Tiết : TỔNG CỦA NHIỀU SỐ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Bước đầu nhận biết về tổng của nhiều số và biết tính tổng của nhiều số
2. Kỹ năng:
- Tính chính xác tổng của nhiều số.
- Chuẩn bị học phép nhân
3. Thái độ:
- Yêu thích học môn Toán.
II. Chuẩn bị
- GV: Bộ thực hành toán.
- HS: SGK, Vở bài tập, bảng con.
Tiết : TỔNG CỦA NHIỀU SỐ I. Mục tiêu Kiến thức: Giúp HS: Bước đầu nhận biết về tổng của nhiều số và biết tính tổng của nhiều số Kỹ năng: Tính chính xác tổng của nhiều số. Chuẩn bị học phép nhân Thái độ: Yêu thích học môn Toán. II. Chuẩn bị GV: Bộ thực hành toán. HS: SGK, Vở bài tập, bảng con. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Ôn tập học kì I. GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) GV giới thiệu ngắn gọn rồi ghi tên lên bảng. Phát triển các hoạt động (27’) Hoạt động 1: Giới thiệu tổng của nhiều số và cách tính Phương pháp: : Trực quan, thực hành. ĐDDH: Bộ thực hành toán. a) GV viết lên bảng : 2 + 3 + 4 = và giới thiệu đây là tổng của các số 2, 3 và 4. GV giới thiệu cách viết theo cột dọc của 2+3+4 rồi hướng dẫn HS nêu cách tính và tính b) GV giới thiệu cách viết theo cột dọc của tổng 12+34+40 rồi hướng dẫn HS nêu cách tính và tính. c) GV giới thiệu cách viết theo cột dọc của 15 + 46 + 29 + 8 rồi hướng dẫn HS nêu cách tính và tính GV yêu cầu HS đặt tính nhưng trong quá trình dạy học bài mới, nếu có điều kiện thì GV nên khuyến khích HS tự đặt tính (viết tổng của nhiều số theo cột dọc: Viết số này dưới số kia sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục, rồi kẻ vạch ngang, viết dấu + và cộng từ phải sang trái) v Hoạt động 2: Thực hành tính tổng của nhiều số. Phương pháp: Thảo luận, giảng giải, thực hành. ị ĐDDH: Bảng phụ. Bài 1: GV gọi HS đọc từng tổng rồi đọc kết quả tính. Bài 2: Hướng dẫn HS tự làm bài vào vở (Tương tự bài 1) GV nhận xét. Bài 3: Hướng dẫn HS nhìn hình vẽ để viết tổng và các số thiếu vào chỗ chấm (ở trong vở). Trò chơi: Ai nhanh sẽ thắng. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) - Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Phép nhân. - Hát - HS làm bài tự kiểm tra. - 2 + 3 + 4 = 9 - HS làm bài trong vở. HS tính nhẩm. HS tự nhận xét tổng 6 + 6 + 6 + 6 có các số hạng đều bằng nhau. - HS nêu cách tính và nhận ra các tổng có các số hạng bằng nhau (trong bài 2) đó là: 15+15+15+15 và 24+24+24+24 - HS đọc từng tổng “5 lít cộng 5 lít cộng 5 lít cộng 5 lít bằng 20 lít” Nhận ra tổng nay có các số hạng bằng nhau “Tổng 5l + 5 l + 5 l + 5l có 4 số hạng đều bằng 5 l” - HS làm bài, sửa bài. - HS thi đua giữa 2 dãy. - HS làm bài, sửa bài, bạn nhận xét. v Bổ sung: v Rút kinh nghiệm: Tiết: PHÉP NHÂN I. Mục tiêu Kiến thức: Giúp học sinh: Bước đầu nhận biết phép nhân trong mối quan hệ với một tổng các số hạng bằng nhau Kỹ năng: - Biết đọc , viết và cách tính kết quả của phép nhân Thái độ: Ham thích học Toán. Tính đúng nhanh, chính xác. II. Chuẩn bị GV: Tranh ảnh hoặc mô hình , vật thực của các nhóm đồ vật có cùng số lượng phù hợp với nội dung SGK . HS: Vở bài tập III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ Tổng của nhiều số. 15 + 15 + 15 + 15 ; 24 + 24 + 24 + 24 Nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Giới thiệu ngắn gọn rồi ghi tựa bài lên bảng. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhận biết về phép nhân Phương pháp: Trực quan, phân tích. * ĐDDH: Các tấm bìa có 2 chấm tròn. - GV cho HS lấy tấm bìa có 2 chấm tròn hỏi : + Tấm bìa có mấy chấm tròn ? - Cho HS lấy 5 tấm bìa như thế và nêu câu hỏi - GV gợi ý Muốn biết có tất cả bao nhiêu chấm tròn ta phải làm sao ? - GV hướng dẫn GV giới thiệu : 2 + 2 + 2 + 2 + 2 là tổng của 5 số hạng , mỗi số hạng đều bằng 2 , ta chuyển thành phép nhân , viết như sau : 2 x 5 = 10 ( viết 2 x 5 dưới tổng 2 + 2 + 2 + 2 + 2 và viết số 10 dưới số 10 ở dưới số 10 ở dòng trên : 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 2 x 5 = 10 GV nêu tiếp cách đọc phép nhân 2 x 5 = 10 ( đọc là “ Hai nhân năm bằng mười ” ) và giới thiệu dấu x gọi là dấu nhân GV giúp HS tự nhận ra , khi chuyển từ tổng : 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 thành phép nhân 2 x 5 = 10 thì 2 là một số hạng của tổng , 5 là số các số hạng của tổng , viết 2 x 5 để chỉ 2 được lấy 5 lần . Như vậy , chỉ có tổng các số hạng bằng nhau mới chuyển được thành phép nhân v Hoạt động 2: Thực hành. Phương pháp: Thực hành. * ĐDDH: Bảng phụ. Bài 1: GV hướng dẫn HS xem tranh vẽ để nhận ra : a) 4 được lấy 2 lần , tức là : 4 + 4 = 8 và chuyển thành phép nhân sau : 4 x 2 = 8 b) , c) làm tương tự như phần a - GV hướng dẫn HS biết cách tìm kết quả của phép nhân : Muốn tính 4 x 2 = 8 ta tính tổng 4 + 4 = 8 , vậy 4 x 2 = 8 Bài 2: GV hướng dẫn HS viết được phép nhân Bài 3: GV cho HS quan sát tranh vẽ Chẳng hạn: a) Có 2 đội bóng đá thiếu nhi , mỗi đội có 5 cầu thủ . Hỏi tất cả có bao nhiêu cầu thủ GV hướng dẫn : Đọc bài toán thấy 5 cầu thủ được lấy 2 lần ( vì có 2 đội ) , ta có phép nhân 5 x 2 ; để tính 5 x 2 ta tính 5 + 5 = 10 vậy 5 x 2 = 10 Tương tự ở phần b ) Ta có 4 x3 = 12 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Thừa số- Tích. - Hát - Học sinh thực hiện các phép tính. - 2 chấm tròn - HS trả lời - HS trả lời - Muốn biết có tất cả bao nhiêu chấm tròn ta tính nhẩm tổng 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 ( chấm tròn ) - HS nhận xét - HS thực hành đọc ,viết phép nhân - Học sinh đọc. - HS đọc “ Bốn nhân hai bằng tám ” - HS viết được phép nhân ( theo mẫu ) - HS nêu bài toán rồi viết phép nhân phù hợp với bài toán. - HS trả lời v Bổ sung: v Rút kinh nghiệm: Tiết: THỪA SỐ – TÍCH I. Mục tiêu Kiến thức: Giúp học sinh: Biết tên gọi thành phần và kết quả phép nhân Kỹ năng: - Củng cố cách tìm kết quả của phép nhân Thái độ: Ham thích học Toán. Tính đúng nhanh, chính xác. II. Chuẩn bị Tích GV: Viết sẵn một số tổng ,tích trong các bài tập 1 ,2 lên bảng . Các tấm bìa ghi sẵn Thừa số , HS: Vở bài tập III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Phép nhân 4 + 4 = ; 4 x 2 = ; 6 + 6 = ; 6 x 2 = Nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Thừa số – Tích. Phát triển các hoạt động (28’) v Hoạt động 1: Nhận biết tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại. * ĐDDH: Bộ thực hành Toán. - GV viết 2 x 5 = 10 lên bảng , gọi HS đọc ( hai nhân năm bằng mười ) GV nêu : Trong phép nhân hai nhân năm bằng mười , ( chỉ vào 2 ) gọi là thừa số ( gắn tấm bìa “ thừa số ” ngay dưới hoặc viết thừa số ngay dưới , 5 cũng gọi là thừa số ( làm ương tự như với 2 ) , 10 gọi là tích ( gắn tấm bìa “ tích ” ngay dưới 10 hoặc viết như SGK ) . Chỉ vào từng số 2, 5, 10 gọi HS nêu tên của từng thành phần ( thừa số ) và kết quả ( tích ) của phép tính Lưu ý : 2 x 5 = 10 , 10 là tích 2 x 5 cũng gọi là tích , như vậy ta sẽ có : Thừa số thừa số 2 x 5 = 10 Tích Tích v Hoạt động 2: Thực hành. Phương pháp: Thực hành. * ĐDDH: Bảng phụ. Bài 1: - GV hướng dẫn HS chuyển tổng thành tích rồi tính tích bằng cách tính tổng tương ứng . GV viết lên bảng : 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = , cho HS đọc rồi viết thành tích ( 3 được lấy 5 lần nên viết 3 x 5 sau dấu = ) . GV viết bảng : 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 3 x 5 ; 3 x 5 = 15 Phần a , b , c làm tương tự Bài 2: GV hướng dẫn HS chuyển tích thành tổng các số hạng bằng nhau rồi tính tích đó theo mẫu 6 x 2 = 6 + 6 = 12 vậy 6 x 2 = 12 Lưu ý : Trong quá trình chữa bài nên cho HS đọc phép nhân và nêu tên gọi từng thành phần ( thừa số ) và kết quả ( tích ) của phép nhân Bài 3: - Trò chơi: Ai nhanh sẽ thắng. - GV hướng dẫn HS làm bài rồi chữa bài . - Nhận xét – Tuyên dương. 4. Củng cố – Dặn dò (2’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Bảng nhân 2. - Hát - Học sinh thực hiện. Bạn nhận xét. - Học sinh quan sát. Học sinh đọc. - Học sinh nêu - HS tự tính tích 3 x 5 . Muốn tính tích 3 x 5 ta lấy 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 15 , vậy 3 x 5 = 15 - HS làm bài . Sửa bài - HS làm bài . Sửa bài - HS tính nhẩm các tổng tương ứng - Chia 2 dãy thi đua. v Bổ sung: v Rút kinh nghiệm: Tiết: BẢNG NHÂN 2 I. Mục tiêu Kiến thức: Giúp học sinh: Lập bảng nhân 2 ( 2 nhân với 1 , 2 , 3 , 10 ) và học thuộc bảng nhân này Kỹ năng: - Thực hành nhân , giải bài toán và đếm thêm 2 Thái độ: - Ham thích học Toán. Tính đúng nhanh, chính xác. II. Chuẩn bị GV: Các tấm bìa , mỗi tấm có 2 chấm tròn ( như SGK ) . HS: Vở bài tập. Bảng con. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Thừa số – Tích. Chuyển tổng thành tích rồi tính tích đó: 6 + 6 , 8 + 8 , 3 + 3 , 4 + 4 3 x 5: Nêu tên gọi từng thành phần của phép nhân? Nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Phép nhân. Phát triển các hoạt động (28’) v Hoạt động 1: Lập bảng nhân 2 Phương pháp: Trực quan, thực hành. ĐDDH: Bộ thực hành Toán. Các tấm bìa. - GV giới thiệu các tấm bìa , mỗi tấm vẽ 2 chấm tròn rồi lấy 1 tấm gắn lên bảng và nêu : Mỗi tấm bìa đều có 2 chấm tròn , ta lấy 1 tấm bìa , tức là 2 (chấm tròn ) được lấy 1 lần , ta viết : 2 x 1 = 2 ( đọc là : Hai nhân một bằng hai ) - Viết 2 x 1 = 2 vào chỗ định sẵn trên bảng để sau sẽ viết tiếp 2 x 2 = 4 ; 2 x 3 = 6 .. thành bảng nhân 2 . - GV gắn 2 tấm bìa , mỗi tấm có 2 chấm tròn lên bảng rồi hỏi và gọi HS trả lời để nêu được 2 được lấy 2 lần , và viết 2 x 2 = 2 + 2 = 4 như vậy 2 x 2 = 4 rồi viết tiếp 2 x 2 = 4 ngay dưới 2 x 1 = 2 - Cho HS đọc : 2 x 1 ... ûa bài tập lên bảng, có đánh số các phần hình. Hình bên có mấy hình tam giác, là những tam giác nào? Có bao nhiêu hình tứ giác, đó là những hình nào? Có bao nhiêu hình chữ nhật, đó là những hình nào? 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS. Chuẩn bị: Ôn tập về hình học (TT). Hát 2 HS lên bảng làm bài, bạn nhận xét. Đọc tên hình theo yêu cầu. HS vẽ hình vào vở bài tập. Đọc đề bài trong SGK. Lựa chọn cách vẽ và lên bảng vẽ. Làm bài. 1 2 3 4 Có 5 hình tam giác, là: hình 1, hình 2, hình 3, hình 4, hình (1 + 2) Có 5 hình tứ giác, là: hình (1 + 3), hình (2 + 4), hình (1 + 2 + 3), hình (1 + 2 + 4), hình (1 + 2 + 3 + 4). Có 3 hình chữ nhật, đó là: hình (1 + 3), hình (2 + 4), hình (1 + 2 + 3 + 4). v Bổ sung: v Rút kinh nghiệm: Tiết: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (TT) I. Mục tiêu Kiến thức: Giúp HS: Kĩ năng tính độ dài đường gấp khúc. Tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác. Kỹ năng: Phát triển trí tưởng tượng cho HS thông qua xếp hình. Thái độ: Ham thích học toán. II. Chuẩn bị GV: Bảng phụ. HS: Vở. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Ôn tập về hình học. Sửa bài 4. GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập. Bài 1: Yêu cầu HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc, sau đó làm bài và báo cáo kết quả. Bài 2: Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình tam giác, sau đó thực hành tính. Bài 3: Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình tứ giác, sau đó thực hành tính. Các cạnh của hình tứ giác có đặc điểm gì? Vậy chúng ta còn có thể tính chu vi của hình tứ giác này theo cách nào nữa? Bài 4: Cho HS dự đoán và yêu cầu các em tính độ dài của hai đường gấp khúc để kiểm tra. Bài 5: Tổ chức cho HS thi xếp hình. Trong thời gian 5 phút, đội nào có nhiều bạn xếp hình xong, đúng thì đội đó thắng cuộc. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS. Chuẩn bị: Luyện tập chung. Hát 2 HS lên bảng sửa bài, bạn nhận xét. Đọc tên hình theo yêu cầu. Chu vi của hình tứ giác đó là: 5cm + 5cm + 5cm + 5cm + = 20cm Các cạnh bằng nhau. Bằng cách thực hiện phép nhân 5cm x 4. Độ dài đường gấp khúc ABC dài: 5cm + 6cm = 11cm. Đội dài đường gấp khúc AMNOPQC dài là: 2cm + 2cm + 2cm + 2cm + 2cm + 1cm = 11cm. v Bổ sung: v Rút kinh nghiệm: Tiết: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu Kiến thức: Giúp HS: Kĩ năng đọc viết, so sánh số trong phạm vi 1000. Bảng cộng, trừ có nhớ. Kỹ năng: Xem đồng hồ, vẽ hình. Thái độ: Ham thích học toán. II. Chuẩn bị GV: Bảng phụ. HS: Vở. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Ôn tập về hình học. Sửa bài 3. Chu vi của hình tứ giác đó là: 5cm + 5cm + 5cm + 5cm + = 20cm. GV nhận xét 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên lên bảng. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập. Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp. Bài 2: Yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh số, sau đó làm bài. Chữa bài và cho điểm HS. Bài 3: Yêu cầu HS tính nhẩm và ghi kết quả tính vào ô trống. Gọi HS tính nhẩm trước lớp. Bài 4: Yêu cầu HS xem đồng hồ và đọc giờ ghi trên từng đồng hồ. GV nhận xét. Bài 5: Hướng dẫn HS nhìn mẫu, chấm các điểm có trong hình, sau đó nối các điểm này để có hình vẽ như mẫu. GV nhận xét. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS. Chuẩn bị: Luyện tập chung. Hát 2 HS lên bảng sửa bài, bạn nhận xét. Làm bài, sau đó 3 HS đọc bài của mình trước lớp. HS nhắc lại cách so sánh số. HS làm bài. Thực hành tính nhẩm. Ví dụ: 9 cộng 6 bằng 15, 15 trừ 8 bằng 7. HS xem đồng hồ và đọc giờ ghi trên từng đồng hồ. Bạn nhận xét. HS nhìn mẫu, chấm các điểm có trong hình, sau đó nối các điểm này để có hình vẽ như mẫu. v Bổ sung: v Rút kinh nghiệm: Tiết: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu Kiến thức: Giúp HS: Kĩ năng thực hành tính trong các bảng, nhân chia đã học. Kĩ năng thực hành tính cộng, trừ trong phạm vi 1000. Kỹ năng: Tính chu vi hình tam giác. Giải bài toán về nhiều hơn. Thái độ: Ham thích học toán. II. Chuẩn bị GV: Bảng phụ. HS: Vở. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Luyện tập chung. Sửa bài 4: Yêu cầu HS xem đồng hồ và đọc giờ ghi trên từng đồng hồ. GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên lên bảng. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập. Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp. Bài 2: Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hành tính theo cột dọc, sau đó làm bài tập. Chữa bài và cho điểm HS. Bài 3: Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình tam giác, sau đó làmbài. Bài 4: Gọi 1 HS đọc đề bài. Bài toán thuộc dạng toán gì? Muốn biết bao gạo cân nặng bao nhiêu kilôgam ta làm ntn? Yêu cầu HS làm bài. Bài 5: Số có 3 chữ số giống nhau là số có chữ số hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị cùng được viết bởi một chữ số. Yêu cầu HS làm bài. Nhận xét và bổ sung cho đủ 9 số có 3 chữ số giống nhau. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS. Chuẩn bị: Luyện tập chung. Hát HS xem đồng hồ và đọc giờ ghi trên từng đồng hồ. Bạn nhận xét. Làm bài, sau đó 3 HS đọc bài của mình trước lớp. 3 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bao ngô cân nặng 35kg, bao gạo nặng hơn bao ngô 9kg. Hỏi bao gạo cân nặng bao nhiêu kilôgam? Bài toán thuộc dạng toán nhiều hơn. Ta thực hiện phép cộng 35kg + 9kg. Bài giải Bao gạo nặng là: 35 + 9 = 44 (kg) Đáp số: 44kg. - 4 HS lên bảng viết số. v Bổ sung: v Rút kinh nghiệm: Tiết: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu Kiến thức: Giúp HS: Kĩ năng thực hành tính trong các bảng nhân, chia đã học. Kĩ năng thực hành tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 1000. Kỹ năng: Xem giờ trên đồng hồ. Tính chu vi hình tam giác. Thái độ: Ham thích học toán. II. Chuẩn bị GV: Bảng phụ. HS: Vở. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Luyện tập chung. Sửa bài 4. Bài giải Bao gạo nặng là: 35 + 9 = 44 (kg) Đáp số: 44kg. GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên lên bảng. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập. Bài 1: Yêu cầu HS xem đồng hồ và đọc giờ trên đồng hồ. Bài 2: Yêu cầu HS nhắc lại các so sánh các số có 3 chữ số với nhau, sau đó tự làm bài vào vở bài tập. Bài 3: Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hành tính theo cột dọc, sau đó làm bài tập. Bài 4: Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó nêu cách thực hiện tính. Chữa bài và cho điểm HS. Bài 5: Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình tam giác, sau đó làm bài. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS. Chuẩn bị: Luyện tập chung. Hát 2 HS lên bảng sửa bài, bạn nhận xét. Thực hiện yêu cầu của GV. 3 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Chu vi của hình tam giác là: 5cm + 5cm + 5cm = 15cm hoặc 5cm x 3 = 15cm. v Bổ sung: v Rút kinh nghiệm: Tiết: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu Kiến thức: Giúp HS: Kĩ năng thực hành tính trong các bảng nhân, chia đã học. Kĩ năng thực hành tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100; cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 1000. Kỹ năng: So sánh số trong phạm vi 1000. Giải bài toán về ít hơn. Tính chu vi hình tam giác. Thái độ: Ham thích học toán. II. Chuẩn bị GV: Bảng phụ. HS: Vở. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Luyện tập chung. Sửa bài 5 Chu vi của hình tam giác là: 5cm + 5cm + 5cm = 15cm hoặc 5cm x 3 = 15cm. GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên lên bảng. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập. Bài 1: Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào vở bài tập. Bài 2: Yêu cầu HS nhắc lại cách làm bài. Bài 3: Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hành tính theo cột dọc, sau đó làm bài tập. Bài 4: Gọi 1 HS đọc đề bài. Bài toán thuộc dạng toán gì? Yêu cầu HS làm bài. Chữa bài và cho điểm HS. Bài 5: Yêu lại cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước, cách tính chu vi hình tam giác, sau đó làm bài. Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS. Chuẩn bị: Thi cuối kỳ 2. Hát 2 HS lên bảng sửa bài, bạn nhận xét. Tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau. Làm bài, sau đó 2 HS đọc bài của mình trước lớp. 3 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Tấm vải xanh dài 40m, tấm vải hoa ngắn hơn tấm vải xanh 16m. Hỏi tấm vải hoa dài bao nhiêu mét? Bài toán thuộc dạng ít hơn. 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải Tấm vải hoa dài là: 40 – 16 = 24 (m) Đáp số: 24m. v Bổ sung: v Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: