, nhắc lại
Hs đọc SGK
HS quan sát
HS lắng nghe, quan sát
Hs làm theo yêu cầu
Hs quan sát
Hs luyện tập
HS thực hành
Gv có thể ghi nhớ cho HS khi lặp lại thao tác sao chép màu từ màu có sẵn nhiều lần có thể bỏ qua bước thứ 3
4. Củng cố, dặn dò
 Gv đặt câu hỏi: Nêu các bước thực hiện sao chép màu từ màu có sẵn?”
- Hs trả lời
 Về nhà học bài.
* Điều chỉnh, bổ sung:
œ­
Ngày soạn: 	Ngày dạy: 	
TUẦN: 23	MÔN: Tin học
TIẾT: 	43+44	BÀI: ÔN TẬP CHƯƠNG 2
I. Mục đích, yêu cầu:
- Kiến thức: HS ôn lại các kiến thức đã được học trong chương 2.
- Kỹ năng: HS biết cách khởi động phần mềm, biết vận dụng kiến thức vào thực hành.
	- Thái độ: Nghiêm túc, tích cực và hứng thú học tập.
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: giáo án, phòng máy.
	- Học sinh: tập, SGK, viết
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định lớp: (3 phút) lớp trưởng bắt bài hát cho cả lớp
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
	Gv đặt câu hỏi: “ Nêu các bước thực hiện sao chép màu từ màu có sẵn”
	Hs trả lời
	GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
3’
20’
tiết 2
*Giới thiệu bài mới: Để ôn lại những gì chúng ta đã học, hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau ôn lại những gì đã học trong chương 2 nha.
* Hoạt động 1: Ôn tập
Gv yêu cầu Hs nhắc lại tên các công cụ đã học.
Gv đặt câu hỏi “ em hãy cho nêu các bước tô màu”
Gv cho Hs nhận xét
Gv nhận xét
Gv đặt câu hỏi: “Em hãy nêu các bước vẽ đường thẳng?”
Gv cho HS nhận xét
Gv nhận xét
Gv cho Hs làm mẫu 
Gv đặt câu hỏi: “ Em hãy nêu các bước vẽ đường cong?”
Gv cho Hs nhận xét
Gv nhận xét
Gv cho Hs luyện tập vẽ bài thực hành T2 trang 69 SGK
* Hoạt động 2: Thực hành
GV cho HS thực hành bài luyện tập
- Khởi động phần mềm Paint .
- Nhấp chuột vào File ® Open ® ổ đĩa D ® chọn Folder “baitapthuchanh”
- Chọn lần lượt các file sau để thực hành 
+ Tomau4 – hình 65 trang 58/ SGK
+ Ghép hình 1 – hình 82 trang 66/ SGk
+ Chuyển hình 2 – hình 83 trang 67/ SGK
Hs lắng nghe, nhắc lại
HS làm theo yêu cầu
Hs trả lời
Hs nhận xét
Hs lắng nghe
Hs trả lời
Hs nhận xét
HS lắng nghe
Hs quan sát
Hs trả lời
HS nhận xét
Hs lắng nghe
HS luyện tập
Hs thực hành
4. Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết dạy, dặn dò 
 Về nhà học bài.
* Điều chỉnh, bổ sung:
œ­
Ngày soạn: 	Ngày dạy: 	
TUẦN: 24	MÔN: Tin học
TIẾT: 	45+46	BÀI: BƯỚC ĐẦU SOẠN THẢO
I. Mục đích, yêu cầu:
- Kiến thức: HS biết soạn thảo văn bản bằng chữ Việt trên máy tính
- Kỹ năng: HS biết cách khởi động phần mềm Word,biết cách gõ các chữ và ký tự.
	- Thái độ: Nghiêm túc, tích cực và hứng thú học tập.
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: giáo án, phòng máy.
	- Học sinh: tập, SGK, viết
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định lớp: (3 phút) lớp trưởng bắt bài hát cho cả lớp
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
3. Bài mới:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
3’
10’
10’
Tiết 2
* Giới thiệu bài mới:Các me đã tập sử dụng bàn phím để gõ chữ, đó là thao tác soạn thảo trên máy tính.Hôm nay các em sẽ tập soạn thảo văn bản trên máy tính
* Hoạt động1: phần mềm soạn thảo
- Giáo viên giới thiệu cho HS làm quen với phần mềm Word và biểu tượng Word trên màn hình.
- GV đặt câu hỏi: “ Để khởi động phần mềm Paint, các em thực hiện thao tác nào?” 
- GV liên hệ Paint để hướng dẫn hs các khởi động Word.
- GV khởi động Word và giới thiệu màn hình của Word cho Hs quan sát.
2. Hoạt động 2: Soạn thảo
- GV cho HS biết để soạn thảo ta sẽ gõ các chữ và ký hiệu từ bàn phím.
- GV đặt câu hỏi: “ em hãy cho biết con trỏ chuột có dạng gì?”
- Chỉ vào con trỏ soạn thảo và cho hs quan sát. GV đặt câu hỏi: “ Con trỏ chuột có dạng giống như vậy không?” 
- GV cho HS nhận xét 
- GV nhận xét
- GV kết luận: “Con trỏ soạn thảo là một vạch đứng nhấp nháy”
- GV chỉ cho HS biết khi gõ bàn phím chữ hoặc ký hiệu tương ứng sẽ xuất hiện tại vị trí của con trỏ soạn thảo.
- Giáo viên cho HS quan sát bàn phím và xác định vị trí của các phím đặc biệt trong soạn thảo.
- GV chú ý cho HS có thể nháy chuột để di chuyển con trỏ soạn thảo tại vị trí bất kỳ trong văn bản.
* Hoạt động 3: Thực hành
Gv cho Hs khởi động Word
GV cho Hs thực hành bài T1, T2
HS lắng nghe , nhắc lại
HS quan sát, lắng nghe 
HS trả lời 
HS quan sát, lắng nghe 
HS trả lời 
HS trả lời 
HS trả lời 
HS quan sát, lắng nghe 
HS quan sát, lắng nghe 
HS quan sát, lắng nghe 
4. Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết dạy, dặn dò 
 Về nhà học bài.
* Điều chỉnh, bổ sung:
œ­
Ngày soạn: 	Ngày dạy: 	
TUẦN: 25	MÔN: Tin học
TIẾT: 	47+48	BÀI: CHỮ HOA
I. Mục đích, yêu cầu:
- Kiến thức: HS biết cách gõ chữ hoa, gõ các ký hiệu trên và sửa lỗi sai
- Kỹ năng: HS biết cách khởi động phần mềm Word, biết cách gõ các chữ và ký tự.
	- Thái độ: Nghiêm túc, tích cực và hứng thú học tập.
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: giáo án, phòng máy.
	- Học sinh: tập, SGK, viết
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định lớp: (3 phút) lớp trưởng bắt bài hát cho cả lớp
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
	- Gv đặt câu hỏi: “ em hãy chỉ ra đâu là biểu tượng Word trên màn hình nền và hãy khởi động Word?”
	- HS thực hiện
	- Gv nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
3’
7’
7’
10’
Tiết 2
* Giới thiệu bài mới: Các em đã tập làm quen với cách gõ chữ trên Word. Hôm nay chúng ta sẽ cùng với cách gõ chữ hoa trên Word nha.
* Hoạt động 1: Gõ chữ hoa
- Giáo viên giới thiệu cho HS đèn Caps Lock trên bàn phím: “ Caps Lock là một đèn nhỏ nắm phía trên bên phải bàn phím. Dùng phím Caps Lock để tắt bật đèn Caps Lock. Khi đèn sáng tất cả các chữ được gõ sẽ là chữ hoa.
- GV nêu ví dụ và thực hành trên máy.
- Gv cho HS thực hành.
- GV hướng dẫn HS gõ chữ hoa khi đèn Caps Lock tắt với phím Shift.
 +Nhấn giữ phím Shift và gõ một chữ sẽ được chữ hoa tương ứng.
Vd: Nhấn giữ phím Shift + gõ phím M ta được M
- GV nêu ví dụ và thực hành trên máy.
- GV cho HS thực hành.
* Hoạt động 2: 
Gõ kí hiệu trên của phím
- GV giới thiệu phím có hai ký hiệu là phím có ký hiệu trên và ký hiệu dưới. 
- GV cho Hs quan sát bàn phím
- GV đặt câu hỏi: “ Em hãy nêu một số phím có hai ký hiệu?”
- Gv hướng dẫn HS cách gõ ký hiệu trên.
 +Nhấn giữ phím Shift và gõ phím có hai ký hiệu ta đựơc ký hiệu trên.
