Toán:
Tiết 1: Ôn tập khái niệm về phân số
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số; đọc, viết phân số.
- Ông tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
II. Đồ dùng dạy học: - Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình vẽ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số.
Ngày .... tháng .... năm 200 Tuần 1 Toán: Tiết 1: Ôn tập khái niệm về phân số I. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố khái niệm ban đầu về phân số; đọc, viết phân số. - Ông tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số. II. Đồ dùng dạy học : - Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình vẽ trong SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. Hoạt động 1: Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số. - GV hướng dẫn HS quan sát từng tấm bìa rồi nêu tên gọi phân số, tự viết phân số đó và đọc phân số. Chẳng hạn: Cho HS quan sát miếng bìa rồi nêu: Một băng giấy được chi thành 3 phần bằng nhau, tô màu 2 phần, tức là tô màu hai phần ba băng giấy, ta có phân số (viết lên bảng): ; đọc là: hai phần ba. Gọi một vài HS nhắc lại. - Làm tương tự với các tấm bìa còn lại. - Cho HS chỉ vào các phân số ; ; ; và nêu, chẳng hạn: hai phần ba, năm phần mười, ba phần tư, bốn mươi phần trăm là các phân số. Hoạt động 2: Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số. - GV hướng dẫn HS lần lượt viết 1: 3; 4: 10; 9:2; dưới dạng phân số. Chẳng hạn:1 : 3 = ; rồi giúp HS tự nêu: một phần ba là thương của 1 chia 3. Tương tự với các phép chia còn lại. GV giúp HS nêu như ý 1) Trong SGK. (Có thể dùng phân số để ghi kết quả phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0. Phân số đó cũng được gọi là thương của phép chia đã cho). - Tương tự như trên đối với các chú ý 2) 3), 4). Hoạt động 3: Thực hành GV hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập 1, 2, 3, 4 và 5 trong vở bài tập Toán 5 rồi chữa bài. Nếu không đủ thời gian thì chọn một số trong các nội dung từng bài tập để HS làm tại lớp, số còn lại chọn một nửa hoặc hai phần ba số lượng bài trong từng bài 3, 4, 5. Khi chữa bài phải chữa theo mẫu. IV. Dặn dò: Về làm bài tập trong SGK. Ngày .... tháng .... năm 2006 Tiết 2: Ôn tập tính chất cơ bản của phân số I. Mục tiêu:Giúp HS: - Nhớ lại tính chất cơ bản của phân số. - Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số. II. Chuẩn bị III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. Hoạt động 1: Ôn tập tính chất cơ bản của phân số. 6x - GV hướng dẫn HS thực hiện theo ví dụ 1Cho HS nêu nhận xét thành một câu khái quát như SGK. - Tương tự với ví dụ 2. - Sau cả 2 ví dụ, GV giúp HS nêu toàn bộ tính chất cơ bản của phân số (như SGK). Hoạt động 2: ứng dụng tính chất cơ bản của phân số. - GV hướng dẫn HS tự rút gọn phân số . Lưu ý HS nhớ lại: + Rút gọn phân số để được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho. + Phải rút gọn phân số cho đến khi không thể rút gọn được nữa (tức là nhận được phân số tối giản). - Nếu còn thời gian nên cho HS làm các bài 3 và 4 (trong Vở bài tập Toán 5 (phần 1). Chẳng hạn: Bài 3: a. b. Chú ý: Nên khuyến khích HS giải thích vì sao nối được như vậy. Bài 4: a. = = b. = = Chú ý: Không bắt buộc mọi người phải làm bài 4. Khuyến khích HS giỏi làm thêm bài 4. IV. Dặn dò. Về làm bài tập trong SGK. Ngày .... tháng .... năm 200 Toán: Tiết 3: Ôn tập: So sánh hai phân số I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nhớ lại cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số - Biết sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn II. Chuẩn bị - Vở BT, sách SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. Hoạt động 1: Ôn tập cách so sánh hai phân số. - GV gọi HS nêu cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số; rồi tự nêu ví dụ về từng trường hợp (như SGK). Khi nêu ví dụ, chẳng hạn một HS nêu . Chú ý: Cần giúp HS nắm được phương pháp chung để so sánh hai phân số là bao giờ cũng có thể làm cho chúng có cùng mẫu số rồi mới so sánh các tử số. Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1: HS tự quy đồng mẫu số từng cặp hai phân số, rồi so sánh hai tử số mới bằng nhẩm (hoặc viết ở bản nháp) Viết kết quả so sánh. Bài 2 : Cho HS làm bài rồi chữa bài đây là bài so sánh 3 phân số Hướng dẫn HS sau khi quy đồng mẫu số các phân số thi cần xếp các phân số theo trật tự từ bé đến lớn Bài 3 : Tương tự bài 2 nên HS tự làm Gọi HS lên bảng làm Lưu ý HS cách trình bày IV . Dặn dò. Về nhà làm bài tập trong SGK Ngày ... tháng ... năm 200..... Tiết 4: Ôn tập: So sánh hai phân số I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nhớ lại cách so sánh phân số với đơn vị - So sánh 2 phân số cùng tử số II. Chuẩn bị - Vở BT, sách SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. Hoạt động 1: Ôn tập cách so sánh hai phân số Cho HS nêu cách so sánh phân số với 1 , so sánh 2 phân số cùng tử số 2 HS cùng bàn nói lại cho nhau nghe về các nội dung trên GV chốt lại Hoạt động2 : Thực hành Bài 1 : Cho HS tự làm rồi chữa bài Khi chữa bài , cho HS nêu nhận xết để nhớ lại đặc điểm của phân số bằng 1 , bé hơn 1 , lớn hơn 1 Bài 2 : HS thảo luận trong bàn rồi tự làm Cho HS nêu cách so sánh 2 phân số cùng tử số Nhận xét: Trong hai phân số có tử số bằng nhau, phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn. Ví dụ: và có tử số đều là 3; có mẫu số bé hơn mẫu số của (5. Bài 3: So sánh 2 phân số có cùng tử số HS tự làm , nhắc lại cách so sánh 2 phân số cùng tử số Bài 4. - HS đọc đề toán - HS nêu cách làm - GV chữa chung Vân tặng Mai số bông hoa tức là Mai được số bông hoa Vân tặng Hoà số bông hoa tức là Hoà được số bông hoa Mà > nên > Vậy Hoà được tặng nhiều hơn IV. Dặn dò. Về làm bài tập trong SGK. Tiết 5: Phân số thập phân I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết các phân số thập phân. - Nhận ra: Có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân và biết cách chuyển các phân số đó thành phân số thập phân. II. Chuẩn bị - Vở BT, sách SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. Hoạt động 1: Giới thiệu phân số thập phân. - GV nêu và viết trên bảng các phân số , , ; ... cho HS nêu đặc điểm của các phân số này, để nhận biết các phân số đó có mẫu số là 10; 100; 1000; ... GV giới thiệu: các phân số có mẫu số là 10; 100; 1000; ... gọi là các phân số thập phân (cho một vài HS nhắc lại). - GV nêu và viết trên bảng phân số , yêu cầu HS tìm phân số thập phân bằng để có: . Làm tương tự với , , .... Cho HS nêu nhận xét để: + Nhận ra rằng: có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân. + Biết chuyển một số phân số thành phân số thập phân (bằng cách tìm một số nhân với mẫu số để có 10; 100; 1000; .... rồi nhân cả tử số và mẫu số với số đó để được phân số thập phân). Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1: Cho HS tự viết cách đọc phân số thập phân (theo mẫu). Bài 2: Cho HS tự viết các phân số thập phân. - 1 HS lên bảng viết Bài 3: HS tự làm - Gọi HS nêu kết quả. Chú ý: có thể chuyển thành phân số thập phân nhưng không khoanh vào vì bài tập chỉ yêu cầu khoanh vào các phân số đã làm phân số thập phân. Bài 4: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. IV. Dặn dò. Về làm bài tập trong SGK. Ngày ... tháng ... năm 200..... Tiết 6: Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: - Nhận biết các phân số thập phân. - Chuyển một số phân số thành phân số thập phân. - Giải bài toán về tìm giá trị một phân số của số cho trước. II. Chuẩn bị - Vở BT, sách SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động 1 : Ôn về phân số thập phân Cho HS nêu cách hiểu về phân số thập phân Cho học sinh lấy VD về phân số thập phân Hoạt đông 2 : Thực hành - GV tổ chức HS tự làm bài rồi chữa bài. Bài 1: HS phải viết , , ...., , rồi , , vào các vạch tương ứng trên trục số. Sau khi chữa bài nên gọi HS đọc lần lượt các phân số từ đến và nhấn mạnh đó là các phân số thập phân. Bài 2: Khi làm và chữa bài HS cần nêu được số thích hợp để lấy mẫu số nhân với số đó (hoặc chia cho số đó) thì được 10; 100; 1000;... Bài 3: HS tự làm - 1 HS lên bảng làm - 2 HS cùng bàn đổi vở để kiểm tra lẫn nhau. Bài 4: Cho HS nêu bài toán rồi giải bài toán Bài giải Số học sinh thích học toán là: 30 x = 27(học sinh) Số học sinh thích học vẽ là: 30 x = 24 (học sinh) Đáp số: 27 học sinh thích học toán. 24 học sinh thích học vẽ. IV. Dặn dò. Về làm bài tập trong SGK. Ngày ... tháng ... năm 200..... Tiết 7: Ôn tập phép cộng và phép trừ hai phân số I. Mục tiêu:-Giúp HS củng cố các kĩ năng thực hiện phép cộng và phép trừ hai phân số. II. Chuẩn bị- Cách cộng trừ 2 phân số. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. Hoạt động 1: Ôn tập về phép cộng và phép trừ hai phân số - GV hướng dẫn HS nhớ lại cách thực hiện phép cộng, phép trừ hai phân số có cùng mẫu số và hai phân số có mẫu số khác nhau. - Chẳng hạn, GV nêu các ví dụ: rồi gọi HS nêu cách tính và thực hiện phép tính ở trên bảng, các HS khác làm bài vào vở nháp rồi chữa bài. Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa bài. Bài 2: HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn: a. 5 + hoặc viết đầy đủ:5 + b. Bài 3: HS tự giải bài toán rồi chữa bài. Khi chữa bài nên cho HS trao đổi ý kiến để nhận ra rằng, phân số chỉ tổng số sách của thư viện là hay là 1 đơn vị Bài giải Phân số chỉ tổng số sách GK và truyện thiếu nhi là: + = (số sách của thư viện) Phân số chỉ số sách GV là: 1 - = (số sách của thư viện) Đáp số: số sách của thư viện Chú ý: - HS có thể giải bài toán bằng cách khác. Nhưng GV nên cho HS tự nêu nhận xét để thấy cách giải nêu trên thuận tiện hơn. IV. Dặn dò.Về làm bài tập trong SGK. Ngày .... tháng .... năm 200 Tiết 8: Ôn tập phép nhân và phép chia hai phân số I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kĩ năng thực hiện phép nhân và phép chia hai phân số. II. Chuẩn bị: Cách nhân và chia phân số. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. Hoạt động 1: Ôn tập về phép nhân và phép chia hai phân số - GV hướng dẫn HS nhớ lại cách thực hiện phép nhân và phép chia hai phân số. - Chẳng hạn, GV nêu ở ví dụ ở trên bảng: rồi gọi HS nêu cách tính và thực hiện phép tính ở trên bảng, các HS khác làm bài vào vở nháp rồi chữa bài. Sau khi chữa bài, gọi vài HS nêu lại cách thực hiện phép nhân hai phân số. - Làm tương tự với ví dụ . - Sau hai ví dụ trên nên cho HS nêu lại cách thực hiện phép nhân và phép chia hai phân số để ghi nhớ và tránh nhầm lẫn. Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. - Khi chữa bài, lưu ý HS các trường hợp nhân, chia với số tự nhiên. Bài 2: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. 