Giáo án Toán học 5 - Tuần thứ 15

Giáo án Toán học 5 - Tuần thứ 15

TOÁN:

TỈ SỐ PHẦN TRĂM

I. MỤC TIÊU:

- Bước đầu nhận biết về tỉ số phần trăm.

- Biết viết một số phân số dưới dạng tỉ số phần trăm.

- HS làm được BT1,BT2. HS khá giỏi làm thêm BT3.

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào thực tế cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ:

+ GV: Bảng nhóm.

+ HS: SGK, vở, vở nháp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG:

1. Kiểm tra

- Đặt tính và tính:

a. 266,22 : 34

b. 483 : 35

- Giáo viên nhận xét và cho điểm.

2. Bài mới: Tỉ số phần trăm.

a. Giới thiệu khái niệm “Tỉ số phần trăm”

 

doc 6 trang Người đăng hang30 Lượt xem 564Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học 5 - Tuần thứ 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LớP 5
Tuần 15
Thứ năm ngày 9 tháng 12 năm 2010
TOáN:
Tỉ Số PHầN TRĂM 
I. Mục tiêu:
- Bước đầu nhận biết về tỉ số phần trăm.
- Biết viết một số phân số dưới dạng tỉ số phần trăm.
- HS làm được BT1,BT2. HS khá giỏi làm thêm BT3.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào thực tế cuộc sống. 
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bảng nhóm.
+ HS: SGK, vở, vở nháp.
III. Các hoạt động:
1. Kiểm tra
- Đặt tính và tính:
a. 266,22 : 34
b. 483 : 35
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới: Tỉ số phần trăm.
a. Giới thiệu khái niệm “Tỉ số phần trăm” 
*Ví dụ 1:
- Gv nêu bài toán như sgk
- Y/c HS tìm tỉ số của DT trồng hoa và DT vườn hoa.
- Y/c HS quan sát hình vẽ, GV giới thiệu:
+ DT vườn hoa: 100 m2 
+ DT trồng hoa hồng: 25 m2 
+ Tỉ số của DT trồng hoa và DT vườn hoa là: 
- Ta viết = 25%, đọc là hai mươi lăm phần trăm.
- Ta nói: Tỉ số phần trăm của DT trồng hoa hồng và DT vườn hoa là 25% hoặc DT trồng hoa hồng chiếm 25% DT vườn hoa.
- Gọi HS đọc, viết 25%.
*Ví dụ 2:
- GV nêu bài toán như sgk.
- Y/c HS tính tỉ số giữa số HS giỏi và HS toàn trường.
- Hãy viết tỉ số giữa số HS giỏi và số HS toàn trường dưới dạng phân số thập phân
- Hãy viết dưới dạng tỉ số phần trăm.
- Vậy số HS giỏi chiếm bao nhiêu phần trăm số HS toàn trường?
Tỉ số 20% cho ta biết cứ 100 hs trong trường thì có 20 em HS giỏi.
- GV hướng dẫn:
+ Viết các phân số đó thành phân số thập phân.
+ Viết các PSTP dưới dạng tỉ số phần trăm.
b. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- Y/c HS làm bài.
- GV giúp HS chậm.
- Gọi HS nêu kết quả.
Bài 2
- Gọi HS đọc bài toán.
- GV hướng dẫn:
+ Mỗi lần kiểm tra bao nhiên sản phẩm?
+ Có bao nhiêu sản phẩm đạt chuẩn?
+ Tìm tỉ số giữa số sản phẩm đạt chuẩn và số sản phẩm được kiểm tra?
- Y/c HS trình bày bài giải.
- Gv nhận xét, kết luận.
Bài 3:
- Y/c HS đọc bài toán và tự làm.
- GV giúp HS yếu.
- GV đính bảng chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò
- YC HS nêu cách đọc và viết tỉ số phần trăm.
- Nhận xét tiết học.
Thể dục
Bài thể dục phát triển chung - Trò chơi: Thỏ nhảy
(Giáo viên bộ môn dạy)
ĐạO ĐứC:
TÔN TRọNG PHụ Nữ (tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
- Tôn trọng quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
HS khá giỏi biết vì sao phải tôn trọng phụ nữ.Biết chăm sóc giúp đỡ chị em gái,bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
- Có thái độ tôn trọng phụ nữ.
* TT HCM: Lòng nhân ái, vị tha.
*KNS: Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với phụ nữ); kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới phụ nữ và kĩ năng giao tiếp, ứng xử với người bà, mẹ,chị em gái, cô giáo, các bạn gái và những người phụ nữ khác ngoài xã hội.
II. Chuẩn bị: 
- GV + HS: - Sưu tầm các bài thơ, bài hát, ca ngợi người phụ nữ nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng.
III. Các hoạt động:
1. KTBC 
- Kể những công việc của người phụ nữ trong xã hội mà em biết?
- Vì sao phải tôn trọng phụ nữ?
- Nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu: Tôn trọng phụ nữ (tiết 2).
*KNS: Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới phụ nữ và kĩ năng giao tiếp
b. Các hoạt động: 
*Hoạt động 1: Xử lí tình huống.
- Chia lớp thành 6 nhóm, y/c HS thảo luận xử lí các bài tập 3 sgk..
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, kết luận
*Hoạt động 2: Làm bài tập 4 sgk 
- GV phát phiếu bài tập, y/c HS thảo luận để hoàn thành.
- Mời HS trình bày.
- GV nhận xét, kết luận.
*Hoạt động 3: Ca ngợi phụ nữ VN.
+ Ngày 8 tháng 3 là ngày Quốc tế phụ nữ.
+ Ngày 20 tháng 10 là ngày phụ nữ VN.
+ Hội phụ nữ, câu lạc bộ của nữ danh nhân là tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ.
 *KNS: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với người bà, mẹ,chị em gái, cô giáo, các bạn gái và những người phụ nữ khác ngoài xã hội.
3. Củng cố - Dặn dò :
Y/c HS chọn một câu chuyện, bài hát hoặc bài thơ,.. ca ngợi phụ nữ VN.
- Nhận xét, tuyên dương.
LUYệN Từ Và CÂU:
 TổNG KếT VốN Từ
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ,ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn theo yêu cầu của BT1, BT2. Tìm được một số từ ngữ tả hình dáng của người theo yêu cầu của BT3.(Chọn 3 trong số 5 ý a,b,c,d,e).
- Viết được đoạn văn tả hình dáng người thân khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT4.
- Giáo dục học sinh yêu Tiếng Việt, hình thành ở các em tình cảm đẹp về gia đình, thầy cô, bạn bè qua các thành ngữ, tục ngữ.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Giấy khổ to, bảng phụ, phiếu bài tập.
III. Các hoạt động:
1. Kiểm tra
- GV nêu câu hỏi:
+ Thế nào là hạnh phúc?
+ Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ hạnh phúc?
Giáo viên nhận xét - cho điểm.
2. Bài mới: Tổng kết vốn từ
Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài tập.
- Y/c HS thảo luận theo bàn để hoàn thành bài tập trên.
- Mời HS trình bày.
- GV nhận xét, kết luận.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Y/c HS tự làm bài.
- GV giúp HS yếu.
- Gọi HS nêu cân thành ngữ, tục ngữ mình vừa tìm được.
- GV ghi bảng nhận xét.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận bài tập và ghi kết quả vào phiếu.
- Mời HS trình bày.
- GV nhận xét, kết luận.
Bài 4
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Y/c HS tự làm bài.
- GV đính bảng chữa bài, nhận xét.
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- GV nhận xét, sửa chữa.
3. Củng cố- dặn dò
- HS thi đua đối đáp 2 dãy tìm thành ngữ, tục ngữ ca dao về thầy cô, gia đình, bạn bè.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
LịCH Sử:
CHIếN THắNG BIÊN GIớI THU ĐÔNG 1950
I. Mục tiêu:
- Tường thuật sơ lược được diễn biến chiến dịch Biên giới trên lược đồ:
+ Ta mở chiến dịch biên giới nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.
+ Mở đầu ta tấn công cứ điểm Đông Khê.
+ Mất Đông Khê địch rút quân khỏi Cao Bằng theo Đường số 4. Đồng thời đưa lực lượng lên để chiếm lại Đông Khê.
+ Sau nhiều ngày giao tranh quyết liệt, quân Pháp đóng trên đường số 4 phải rút chạy .
+ Chiến dịch Biên giới thắng lợi. Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.
- Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu: Anh La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu.
- Giáo dục học sinh về tinh thần chịu đựng gian khổ trong mọi hoàn cảnh.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bản đồ hành chính Việt Nam. (chỉ biên giới Việt-Trung).
+ Lược đồ chiến dịch biên giới.
+ Sưu tầm tư liệu về chiến dịch biên giới.
+ Phiếu thảo luận.
+ HS: SGV, sưu tầm tư liệu chiến dịch biên giới.
III. Các hoạt động :
1. Kiểm tra
Thu Đông 1947, Việt Bắc mồ chôn giặc Pháp.
Nêu diễn biến sơ lược về chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947?
Nêu ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947?
Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu: Chiến thắng biên giới thu đông 1950.
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Nguyên nhân địch bao vây biên giới.
- Y/c HS đọc: Từ 1948 ..đường liên lạc quốc tế và nêu lí do ta mở chiến dịch biên giới thu đông.
- HS thảo luận theo cặp.
- Hs nêu.
- GV nhận xét, kết luận: Quân ta quyết định mở chiến dịch nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.
*Hoạt động 2: Diễn biến, kết quả chiến dịch biên giới thu đông 1950:
- Chia nhóm, phát phiếu thảo luận:
+ Nhóm 1+2: Trận đánh mở màng cho chiến dịch là trận nào? Hãy thuật lại trận đánh đó?
+ Nhóm 3 + 4: Sau khi mất Đông Khê, địch làm gì? Quân ta làm gì?
+ Nhóm 5 + 6: Nêu kết quả của chiến dịch biên giới thu đông 1950?
- Mời các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, kết luận., 
*Hoạt động 3: ý nghĩa của chiến dịch biên giới thu đông 1950
GV nêu câu hỏi;
+ Nêu điểm khác chủ yếu của chiến dịch biên giới thu đông và chiến dịch VB – TĐ 1947?
+ Điều đó cho thấy sức mạnh của quân và dân ta như thế nào so với những ngày đầu kháng chiến?
+ Chiến thắng biên giới thu đông 1950 đem lại kết quả gì cho cuộc kháng chiến của ta?
+ Chiến thắng biên giới thu đông 1950 có tác dụng thế nào đến địch? Mô tả những điều em thấy trong hình 3?
- Học sinh lắng nghe và quan sát bản đồ.
Nhận xét, kết luận: Thắng lợi của chiến dịch BGTĐ 1950 tạo một chuyển biến cơ bản cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, đưa kháng chiến vài giai đoạn mới, giai đoạn chúng ta nắm quyền chủ động tiến công, phản công trên chiến trường bắc bộ.
*Hoạt động 4: Bác Hồ trong chiến dịch BGTĐ 1950. Gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn cầu
- Y/c HS làm việc cá nhân, xem hình minh họa 1 và nói rõ suy nghĩ của em về Bác Hồ trong chiến dịch 1950.
- Hãy kể những điều em biết về gương chiến đấu dũng cảm của anh la Văn Cầu. Em có suy nghĩ gì về anh và tinh thần chiến đấu của bộ đội ta?
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố- dặn dò
- Gọi HS đọc nội dung bài học
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau, 

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 5 T15.doc