Giáo án Toán 2 tuần 16 tiết 2: Thực hành xem đồng hồ

Giáo án Toán 2 tuần 16 tiết 2: Thực hành xem đồng hồ

Tiết : THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS:

- Biết xem giờ đúng trên đồng hồ.

2. Kỹ năng:

- Làm quen với số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ (Chẳng hạn 20 giờ, 17 giờ, 18 giờ, 23 giờ)

- Làm quen với những hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian (đúng giờ, muộn giờ, sáng, tối).

3. Thái độ: Ham thích học môn Toán.

II. Chuẩn bị:

- GV: Tranh các bài tập 1, 2 phóng to (nếu có). Mô hình đồng hồ có kim quay được.

- HS:Vở, bảng con.

 

doc 2 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1040Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 2 tuần 16 tiết 2: Thực hành xem đồng hồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN: TOÁN
Tiết : THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
I. Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp HS:
Biết xem giờ đúng trên đồng hồ.
Kỹ năng: 
Làm quen với số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ (Chẳng hạn 20 giờ, 17 giờ, 18 giờ, 23 giờ)
- Làm quen với những hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian (đúng giờ, muộn giờ, sáng, tối).
Thái độ: Ham thích học môn Toán.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh các bài tập 1, 2 phóng to (nếu có). Mô hình đồng hồ có kim quay được.
HS:Vở, bảng con.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Ngày, giờ.
Gọi 2 HS lên bảng và hỏi:
+ HS1: Một ngày có bao nhiêu giờ ? Hãy kể tên các giờ của buổi sáng.
+ HS2: Em thức dậy lúc mấy giờ ?, đi học lúc mấy giờ, đi ngủ lúc mấy giờ ? Hãy quay kim đồng hồ chỉ lần lượt các giờ đó và gọi tên giờ đó.
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
- Trong giờ học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thực hành xem đồng hồ.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Thực hành.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp.
ị ĐDDH: Tranh phóng to. Mô hình đồng hồ.
Bài 1:
Hãy đọc yêu cầu của bài.
Treo tranh 1 và hỏi: Bạn An đi học lúc mấy giờ ?
Đồng hồ nào chỉ lúc 7 giờ sáng ?
Đưa mô hình đồng hồ và yêu cầu HS quay kim đến 7 giờ.
Gọi HS khác nhận xét.
Tiến hành tương tự với các bức tranh còn lại.
Hỏi tiếp: 20 giờ còn gọi là mấy giờ tối ?
17 giờ còn gọi là mấy giờ chiều ?
Hãy dùng cách nói khác để nói về giờ khi bạn An xem phim, đá bóng.
Bài 2:
Yêu cầu HS đọc các câu ghi dưới bức tranh 1.
Muốn biết câu nói nào đúng, câu nói nào sai ta phải làm gì ?
Giờ vào học là mấy giờ ?
Bạn HS đi học lúc mấy giờ ?
Bạn đi học sớm hay muộn ?
Vậy câu nào đúng, câu nào sai ?
Hỏi thêm: Để đi học đúng giờ bạn HS phải đi học lúc mấy giờ ?
Tiến hành tương tự với các bức tranh còn lại.
Lưu ý: Bức tranh 4 vẽ bóng điện và mặt trăng nên câu a là đúng. (Bạn An tập đàn lúc 20 giờ)
v Hoạt động 2: Thực hành.
Ÿ Phương pháp: Trò chơi.
ị ĐDDH: 2 Mô hình đồng hồ.
Bài 3: Trò chơi: Thi quay kim đồng hồ.
Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội để thi đua với nhau. Phát cho mỗi đội một mô hình đồng hồ. Khi chơi, GV đọc to từng giờ, sau mỗi lần đọc các đội phải quay kim đồng hồ đến đúng giờ mà GV đọc. Đội nào xong trước, giơ lên trước nếu đúng được tính 1 điểm. Đội xong sau không được điểm. Nếu đội xong trước mà sai cũng không được tính điểm. Đội xong sau đúng thì được tính điểm. Kết thúc, đội nào có nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Ngày, tháng.
- Hát
- HS nêu. Bạn nhận xét.
- HS thực hành và trả lời. Bạn nhận xét.
Đồng hồ nào chỉ thời gian thích hợp với giờ ghi trong tranh.
Bạn An đi học lúc 7 giờ sáng.
Đồng hồ B chỉ 7 giờ sáng.
Quay kim trên mặt đồng hồ.
Nhận xét bạn trả lời đúng/sai. Thực hành quay kim đồng hồ đúng/sai.
Trả lời: An thức dậy lúc 6 giờ sáng. Đồng hồ A.
An xem phim lúc 20 giờ. Đồng hồ D.
17 giờ An đá bóng. Đồng hồ C.
20 giờ còn gọi là 8 giờ tối.
17 giờ còn gọi là 5 giờ chiều.
An xem phim lúc 8 giờ tối. An đá banh lúc 5 giờ chiều.
Đi học đúng giờ/ Đi học muộn.
Quan sát tranh, đọc giờ quy định trong tranh và xem đồng hồ rồi so sánh.
Là 7 giờ.
8 giờ
Bạn HS đi học muộn.
Câu a sai, câu b đúng.
- Đi học trước 7 giờ để đến trường lúc 7 giờ.
- HS thi đua.
v Bổ sung:
v Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTOAN 2.doc