Giáo án Toán học 5 - Tuần 3 đến tuần 25 - Trần Huy Hợi

Giáo án Toán học 5 - Tuần 3 đến tuần 25 - Trần Huy Hợi

LUYỆN TẬP

A. Mục tiêu : Giúp HS :

- Củng cố kĩ năng chuyển đổi hỗn số thành phân số.

- Củng cố kĩ năng làm tính, so sánh các hỗn số (bằng cách chuyển đổi hỗn số thành phân số rồi làm tính, so sánh).

B. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ

C. Các hoạt động dạy học :

 

doc 41 trang Người đăng hang30 Lượt xem 441Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán học 5 - Tuần 3 đến tuần 25 - Trần Huy Hợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Thứ hai ngày 13 tháng 9 năm 2010
LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu : Giúp HS :
- Củng cố kĩ năng chuyển đổi hỗn số thành phân số.
- Củng cố kĩ năng làm tính, so sánh các hỗn số (bằng cách chuyển đổi hỗn số thành phân số rồi làm tính, so sánh).
B. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ
C. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2HS lên bảng làm bài tập sau:
+Tính giá trị của biểu thức:
a.
b.
-GV nhận xét ,cho điểm HS
2.Dạy học bài mới:
a.Giới thiệu bài: Trong tiết học toán hôm nay chúng ta cùng làm các bài tập luyện tập về hỗn số.
GV ghi bảng tên bài.
b.Hướng dẫn luyện tập:
 *Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
-Yêu cầu HS tự làm bài, 2HS lên bảng làm bài.
-Yêu cầu 2HS vừa lên bảng trình bày cách làm của mình.
-GV nhận xét ,cho điểm HS.
-Gọi HS nhắc lại cách chuyển đổi từ hỗn số thành phân số.
 *Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài toán.
GV ghi bảng: a.
- Yêu cầu HS suy nghĩ tìm cách so sánh 2 hỗn số trên.
- GV nhận xét tất cả các cách HS đưa ra, khuyến khích các em chịu tìm tòi, phát hiện cách hay sau đó nêu: Để cho thuận tiện bài tập chỉ yêu cầu các em đổi hỗn số thành phân số rồi so sánh như so sánh 2 phân số.
- Gọi HS đọc bài làm của mình, GV ghi bảng kết quả so sánh:
b. ; c.
d.
 *Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
+ HS1:
a.
c.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng
GV nêu: Qua bài tập 3, em nào nhắc lại cho cô cách cộng (hoặc trừ) hai phân số cùng mẫu số, 
hai phân số khác mẫu số.
Nêu cách nhân (chia) 2phân số.
3.Củng cố, dặn dò :
-Tuyên dương, khen ngợi HS nắm chắc các kiến thức đã học.
-Dặn HS về nhà xem lại bài 
-2HS lên bảng làm bài, lớp làm vở nháp sau đó nhận xét bài trên bảng.
- HS lắng nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- HS đọc yêu cầu của bài
- 2HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét bài bạn.
- HS: Muốn chuyển đổi từ hỗn số thành phân số có:
+ TS bằng phần nguyên nhân với MS rồi cộng TS ở phần phân số.
+ MS bằng MS ở phần phân số.
-1HS đọc.
- HS trao đổi với nhau để tìm cách so sánh, sau đó phát biểu:
+ Chuyển cả 2 hỗn số về phân số rồi so sánh:
Ta có: .Vậy :
+ So sánh từng phần của hỗn số:
Ta có phần nguyên 3>2 
nên 
- 1số HS nêu miệng, lớp theo dõi và nhận xét.
- Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính.
- 2HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở
+ HS2:
b.
d.
- HS nhận xét bài
- 2HS lần lượt nêu, cả lớp lắng nghe để củng cố qui tắc cộng (trừ) hai phân số.
- HS nêu qui tắc nhân (chia) 2 phân số
TUẦN 4
Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2010
ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG GIẢI TOÁN
A. Mục tiêu: Giúp HS :
- Làm quen với các bài toán quan hệ tỉ lệ.
- Biết giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
B. Đồ dùng dạy học :
- Bảng số trong ví dụ 1 viết sẵn bảng phụ.
C. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1HS lên bảng chữa bài 3 của tiết trước
- GV nhận xét cho điểm HS
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trong giờ học toán này các em sẽ làm quen với dạng toán có quan hệ tỉ lệ và học cách giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
GV ghi bảng tên bài.
b. Tìm hiểu ví dụ về quan hệ tỉ lệ:
*Ví dụ : GV treo bảng có viết sẵn ND của ví dụ và yêu cầu HS đọc
?Một giờ người đó đi được bao nhiêu km?
?2 giờ người đó đi được bao nhiêu km?
?2 giờ gấp mấy lần 1 giờ?
?8 km gấp mấy lần 4 km?
?Như vậy khi thời gian gấp lên 2 lần thì quãng đường đi được gấp lên mấy lần?
?3 giờ người đó đi được bao nhiêu km?
?3 giờ so với 1 giờ gấp mấy lần?
?12 km so với 4 km thì gấp mấy lần?
?Khi thời gian gấp lên 3 lần thì quãng đường đi được gấp lên mấy lần?
?Qua ví dụ trên, em nào có thể nêu mối quan hệ giữa thời gian đi và quãng đường đi được?
- GV kết luận: Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
- Gọi vài HS nhắc lại kết luận trên
GV: Dựa vào mối quan hệ này chúng ta sẽ giải bài toán có lời văn.
*Bài toán:
- Gọi HS đọc bài toán trong SGK.
?Bài toán cho biết những gì?
?Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
-Yêu cầu HS suy nghĩ tìm cách giải bài toán.
-GV hướng dẫn cách giải bài toán:
+Giải bằng cách “rút về đơn vị”
?Biết 2 giờ ô tô đi được 90km làm thế nào tính được số km ô tô đi được trong 1giờ?
Biết 1 giờ ô tô đi được 45 km .Tính số km ô tô đi được trong 4 giờ?
Như vậy để trả lời câu hỏi của bài toán là “Hỏi 4 giờ ô tô đi được bao nhiêu km?”chúng ta đã làm như thế nào?
-Gọi 1HS lên trình bày bài giải .
Gvgiới thiệu: Bước tìm 1 giờ đi được bao nhiêu km, bước này là bước “rút về đơn vị”.Bài toán giải bằng cách “rút về đơn vị”.
+ Giải bằng cách “tìm tỉ số”:
?So với 2 giờ thì 4 giờ gấp mấy lần?
?Như vậy ,quãng đường 4 giờ đi được gấp mấy lần quãng đường 2 giờ đi được?Vì sao?
?Vậy 4 giờ đi được bao nhiêu km?
?Như vậy chúng ta đã làm như thế nào để tìm được quãng đường ô tô đi trong 4 giờ?
- Gọi 1HS lên trình bày bài giải
- GV giới thiệu: Bước so sánh 4 giờ gấp 2giờ mấy lần .Bước này là bước “tìm tỉ số”.Bài toán được giải theo cách “tìm tỉ số”.
?Như vậy chúng ta vừa giải bài toán trên theo mấy cách? Đó là những cách nào?
GV lưu ý HS :Khi gặp 1 bài toán ở dạng toán này các em có thể chọn 1 trong 2 cách trên để giải bài toán.
c.Luyện tập:
 *Bài 1:
-Gọi HS đọc bài toán
? Bài toán cho em biết gì?
Bài toán hỏi gì?
? Theo em, nếu giá tiền 1m vải không đổi, số tiền mua vải gấp lên thì số m vải mua được sẽ như thế nào?
Số tiền mua vải giảm đi thì số m vải mua được sẽ như thế nào?
?Em hãy nêu mối quan hệ giữa số tiền và số m vải.
-Yêu cầu HS làm bài
?Em đã giải bài toán theo cách nào?
?ở bài toán này có thể giải bằng cách “tìm tỉ số”không?Vì sao?
GV: Như vậy khi giải bài toán dạng này các em cần đọc kĩ đề bài, phân tích bài toán để lựa chọn cách giải cho phù hợp.
3.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét giờ học.
- 1HS lên bảng, lớp theo dõi sau đó nhận xét bài bạn
Bài giải
Nửa chu vi hình chữ nhật:
 120 : 2 = 60 (m)
Coi chiều rộng là 5 phần bằng nhau thì chiều dài là 7 phần như thế.
Tổng số phần bằng nhau là:
 5 + 7 = 12 (phần)
Chiều rộng của mảnh vườn là:
 ( 60 : 12 ) x 5 = 25 (m)
Chiều dài của mảnh vườn là:
 60 - 25 = 35 (m)
Diện tích mảnh vườn là:
 25 x 35 = 875 (m2)
 Đáp số : 875m2
-HS lắng nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- 1 giờ đi được 4 km
- 2giờ đi được 8 km
- 2 giờ gấp 2 lần 1 giờ
- 8 km gấp 2 lần 4 km
- Khi thời gian gấp lên 2 lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên 2 lần
- 3 giờ đi được 12 km
- 3 giờ gấp 1 giờ 3 lần
- 12 km gấp 3 lần 4 km
- Khi thời gian gấp lên 3 lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên 3 lần.
- HS trao đổi ,sau đó phát biểu ý kiến.
- HS nhắc lại
-2HS đọc to, lớp đọc thầm.
-2 giờ ô tô đi được 90 km
-4 giờ ô tô đi được bao nhiêu km ?
-1HS lên bảng tóm tắt, lớp làm nháp.
Tóm tắt:
2 giờ : 90 km
4giờ : ...km?
- HS trao đổi tìm cách giải,sau đó trình bày cách làm của mình.
-làm tính chia: 90 : 2 = 45 (km)
- Trong 4 giờ ô tô đi được:
45 x 4 = 180 (km)
- HS nêu:
+ Tìm số km ô tô đi trong 1giờ
+ Lấy số km đi được trong 1giờ nhân với 4
- 1HS lên bảng làm, lớp làm vở nháp
 Bài giải
Một giờ ô tô đi được số km là:
 90 : 2 = 45 (km)
4 giờ ô tô đi được số km là:
 45 x 4 = 180 (km)
 Đáp số : 180 km 
- 4 giờ gấp 2 lần 2 giờ
-gấp 2 lần vì khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần
- Trong 4 giờ đi được:
90 x 2 = 180 (km)
- HS nêu:
+ Tìm xem 4 giờ gấp 2 giờ mấy lần
+ Lấy 90 nhân với số lần vừa tính được.
- 1HS lên bảng làm, lớp làm nháp
 Bài giải
4 giờ gấp 2 giờ số lần là:
 4 : 2 = 2 (lần)
Trong 4 giờ ô tô đi được là:
 90 x 2 = 180 (km)
 Đáp số : 180 km
-theo 2 cách :rút về đơn vị và tìm tỉ số.
- 1HS đọc to, lớp theo dõi SGK
- 5m vải hết 80000 đồng
- 7m vải hết bao nhiêu tiền ?
-số m vải mua được sẽ tăng lên
-số m vải mua được sẽ giảm đi
- Khi số tiền gấp lên bao nhiêu lần thì số m vải mua được cũng tăng lên bấy nhiêu lần.
- 1HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở
 Bài giải
Mua 1m vải hết số tiền là:
80000 : 5 = 16000 (đồng)
Mua 7m vải hết số tiền là:
16000 x 7 = 112000 (đồng)
 Đáp số :112000 đồng
-theo cách “rút về đơn vị”
-không.Vì 7m so với 5m không tìm được số lần gấp.
TUẦN 5
Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2010
ÔN BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
A. Mục tiêu : Giúp HS củng cố về :
- Các đơn vị đo độ dài, mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, bảng đơn vị đo độ dài.
B. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 1.
C. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 1HS lên bảng làm bài tập sau:
Một ô tô cứ đi 100km thì tiêu thụ hết 13 l xăng. Nếu ô tô đó đi quãng đường dài 300km thì tiêu thụ hết bao nhiêu l xăng?
-GV nhận xét ,cho điểm HS.
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng ôn tập về các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán có liên quan đến đơn vị đo độ dài .
Ghi bảng tên bài
b.Hướng dẫn ôn tập:
 *Bài 1:
?Hãy kể tên các đơn vị đo độ dài đã học theo thứ tự từ lớn đến bé?
