Giáo án Toán khối 5 - Kì I - Tuần 1 đến tuần 18

Giáo án Toán khối 5 - Kì I - Tuần 1 đến tuần 18

Tuần 1: Tiết 1: Ôn tập khái niệm về phân số

I. MỤC TIÊU:

Giúp HS:

- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số; đọc, viết phân số.

- Ông tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình vẽ trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số.

- GV hướng dẫn HS quan sát từng tấm bìa rồi nêu tên gọi phân số, tự viết phân số đó và đọc phân số. Chẳng hạn:

- Cho HS quan sát miếng bìa rồi nêu: Một băng giấy được chia thành 3 phần bằng nhau, tô màu 2 phần, tức là tô màu hai phần ba băng giấy, ta có phân số (viết lên bảng): ; đọc là: hai phần ba.

 

doc 133 trang Người đăng hang30 Lượt xem 461Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán khối 5 - Kì I - Tuần 1 đến tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày .... tháng .... năm 2006
Tuần 1: Tiết 1: Ôn tập khái niệm về phân số
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số; đọc, viết phân số.
- Ông tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số. 
II. Đồ dùng dạy học.
- Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình vẽ trong SGK. 
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số. 
- GV hướng dẫn HS quan sát từng tấm bìa rồi nêu tên gọi phân số, tự viết phân số đó và đọc phân số. Chẳng hạn: 
- Cho HS quan sát miếng bìa rồi nêu: Một băng giấy được chia thành 3 phần bằng nhau, tô màu 2 phần, tức là tô màu hai phần ba băng giấy, ta có phân số (viết lên bảng): ; đọc là: hai phần ba. 
Gọi một vài HS nhắc lại. 
- Làm tương tự với các tấm bìa còn lại. 
- Cho HS chỉ vào các phân số ; ; ; và nêu, chẳng hạn: hai phần ba, năm phần mười, ba phần tư, bốn mươi phần trăm là các phân số. 
Hoạt động 2: Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số. 
- GV hướng dẫn HS lần lượt viết 1: 3; 4: 10; 9:2;  dưới dạng phân số. Chẳng hạn:1 : 3 = ; rồi giúp HS tự nêu: một phần ba là thương của 1 chia 3. Tương tự với các phép chia còn lại. GV giúp HS nêu như ý 1) Trong SGK. (Có thể dùng phân số để ghi kết quả phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0. Phân số đó cũng được gọi là thương của phép chia đã cho).
- Tương tự như trên đối với các chú ý 2) 3), 4).
Hoạt động 3: Thực hành
GV hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập 1, 2, 3, 4 và 5 trong vở bài tập Toán 5 rồi chữa bài. Nếu không đủ thời gian thì chọn một số trong các nội dung từng bài tập để HS làm tại lớp, số còn lại chọn một nửa hoặc hai phần ba số lượng bài trong từng bài 3, 4, 5. Khi chữa bài phải chữa theo mẫu. 
IV. Dặn dò.
Về làm bài tập trong SGK.
Ngày .... tháng .... năm 2006
Tuần 1:
 Tiết 2: Ôn tập tính chất cơ bản của phân số
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Nhớ lại tính chất cơ bản của phân số. 
- Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân số, qu8a đồng mẫu số các phân số. 
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Ôn tập tính chất cơ bản của phân số. 
5x
6x
- GV hướng dẫn HS thực hiện theo ví dụ 1, chẳng hạn có thể nêu thành bài tập dạng: = = , HS chọn một số thích hợp để điền số đó vào ô trống. (Lưu ý HS, đã điền số nào vào ô trống phía trên gạch ngang thì cũng phải điền số đó vào ô trống phía dưới dạng gạch ngang, và số đó phải là số tự nhiên khác 0). Tiếp đó HS tự tính các tích rồi viết viết tích vào chỗ chấm thích hợp. Chẳng hạn: 
 = hoặc =;.
Cho HS nêu nhận xét thành một câu khái quát như SGK. 