1 HS lên bảng làm bài, GV chữa chung Bài 3:Cho HS nêu bài toán rồi giải 1 HS lên bảng làm, GV chữa chung Diện tích tấm bìa là x = ( m2 ) Diện tích mỗi phần là : 5 = ( m2 ) đáp số : m2 . IV. Dặn dò. Về làm bài tập trong SGK. Ngày .... tháng .... năm 200 Tiết 9: Hỗn số I. Mục tiêu:Giúp HS: - Nhận biết về hỗn số. - Biết đọc, viết hỗn số. II. Đồ dùng dạy học:- Các tấm bìa cắ ... 1,152 (m3).... Bài 3: Yêu cầu học sinh tự vận động công thức để tính. Gọi học sinh lên bảng làm bài. Bài 4: Học sinh có thể tính thể tích hình lập phương cạnh 3cm (V = 27 cm3), sau đó tính thể tích hình lập phương cạnh 6cm (V = 216 cm3). Từ đó so sánh để thấy thể tích gấp lên 8 lần (216 : 27) = 8 (lần)). Cách khác: Có thể nhận xét V1 = a x a x a V2 = (a x 2) x (a x 2) x ( a x 2) = ( a x a x a) x 8 = V1 x 8... IV. Dặn dò Về làm bài tập trong SGK. Ngày ... tháng ... năm 2007 Tóan: ôn tập về diện tích, thể tích một số hình I. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức và rèn kỹ năng tính diện tích và thể tích một số hình đã học. II. Chuẩn bị: Hình vẽ BT 2 và 4 (Vở bài tập) III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1: Ôn kiến thức cũ: - Nêu cách tính thể tích hình trụ, hình cầu. - Học sinh lên bảng viết công thức tính Bài 1: HS đọc đề bài .GV hướng dẫn học sinh cách giải DK:- Chiều rộng hình chữ nhật là: 140 : 2 - 50 =20 (m) - Diện tích mảnh vườn là: 50 x 20 = 1000 (m2). 1000m2 = 10a - Số kilôgam rau thu hoạch được là: 4,5 x 10 = 45 (tạ) Bài 2: Học sinh quan sát hình vẽ. 50m 25m 30m 40m Yêu cầu học sinh nhận xét: khu đất gồm mảnh hình chữ nhật và mảnh hình tam giác vuồng, từ đó tính được, chẳng hạn: - Chu vi khu đất là: 50 + 25 + 30 + 40 + 25 = 170 (m) - Diện tích mảnh dất hình chữ nhật là: 50 x 25 = 1250 (m2). Diện tích mảnh đất hình tam giác vuông là: 30 x 40 : 2 = 600 (m2). Diện tích khu đất là: 1250 + 600 = 1850 (m2) Bài 3: Trước hết tính diện tích cái sân hình vuông (lấy chu vi chia cho 4 được cạnh là 15m, rồi tính diện tích hình vuông). Giáo viên giúp hoạt động yếu. 15 x 15 = 225 (m2) - Tính diện tích mảnh đất hình tam giác. 225 : 5 x 4 = 180 (m2) - Tính cạnh đáy mảnh đất hình tam gíc. 180 x 2 : 12 = 30 (m) Bài 4: - Học sinh quan sát hình vẽ.- Thảo luận và nêu cách tính. - GV công nhận kết quả đúng. -HS làm bài vào vở bài tập. IV. Dặn dòVề làm bài tập trong SGK. Ngày ... tháng ... năm 2007 Tiết 164: Ôn tập về giải toán I. Mục tiêu:Giúp học sinh: - Ôn tập, hệ thống một số dạng toán đặc biệt đã học. - Rèn kỹ năng giải toán có lời văn ở lớp 5 (chủ yếu là phương pháp giải toán). II. Chuẩn bị: Hệ thống bài tập. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1: Ôn kiến thức cũ: - Gọi học sinh lên làm bài tập 3 (SGK).- GV chữ chung Hoạt động 2: Thực hành - Học sinh đọc đề. - Nêu cách làm Bài 1: Bài này là dạng toán “Tìm số trung bình cộng”. Yêu cầu học sinh tìm được số hạng thứ ba (quãng đường ô tô đi trong giờ thứ ba bằng): (40 + 45) : 2 = 42,5 (cm). Từ đó tính trung bình mỗi giờ ô tô đi được quãng đường là: (40 + 45 + 42,5): 3 = 42,5 (km) Bài 2: Học sinh thảo luận. Nêu cách làm. Học sinh tự làm bài. Gọi học sinh lên chữa bài. Dạng toán tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó. - Tổng là nửa chu vi: 60 : 2 = 30 (cm) - Hiệu là 8 cm, từ đó tính được: Chiều dài hình chữ nhật là: (30 + 8) : 2 = 19 (cm) Chiều rộng hình chữ nhật là: 19 - 8 = 11 (cm) Diện tích hình chữ nhật là: 19 x 11 = 209 (cm2) Bài 3: Học sinh đọc đề. Nêu dạng toán và cách làm. Bài toán về quan hệ tỉ lệ. Có thể giải bằng cách rút về đơn vị, chẳng hạn. Khối kim loại 5,4 cm3 nặng là: 31,5 : 4,5 x 5,4 = 37,8 (g) Bài 4: Gợi ý: Dựa vào “Tìm số trung bình cộng” có thể tính tổng số điểm của ba bài (9 x 3 = 27), từ đó tìm được tổng số điểm của hai bài có điểm bằng nhau (27 - 7 = 20), suy ra điểm ba bài lần lượt là 7, 10, 10 (20 : 2 = 10). Bài 5: Là bài kiểm tra trắc nghiệm. Yêu cầu học sinh tính được số lít dầu ở 3 thùng bằng cách “rút về đơn vị” hoặc bằng “tỉ số”: (số lít dầu ở 3 thùng bằng của 60 lít). Từ đó khoanh tròn vào D. - GV quan sát và giúp học sinh yếu. IV. Dặn dò.Về làm bài tập trong SGK. Ngày ... tháng ... năm 2007 Tiết 165: Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức và kỹ năng giải toán. II. Chuẩn bị: Hệ thống bài tập. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1: Ôn kiến thức vũ. Gọi học sinh lên bảng làm bài 3,4 (SGK) Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Dạng toán “tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó”. Học sinh đọc đề. Nêu cách làm. HS làm bài. Diện tích mảnh đất ABC là: 50 : 2 x 3 = 75 (m2) Diện tích mảnh đất CDEA là: 75 + 50 = 125 (m2) Diện tích khu đất ABCDE là: 75 + 125 = 200 (m2) Hoặc cách khác: * HS có thể nhận xét: Diện tích hình ABC là 3 phần thì diện tích hình CDEA là 5 phần, suy ra diện tích cả khu đất ABCDE là 3 + 5 = 8 (phần). Từ đó tính được diện tích khu đất ABCDE là: 50 : 2 x 8 = 200 (m2). Bài 2: Học sinh nêu dạng toán. Học sinh tự làm bài. Một học sinh lên bảng làm. Bài này là dạng toán “Tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó”. (Tổng ở bài này là 45, tỉ số là ) Số nam trong đội trồng cây là: 45 : (2 + 3) x 2 = 18 (người) Số nữ trong đội trồng cây là: 45 - 18 = 27 (người) Bài 3: Đây là dạng toán về quan hệ tỉ lệ, có thể giải bằng cách “rút về đơn vị”, chẳng hạn: a. Ô tô đi 80km thì tiêu thụ số lít xăng là: 15 : 100 x 80 = 12 (l) b. Nếu ô tô đi thêm những quãng đường 67 km thì cần số lít xăng là: 15 : 100 x 67 = 10,05 (l) Ô tô hiện có 10 l xăng nên không đủ xăng để đi thêm quãng đường 67km. Bài 4: Học sinh tự tóm tắt, phát diện dạng toán. GV hướng dẫn. Đây là dạng toán về quan hệ tỉ lệ, có thể giải bằng cách học sinh làm “rút về đơn vị”. Chẳng hặn: Muốn đào xong đoạn mương đó trong 1 ngày thì cần số người là: 8 x 7 = 56 (người) Muốn đào xong đoạn mương đó trong 4 ngày cần số người là: 56 : 4 = 14 (người) IV. Dặn dò.Về làm bài tập trong SGK. Thứ ...... ngày .... tháng .... năm 2007 Tiết 110: Thể tích của một hình I. Mục tiêu: - HS tự tìm được cách tính và công thức tính thể tích hình của một hình - HS biết vận dụng công thức để giải các bài tập có liên quan. II. Đồ dùng dạy học. GV chuẩn bị mô hình trực quan về một số hình. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. Hoạt động 1: Tổ chức cho HS tự tìm thể tích một hình. - GV tổ chức để HS tự tìm ra được cách tiính và công thức tính thể tích của một hình như là một trường hợp đặc biệt của hình hộp chữ nhật. 2. Thực hành: Nêu cách tính thể tích hình hộp chữ nhật. Ngoài cách tính như vậy còn có cách tính nào khác? Bài 1: Tổ chức cho HS hoạt động như bài 1 (tiết 111). Bài 2: GV đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu phương hướng giải quyết bài toán (tìm được độ dài cạnh của một hình), GV, kết luận. - HS tự làm bài tậ 2. - GV gọi một số HS nêu kết quả. - Các HS khác nhận xét. - GV kết luận. Bài 3: GV tổ chức cho HS hoạt động như bài 2. IV. Dặn dò: Về làm bài tập. Thứ .... ngày .... tháng .... năm 2007 Toán (Tiết 111): xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối I- Mục tiêu: - Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đề - xi - mét khối, đọc và viết đúng các số đó. - Nhận biết được mối quan hệ giữa xăng - ti - mét khối và đề - xi - mét khối. - Biết giải một số bài tập có liên quan đến xăng - ti - mét khối và đề - xi - mét khối. II- Đồ dùng: III- Các hoạt