Giáo án Toán 5 - Tuần 19 đến tuần 28

Giáo án Toán 5 - Tuần 19 đến tuần 28

MÔN: TOÁN

BÀI: DIỆN TÍCH HÌNH THANG.

I Mục tiêu

+Giúp HS

- Nắm được quy tắc tính diện tích hình thang.

- Biết vận dụng quy tắc, công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập liên quan.

II Đồ dùng dạy học.

- Hai hình Trong SGK.

- Bộ ghép hình

 

doc 28 trang Người đăng hang30 Lượt xem 536Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán 5 - Tuần 19 đến tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 19
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Môn: Toán
Bài: Diện tích hình thang.
I Mục tiêu
+Giúp HS
- Nắm được quy tắc tính diện tích hình thang.
- Biết vận dụng quy tắc, công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập liên quan.
II Đồ dùng dạy học.
- Hai hình Trong SGK.
- Bộ ghép hình
III Hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ .
 - Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài 1 trang 91/sgk
- GV cho HS nhắc lại công thức tính diện tích hình tam giác.
- GV nhận xét,cho điểm
2.Bài mới.
*Giới thiệu bài:
Trong tiết học toán này,chúng ta cùng dựa vào công thức tính diện tích hình tam giác và căt ghép hình để xây dựng công thức tính diện tích của hình thang.
* Hình thành công thức tính diện tích hình thang.
- GH hướng dẫn:
 Lấy hình thang vẽ trung điểm M trên cạnh BC.
Yêu cầu học sinh vẽ đường cao AH của hình thang ABCD.Nối A với M
 Cắt tam giác ABM rồi ghép với hình tứ giác AMCD ta được hình tam giác ADK
Giáo viên ghép hình lớn lên bảng.
*So sánh,đối chiếu các yếu tố hình học giữa hình thang ABCD và tam giác ADK.
Diện tích hình thang ABCD như thế nào so với diện tích tam giác ADK?
Tính diện tích tam giác ADK
Độ dài DK như thế nào so với độ dài CD và AB?
Vậy diện tích hình thang được tính bằng cách nào?
- GV hướng dẫn HS nhận xét vè diện tích diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK vừa tạo thành.
- Vậy SABCD là: 
Yêu cầu thảo luận nhóm để rút ra công thức.
Chốt lại ghi bảng
3. Thực hành.
- GV cho HS nêu yêu cầu bài 1.
- GV cho HS làm bài, và lên bảng chữa.
- GV cho HS nêu lại cách tính.
- GV cho HS đọc yêu cầu bài 2.
Yêu cầu học sinh nêu các đáy và chiều cao của từng hình.
H:Vì sao chiều cao của hình b là 4 cm?
- GV cho HS thảo luận theo nhóm.
- GV cho HS nêu cách làm .
- GV cho HS chữa bài.
- GV cho HS đọc bài 3.
Yêu cầu nhắc lại cách tìm trung bình cộng.
- GV cho HS thảo luận và làm bài.
Gọi 1 em làm bảng phụ.
4. Củng cố dặn dò 
- GV cho HS nêu lại quy tắc tính diện tích hình thang.
- GV nhắc lại cho HS nhớ cách tính 
- GV dặn HS chuẩn bị bài.
 - 1 Học sinh lên bảng,học sinh khác theo dõi nhận xét bài làm của bạn. 
 S = 
Nhận xét bài bạn
Lắng nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học
- HS nêu: M là trung điểm của đoạn thẳng AB 
Bằng nhau(giải thích)
SADK = 
DK = CD + AB
- HS cắt theo hướng dẫn của GV
- HS ghép theo hướng dẫn của GV
- Nêu quy tắc và ghi công thức: 
Nhận xét bổ sung
 S = (a+b)h : 2 (S là diện tích, a,b là độ dài đáy, h là chiều cao)
Bài 1:
a) (12+8)5 :2 = 50 (cm2)
b) (9,4+6,6) 10,5 :2 = 84 (m2)
- HS nêu lại cách tính diện tích hình thang.
Bài 2:
Học sinh giải thích:Hình thang vuông có cạnh bên vuông góc với 2 đáy chính là chiều cao.
Giải
a)Diện tích hình thang là:
 (4+9) 5 :2 = 26,5(cm2)
b)Diện tích hình thang là:
 (3+7) 4 :2 = 20(cm2)
- HS nhắc lại công thức tính diện tích hình thang.
Bài3:
Nêu yêu cầu
Thảo luận nhóm đôi
Học sinh lên bảng
Giải
Chiều cao của hình thang là.
 (110+90,2) :2 = 100,1(m)
Diện tích của thửa ruộng hình thang là.
 (110+90,2) 100,1:2 =10020,01(m2)
 Đáp số:10020,01m2
Tuần 20
Ngày soạn :
Ngày dạy:
Toán:
Luyện tập
I Mục tiêu
+Giúp HS
- Củng cố quy tắc tính chu vi hình tròn.
- Biết vận dụng quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn để giải các bài tập liên quan.
III Hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- GV cho HS chữa bài tập hướng dẫn luyện tập thêm ở tiết trước.
- GV gọi HS nhận xét,giáo viên cho điểm.
2,Bài mới
a,Giới thiệu bài
Trong tiết học toán hôm nay chúng ta cùng làm các bài toán luyện tập về tính chu vi của hình tròn
b,Bài thực hành:
- GV cho HS đọc yêu cầu bài 1
- GV cho HS nêu lại công thức tính chu vi hình tròn.
- GV cho HS làm bài và gọi HS chữa bài.
Nhận xét cho điểm.
- GV cho HS đọc bài 2 và hướng dẫn.
- Yêu cầu cả lớp làm bài,1 em làm bảng phụ.
- GV cho HS chữa bài. và nêu cách chữa.
Nhận xét,chữa bài cho điểm học sinh
- GV cho HS đọc bài 3 và hướng dẫn.
Chu vi bánh xe là chu vi hình tròn nào?
Quãng đường xe lăn 10 vòng chính là bao nhiêu lần chu vi đó?
Yêu cầu học sinh làm bài,cả lớp làm vở.
- GV cho HS chữa bài. và nêu cách chữa.
Giáo viên nhận xét,cho điểm
- GV hướng dẫn HS làm bài 4.
Yêu cầu học sinh đọc đề bài và quan sát kỹ hình trong sách giáo khoa.
H:Chu vi hình H là gì?
Yêu cầu học sinh làm bài nhắc học sinh đây là bài tập trắc nghiệm ,tất cả các bước tìm chu vi hình H các em làm ra vở nháp,chỉ càn đáp số vào vở.
Nhận xét 
3. Củng cố dặn dò.
- GV cho HS nêu công thức tính chu vi hình tròn.
- Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
Hai học sinh lên bảng,cả lớp theo dõi và nhận xét.
Nghe và xác định nhiệm vụ tiết học
Bài 1:Tính chu vi hình tròn.
a, Chu vi hình tròn là:
 92 3,14 = 56,52 (m)
b, Chu vi hình tròn là:
 4,4 2 3,14 = 27,632 (dm)
c, Chu vi hình tròn là:
 r = 2cm = 2,5 cm
 2,5 2 3,14 =15,7 (cm)
Bài 2: 
a,Đường kính hình tròn là:
15,7 : 3,14 = 5 (m)
b,Bán kính hình tròn là:
18,84 : 2 3,14 = 3(dm)
Nhận xét,chữa bài
1 Học sinh đọc cho cả lớp cùng theo dõi.
Hình tròn đường kính 0,65 m
10 lần
Bài giải:
Chu vi của bánh xe đạp là:
0,65 3,14 = 2,041 (m)
Bánh xe lăn 10 vòng thí người đi xe đạp đi được :
2,041 10 =20,41(m)
Bánh xe lăn 100 vòng thí người đi xe đạp đi được :
2,041 100 =204,1(m)
	Đáp số: 2,041m
 20,41m
 204,1m
Tổng độ dài của một nửa chu vi hình tròn và độ dài đường kính hình tròn
Học sinh làm bài
+ Chu vi hình tròn
6 x 3,14 = 18,84 (cm)
+ Nửa chu vi hình tròn
18,84 : 2 = 9,42( cm)
+ Chu vi của hình H 
9,42 + 6 = 15,42( cm )
Khoanh vào D
tuần 21
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Môn: Toán
Bài: Luyện tập về tính diện tích (TiếtI)
I Mục tiêu
+Giúp HS
- Củng cố quy tắc tính diện tích của các hình đã học.
- Biết vận dụng quy tắc, công thức tính diện tích các hình để giải các bài tập liên quan.
II Đồ dùng dạy học.
- Vở bài tập 
-Các hình minh hoạ sách giáo khoa
III Hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện các yêu cầu sau:
+ Tính số học sinh tham gia môn cầu lông cờ vua của lớp 5c trong ví dụ 2
 + Làm bài tập 2
 - Chữa bài,nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài
Trong tiết học toán này,chúng ta cùng làm các bài toán luyện tập về diện tích các hình dã học.
b,Ví dụ:
Giáo viên vẽ hình mảnh đất trong ví dụ lên bảng và yêu cầu học sinh quan sát
Yêu cầu thảo luận nhóm đôi và tìm cách tính diện tích mảnh đất
Nhận xét tuyên dương và yêu cầu học sinh lựa chọn
 H:Để tính diện tích của một hình phức tạp,chúng ta nên làm như thế nào?
3,Thực hành
- GV cho HS đọc yêu cầu bài 1
- GV cho HS nêu lại công thức tính diện tích hình chữ nhật.
- GV cho HS làm bài và gọi HS chữa bài.
- GV cho HS đọc bài 2 và hướng dẫn.
- GV cho HS chữa bài. và nêu cách chữa.
- 
Bài 3:Cách tổ chức như bài trước
Lưu ý:Cách 3 vễ thêm để tính
3. Củng cố dặn dò.
Nhận xét tiết học dặn học sinh vềnhà xem lại cách tính diện tích các hình trong bài và làm bài tập
- Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi và nhận xét
Trình bày cách tính của mình:
+ Cách 1:Chia mảnh đất thành3 hình chữ nhật và tính
+ Cách 2:Chia mảnh đất thành 1 hình chữ nhật và 2 hình vuông 
2 em làm bảng phụ theo 2 cách
Tìm cách chia hình đó thành các hình đơn giản như hình chữ nhật, hình vuông để tính diện tích từng phần,sau đó tính tổng diện tích
Bài 1:Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật nằm ngang là:
 3,5 + 4,2 + 3,5 = 11,2 (m)
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật nằm ngang là:
 3,5 11,2 = 39,2 (m2)
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật nằm đứng là:
 4,2 6,5 =27,3 (m2)
Diện tích mảnh đất là:
 39,2 + 27,3 = 66,5 (m2)
	 Đáp số:66,5m2
Bài 2: 
Diện tích hình chữ nhật GKCD là:
100,530 = 3015(m2)
Cạnh GI dài là:
50 – 30 = 20 (m)
Cạnh GH dài là:
100,5 – 40,5 = 60(m)
Diện tích hình chữ nhật IMHG là:
60 20 = 1200 (m2)
Cạnh EM dài :
40,5+ 60 = 100,5 (m)
Cạnh BM dài là:
50 – 20 = 30(m)
Diện tích hình chữ nhật ANEM là:
100,5 30 = 3015 (m2)
Diện tích khu đất đó là
1200 + 3015 + 3015 =7230(m2)
Đáp số: 7230 m2 
tuần 22
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
Môn: Toán
Bài: Luyện tập
I Mục tiêu
+Giúp HS
- Củng cố quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình họp chữ nhật.
- Biết vận dụng quy tắc, công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật để giải các bài tập liên quan.
II Đồ dùng dạy học.
- vở bài tập 
III Hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy:
Hoạt động học:
1. Kiểm tra bài cũ.
- GV cho HS chữa bài hướng dẫn luyện tập thêm của tiết trước.
-Gọi hs đứng tại chỗ nêu quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- GV gọi HS nhận xét
2, Dạy học bài mới
a, Giới thiệu bài: Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm các bài luyện tập về tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chư nhật.
b,Hướmg dẫn luyện tập
