Giáo án Toán khối 5 - Tuần số 11

Giáo án Toán khối 5 - Tuần số 11

Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

Giúp HS biết:

- Tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất.

- So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.

- Rèn luyện tính cẩn thận trong trình bày.

 

doc 7 trang Người đăng hang30 Lượt xem 487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán khối 5 - Tuần số 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS biết:
- Tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất.
- So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.
- Rèn luyện tính cẩn thận trong trình bày.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- 2 HS lên bảng làm bài.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài:
- HS lắng nghe.
2.2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 
- GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính cộng nhiều số thập phân.
- 1 HS nêu, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- HS: Bài toán yêu cầu chúng ta tính bằng cách thuận tiện.
- GV yêu cầu HS làm bài (a,b).
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- 1 HS nhận xét bài làm của các bạn, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- GV yêu cầu HS giải thích cách làm của từng biểu thức trên.
- 2 HS lần lượt giải thích.
Bài 3:- GV yêu cầu HS đọc đề bài và nêu cách làm bài.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS nêu cách làm bài trước lớp: Tính tổng các số thập phân rồi so sánh và điền dấu so sánh thích hợp vào chỗ chấm.
- GV yêu cầu HS làm bài (cột 1).
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. 
3,6 + 5,8 > 8,9 7,56 < 4,2 + 3,4 
- GV yêu cầu HS giải thích cách làm của từng phép so sánh.
- 2 HS lần lượt nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- HS cả lớp đổi chéo để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 4
- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- GV yêu cầu HS Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ rồi giải.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
Toán
TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Biết trừ hai số thập phân, vận dụng giải bài toán có nội dung thực tế.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn thực hiện phép trừ hai số thập phân.
a. Ví dụ 1.
* Hình thành phép trừ.
- GV nêu bài toán: Đường gấp khúc ABC dài 4,29m, trong đó đoạn thẳng AB dài 1,84m. Hỏi đoạn thẳng BC dài bao nhiêu mét? 
- HS nghe và tự phân tích đề bài toán.
- GV hỏi: Để tính được độ dài đoạn thẳng BC chúng ta phải làm như thế nào?
- Chúng ta phải lấy độ dài đường gấp khúc ABC trừ đi độ dài đoạn thẳng AB.
- GV yêu cầu: Hãy đọc phép tính đó. 
- GV nêu: 4,29 - 1,84 chính là một phép trừ hai số thập phân. 
- 1 HS nêu: Phép trừ 4,29 - 1,84.
* Đi tìm kết quả
- GV yêu cầu HS suy nghĩ tìm cách thực hiện 4,29m - 1,84m (Gợi ý: chuyển các số đo từ đơn vị mét thành đơn vị xăng-ti-mét rồi tính).
- GV gọi HS nêu cách tính trước lớp.
- HS trao đổi với nhau và tính.
- 1 HS khá nêu:
 4,29m = 429cm
 1,84m = 184cm
Độ dài đoạn thẳng BC là:
429 - 184 = 245 (cm)
245cm = 2,45m
- GV nhận xét cách tính của HS, sau đó hỏi lại: Vậy 4,29 trừ đi 1,84 bằng bao nhiêu?
- HS nêu: 4,29 - 1,84 = 2,45 
* Giới thiệu kĩ thuật tính
- GV nêu: Trong bài toán trên để tìm kết quả phép trừ
4,29m - 1,84m = 2,45m
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi và cùng đặt tính để thực hiện phép tính.
- 1 HS lên bảng vừa đặt tính vừa tính giải thích cách đặt tính và thực hiện tính.
- GV hỏi: Cách đặt tính cho kết quả như thế nào so với cách đổi đơn vị thành xăng-ti-mét?
- Kết quả phép trừ đều là 2,45m.
- GV yêu cầu HS so sánh hai phép trừ:
 429 4,29
 184 và 1,84
 245 2,45
- HS so sánh và nêu:
* Giống nhau về cách đặt tính và cách thực hiện trừ. 
* Khác nhau ở chỗ một phép tính có dấu phẩy, một phép tính không có dấu phẩy.
- GV hỏi tiếp: Em có nhận xét gì về các dấu phẩy của số bị trừ, số trừ và dấu phẩy ở hiệu trong phép tính trừ hai số thập phân.
- Trong phép tính trừ hai số thập phân (viết theo cột dọc) dấu phẩy ở số bị trừ, số trừ và dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với nhau.
b. Ví dụ 2
- GV nêu ví dụ: Đặt tính rồi tính 45,8 - 19,26
- HS nghe yêu cầu.
 45,80
 19,26 
 26,54
- GV yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của mình.
- HS nêu, cả lớp theo dõi, nhận xét và thống nhất:
* Đặt tính: Viết 45,80 rồi viết 19,26 dưới 45,80 sao cho hai dấu phẩy thẳng cột, các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau.
* Thực hiện phép trừ như trừ các số tự nhiên.
* Viết dấu phẩy vào hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
2.2. Ghi nhớ
- GV hỏi: Qua 2 ví dụ, bạn nào có thể nêu cách thực hiện phép trừ hai số thập phân?
- Một số HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- GV yêu cầu HS đọc phần chú ý.
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
2.3. Luyện tập - thực hành
Bài 1- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài (a,b).
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài (a,b).
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- HS nhận xét bài làm của bạn cả về đặt tính và thực hiện tính.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. HS có thể giải theo 2 cách sau: 
Bài giải
Số ki-lô-gam đường còn lại sau khi lấy lần thứ nhất là:
28,75 - 10,5 = 18,25 (kg)
Số ki-lô-gam đường còn lại trong thùng là:
18,25 - 8 = 10,25 (kg)
Đáp số: 10,25kg
Bài giải
Số ki-lô-gam đường lấy ra tất cả là:
10,5 + 8 = 18,5 (kg)
Số ki-lô-gam đường còn lại trong thùng là:
28,75 - 18,25 = 10,25 (kg)
Đáp số: 10,25kg
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
	Giúp HS biết:
- Trừ hai số thập phân.
- Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ các số thập phân.
- Cách trừ một số cho một tổng.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- 2 HS lên bảng làm bài.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài:
- HS lắng nghe.
2.2. Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1- GV yêu cầu HS tự đặt tính và tính.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) b) c) d)
 68,72 25,37 75,5 60
 29,91 8,64 30,26 12,45
 38,81 16,73 45,24 47,55
Bài 2: - GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- 1 HS đọc
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở
- GV nhận xét bài làm của HS, chốt kết quả đúng
- Hs làm bài vào vở, 2 em lên bảng chữa bài
- HS chữa bài theo lời giải đúng.
a) x + 4,32 = 8,67
 x = 8,67 - 4,32
 x = 4,35 
c) x - 3,64 = 5,86
 x = 5,86 + 3,64
 x = 9,5 
Bài 4
- GV treo bảng phụ có kẻ sẵn nội dung phần a) và yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a
b
c
a - b - c
a - (b + c)
8,9
2,3
3,5
8,9 - 2,3 - 3,5 = 3,1
8,9 - (2,3 + 3,5) = 3,1
12,38
0,52
4
12,38 - 4,3 - 2,08 = 6
12,38 - (4,3 + 2,08) = 6
16,72
8,4
3,6
16,72 - 8,4 - 3,6 = 4,72
16,72 - (8,4 + 3,6) = 4,72
- GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra quy tắc về trừ một số cho một tổng.
- HS nhận xét theo hướng dẫn của GV.
- GV yêu cầu HS khá, giỏi áp dụng quy tắc vừa nêu để làm bài tập 4b.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS biết:
- Cộng, trừ số thập phân.
- Tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Vận dụng tính chất của phép cộng, trừ để tính bằng cách thuận tiện nhất.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài:
- HS lắng nghe.
2.2. Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1
- Cho HS tự xác định yêu cầu của bài rồi làm bài.
c) 16,39 + 5,25 - 10,3 = 21,64 - 10,3 
 = 11,34
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) b)
 605,26 800,56
 217,3 384,48
 822,56 416,08
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn, HS lớp theo dõi và bổ sung ý kiến. 
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc cộng, trừ số thập phân.
- HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 2: GV gọi HS đọc đề bài và tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 x - 5,2 = 1,9 + 3,8
 x - 5,2 = 5,7
 x = 5,7 + 5,2
 x = 10,9 
 x + 2,7 = 8,7 + 4,9
 x + 2,7 = 13,6
 x = 13,6 - 2,7
 x = 10,9
- GV gọi HS chữa bài của bảng trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- 1 HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
Bài 3:
- GV yêu cầu HS đọc và nêu đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS nêu trước lớp: Tính giá trị biểu thức bằng cách thuận tiện.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 12,45 + 6,98 + 7,55
 = 12,45 + 7,55 + 6,98
 = 20 + 6,98
 = 26,98
b) 42,37 - 28,73 - 11,27
 = 42,37 - (28,73 + 11,27)
 = 42,37 - 40
 = 2,37
Bài 4, Bài 5: Dành cho HS khá, giỏi tự làm.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
Toán
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS biết:
- Nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Giải bài toán có phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Giới thiệu quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
a. Ví dụ 1.
* Hình thành phép nhân.
- GV vẽ hình lên bảng và nêu bài toán. 
- HS nghe và nêu lại bài toán ví dụ.
- HS: Chu vi của hình tam giác ABC bằng tổng độ dài 3 cạnh:
1,2m + 1,2m + 1,2m
(HS có thể nêu luôn là 1,2m x 3)
? 3 cạnh của hình tam giác ABC có gì đặc biệt?
- 3 cạnh của tam giác ABC đều bằng 1,2m.
? Vậy để tính tổng của 3 cạnh, ngoài cách thực hiện phép cộng 1,2m + 1,2m + 1,2m ta còn có cách nào khác?
- Ta còn cách thực hiện phép nhân
1,2m x 3
* Đi tìm kết quả
- Tìm cách chuyển 1,2m thành số đo viết dưới dạng số tự nhiên rồi tính.
- GV yêu cầu HS nêu cách tính của mình.
- HS thảo luận theo cặp.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
 1,2m = 12cm
 12
 3
 36dm
 36dm = 3,6cm
Vậy 1,2 x 3 = 3,6 (m)
- GV nghe HS trình bày và viết cách làm trên lên bảng như phần bài học trong SGK.
- GV hỏi: Vậy 1,2m nhân 3 bằng bao nhiêu mét?
- HS: 1,2m x 3 = 3,6m
* Giới thiệu kĩ thuật tính
 1,2
 3
 3,6
* Ta đặt tính rồi thực hiện phép nhân như nhân với số tự nhiên:
3 nhân 2 bằng 6, viết 6.
3 nhân 1 bằng 3, viết 3.
* Đếm thấy phần thập phân của số 1,2 có một chữ số, ta dùng dấu phẩy tách ra ở tích một chữ số kể từ phải sang trái.
b. Ví dụ 2
- GV nêu yêu cầu ví dụ 2: Đặt tính và tính 0,46 x 12.
- 2 HS lên bảng thực hiện phép nhân, HS cả lớp thực hiện phép nhân vào giấy nháp.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- HS nhận xét bạn tính đúng/sai. Nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- GV yêu cầu HS tính đúng nêu cách tính của mình.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- GV nhận xét cách tính của HS.
2.2. Ghi nhớ
? Qua 2 ví dụ, nêu cách thực hiện phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên?
- Một số HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK và yêu cầu học thuộc luôn tại lớp.
2.3. Luyện tập - thực hành
Bài 1- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta đặt tính và tính.
- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phép tính, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- 1 HS nhận xét, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
Bài 3- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. 
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Đáp số: 170,4km
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docToan 5 tuan 11 chuan KTKN.doc