động dạy - học: HĐ1: Hình thành biểu tượng xăng - ti - mét khối và đề - xi - mét khối. - GV giới thiệu lần lượt từng hình lập phương cạnh 1dm và 1cm để HS quan sát, nhận xét. Từ đó GV giới thiệu về đề - xi - mét khối và xăng - ti - mét khối. - GV yêu cầu một số HS nhắc lại. - GV đưa hình vẽ để HS quan sát, nhận xét và tự rút ra được mối quan hệ giữa đề - xi - mét khối và xăng - ti - mét khối. - GV kết luận về đề - xi - mét khối, xăng - ti - mét khối, cách đọc và viết đề - xi - mét khối, xăng - ti - mét khối và mối quan hệ giữa hai đơn vị này. HĐ2: Thực hành. Bài 1: Rèn kĩ năng đọc, viết đúng các số đo. - GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi bài làm cho bạn kiểm tra và HS tự nhận xét. - GV yêu cầu một số HS nêu kết quả. GV đánh giá bài làm của HS. Bài 2: Củng cố mối quan hệ giữa cm3 và dm3. - GV hướng dẫn HS làm như bài tập 1. HĐ nối tiếp: Củng cố - dặn dò. Thứ .... ngày .... tháng .... năm 2007 Toán: (Tiết 112): mét khối I- Mục tiêu: - Có biểu tượng về mét khối, biết đọc và viết đúng mét khối. - Nhận biết được mối quan hệ giữa mét khối, đề - xi - mét khối và xăng - ti - mét khối dựa trên mô hình. - Biết đổi đúng các đơn vị đo giữa mét khối, đề - xi - mét khối và xăng - ti - mét khối. - Biết giải một số bài tập có liên quan đến các đơn vị đo: Mét khối, đề - xi - mét khối và xăng - ti - mét khối. II- Đồ dùng: III- Các hoạt động dạy - học: HĐ1: Hình thành biểu tượng về mét khối và mối quan hệ giữa m3, dm3, cm3. - GV giới thiệu các mô hình về mét khối và mối quan hệ giữa mét khối, đề - xi - mét khối, xăng - ti - mét khối. HS quan sát, nhận xét. - GV giới thiệu về mét khối (HS nhận biết được hoàn toàn tương tự như đề - xi - mét khối và xăng - ti - mét khối). - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, nhận xét để rút ra mối quan hệ giữa mét khối, đề - xi - mét khối và xăng - ti - mét khối. - HS nêu nhận xét mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích. HĐ2: Thực hành: Bài 1: Rèn kĩ năng đọc, viết đúng các số đo thể tích có đơn vị đo là mét khối. - GV yêu cầu một số HS đọc các số đo, HS khác nhận xét. GV đánh giá bài làm của học sinh. b- GV yêu cầu 2 HS lên bảng viết các số đo, các HS khác tự làm và nhận xét bài làm trên bảng. GV nhận xét và kết luận. Bài 2: Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo thể tích. - GV yêu cầu HS tự làm trên giấy nháp sau đó trao đổi bài làm với bạn và nhận xét bài của bạn. - GV yêu cầu một số HS lên bảng viết kết quả. GV nhận xét, chữa chung cho cả lớp. HĐ nối tiếp: Củng cố - dặn dò. Thứ .... ngày .... tháng .... năm 2007 Toán: (Tiết 113): luyện tập I- Mục tiêu: - Ôn tập, củng cố về các đơn vị đo mét khối, đề - xi - mét khối, xăng - ti - mét khối (biểu tượng, cách đọc, cách viết, mối quan hệ giữa các đơn vị đo). - Luyện tập về đổi đơn vị đo thể tích: đọc, viết các số đo thể tích: so sánh các số đo thể tích. II- Đồ dùng: III- Các hoạt động dạy - học: GV yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm về đơn vị đo mét khối, đề - xi - mét khối, xăng - ti - mét khối và mối quan hệ giữa chúng. Cho HS làm các bài tập rồi chữa bài. Bài 1: - GV yêu cầu một số HS đọc các số đo, HS khác nhận xét. GV kết luận. - GV gọi 4 HS lên bảng viết các số đo. Yêu cầu các HS khác tự làm và nhận xét bài trên bảng. GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS. Bài 2: GV yêu cầu HS làm bài vào vở và đổi bài cho bạn để tự nhận xét. - GV gọi một số HS nêu kết quả và đánh giá bài làm của HS. Bài 3: Tổ chức thi giải bài tập nhanh giữa các nhóm và GV đánh giá kết quả bài làm theo nhóm.
Tài liệu đính kèm: