Giáo án Toán khối 5 - Tuần số 25

Giáo án Toán khối 5 - Tuần số 25

I. MỤC TIÊU :

Kiểm tra HS về :

- Tỉ số phần trăm và giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.

- Thu thập và xử lý thông tin đơn giản từ biểu đồ hình quạt.

- Nhận dạng, tính diện tích một số hình đã học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

Giấy kiểm tra photo để phát cho HS làm bài.

III. ĐỀ KIỂM TRA THAM KHẢO :

 

doc 10 trang Người đăng hang30 Lượt xem 505Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán khối 5 - Tuần số 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 121
Kiểm tra giữa học kỳ II
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU :
Kiểm tra HS về :
- Tỉ số phần trăm và giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Thu thập và xử lý thông tin đơn giản từ biểu đồ hình quạt.
- Nhận dạng, tính diện tích một số hình đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Giấy kiểm tra photo để phát cho HS làm bài.
III. ĐỀ KIỂM TRA THAM KHẢO : 
PHIẾU KIỂM TRA 
Phần 1 : Mỗi bài tập dưới đây có kèm theo một số câu trả lời A, B, C, D (là đáp số, kết quả đúng,...).
Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Một lớp học có 18 nữ và 12 nam. Tìm tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh của cả lớp.
A. 18%
B. 30%
C. 40%
D. 60%
Biết 25% của một số là 10. Hỏi số đó bằng bao nhiêu ?
A. 10
B. 20
Đá bóng
(60%)
5
Chạy
(12%)
5
 Đá cầu
(13%)
5
 Bơi
(15%)
5
4cm
12cm
5cm
C. 30
D. 40
Kết quả điều tra về ý thích đối với một số môn thể thao
của 100 em học sinh lớp 5 được thể hiện trên biểu đồ hình
quạt bên. Trong 100 em học sinh đó, số học sinh thích bơi
là : 
 A. 12 học sinh
B. 13 học sinh
 C. 15 học sinh
D. 60 học sinh
Diện tích của phần đã tô màu đậm trong hình chữ nhật dưới
đây là :
A. 14cm2
B. 20cm2
C. 24cm2
D. 34cm2
°
 3m
 1m
O
Diện tích của phần đã tô màu đậm trong hình dưới đây là :
A. 6,28m2
B. 12,56m2
C. 21,98m2
D. 50,24m2
Phần 2 : 
Viết tên mỗi hình sau vào chỗ chấm :
Giải bài toán : 
Một phòng học dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 10m, chiều rộng 5,5m, chiều cao 3,8m. Nếu mỗi người làm việc trong phòng đó đều cần có 6m3 không khí thì có thể nhiều nhất bao nhiêu học sinh học trong phòng đó, biết rằng lớp học chỉ có 1 giáo viên và thể tích đồ đạc trong phòng chiếm 2m3.
--- HẾT ---
TIẾT 122
Bảng đơn vị đo thời gian
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU :
Giúp HS : Ôn tập lại các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng. Quan hệ giữa thế kỉ và năm, năm và tháng, năm và ngày, số ngày trong các tháng, ngày và giờ, giờ và phút, phút và giây.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Chuẩn bị bảng đơn vị đo thời gian phóng to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 GV nhận xét và sửa chữa bài kiểm tra giữa học kỳ II của HS.
B. DẠY-HỌC BÀI MỚI : 
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Ôn tập các đơn vị đo thời gian
a) Các đơn vị đo thời gian
- GV cho HS nhắc lại các đơn vị đo thời gian đã học.
- Một thế kỉ có bao nhiêu năm, một năm có bao nhiêu tháng, một năm có bao nhiêu ngày ?
- GV cho HS biết : Năm 2000 là năm nhuận, vậy năm nhuận tiếp theo là năm nào ? Các năm nhuận tiếp theo nữa là các năm nào ?
- GV cho HS nhận biết đặc điểm của năm nhuận và kết luận số chỉ năm nhuận chia hết cho 4.
- GV dùng mô hình sau để cho HS dễ nhớ, đầu xương nhô lên là chỉ tháng có 31 ngày, còn chỗ hõm vào chỉ tháng có 30 ngày hoặc 28, 29 ngày.
- Khi HS trả lời xong, GV treo bảng phóng to như SGK lên bảng, gọi HS đọc.
b) Ví dụ về đổi đơn vị đo
- GV yêu cầu đổi các số đo thời gian như SGK.
+ Đổi từ năm ra tháng.
+ Đổi từ giờ ra phút.
+ Đổi từ phút ra giờ.
3. Hướng dẫn thực hành
Bài 1 :
- Cho HS tự làm rồi nêu kết quả.
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS.
Bài 2 :
- GV có thể gợi ý sau :
3 năm rưỡi = 3,5 năm = 12 tháng 3,5 = 42 tháng.
 giờ = 60 phút = phút = 45 phút.
- GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 3 :
- Cho HS tự làm rồi chữa.
- GV đánh giá bài làm của HS.
- Một số HS nêu các đơn vị đo thời gian đã học.
- 1 HS nêu như SGK, HS khác nhận xét.