?Những đơn vị đo độ dài nào lớn hơn m ?Những đơn vị đo độ dài nào nhỏ hơn m ?
- GV treo bảng có sẵn ND bài tập 1, gọi HS đọc yêu cầu của bài.
?1 m bằng bao nhiêu dm?
Ghi vào cột 1m = 10dm
?1m bằng bao nhiêu dam
Ghi vào cột 1m = 
- Yêu cầu HS làm tiếp các cột còn lại trong bảng.
- Gọi HS đọc lại toàn bài
?Hai đơn vị đo độ dài liền nhau gấp (hoặckém) nhau bao nhiêu lần?
Gv: Trong 2 đơn vị đo độ dài liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng đơn vị lớn.
 *Bài 2:
GV: Dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các em hãy viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm.
-Yêu cầu HS vừa lên bảng nêu cách làm của mình.
 *Bài 3:(phần a,c)
- Gọi HS đọc yêu cầu và ND bài
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Y/C HS vừa lên bảng nêu cách làm.
- GV nhận xét, cho điểm HS
3.Củng cố, dặn dò :
- Gọi HS nhắc lại bảng đơn vị đo độ dài và mối quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liền nhau.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
-1HS lên bảng làm, lớp làm nháp, sau đó nhận xét bài bạn.
 Bài giải
300km gấp 100km số lần là:
 300 : 100 = 3 (lần)
Quãng đường đi dài 300km thì tiêu thụ hết số l xăng là:
 13 x 3 = 39 (l)
 Đáp số : 39 l 
- HS lắng nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 2HS nhắc lại.
- km,hm,dam,m,dm,cm,mm.
+ Đơn vị đo lớn hơn m là: km,hm,dam
+ Đơn vị đo nhỏ hơn m là: dm,cm,mm
- HS quan sát và đọc
- HS; 1m = 10dm
- 1m = 
- 2HS lên bảng làm. Lớp làm bằng chì vào SGK.
- 2HS đọc
-..gấp ... đọc yêu cầu của bài toán.
	- GV hướng dẫn hs áp dụng trực tiếp vào công thức để tính diện tích của hình tròn có bán kính r.
	- Gọi hs làm bảng phụ cả lớp làm vào vở.
	- Cho hs nhận xét bài làm của bạn.
 Kết quả: a, 78,5 cm2 ; b, 0,5024 dm2 ; c, 1,1304 m2
Bài 2:
	- GV nêu yêu cầu của bài.
	- Muốn tính diện tích hình tròn khi biết đường kính ta làm thế nào?
	- HS nêu sau đó cho các em làm và chữa bài. GV nhận xét thống nhất kết quả.
a, 113,04 cm2 ; b, 40,6944 dm2 ; c, 0,5024 m2
Bài 3: Hướng dẫn hs làm và chữa bài
Bài giải
 Diện tích của mặt bàn hình tròn là:
 45 x 45 x 3,14 = 6358,5 ( cm2)
 Đáp số: 6358,5 cm2
3. Cñng cè dÆn dß
	- Ôn quy tắc, công thức tính diện tích hình tròn.
______________________________
TUẦN 21
Thứ hai, ngày 24 tháng 01 năm 2011
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Tính diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học (hình chữ nhật, hình vuông ....)
	- Hoàn thành bài tập 1
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- Viết công thức tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình chữ nhật.
	- Gọi HS nhận xét.
2. Dạy học bài mới: 
HĐ 1: HS thực hành tính diện tích một số hình trong thực tế.
	- GV treo bảng phụ vẽ hình minh họa trong SGK trang 103.
-GV nêu yêu cầu: Tính diện tích mảnh đất có kích thước theo hình vẽ trên bảng.
	- GV hướng dẫn HS chia cắt hình đã cho về các hình cơ bản, rồi vận dụng công thức để tính.
	- Khuyến khích HS tìm nhiều cách giải khác nhau.
HĐ 2: Thực hành tính diện tích 
B ài1: H ướng dẫn hs chia hình đã cho thành hai hình chữ nhật, tính diện tích của chúng từ đó tính diện tích của cả mảnh đất.
Bài giải
Chiều dài của hình chữ nhật nằm ngang là:
 3,5+ 4,2 + 3,5 = 11,2 ( m)
Diện tích hình chữ nhật nằm ngang là:
 11,2 x 3,5 = 39,2 (m2)
Diện tích hình chữ nhật nằm dọc là:
 6,5 x 4,2 = 27,3 (m2)
Diện tích mảnh đất là:
 39,2 + 27,3 =66,5 (m2)
 Đáp số: 66,5 m2 
Bài2: 	GV hướng dẫn hs thực hiện tương tự như bài 1. Chia khu đất thành ba hình chữ nhật.
Bài giải
Chiều dài AD của hình chữ nhật ABCD là:
50 + 30 = 80 ( m)
Chiều rộng CD của hình chữ nhật ABCD là:
100,5 - 40,5 = 60 (m)
Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
80 x 60 = 4800 (m2)
Diện tích hai mảnh đất hình chữ nhật nhỏ là:
30 x 40,5 x 2 = 2430 (m2)
Diện tích của khu đất đó là:
2430 + 4800 = 7230 (m2)
 Đáp số: 7230 m2
3. Cñng cè dÆn dß: 
-Về ôn lại công thức tính diện tích các hình đã học.
-Khuyến khích HS khá giỏi tìm nhiều cách giải khác nhau.
TUẦN 22
Thứ 6 ngày 11 tháng 2 năm 2011
THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH.
I-Mục tiêu:
- HS có biểu tượng ban đầu về thể tích một hình.
- Biết so sánh thể tích của một hình.
- Thực hành đếm và so sánh thể tích của hai hình trong một số tình huống đơn giản.
	- Hoàn thành bài tập 1,2
II-Đồ dựng:
	- Một hình lập phương có màu rỗng, một hình hộp chữ nhật .
III-Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Dạy học bài mới: 
HĐ 1: Hình thành biểu tượng ban đầu và một số tính chất liên quan đến thể tích.
a.Ví dụ 1:
	- GV trưng bày đồ dựng trực quan,HS quan sát.
	- Hỏi:
	+ Hãy nêu tên 2 hình khối đó?
	+ Hình nào lớn hơn,hình nào nhỏ hơn?
	- GV giới thiệu: Hình hộp chữ nhật có thể tích lớn hơn và hình lập phương có thể tí ch nhỏ hơn.
	- GV đặt hình lập phương vào bên trong hình hộp chữ nhật.
	- Hãy nêu vị trí của hai hình khối?(hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật)
	-Giới thiệu: Đại lượng xác định mức độ lớn nhỏ của thể tích các hình gọi là đại lượng thể tích.
b.Ví dụ 2:
	- GV treo hình minh họa.
	- Mỗi hình C và D được tạo bởi mấy hình lập phương nhỏ?
	- Ta nói thể tích hình C bằng thể tích hình D.
c.Ví dụ 3:
	- GV đưa ra 6 hình lập phương và xếp như hình ở SGK trang 114.
	- HS tách hình xếp được thành 2 phần.
	- Hình P gồm mấy hình lập phương?
	- Khi tách hình P thành hai hình M và N thì số hình lập phương trong mỗi hình là bao nhiêu?
	- Hãy nhận xét về mối quan hệ giữa số lượng hình lập phương của các hình?
	- GV kết luận.
HĐ 2: Thực hành:
Bài1:
	- HS đọc đề bài và tự quan sát hình đó cho,trả lời.
	- Hãy nêu cách tìm?
	+ Đếm trực tiếp trên hình.
	+ Đếm số lập phương nhỏ của mỗi lớp rồi nhân với số lớp
Bài 2:
	- HS đọc đề bài và thảo luận nhóm 2,trình bày kết quả thảo luận.
	- HS nêu cách làm.
Bài 3: Nếu còn thời gian thì hướng dẫn thêm.
	- Các nhóm chuẩn bị đồ dùng học tập gồm 6 hình lập phương.
	- Tìm cách xếp các hình lập phương thành các hình hộp chữ nhật.
	- Nhóm nào xếp được nhiều cách hơn thì nhóm đó thắng cuộc.
	- GV kết luận: các hình có kích thước, hình dạng khác nhau nhưng thể tích của chúng có thể bằng nhau.