- Tương tự với ví dụ 2.
- Sau cả 2 ví dụ, GV giúp HS nêu toàn bộ tính chất cơ bản của phân số (như SGK).
 Hoạt động 2: ứng dụng tính chất cơ bản của phân số. 
- GV hướng dẫn HS tự rút gọn phân số . Lưu ý HS nhớ lại:
+ Rút gọn phân số để được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho.
+ Phải rút gọn phân số cho đến khi không thể rút gọn được nữa (tức là nhận được phân số tối giản).
Có thể cho HS làm bài tập 1 trong Vở bài tập Toán 5 (phần 1). Chẳng hạn:
; ; ....
Chú ý: Khi chữa bài nên cho HS trao đổi ý kiến để nhận ra: có nhiều cách rút gọn phân số, cách nhanh nhất là chọn được số lớn nhất mà tử số và mẫu số của phân số đã cho đều chia hết cho số đó.
GV hướng dẫn HS tự quy đồng mẫu số các phân số nêu trong ví dụ 1 và ví dụ 2 (SGK), tự nêu cách quy đồng mẫu số ứng với từng ví dụ (xem lại Toán 4 (phần 2), trang 28 và 29). Cho HS làm bài tập 2 (trong Vở bài tập Toán 5 (phần 1) rồi chữa bài.
- Nếu còn thời gian nên cho HS làm các bài 3 và 4 (trong Vở bài tập Toán 5 (phần 1). Chẳng hạn:
Bài 3:
a. 	 b.
Chú ý: Nên khuyến khích HS giải thích vì sao nối được như vậy.
Bài 4: 
a. = = 
b. = = 
Chú ý: Không bắt buộc mọi người phải làm bài 4. Khuyến khích HS giỏi làm thêm bài 4.
IV. Dặn dò.
Về làm bài tập trong SGK.
Ngày .... tháng .... năm 2006
Tuần 1: Tiết 3: Ôn tập: So sánh hai phân số
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Nhớ lại cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số, so sánh phân số với đơn vị.
- Biết so sánh hai phân số có cùng tử số. 
II. Chuẩn bị
- Vở BT, sách SGK 
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Ôn tập cách so sánh hai phân số. 
- GV gọi HS nêu cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số; rồi tự nêu ví dụ về từng trường hợp (như SGK). Khi nêu ví dụ, chẳng hạn một HS nêu .
- GV gọi HS nêu cách nhận biết một phân số bé hơn 1 (hoặc lớn hơn 1).
Chú ý: Cần giúp HS nắm được phương pháp chung để so sánh hai phân số là bao giờ cũng có thể làm cho đún có cùng mẫu số rồi mới so sánh các tử số.
 Hoạt động 2: Thực hành. 
Bài 1: HS tự quy đồng mẫu số từng cặp hai phân số, rồi so sánh hai tử số mới bằng nhẩm (hoặc viết ở bản nháp) 
Viết kết quả so sánh.
Với và có thể không làm tại lớp. Nên khuyến khích HS chọn mẫu số chung khác với 28 x 21, chẳng hạn MSC: 7 x 4 x 3 để có:
	 <
 	(vì so sánh nhẩm được: 27<32)
Bài 2: HS phải quy đồng MS các phân số , , để có: , , , rồi so sánh các tử số để biết 14<19; 19<20 nên viết theo thứ tự từ bé đến lớn sẽ được: , , .
Bài 3: HS thực hành so sánh hai phân số theo phương pháp chung đã học rồi tự nêu nhận xét về hai phân số có cùng tử số. 
Nhận xét: Trong hai phân số có tử số bằng nhau, phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn.
Ví dụ: và có tử số đều là 3; có mẫu số bé hơn mẫu số của (5.
Bài 4: Bài này tập cho HS ước lượng trong quá trình so sánh giá trị hai phân số. Nếu sắp xếp các phân số trong bài 4 trên cùng một trục số:
0
ta thấy gần với nhất, tức là gần bằng nhất, do đó phải khoanh vào D.
Chú ý: Bài 4 có thể nhận xét hoàn toàn bằng kinh nghiệm, chỉ yêu cầu khoanh vào D. Tuy nhiên, có thể cho HS nêu cách giải quyết khác nhau để lựa chọn cách hợp lý nhất.
IV. Dặn dò.
Về làm bài tập trong SGK.
Ngày .... tháng .... năm 2006
Tuần 1: Tiết 4: Phân số thập phân
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Nhận biết các phân số thập phân.
- Nhận ra: Có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân và biết cách chuyển các phân số đó thành phân số thập phân. 
II. Chuẩn bị
- Vở BT, sách SGK 
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Giới thiệu phân số thập phân. 
- GV nêu và viết trên bảng các phân số , , ; ... cho HS nêu đặc điểm của các phân số này, để nhận biết các phân số đó có mẫu số là 10; 100; 1000; ... GV giới thiệu: các phân số có mẫu số là 10; 100; 1000; ... gọi là các phân số thập phân (cho một vài HS nhắc lại).
- GV nêu và viết trên bảng phân số , yêu cầu HS tìm phân số thập phân bằng để có: .
Làm tương tự với , , ....
Cho HS nêu nhận xét để:
+ Nhận ra rằng: có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân.
+ Biết chuyển một số phân số thành phân số thập phân (bằng cách tìm một số nhân với mẫu số để có 10; 100; 1000; .... rồi nhân cả tử số và mẫu số với số đó để được phân số thập phân).
 Hoạt động 2: Thực hành. 
Bài 1: Cho HS tự viết cách đọc phân số thập phân (theo mẫu).
Bài 2: Cho HS tự viết các phân số thập phân.
- 1 HS lên bảng viết
Bài 3: HS tự làm
- Gọi HS nêu kết quả. 
Chú ý: có thể chuyển thành phân số thập phân nhưng không khoanh vào vì bài tập chỉ yêu cầu khoanh vào các phân số đã làm phân số thập phân.
Bài 4: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 5: Nếu còn thời gian nên cho HS tự làm bài tập này.
Kết quả là: 
IV. Dặn dò.
Về làm bài tập trong SGK.
Ngày .... tháng .... năm 2006
Tuần 1: Tiết 5: Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
- Nhận biết các phân số thập phân.
- Chuyển một số phân số thành phân số thập phân.
- Giải bài toán về tìm giá trị một phân số của số cho trước.
II. Chuẩn bị
- Vở BT, sách SGK 
III. Các hoạt động dạy học 
- GV tổ chức HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 1: HS phải viết , , ...., , rồi , , vào các vạch tương ứng trên trục số.
Sau khi chữa bài nên gọi HS đọc lần lượt các phân số từ đến và nhấn mạnh đó là các phân số thập phân.
Bài 2: Kết quả là:
; = ; =
; ; 
Khi làm và chữa bài HS cần nêu được số thích hợp để lấy mẫu số nhân với số đó (hoặc chia cho số đó) thì được 10; 100; 1000;...
Bài 3: HS tự làm
- 1 HS lên bảng làm
- 2 HS cùng bàn đổi vở để kiểm tra lẫn nhau.
Bài 4: Cho HS nêu bài toán rồi giải bài toán
Bài giải
Số học sinh thích học toán là:
 (học sinh)
Số học sinh thích học vẽ là:
 (học sinh)
Đáp số: 27 học sinh thích học toán.
24 học sinh thích học vẽ.
IV. Dặn dò.
Về làm bài tập trong SGK.
Ngày .... tháng .... năm 2006
Tuần 2: Tiết 6: Ôn tập phép cộng và phép trừ hai phân số
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố các kĩ năng thực hiện phép cộng và phép trừ hai phân số.
II. Chuẩn bị
- Cách cộng trừ 2 phân số. 
III. Các hoạt động dạy học 
1. Hoạt động 1: Ôn tập về phép cộng và phép trừ hai phân số
- GV hướng dẫn HS nhớ lại cách thực hiện phép cộng, phép trừ hai phân số có cùng mẫu số và hai phân số có mẫu số khác nhau.
- Chẳng hạn, GV nêu các ví dụ: rồi gọi HS nêu cách tính và thực hiện phép tính ở trên bảng, các HS khác làm bài vào vở nháp rồi chữa bài.
Chú ý: GV nên giúp HS tự nêu nhận xét chung về cách thực hiện phép cộng, phép trừ hai phân số. Chẳng hạn, có thể nêu ở trên bảng như sau: 
Cộng, trừ hai phân số
Có mẫu số khác nhau:
- Quy đồng mẫu số
- Cộng hoặc trừ hai tử số
- Giữ nguyên mẫu số chung
Có cùng mẫu số:
- Cộng hoặc trừ hai tử số
- Giữ nguyên mẫu số
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 2: HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn:
a. 5 + 
hoặc viết đầy đủ:
5 + 
b. 
Bài 3: HS tự giải bài toán rồi chữa bài. Khi chữa bài nên cho HS trao đổi ý kiến để nhận ra rằng, phân số chỉ tổng số sách của thư viện là .
Bài giải
Phân số chỉ tổng số sách giáo khoa và truyện thiếu nhi là:
 (số sách của thư viện)
Phân số chỉ số sách giáo viên có trong thư viện là:
 (số sách của thư viện)
Đáp số: số sách của thư viện là sách giáo viên.
Chú ý: - HS có thể giải bài toán bằng cách khác. Nhưng GV nên cho HS tự nêu nhận xét để thấy cách giải nêu trên thuận tiện hơn.
- Nếu còn thời gian nên cho HS thi đua làm nhanh bài 4 rồi chữa bài.
IV. Dặn dò.
Về làm bài tập trong SGK.
 Ngày .... tháng .... năm 2006
Tuần 2: Tiết 7: Ôn tập phép nhân 
và phép chia hai phân số
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố kĩ năng thực hiện phép nhân và phép chia hai phân số.
II. Chuẩn bị: Cách nhân và chia phân số. 
III. Các hoạt động dạy học 
1. Hoạt động 1: Ôn tập về phép nhân và phép chia hai phân số
- GV hướng dẫn HS nhớ lại cách thực hiện phép nhân và phép chia hai phân số.
- Chẳng hạn, GV nêu ở ví dụ ở trên bảng: rồi gọi HS nêu cách tính  ... cố các kĩ năng tính cộng, trừ, nhân, chia trên các số thập phân.
- Yêu cầu HS đặt tính rồi thực hiện phép tính.
- Kết quả:
a. 356,37 + 462,81 = 819,18	b. 416,50 - 221,34 = 195,16
c. 23,7 x 1,04 = 24,648	d. 78,24 : 1,2 = 65,2
HS tự làm bài, sau đó có thể đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo. GV chữa chung cho cả lớp.
Hoạt động 2: Ôn giải toán.
Bài 3: Củng cố về giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác và hình chữ nhật.
a. - HS nhận xét: thửa ruộng có dạng một hình chữ nhật ghép với một hình tam giác vuông.
- Diện tích thửa ruộng là tổng diện tích hình chữ nhật và diện tích tam giác vuông và bằng 705m2.
b. - Đổi: 705m2 = 7,05a
- Số thóc thu hoạch được: 7,05 x 65 = 458,25 (kg)
Chú ý: Sản lượng = Năng suất x diện tích
Gọi một HS đọc bài toán. Cho HS làm bài vào vở. GV gọi một HS lên bảng chữa bài, sau đó GV chữa chung cho cả lớp.
Bài 4: Củng cố về giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
Gọi một HS đọc bài toán. Cho HS làm bài vào vở rồi chữa bài. Sau đây là một trong các cách giải bài toán.
Bài giải
Số tiền người đó đã mua hàng là:
120 000 x 100 : 10 = 1 200 000 (đồng)
Đáp số: 1 200 000 đồng
Hoạt động 3: Củng cố kĩ năng tìm thành phần chưa biết của phép tính.
Bài 5: HS tự làm bài
a. X = 11,7 : 1,3 	b. X = 6,8 x 36
 X = 9	 X = 244,8
IV. Dặn dò.
Về làm bài tập trong SGK.
Ngày .... tháng .... năm 2006
Tuần 16: Tiết 86: Bài kiểm tra số 3
I. Mục tiêu:
 Giúp HS:
Kiểm tra các kiến thức và kĩ năng cơ bản về các phép tính với các số thập phân, tỉ số phần trăm và ứng dụng trong việc giải các bài toán có nội dung thực tế; tính diện tích ruộng đất.
II. Đề bài
Đề in sẵn
III. Hướng dẫn chấm và cho điểm
Phần I. (6 điểm) 
Bài 1: Khoanh vào D cho 1 điểm
Bài 2: Khoanh vào B cho 1 điểm
Bài 3: Khoanh vào D cho 1 điểm
Bài 4: Khoanh vào C cho 1 điểm
Bài 5: Khoanh vào C cho 1 điểm
Phần II: (4 điểm)
Bài 1: (0,5 điểm)
Viết 2,13 vào vạch thứ tư (kể từ vạch 2,1 tức 2,10) cho 0,5 điểm.
2,2
2,13
2,1
Bài 2: (3,5 điểm)
- Nêu câu lời giải đúng và nêu đúng bước tính để tính diện tích hình bình hành, cho 1 điểm.
- Nêu độ dài cạnh góc vuông của tam giác vuông là 18m, nêu câu lời giải đúng và nêu đúng bước tính để tính diện tích tam giác vuông, cho 1 điểm.
- Nêu câu lời giải đúng và nêu đúng phép tính để tính diện tích của cả mảnh đất, cho 1 điểm.
- Nêu đáp số đúng cho 0,5 điểm.
IV. Dặn dò.
Về làm bài tập trong SGK.
Ngày .... tháng .... năm 2006
Tuần 16: Tiết 87: Hình thang
I. Mục tiêu:
 Giúp HS:
- Hình thành biểu tượng về hình thang.
- Nhận biết một số đặc điểm của hình thang, từ đó phân biệt được hình thang với một số hình đã học.
- Thông qua hoạt động vẽ và ghép hình để rèn kĩ năng nhận dạng hình thang và thể hiện một số đặc điểm của hình thang.
II. Đồ dùng dạy học
GV: - Chuẩn bị bảng phụ có vẽ sẵn một số hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi và hình thang.
- Chuẩn bị 4 thang gỗ mỏng, ở hai đầu có khoét lỗ, bắt vít, để có thể lắp ráp được thành hình thang.
HS: - Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông 1cm x 1cm; thước kẻ; ê ke; kéo cắt.
- Mỗi HS chuẩn bị 4 thanh nhựa trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật để có thể lắp ghép thành hình thang.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng về hình thang
- HS quan sát hình vẽ “cái thang” trong SGK, nhận ra những hình ảnh của hình thang. Sau đó HS quan sát hình vẽ biểu diễn hình thang ABCD trong SGK và trên bảng.
Hoạt động 2: Nhận biết một số đặc điểm của hình thang.
- GV yêu cầu HS quan sát mô hình lắp ghép và hình vẽ biểu diễn của hình thang và đặt các câu hỏi gợi ý để HS tự phát hiện các đặc điểm của hình thang. Có thể gợi ý để HS nhận ra hình ABCD vẽ ở trên:
+ Có mấy cạnh? (4 cạnh)
+ Có hai cạnh nào song song với nhau? (AB và CD)
Từ đó HS tự nêu nhận xét: Hình thang có hai cạnh song song với nhau.
- GV kết luận: Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song. Hai cạnh song song gọi là hai đáy (đáy lớn CD, đáy nhỏ AB); hai cạnh kia gọi là hai cạnh bên (BC và AD).
- Gọi một vài HS lên bảng chỉ vào hình thang ABCD và nhắc lại các đặc điểm của hình thang.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: Nhằm củng cố biểu tượng về hình thang
- GV yêu cầu HS tự làm bài, rồi đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo
- GV chữa và kết luận.
Bài 2: - GV yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi một HS nêu kết quả để chữa chung cho cả lớp
- Nhấn mạnh: hình thang có hai cạnh đối diện song song.
Bài 3: Thông qua việc vẽ hình nhằm rèn kỹ năng nhận dạng hình thang. Mức độ: chỉ yêu cầu HS thực hiện thao tác vẽ trên giấy kẻ ô vuông.
GV kiểm tra thao tác vẽ của HS và chỉnh sửa những sai sót (nếu có)
Bài 4 (SGK): - GV giới thiệu về hình thang vuông, HS nhận xét về đặc điểm của hình thang vuông:
+ Hình thang có một cạnh bên vuông góc với hai đáy;
+ Có hai góc vuông;
+ Chiều cao của hình thang vuông chính là độ dài cạnh bên vuông góc với hai đáy.
- HS nhận xét thêm về chiều cao của hình thang nói chung (là độ dài đoạn thẳng ở giữa hai đáy và vuông góc với hai đáy của hình thang).
Bài 4: - GV yêu cầu HS đọc hình vẽ trong SGK, hiểu đề bài và thực hầnh ghép hình bằng cách vẽ các đường ghép trên giấy.
GV nên tổ chức cho HS thực hành ghép hình trên những mẫu vật thực (làm bằng nhựa hoặc bằng giấy cứng).
- Gọi một HS lên bảng trình bày các thao tác cho cả lớp. GV theo dõi và uốn nắn những thiếu sót và làm mẫu cho HS (nếu thấy cần thiết).
IV. Dặn dò.
Về làm bài tập trong SGK.
Ngày .... tháng .... năm 2006
Tuần 16: Tiết 88: Diện tích hình thang
I. Mục tiêu:
 Giúp HS:
- Hình thành công thức tính diện tích của hình thang.
- Nhớ và viết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học
GV: Chuẩn bị bảng phụ và các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ trong SGK.
HS: Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông; thước kẻ; ê ke; kéo cắt.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Hình thành công thức tính diện tích hình thang
- GV nêu vấn đề: Tính diện tích hình thang ABCD đã cho.
- GV dẫn dắt để HS có thể chọn trung điểm I của BC, rồi cắt rời tam giác ABI; sau đó ghép lại như hướng dãn trong SGK để được hình tam giác ADK.
- HS nhận xét về diện tích của hình thang ABCD và diện tích tam giác ADK vừa tạo thành.
- HS nhận xét về mối quan hệ giữa các yếu tố của hai hình để rút ra công thức tính diện tích hình thang. GV kết luận và ghi công thức tính diện tích hình thang lên bảng.
- Gọi một vài HS nhắc lại công thức tính diện tích hình thang.
Hoạt động 2: Thực hành
HS thực hành trên Vở bài tập.
Bài 1: Nhằm vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang.
- HS tính diện tích của từng hình thang rồi so sánh kết quả tìm được với 50cm2.
Chú ý: Nhắc lại khái niệm hình thang vuông đã được học ở tiết 85 để thấy được cách tính diện tích hình thang vuông.
- Kết luận: (điền dấu ệ).
Bài 2: Nhằm vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang và củng cố kĩ năng tính toán trên các số thập phân và phân số.
Bài 3: - GV yêu cầu HS nhận xét về các phần của hình (H): gồm một hình thang và một hình tam giác vuông.
- HS tính diện tích hình thang, rồi diện tích hình tam giác vuông, từ đó tính diện tích hình (H).
- HS tự làm, GV chữa bài và kết luận.
IV. Dặn dò.
Về làm bài tập trong SGK.