- HS trả lời, cả lớp nhận xét.
1
2
4
5
6
7
3
8
9
10
11
12
- Vài HS đọc bảng đơn vị đo thời gian trên bảng.
- Cả lớp thực hiện đổi các số đo thời gian theo yêu cầu.
- HS nhìn và tranh, chú ý năm và làm bài cá nhân.
- HS trình bày miệng.
- Cả lớp cùng nhân xét.
- HS chú ý GV hướng dẫn và tự làm các phần còn lại sau đó từng HS lên bảng làm
- Cả lớp nhận xét, thống nhất kết quả.
- HS làm bài cá nhân vào vở, 1 em làm ở bảng phụ.
- Cả lớp nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
a) 72 phút = 1,2 giờ ; 270 phút = 4,5 giờ.
b) 30 giây = 0,5 phút ; 135 giây = 2,25 phút.
- HS trao đổi vở nhau để kiểm tra.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- GV gọi HS nêu cách đổi đơn vị đo thời gian giờ ra phút, phút ra giờ; nhắc lại các đơn vị đo thời gian vừa học.
- GV tổng kết tiết học. Dặn HS chuẩn bị trước bài học sau.
- 2 HS nêu cách đổi đơn vị đo thời gian giờ ra phút, phút ra giờ; nhắc lại các đơn vị đo thời gian vừa học.
- HS lắng nghe thực hiện.
TIẾT 123
Cộng số đo thời gian
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU :
Giúp HS : 
- Biết cách thực hiện phép cộng số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Chuẩn bị bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - GV gọi HS nêu cách đổi đơn vị đo thời gian giờ ra phút, phút ra giờ; nhắc lại các đơn vị đo thời gian đã học.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS nêu cách đổi đơn vị đo thời gian giờ ra phút, phút ra giờ; nhắc lại các đơn vị đo thời gian đã học.
- HS khác nhận xét.
B. DẠY-HỌC BÀI MỚI : 
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn thực hiện cộng số đo thời gian
a) Ví dụ 1 :
- GV nêu bài toán như SGK.
- GV tóm tắt bài toán lên bảng.
Hà Nội
Thanh Hoá
Vinh
3 giờ 15 phút
2 giờ 35 phút
- GV yêu cầu HS nêu phép tính cho đề toán trên.
- Cho HS thực hiện phép tính trên.
- Nhận xét, sửa chữa phép tính của HS nếu có HS làm sai.
b) Ví dụ 2 :
- GV nêu bài toán, cho HS thực hiện phép tính tương tự ví dụ 1.
- Cho HS nhận xét bài làm trên bảng, sau đó hướng dẫn HS đổi 83 giây ra đơn vị đo lớn hơn.
- GV : Em có nhận xét gì khi cộng số đo thời gian ở ví dụ này ?
3. Hướng dẫn thực hành
Bài 1 :
- Cho HS tự làm rồi nêu kết quả.
 Gọi HS trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS.
Bài 2 :
- GV gọi HS đọc đề toán.
- Hỏi : Muốn biết thời gian Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo tàng ta làm sao ?
- GV cho HS tự làm vào vở, gọi 1 em làm bảng phụ.
- GV nhận xét bài làm của HS.
- Ta có phép tính :
3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = ?
- Cả lớp làm vào nháp, 1 em lên bảng thực hiện.
Vậy : 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = 5 giờ 50 phút.
- HS thực hiện phép tính như ở ví dụ 1.
- HS thực hiện như GV hướng dẫn.
83 giây = 1 phút 23 giây
45 phút 83 giây = 46 phút 23 giây.
Vậy : 22 phút 58 giây + 23 phút 25 giây = 46 phút 23 giây.
- HS nêu nhận xét :
+ Khi cộng số đo thời gian cần cộng các số đo theo từng loại đơn vị.
+ Trong trường hợp số đo theo đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì cần đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề.
- HS làm bài cá nhân vào vở, 1 em làm ở bảng phụ.
- Cả lớp nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
- HS trao đổi vở nhau để kiểm tra.
- 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm SGK.
- HS nêu cách tính của mình.
- HS tự làm vào vở, gọi 1 em làm bảng phụ.
Bài giải
Thời gian Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo tàng Lịch sử là :
35 phút + 2 giờ 20 phút = 2 giờ 55 phút
Đáp số : 2 giờ 55 phút.
- HS trao đổi vở nhau để kiểm tra.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- GV gọi HS nêu lại cách cộng số đo thời gian.
- GV tổng kết tiết học. Dặn HS chuẩn bị trước bài học sau.
- 2 HS nêu cách cộng số đo thời gian.
- HS lắng nghe thực hiện.
TIẾT 124
Trừ số đo thời gian
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU :
Giúp HS : 
- Biết cách thực hiện phép trừ hai số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Chuẩn bị bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - GV gọi HS nêu cách cộng số đo thời gian.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS nêu cách cộng số đo thời gian đã học ở tiết trước.
- HS khác nhận xét.
B. DẠY-HỌC BÀI MỚI : 
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn thực hiện trừ số đo thời gian
a) Ví dụ 1 :
- GV nêu bài toán như SGK.
- GV yêu cầu HS nêu phép tính cho đề toán trên.
- Cho HS thực hiện phép tính. 
- Nhận xét, sửa chữa phép tính của HS nếu có em làm sai.
b) Ví dụ 2 :
- GV nêu bài toán, cho HS thực hiện phép tính tương tự ví dụ 1.
- GV hướng dẫn HS nhận xét hiện tượng của phép tính sau :
- GV : Em có nhận xét gì khi trừ hai số đo thời gian ở ví dụ này ?
3. Hướng dẫn thực hành
Bài 1 :
- Cho HS tự làm rồi nêu kết quả.
- Gọi HS trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS.
Bài 2 :
- Thực hiện như Bài 1.
- GV lưu ý HS phần đổi đơn vị đo thời gian rồi tính.
Bài 3 :
- GV gọi HS đọc đề toán.
- Hỏi : Muốn biết thời gian người đó đi quãng đường AB là bao nhiêu (không kể thời gian nghỉ) ta làm sao ?
- GV cho HS tự làm vào vở, gọi 1 em làm bảng phụ.
- GV nhận xét bài làm của HS.
- Ta có phép tính trừ :
15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút = ?
- Cả lớp làm vào nháp, 1 em lên bảng thực hiện.
Vậy : 15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút = 2 giờ 45 phút.
- HS thực hiện phép tính như ở ví dụ 1.
- HS nhận xét 20 giây không trừ được cho 45 giây, vì vậy ta cần lấy 1 phút đổi ra giây. 
Ta có : 3 phút 20 giây = 2 phút 80 giây, thì thực hiện được phép trừ sau :
Vậy : 3 phút 20 giây - 2 phút 45 giây = 35 giây.
- HS nêu nhận xét :
+ Khi trừ số đo thời gian, cần trừ các số đo theo từng loại đơn vị.
+ Trong trường hợp số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì cần chuyển đổi 1 đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ như bình thường.
- HS làm bài cá nhân vào vở, 1 em làm ở bảng phụ.
- Cả lớp nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
- HS trao đổi vở nhau để kiểm tra.
- 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm SGK.
- HS nêu cách tính của mình.
- HS tự làm vào vở, gọi 1 em làm bảng phụ.
Kết quả là : 1 giờ 30 phút.
- HS trao đổi vở nhau để kiểm tra.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Gọi HS nêu lại cách trừ số đo thời gian.
- GV tổng kết tiết học. Dặn HS chuẩn bị trước bài học sau.
- 2 HS nêu cách trừ số đo thời gian.
- HS lắng nghe thực hiện.
TIẾT 125
Luyện tập
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU :
Giúp HS : 
- Rèn kĩ năng cộng và trừ số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán thực tiễn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Chuẩn bị bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - GV gọi HS nêu cách cộng và trừ số đo thời gian.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS nêu cách cộng và trừ số đo thời gian đã học ở tiết trước.
- HS khác nhận xét.
B. DẠY-HỌC BÀI MỚI : 
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 :
- Cho HS tự làm rồi nêu kết quả.
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- Cả lớp nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
- HS trao đổi vở nhau để kiểm tra.
Bài 2 :
- Cho HS tự làm rồi nêu kết quả.
- GV lưu ý HS đổi đơn vị đo thời gian khi tìm dược tổng.
- HS làm bài cá nhân vào vở sau 3 em lên bảng làm.
- Cả lớp nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
Bài 3 :
- Cho HS tự làm rồi nêu kết quả.
- GV lưu ý cho HS đổi đơn vị đo thời gian trước khi làm tính.
- HS làm bài cá nhân vào vở sau 3 em lên bảng làm.
- Cả lớp nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
Bài 4 :
- Gọi HS đọc đề toán.
- Nêu cách giải bài toán này.
- Cho HS làm vào vở sau đó thi giải toán nhanh.
- 1 em đọc to, cả lớp theo dõi SGK.
- HS nêu cách giải toán.
- Cả lớp làm vào vở, 2 HS thi giải toán nhanh.
Đáp án : 4 thế kỉ 69 năm = 469 năm.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Gọi HS nêu lại cách cộng và trừ số đo thời gian.
- GV tổng kết tiết học. Dặn HS chuẩn bị trước bài học sau.
- 2 HS nêu cách cộng và trừ số đo thời gian.
- HS lắng nghe thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docToan 5 tuan 25 ngan de sua.doc