3. Cñng cè dÆn dß
	- Nắm một số tính chất có liên quan đến thể tích của một hình.
__________________________________________
TUẦN 23
Thứ 2 ngày 14 tháng 2 năm 2011
XĂNG-TI-MÉT KHỐI- ĐỀ-XI-MÉT KHỐI.
I-Mục tiêu: Giúp HS:
	 - Có biểu tượng về cm3, dm3
 - Biết tên gọi , kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích: xăng -ti -mét khối, đề-xi -mét khối.
 - Biết mối quan hệ giữa xăng- ti- mét khối và đề-xi- mét khối.
 - Vận dụng để giải bài toán có liên quan đến xăng- ti- mét khối, đề- xi - mét khối.
- HS hoàn thành bài tập 1,2(a)
II-Đồ dùng:
	- Mô hình hình lập phương 1dm3 và 1cm3.
- Hình vẽ minh họa cạnh hình lập phương 1 dm và hình lập phương cạnh 1 cm.
III-Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- Đại lượng thể tích là gì?
	- So sánh thể tích các hình ở bài tập 3?
2. Dạy học bài mới: 
HĐ 1: Hình thành biểu tượng cm3,dm3 và quan hệ giữa hai đơn vị đo thể tích.
a. Xăng-ti-mét khối:
	- GV trình bày vật mẫu hình lập phương có cạnh 1 cm.
	- Đây là hình khối gì? Có kích thước là bao nhiêu?
	- GV: Thể tích của hình lập phương này là 1 cm3.
	- Em hiểu cm3 là gì?(Là thể tích của một hình lập phương có cạnh dài là một cm).
	- Xăng –ti-mét khối viết tắt là cm3.
b. Đề-xi-mét khối.
	- GV trình bày mẫu vật khối lập phương cạnh 1 dm,HS xác định kích thước vật thể.
	- GV: Hình lập phương này có thể tích là 1dm3.
	- Vậy dm3 là gì?
	- Đề-xi-mét khối viết tắt là dm3.
c. Quan hệ giữa cm3 và dm3.
	- GV trưng bày hình minh họa.
	- Có một hình lập phương có cạnh dài 1 dm.Vậy thể tích của hình lập phương đó bằng bao nhiêu?
	- Chia cạnh của HLP đó thành 10 phần bằng nhau,mỗi phần có kích thước là bao nhiêu?
	- Hãy tìm cách xác định số lượng HLP cạnh 1 cm?
	- Thể tích HLP có cạnh 1 cm là bao nhiêu?
	- Vậy 1 dm3 bằng bao nhiêu cm3?
 1 dm3 = 1000 cm3
 Hay 1000 cm3 = 1 dm3
HĐ 2:Thực hành đọc,viết và chuyển đổi đơn vị đo thể tích.
Bài 1: 
	- HS đọc đề bài,GV giúp hs nắm rõ yêu cầu của bài.
	- HS làm bài vào vở
	- Gọi HS tiếp nối nhau chữa bài.
Bài 2: GV cho hs làm bài vào vở
	- Đổi số đo từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ,ta chỉ việc nhân nhẩm số đo với 1000.
	- Đổi số đo từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn,ta chia nhẩm số đo cho 1000.
3. Cñng cè dÆn dß
	- Nhớ mối quan hệ giữa hai đơn vị đo cm3 và dm3.
	- Hoàn thành bài tập trong SGK.
TUẦN 24
Thứ 2 ngày 20 tháng2 năm 2011
LUYỆN TẬP CHUNG.
I-Mục tiêu:
- Biết vận dụng các công thức tính diện tích,thể tích các hình đã học để giải bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.
	- Hoàn thành bài tập1,2
II-Đồ dùng: Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- HS nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
	- HS và GV nhận xét.
2. Dạy học bài mới: 
HĐ 1: Củng cố kiến thức.
	Gv cho hs nhắc lại công thức tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
HĐ 2: Luyện tập:
Bài 1: GV gọi HS nêu yêu cầu của bài
- GV gọi hs tóm tắt bài toán. Cho một em lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Diện tích một mặt hình lập phương là:
2,5 x 2,5 = 6,25 (cm2)
Diện tích toàn phần hình lợp phương là:
6,25 x 6 = 37,5 (cm2)
Thể tích hình lập phương là:
6,25 x 2,5 = 15,625 (cm2)
 Đáp số: 6,25 cm2 ; 37,5cm2 ; 15,625 cm2
Bài 2: 
	- HS nêu yêu cầu của bài.