Bài1:
- GV cho HS đọc yêu cầu bài 1
- GV cho HS nêu lại công thức tính diện tích hình chữ nhật.
- GV cho HS làm bài và gọi HS chữa bài.
b, Gọi 1hs đọc bài làm trước lớp 
Bài2:
- GV cho HS đọc bài 2 và hướng dẫn.
- GV cho HS chữa bài. và nêu cách chữa.
- 
-Giáo viên gọi hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng
-Giáo viên nhận xét và cho điểm hs
Bài3
- GV cho HS đọc bài 3 và tự làm bài
- GV cho HS chữa bài. và nêu ý kiến
-Giáo viên nhận xét và cho đểm hs
c, Củng cố dặn dò:
-Giáo viên nhận xét tiết học
-Dặn hs về nhà làm các bài tập luyện thêm và chuẩn bị bài sau.
.
-1 hs lên bảng làm bài
-hs nhận xét
-hs nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học
-1hs đọc đề bài, cả lớp đọc thầm dề bài trong sgk
-hs cả lớp làm bài vào vở
 Đổi: 1,5 m = 15dm
Chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật là:
(25 + 15) 2 = 80(dm)
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
80 18 = 1440 (dm2)
Diện tích mặt đáy của hình hộp chữ nhật là:
25 15 = 375 (dm2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:
 1440 + 375 2 =2190 (m2)
 Đáp số:2190m2
-1hs đọc bài làm
-Cả lớp theo dõi và nhận xét
b,Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
(+) x 2 x = (m2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:
( + x x2 =(m2)
-Cả lớp theo dõi và nhận xét
-1hs đọc đề bài, cả lớp đọc thầm sgk
-1hs lên bảng làm bài , cả lớp làm vở bài tập
	Đổi : 8dm = 0,8m
Chu vi mặt đáy của cái thùng hình hộp chữ nhật là:
(1,5 + 0,6) 2 = 4,2(m)
Diện tích xung quanh của cái thùng hình hộp chữ nhật là:
4,2 0,8 = 3,36 (m2)
Diện tích mặt đáy của cái thùng hình hộp chữ nhật là:
1,5  ...  nhân với chiều cao
-Để tính thể tích của hình hộp chữ nhật ta lấy diện tích đáy nhân với chiều cao.
-1hs đọc đề bài
--HSnêu
-1hs làm bảng phụ , cả lớp làm vở bài tập
-HSnhận xét, chữa bài
 Bài giải
Thể tích của khối gỗ hình hộp chữ nhật là:
9 6 5 = 270 (cm3)
Thể tích của khối gỗ hình hộp chữ nhật là:
4 4 4 = 64 (cm3)
Thể tích phần gỗ còn lại là:
270 – 64 206 (cm3)
Đáp số:206 cm3
tuần 25
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 môn: Toán
Bài:Bảng đơn vị đo thời gian
I Mục tiêu 
 * Giúp HS: 
-Củng cố ôn tập về các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa chúng.
- Biết quan hệ giữa thế kỉ và năm, năm và tháng, năm và ngày, số ngày trong các tháng, ngày và giờ, giờ và phút, phút và giây.
-II. Đồ dùng dạy học :
- SGK, vở bài tập.
- Bảng đơn vị đo thời gian phóng to
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra bài cũ.
- GV nhận xét và cho HS chữa bài kiểm tra giữa kì II.
- GV nhận xét cho điểm.
1.Giới thiệu bài:Trong tiết học toán này,chúng ta cùng ôn tập về các đơn vị đo thời gian đã học và quan hệ giữa chúng.
2. Hướng dẫn ôn tập về các đơn vị đo thời gian
a) Các đơn vị đo thời gian
- Hãy kể tên các đơn vị đo thời gian mà các em đã được học?
- GV treo bảng phụ cho HS đọc
Tổ chức 2 đội thi điền số tiếp sức
 1 thế kỉ = ...năm	 
 1năm = ...tháng
1 năm thường = ...ngày
1 năm nhuận = ...ngày
 Cứ ... năm lại có 1 năm nhuận
Sau ... năm không nhuận thì đến 1 năm nhuận.