Vd: Nhấn giữ phím Shift và gõ phím = ta được ký hiệu +
- GV cho HS thực hành
* Hoạt động 3: Sửa lỗi gõ sai
- GV hướng dẫn Hs cách sửa lỗi gõ sai với hai phím Backspace và Delete 
- Phím Backspace dùng để xoá chữ bên trái con trỏ soạn thảo 
- Phím Delete dùng để xoá chữ bên phải con trỏ soạn thảo.
- GV nêu ví dụ và thực hành trên máy
- GV nêu tác dụng của nút lệnh Undo trên thanh công cụ.
- GV cho HS thực hành
* Hoạt động 4: Thực hành
Gv hướng dẫn Hs khởi động Word và thực hành bài T1, 2, 3, 4SGK trang 77,78
Hs lắng nghe, nhắc lại
Hs quan sát
HS thực hành 
HS quan sát 
HS thực hành 
HS lắng nghe 
HS trả lời
Hs lắng nghe, quan sát
Hs lắng nghe, quan sát
HS thực hành
4. Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết dạy, dặn dò 
 Về nhà học bài.
* Điều chỉnh, bổ sung:
œ­
Ngày soạn: 	Ngày dạy: 	
TUẦN: 26	MÔN: Tin học
TIẾT: 	49+50	BÀI: GÕ CÁC CHỮ Ă, Â, Ê, Ơ, Ư, Đ
I. Mục đích, yêu cầu:
- Kiến thức: HS biết cách gõ chữ có dấu
- Kỹ năng: HS biết cách khởi động phần mềm Word, biết cách gõ các chữ và ký tự.
	- Thái độ: Nghiêm túc, tích cực và hứng thú học tập.
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: giáo án, phòng máy.
	- Học sinh: tập, SGK, viết
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định lớp: (3 phút) lớp trưởng bắt bài hát cho cả lớp
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
	- Gv đặt câu hỏi: “ em hãy cho biết phím nào dùng đểgõ chữ hoa, phím nào dùng kết hợp gõ chữ hoa, phím nào xóa chữ bên trái con trỏ soạn thảo, phím nào xóa chữ bên phải con trỏ soạn thảo?” 
	- HS trả lời
	- Gv nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
3’
15’
15’
Tiết 2
* Giới thiệu bài mới: Các em đã được làm quen với Word và gõ chữ trên phần mềm này nhưng hôm nay các em sẽ được học gõ chữ Việt.
* Hoạt động 1 :Gõ kiểu Telex
- GV giới thiệu choHS phần mềm Vietkey, hoặc Unikey, GV hướng dẫn Hs cách thiết đặt kiểu gõ: Khởi động Vietkey, chọn kiểu gõ,và chọn một kiểu gõ Telex hoặc Vni.
- GV hướng dẫn Hs cách gõ chữ với kiểu gõ Telex
Để có chữ
Em gõ
ă
â
ê
ô
ơ
ư
đ
aw
aa
ee
oo
ow
uw
dd
* Chú ý: Muốn gõ chữ hoa em nhấn giữ phím Shift và gõ liên tiếp hai chữ hoa theo quy tắc trên.
VD: đêm trăng = ddeem trawng
- GV thực hành trên máy ví dụ
- Gv cho HS thực hành gõ theo ví dụ.
* Hoạt động 2 :Gõ kiểu Vni
- GV cho Hs khởi động vietkey và chọn kiểu gõ Vni
- GV hướng dẫn HS cách gõ chữ với kiểu gõ Vni
Để có chữ 
Em gõ
ă
â
ê
ô
ơ
ư
đ
a8
a6
e6
o6
o7
u7
d9
- GV thực hành trên máy ví dụ
- Gv cho HS thực hành gõ theo ví dụ.
* Chú ý: Để gõ chữ hoa em nhấn giữ phím Shift để gõ chữ và thả phím shift để gõ số.
Vd: đêm trang =d9e6m tra8ng
- GV cho Hs thực hành gõ theo kiểu Vni chủ yếu một số ví dụ sau: Mưa xuân, thăng long, lên nương, yêu thương, hương thơm, đông đông.
* Hoạt động 3: Thực hành
Gv hướng dẫn cho HS thực hành các bài thực hành trang T1, T2/ SGK
Hs lắng nghe, nhắc lại
Hs quan sát, làm theo hướng dẫn
Hs quan sát, lắng nghe
HS quan sát
HS thực hành
Hs làm theo hướng dẫn
HS quan sát
HS thực hành
Hs thực hành
Hs thực hành
4. Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết dạy, dặn dò 
 Về nhà học bài.
* Điều chỉnh, bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tin hoc.doc