	- HS làm bài vào vở sau đó phát biểu kết quả, GV hướng dẫn lớp nhận xét thống nhất kết quả.
Bài 3: Nếu còn thời gian thì hướng dẫn thêm.
GV gợi ý:
	- Khối gỗ ban đầu là hình gì? kích thước bao nhiêu?
	- Khối gỗ cắt đi là hình gì? Kích thước là bao nhiêu?
	- Muốn tính thể tích gỗ còn lại ta làm thế nào?
Bài giải
Thể tích khối gỗ hình hộp chữ nhật là:
9 x 6 x 5 = 270 (cm3)
Thể tích của khối gỗ hình lập phương cắt đi là:
4 x 4 x 4 = 64 (cm3)
Thể tích phần gỗ còn lại là:
270 - 64 = 206 (cm3)
 Đáp số: 206 cm3
3. Cñng cè dÆn dß:
- Ôn lại các công thức đã học.
- Hoàn thành bài tập trong SGK.
TUẦN 25
Thứ 4 ngày 2 tháng 3 năm 2011.
CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN.
I-Mục tiêu: Giúp HS biết:
	-Biết cách thực hiện phép cộng số đo thời gian.
	-Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
	-Hoàn thành bài tập1 (dòng 1,2); bài 2
II-Hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ: 
-Gọi 2 HS làm các bài tập:
a. 72 phút = .... giờ ; 270 phút =.... giờ.
b. 30 giây = ... phút ; 135 giây = ....phút.
-GV nhận xét,cho điểm.
2. Dạy học bài mới: 
HĐ 1: Hình thành kĩ năng cộng số đo thời gian.
*GV nêu VD 1 trong SGK.
	- Bài toán yêu cầu gì?
	- Yêu cầu HS thảo luận cách đặt tính và thực hiện phép tính.
	- HS nêu cách đặt tính.
	3 giờ 15 phút
 + 2 giờ 35 phút
	5 giờ 50 phút
 Vậy : 2giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = 5 giờ 50 phút	
*GV nêu VD 2 trong SGK.
	-Yêu cầu HS nêu phép tính.
	-HS thảo luận nhóm đôi tìm cách đặt tính và tính.
	-Hỏi: Nhận xét gì về số đo của đơn vị bé hơn?
	-GV giới thiệu: Khi số đo lớn hơn ta nên chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn.
	VD: 83 giây = bao nhiêu phút,bao nhiêu giây?
	-Yêu cầu HS nhắc lại cách cộng số đo thời gian.
HS nhận xét : 
 Khi cộng số đo thời gian cần cộng các số đo theo từng loại đơn vị.
 Trong trường hợp số đo theo đơn vị phút , giây lớn hơn hặc bằng 60 thì cần đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề.
HĐ 2: Rèn kĩ năng cộng hai số đo thời gian.
Bài 1: - HS nêu yêu cầu của bài.
	-Gọi 4 HS lên bảng thực hiện phép tính.
	-HS nhận xét,GV đánh giá.
	-Hãy so sánh cách đặt tính và tính các số do thời gian với cách đặt tính và tính với số tự nhiên.
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài, GV lưu ý hs.
	Chú ý: Trong giải toán có lời văn,ta chỉ viết kết quả cuối cùng vào phép tính,bỏ qua các bước đặt tính (chỉ ghi ra nháp).Viết kèm đơn vị đo với số đo và không cần đặt đơn vị đo nào vào ngoặc đơn.
- HS làm bài vào vở, gv chấm nhận xét.
Bài giải
Thời gian đi từ nhà đến viện bảo tàng lịch sử là:
35 phút + 2 giờ 20 phút = 2 giờ 55 phút
 Đáp số: 2 giờ 55 phút
3. Cñng cè dÆn dß
Ôn lại cách thực hiện phép cộng số đo thời gian

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Toan lop 5 Tuan 3tuan 25.doc