- Biết năm 2000 là năm nhuận, vậy năm nhuận tiếp theo là năm nào?
- Kể tên 3 năm nhuận tiếp theo của năm 2004?
- Em có nhận xét gì về số chỉ các năm nhuận?
- Em hãy kể tên các tháng trong năm?
Em hãy nêu số ngày của các tháng?
 Giáo viên treo bảng phụ
 1 tuần = ... ngày	1 giờ = ...phút
 1 ngày = ...giờ	1 phút = ...giây
 Yêu cầu học sinh điền số thích hợp vào chỗ trống
b) Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian
- GV treo bảng phụ và cho HS làm bài
1,5 năm = ... tháng
0,5 giờ = ... phút
2/3 giờ = ...phút
216 phút = ...giờ...phút = ... giờ
 Nhận xét,giảng lại
3. Thực hành.
- GV yêu cầu hS đọc đề toán.
- GV cho HS làm bài1.
- GV cho HS nối tiếp đọc bài làm.
- GV nhận xét bài làm của HS.
- GV cho HS đọc bài 2.
- GV bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV nhận xét chữa.
GV cho HS tự làm bài 3, sau đó cho 1 HS lên bảng làm bài.
4 Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS chuẩn bị bài sau.
Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- HS nối tiếp nhau kể cho đến khi đủ các đơn vị đo thời gian đã học.
- HS đọc nội dung bài tập trên bảng phụ.
- HS lên bảng thi tiếp sức
1 thế kỉ = 100 năm	 
 1năm = 12 tháng
1 năm thường =365 ngày
1 năm nhuận = 366 ngày
 Cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận
Sau3 năm không nhuận thì đến 1 năm nhuận.
- Năm nhuận tiếp theo là năm 2004
- Đó là các năm 2008,2012,2016
-Số chỉ các năm nhuận là số chia hết cho 4.
- Các tháng trong năm là: Tháng một, tháng hai, tháng ba, tháng tư, tháng năm, tháng sáu, tháng bẩy, tháng tám, tháng chín, tháng mười, tháng mười một, tháng mười hai.
Học sinh nêu các tháng 30,31,28(hoặc 29 ngày)
 Đọc lại bảng đơn vị đo thời gian
- HS đọc nội dung bài tập, và lên bảng chữa bài.
1,5 năm = 12 tháng x 1,5 = 18 tháng
0,5 giờ = 60 phút x 0,5 =30 phút
2/3 giờ = 60 phút x 2/3 =40phút
216 phút : 60 = 3 (dư 36) nên
216 phút =3giờ36phút 
216 phút : 60 = 3: 60 = 3,6 nên
216 phút : 60 = 3,6 giờ
- HS nhận xét và nêu lại cách đổi.
- HS đọc yêu cầu bài toán.
- HS nêu kết quả.
- Bài tập yêu cầu đổi các đơn vị đo thời gian.
- 2 hS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài tập vào vở.
- HS chữa bài vào vở.
- HS cả lớp làm bài vào vở.
tuần 26
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Môn: Toán
Bài: Nhân số đo thời gian
I Mục tiêu
Giúp HS biết :
+Thực hiện các phép nhân số đo thời gian với một số.
+Vận dụng phép nhân số đo thời gian với một số để giải các bài toán liên quan.
II Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
 -Vở bài tập
III Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy:
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV cho 2 HS lên bảng làm bài hướng dẫn luyện tập thêm của tiết trước.
- Gv cho HS nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh.
2,Bài mới.
a. Giới thiệu bài:Trong tiết học toán này chúng ta cùng tìm cách thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
b,Hướng dẫn thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số .
* Ví dụ1: GV dán băng giáy có ghi đề bài và gọi học sinh đọc. 
?Trung bình người thợ làm xong một sản phẩm thì hết bao lâu?
?Vậy muốn biết làm 3 sản phẩm như thế hết bao lâu chúng ta phải làm phép tính gì?
 Yêu cầu thảo luận nhóm đôi và nêu cách thực hiện.
- GVkết luận và nhận xét các cách HS đưa ra tuyên dương học sinh có cách làm đúng.
?Vậy 1giờ10 phút nhân 3 bằng bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút?
-GV cho HS trình bày bài giải.
? Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian có nhiều đơn vị với một số ta thực hiện phép nhân như thế nào?
- GV cho HS nhắc lại
* Ví dụ 2: GV cho HS đọc.
? Để biết một tuần lễ Hạnh học ở trường bao nhiêu thời gian chúng ta phải thực hiện phép tính gì?
- GV yêu cầu hS đặt tính để thực hiện.
? Em có nhận xét gì về kết quả trong phép nhân trên?
?Khi đổi 75 phút thành 1giờ15phút thì kết quả của phép nhân trên là bao nhiêu thời gian.
?Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số, nếu phần số đo với đơn vị phút, giây lớn hơn 60 thì ta cần làm gì?
 Yêu cầu nhận xét nêu lại kết quả.
c. Luyện tập
 Bài 1: GV cho HS đọc bài toán và nêu yêu cầu của bài.
 Yêu cầu cả lớp làm vở,2 em làm bảng.
Gọi HS nhận xét,giáo viên chữa.
 Bài 2:Gọi học sinh đọc đề bài
 Yêu cầu học sinh tóm tắt.
- Cho HS làm bài ,1 em làm vào bảng phụ.
 Gọi học sinh đọc bài trước lớp để chữa bài.
Nhận xét cho điểm.
3Củng cố dặn dò
- GV cho HS nêu lại cách tính
 - Thi thực hiện nhanh các phép nhân số đo thời gian.
- GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
 - Nhắc lại quy tắc nhân
 - Nhận xét tiết học.
- 2 HS chữa bài
- HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS đọc ví dụ
+Trung bình người thợ làm xong một sản phẩm thì hết 1giờ 10phút.
+Vậy muốn biết làm 3 sản phẩm như thế hết bao lâu chúng ta phải làm phép tính nhân
- HS thảo luận nêu cách thực hiện.
* Đổi ra số đo có một đơn vị ( phút hoặc giờ) rồi nhân.
* Nhân số giờ riêng, số phút riêng rồi cộng các kết quả lại.
1giờ 10 phút 5 = 15giờ75phút
1giờ10 phút nhân 3 bằng 3 giờ 30 phút
Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian có nhiều đơn vị với một số ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đo đó.
- 2HS đọc
- Để biết một tuần lễ Hạnh học ở trường bao nhiêu thời gian chúng ta phải thực hiện phép tính nhân: 3giờ15phút 5
 3giờ 15phút
 5
 15giờ75phút
+75phút lớn hơn 60 phút, tức là lớn hơn 1giờ, có thể đổi thành 1giờ15phút. 
+Khi đó ta có 3giờ 15phút nhân 5giờ 16phút bằng 16giờ 15phút.
+Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số, nếu phần số đo với đơn vị phút, giây lớn hơn 60 thì ta cần chuyển sang đơn vị lớn hơn liền kề.
Nhắc lại cách làm.
- HS đọc bài và nêu yêu cầu:Nhân số đo thời gian với một số.
- HS dưới lớp đổi vở kiểm tra chéo.
 1 vòng:1 phút 25 giây
 3 vòng ? thời gian
	 Giải:
Thời gian bé Lan ngồi đu là:
1 phút 15 giây x 3 = 3 phút 45 giây
 Đáp số:3 phút 45 giây
tuần 27
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Môn: Toán(131)
Bài: Luyện tập
I Mục tiêu:Giúp HS về:
 - Củng cố về cách tính vận tốc.
 -Thực hành các đơn vị đo vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
II Đồ dùng dạy học: Vở bài tập.
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. kiểm tra bài cũ