Ngày .... tháng .... năm 2006
Tuần 16: Tiết 89: Luyện tập
I. Mục tiêu:
 Giúp HS:
Rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang (kể cả hình thang vuông)
II. Đồ dùng dạy học
GV chuẩn bị một số bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học 
HS thực hành trên Vở bài tập
Hoạt động 1: Nhằm vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang và củng cố kĩ năng tính toán trên các số tự nhiên, phân số và số thập phân.
- GV yêu cầu tất cả HS tự làm
HS đổi vở kiểm tra, chữa chéo cho nhau.
Có thể gọi một HS đọc kết quả từng trường hợp
HS khác nhận xét, GV kết luận.
Bài 2: - Hướng dẫn HS suy nghĩ để tìm cách tính:
+ Đáy lớn và chiều cao của thửa ruộng hình thang.
+ Diện tích của thửa ruộng (đổi ra a)
+ Từ đó tính kilôgam thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó.
Bài 3: a- Luyện tập tính chiều cao của hình thang khi biết diện tích và độ dài hai đáy.
b. Luyện tập tính trung bình cộng hai đáy của hình thang khi biết diện tích và chiều cao của nó.
- Củng cố kĩ năng tính toán trên các số tự nhiên và số thập phân.
- HS tự làm, gọi một HS lên bảng làm.
Bài 4: - GV yêu cầu HS nhận xét về các phần của hình (H): gồm một hình chữ nhật và một hình tam giác được tô đậm.
- HS tính:
+ Chiều cao của tam giác (bằng chiều rộng của hình chữ nhật)
+ Tính cạnh đáy của hình tam giác (bằng 4cm)
+ Từ đó tính diện tích phần tô đậm của hình (H).
- HS tự làm, GV chữa bài và kết luận.
IV. Dặn dò.
Về làm bài tập trong SGK.
Ngày .... tháng .... năm 2006
Tuần 18: Tiết 90: Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
 Giúp HS:
- Củng cố kĩ năng tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình thoi.
- Củng cố về giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm.
II. Chuẩn bị
Hình vẽ bài 3
III. Các hoạt động dạy học 
Bài 1: - Nhằm củng cố kĩ năng vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang; củng cố kĩ năng tính toán trên các số thập phân.
- GV yêu cầu tất cả HS tự làm sau đó HS đổi vở kiểm tra.
- Chữa chéo cho nhau.
- Gọi một HS đọc kết quả từng trường hợp
- HS khác nhận xét, GV kết luận.
Bài 2: - Vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình tam giác khi biết cạnh đáy và chiều cao; củng cố kĩ năng tính toán trên các số tự nhiên, phân số và số thập phân.
- Cho HS làm bài vào vở.
- GV gọi một HS đọc kết quả từng trường hợp
- HS khác nhận xét, GV kết luận
Bài 3: - Hướng dẫn HS suy nghĩ để tìm cách tính diện tích hình thang ABCD:
+ Dễ dàng xác định được đáy lớn bằng 6,8cm; đáy nhỏ 3,2cm.
+ Để xác định chiều cao, cần cho HS nhắc lại: chiều cao của hình thang là độ dài đoạn thẳng ở giữa hai đáy và vuông góc với hai đáy.
- HS tính diện tích hình thang ABCD và diện tích tam giác AMD, từ đó suy ra câu trả lời của bài toán.
Bài 4: Củng cố về giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
Gọi một HS đọc bài toán.
Cho HS làm bài vào vở rồi chữa bài.
Sau đây là một trong các cách giải bài toán.
Bài giải
Diện tích hình chữ nhật cho ban đầu là:
16 x 10 = 160 (m2)
Sau khi tăng thêm 4m thì chiều dài mới sẽ là: 16 + 4 = 20 (m)
Diện tích của hình chữ nhật mới là:
20 x 10 = 200 (m2)
Tỉ số phần trăm giữa diện tích hình chữ nhật mới và hình chữ nhật cũ là:
200 : 160 = 1,25 = 125%
Diện tích hình chữ nhật mới tăng lên:
125% - 100% = 25%
Đáp số: 25%.
IV. Dặn dò.
Về làm bài tập trong SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docToan 5(19).doc