Giáo án Toán học lớp 5 - Vận tốc

Giáo án Toán học lớp 5 - Vận tốc

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Nắm được khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vận tốc.

- Giúp hs biết tính được vận tốc của một chuyển động đều.

 2. Kĩ năng:

 - Làm được các bài tập trong sgk.

 - Củng cố kĩ năng đổi đơn vị đo thời gian.

 3. Thái độ:

 - Nghiêm túc trong học tập, làm các bài tập giáo viên yêu cầu.

 

doc 5 trang Người đăng hang30 Lượt xem 747Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học lớp 5 - Vận tốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Tên bài	: Vận tốc
Lớp	: 5/2
Giáo viên hướng dẫn	: Ngô Thị Mai Hoa
Sinh viên thực hiện	: Huỳnh Thị Ngoc Nhân
Ngày soạn	: 22/2/2012
Ngày dạy	: 2/3/2012
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Nắm được khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vận tốc.
- Giúp hs biết tính được vận tốc của một chuyển động đều.
 2. Kĩ năng:
 - Làm được các bài tập trong sgk.
 - Củng cố kĩ năng đổi đơn vị đo thời gian.
 3. Thái độ:
 - Nghiêm túc trong học tập, làm các bài tập giáo viên yêu cầu.
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
 - SGK, SGV
 - Bảng phụ ghi đề bài toán 2.
 2. Học sinh:
 - SGK, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 phút
4 phút
2 phút
16 phút
14 phút
3 phút
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 hs lên làm bài, hs dưới lớp làm vào vở nháp.
 Viết số thích hợp vào chỗ trống:
a) 2 phút 5 giây = ... giây
 135 phút = ... giờ
b) 3 giờ 10 phút = ... phút
 95 giây = ... phút
- Gọi hs nhận xét.
- Gv nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
- Trong thực tế khi quan sát các chuyển động trên đường: chuyển động của ô tô, xe máy, xe đạp ta thấy xe nào chạy nhanh hơn?
- Gv xác nhận câu trả lời của hs và giới thiệu: Người ta gọi mức độ nhanh, chậm của một chuyển động là vận tốc của chuyển động đó.Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về vận tốc của một chuyển động.
- Gv ghi đề bài lên bảng. 
b. Hoạt động 1: Tìm hiểu về vận tốc.
* Bài toán 1:
- Gv nêu bài toán trong SGK.
- Cho 2 hs đọc lại đề toán.
- Gv ghi bảng, hướng dẫn hs phân tích đề toán.
 + Bài toán cho ta biết gì?
 + Bài toán hỏi điều gì?
- Gọi 1 hs lên bảng tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.
- Cho hs nhận xét.
- Gv: Muốn tính mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu ki-lô-mét ta làm thế nào? 
- Gọi 1 hs lên bảng làm, cả lớp làm bảng nhóm.
- Cho hs nhận xét.
- Gv nhận xét và nêu: Mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km. Ta nói vận tốc trung bình hay nói vắn tắt vận tốc của ô tô là bốn mươi phẩy năm ki-lô-mét giờ, viết tắt là 42,5 km/giờ.
- Yêu cầu 1 hs nhắc lại.
- Gv: Vậy vận tốc của ô tô là:
 170 : 4 = 42,5 km/giờ
 km giờ km/giờ
- Trong bài toán 170 gọi là gì? 4 gọi là gì?
- Quãng đường được tính theo đơn vị nào?
- Vậy muốn tính vận tốc ta làm thế nào?
- Cho hs nhận xét.
- Gv nhận xét và ghi phần ghi nhớ lên bảng.
- Gv nêu; Nếu gọi quãng đường là s, thời gian là t và v là vận tốc. Em hãy ghi công thức tính vận tốc.
Cho hs nhận xét.
- Nhận xét.
- Gọi 2 hs nhắc lại cách tính vận tốc và công thức tính vận tốc.
- Hỏi: Vậy vận tốc của một chuyển động cho ta biết gì?
- Nhận xét.
 Để hiểu rõ hơn về vận tốc và cách tính vận tốc, cô trò chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài toán 2.
* Bài toán 2: 
- Treo bảng ghi đề bài toán, yêu cầu 1 hs đọc lại đề bài.
- Bài toán cho ta biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Vậy muốn tính vận tốc ta làm thế nào?
- Cho hs nhận xét.
- Nhận xét.
- Gọi 1 hs lên bảng làm, cả lớp làm bảng nhóm.
- Cho hs nhận xét.
- Nhận xét.
- Vận tốc chạy của người đó là 6 m/giây cho em biết điều gì?
- Đơn vị của vận tốc trong bài này là gì? Vì sao?
- Nhận xét và kết luận: Như vậy đơn vị đo vận tốc phụ thuộc vào đơn vị đo quãng đường và đơn vị đo thời gian. 
 Các em vừa tìm hiểu về vận tốc, công thức và cách tính vận tốc. Để giúp các em khắc sâu kiến thức này, chúng ta đi vào phần luyện tập.
c. Hoạt động 2: Luyện tập.
* Bài 1.
- Gọi 1 hs đọc đề bài.
- Hỏi:
 + Bài toán cho ta biết gì?
 + Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
 + Vậy muốn tính vận tốc ta làm thế nào?
- Cho hs nhận xét.
- Gọi 1 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- Cho hs nhận xét.
- Nhận xét.
* Bài 2.
- Gọi 1 hs đọc đề bài.
- Hỏi:
 + Bài toán cho ta biết gì?
+ Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Gọi 1 hs lên bảng, cả lớp làm bảng nhóm.
- Cho hs nhận xét.
- Nhận xét, đánh giá.
* Bài 3.
- Gọi hs đọc đề bài.
- Yêu cầu hs gạch chân dưới các yếu tố đã biết và điều đề bài hỏi. 
- Em có nhận xét gì về số đo thời gian của bài toán?
- Chúng ta đổi số đo thời gian về đơn vị đo nào? Vì sao? 
- Cho 1 hs lên bảng, cả lớp làm bài vào vở.
- Cho hs nhận xét.
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò:
 a. Củng cố:
- Muốn tính vận tốc ta làm thế nào?
- Nêu công thức tính vận tốc?
- Đơn vị đo vận tốc phụ thuộc vào các yếu tố nào?
 b. Dặn dò:
- Hoàn thành các bài tập vào vở.
- Chuẩn bị bài Luyện tập.
- 2 hs lên bảng làm.
a) 125 giây
 2,25 giây
b) 190 phút
 1,5 phút
- Nhận xét.
- Trả lời:
+ Xe ô tô chạy nhanh nhất.
+ Xe máy và xe đạp chạy chậm hơn.
- Lắng nghe.
- Ghi đề bài vào vở.
- Lắng nghe.
- 2 hs đọc.
+ ô tô đi được quãng đường dài 170 km hết 4 giờ.
+ Trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu km.
- 1 hs lên tóm tắt:
- Nhận xét.
- Ta lấy km đã đi trong 4 giờ chia đều cho 4.
- Hs làm bài: 
Trung bình mỗi giờ ô tô đi được là: 170:4 = 42,5 (km/giờ)
- Nhận xét.
- Lắng nghe
- 1 hs nhắc lại.
- 170 gọi là quãng đường, 4 được gọi là thời gian.
- Quãng đường được tính theo đơn vị là km.
- Ta lấy quãng đường chia cho thời gian.
- Nhận xét.
- Lắng nghe và ghi vào vở.
- v = s : t
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- 2 hs nhắc lại.
- Vận tốc của một chuyển động cho ta biết mức độ nhanh chậm của chuyển động trong một đơn vị thời gian.
- Lắng nghe.
 - 1 hs đọc.
- 1 người chạy được 60m trong 10 giây.
- Tính vận tốc chạy của người đó.
- Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian.
- Nhận xét.
- 1 hs lên bảng, cả lớp làm bảng nhóm:
 + Vận tốc chạy của người đó là:
 60 : 10 = 6 (m/giây)
 Đáp số: 6 m/giây
- Nhận xét.
- Trung bình mỗi giây người đó chạy được 6 m.
- m/giây. Vì đơn vị đo của quãng đường là m, đơn vị đo của thời gian là giây.
- Lắng nghe.
- 1 hs đọc đề bài.
- Trả lời:
 + Trong 3 giờ người đi xe máy đi được 105 km.
 + Tính vận tốc của người đi xe máy.
 + Ta lấy quãng đường chia cho thời gian.
- Nhận xét.
- 1 hs lên bảng, cả lớp làm vào vở.
 + Vận tốc của người đi xe máy là:
 105 : 3 = 35 (km/giờ)
 Đáp số: 35 km/giờ.
- Nhận xét.
- 1hs đọc.
- Trả lời:
 + Một máy bay bay được 1800 km trong 2,5 giờ.
 + Tính vận tốc của máy bay.
- 1hs lên bảng, cả lớp làm vào bảng nhóm.
 + Vận tốc của máy bay là:
 1800 : 2,5 = 720 (km/giờ)
 Đáp số: 720 km/giờ.
- Nhận xét.
- 1 hs đọc.
- Hs thực hiện theo yêu cầu.
- Số đo thời gian trong bày này có hai đơn vị đo.
- Đổi số đo thời gian về cùng một đơn vị đo là giây. Vì bài toán yêu cầu tính vận tốc theo m/giây.
- Hs làm bài.
 + Đổi 1 phút 20 giây = 80 giây.
 Vận tốc chạy của người đó là:
 400 : 80 = 5 (m/giây)
 Đáp số: 5 m/giây.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- 1 hs: Ta lấy quãng đường chia cho thời gian.
- 1 hs: v = s : t trong đó, v là vận tốc, s là quãng đường, t là thời gian.
- Phụ thuộc vào đơn vị đo quãng đường và đơn vị đo thời gian.
- Làm theo yêu cầu.
Phú Bài, ngày ... tháng ... năm 2012
Giáo viên hướng dẫn

Tài liệu đính kèm:

  • docvan toc.doc