- GV cho 2HS lên bảng làm các bài tập.
- Gv cho HS nêu lại quy tắc và công thức tính vận tốc, cách viết đơn vị đo vận tốc.
2. Bài mới
Bài 1:GV cho HS đọc đề toán
- Để tính được vận tốc của con đà điểu chúng ta làm như thế nào?
- Gv cho HS chữa bài.
Bài 2: GV cho HS đọc đề bài, Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì?
Gv chú ý cho HS ghi tên đơn vị của vận tốc.
GV cho HS nhận xét bài làm.
Bài 3: GV cho HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS tìm cách giải
- GV cho HS làm bài và chữa.
- GV cho HS nhận xét chữa bài.
Bài4: GV cho HS đọc đề toán.
- Để tính được vận tốc của ca nô chúng ta cần làm như thế nào?
- GV cho HS chữa bài.
3 Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- GV cho HS nhắc lại cách tính vận tốc.
+2HS lên bảng làm các bài tập
+HS nêu lại quy tắc và công thức tính vận tốc, cách viết đơn vị đo vận tốc.
Bài1
Vận tốc chạy của đà điểu là:
5250 : 5 = 1050(m/phút)
Đáp số:1050m/phút
Bài 2: HS chữa miệng
- Bài 3:
 Quãng đường đi bằng ôtô là:
25 – 5 = 20 (km)
Thời gian đi bằng ôtô là
1nửa giờ hay 0,5 giờ hay giờ
Vận tốc của ôtô là:
20 : 0,5 = 40 (km/giờ)
Đáp số: 40km/giờ
Bài4:
Thời gian ca nô đi được là:
7giờ45phút – 6 giờ 30phút = 1giờ15phút
1giờ15phút = 1,25 giờ
Vận tốc của ca nô đó là:
30 : 1,25 = 24 (km/giờ)
Đáp số: 24km/giờ
tuần 28
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Môn: Toán(136)
Bài: Luyện tập chung
I Mục tiêu:
Giúp HS biết :
 + Rèn luyện kĩ năng giải các bài toán về chuyển động.
 +Chuyển đổi các đơn vị đo quãng đường, thời gian, vận tốc trong toán chuyển động.
II Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, vở bài tập
III Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV cho 2 HS lên bảng làm bài.
- Gv cho HS nhận xét chữa.
2,Bài mới.
a. Hướng dẫn thực hành
- GV cho HS đọc bài toán
-Hướng dẫn HS tóm tắt cách giải
-Cho HS làm bài và chữa.
- Gv cho HS nhận xét chữa.
- GV cho HS đọc bài toán
-Hướng dẫn HS tóm tắt cách giải cho HS làm bài và chữa.
- Gv cho HS nhận xét chữa.
- GV cho HS đọc bài toán,và hướng dẫn HS tóm tắt cách giải cho HS làm bài và chữa.
- Gv cho HS nhận xét chữa.
- GV cho HS đọc bài toán
-Hướng dẫn HS tóm tắt cách giải cho HS làm bài và chữa.
- Gv cho HS nhận xét chữa.
3. Củng cố dặn dò
- GV cho HS nêu lại cách tính
- GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 2 HS chữa bài
- HS nhận xét
Bài1:
- HS đọc bài toán và vẽ sơ đồ cách giải
Vận tốc của ôtô là:
135 : 3 = 45(km/giờ)
4giờ 30 phút = 4,5 giờ
Vận tốc của xe máy là:
135 : 4,5 = 30(km/giờ)
Mỗi giờ ôtô chạy được nhanh hơn xe máy là:
45 – 30 = 15(km/giờ)
Đáp số: 15km/giờ
Bài2:
1250m = 1,25km
2phút = 1/30giờ
Vận tốc của xe máy là:
1,25 : 1/30 = 37,5 (km/giờ)
Đáp số: 37,5km/giờ
Bài3:
1giờ45phút = 1,75giờ
Vận tốc của xe ngựa tính theo đơn vị km/giờ là:
15,75 : 1,75 = 9(km/giờ)
9km = 9000m
1giờ = 60phút
Vận tốc của xe ngựa tính theo đơn vị m/phút là:
9000 : 60 = 150(m/phút)
Đáp số: 150m/phút
Bài4: 2400m = 2,4km
Thời gian bơi của cá heo là:
2,4 : 72 = 1/30giờ
1/30giờ = 60phút : 30 = 2phút
Đáp số:2phút

Tài liệu đính kèm:

  • docchi tiet toan thu hai 1928.doc